• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BUỔI SÁNG TUẦN 2

Ngày soạn: 11/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 17 tháng 9 năm 2018 TẬP ĐỌC

TIẾT 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức của bảng thống kê.

- HS hiểu được 1 số từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời . Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu.

3. Thái độ: HS tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

*GDQTE: Niềm tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.

2. Học sinh: SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

-Yêu cầu HS đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- Nhận xét- chữa.

2. Bài mới.(30')

a) Giới thiệu bài. -Dùng tranh để giới thiệu.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc (12’).

- Y/c 1 HS đọc toàn bài 1 lượt.

- GV hướng dẫn cách đọc bảng thống kê.

- GV chia bài thành 3 đọan và ycầu HS đọc nối tiếp

- GV kết hợp sửa chữa lỗi pâm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, chưa phù hợp với bảng thống kê cho HS.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- Y/c HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.

- GV đọc mẫu bài lưu ý cách đọc từng đoạn c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(10’)

- Y/c HS đọc thầm và lướt đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên về điều gì?

- 3 HS đọc kết hợp trả lời nội dung câu hỏi của bài.

- 1 HS giỏi đọc ,lớp theo dõi.

- 3 HS đọc ,mỗi em đọc1 đoạn - HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- Luyện đọc theo cặp : Đọc lặp lại để mỗi em được 1lần toàn bài.

- HS làm việc cá nhân.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.

+ Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, từ khoa thi 1075 đến khoa thi

(2)

+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì?

-Y/c HS đọc thầm bảng thống kê và trả lời câu hỏi :

+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

+ Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?

+ Nêu ý 2 của bài?

GV mở rộng kiến thức trong SGV.

+ Nêu nội dung chính của bài?

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(8’) + Nêu giọng đọc của cả bài?

- GV mời 3 em đọc lại toàn bài.

- GV uốn nắn sửa chữa cho những em còn yếu.

Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn2: bảng số liệu thống kê.

- Thi đọc diễn cảm bảng thống kê.

- GV và hS cùng nhận xét đánh giá.

3 . Củng cố dặn dò.(3')

QTE: Niềm tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

- Em sẽ làm gì để tiếp nối nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta?

- Nhận xét tiết học.Về đọc lại bài . Chuẩn bị bài:"Sắc màu em yêu".

cuối cùng….185 khoa thi, đỗ gần 3000 tiến sĩ.

*ý1: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời

+Triều đại Lê: 104 khoa thi.

+ Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.

+Từ xa xưa nhân dân ta đã coi trọng đạo học.

*ý 2: Chứng tích về 1 nền văn hiến lâu đời .

*ý chính: VN có truyền thống khoa cử lâu đời. Văn Miếu Quốc Tử Giám là 1 bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

+Đọc rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục của bảng thống kê, thể hiện sự trân trọng tự hào.

3 HS đọc bài,lớp theo dõi ,nhận xét.- HS theo dõi và NX giọng đọc ,cách ngắt nghỉ của bạn.

-2- 3 em đọc – lớp nhận xét.

-2,3 HS phát biểu

...

Đạo đức

TIẾT 2: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TIẾT 2) I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết: HS lớp 5 là hs của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng học tập, rèn luyện.

* GD kĩ năng sống - Kĩ năng tự nhận thức ; - Kĩ năng xác định giá trị ; - Kĩ năng ra quyết định.

3. Thái độ- Tình cảm: Vui và tự hòa là hs lớp 5

*GD tài nguyên môi trường biển và hải đảo: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.

(3)

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Các tấm gương về hs lớp 5 gương mẫu.

2. Học sinh: SGK, VBT III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiêm tra bài cũ.

- Hs lớp 5 có gì khác so với hs lớp dưới

? Em có suy nghĩ gì khi mình là HS lớp 5?

-Gv nhận xét đánh giá.

2. Dạy bài mới 2.1 . Giới thiệu bài 2.2

. Các hoạt động :

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về kế hoạch phấn đấu của hs.

- GV yêu cầu HS cùng nhau lập bản kế họach

- GV yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung và kết luận : khen những em xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm thực hiện rèn luyện một cách có kế hoạch.

* Hoạt động 2 : Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

- GV giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.

- GV kết luận : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tiêu biểu của bạn bè để mau tiến bộ xứngđáng là hs lớp 5 từ đó các em có lựa chọn đúng đắn hơn so với các em ở lớp bé hơn.

*Hoạt đ ộng 3: Hát, múa, đọc thơ về chủ đề nhà trường.

-Gọi hs lên trình bày.

-Gv nhận xết, kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào là Hs lớp 5, rất yêu quý và tự hầo về trường, lớp mình. Đồng

thời chúng ta thấy rõ trách nhệm của mình làphải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là hs lớp 5.

3. Củng cố- Dặn dò:

- Gv hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- 2 HS trả lời.

- Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình theo nhóm đôi.

- Nhóm trao đổi, góp ý kiến về kế hoạch phấn đấu của bạn và nhận xét.

- HS nêu tên các bạn gương mẫu trong lớp, trong trường, qua các báo.

- HS thảo luận cả lớp vế những điều có thể học tập từ những tấm gương đó.

-Hs xung phong đọc thơ, hát về chủ đề.

-Hs theo dõi, nhận xét .

-2 hs trả lời.

(4)

? Các em đã và sẽ làm gì để các em lớp dưới học tập và noi theo.

- Yêu cầu học sinh luôn ghi nhớ và học tập những tấm gương tốt.

...

TOÁN

TIẾT 6: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố cách viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.

+ Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.

+ Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.

2. Kĩ năng: giải toán có lời văn.

3. Thái độ: có ý thức tự giác học bài, vận dụng kiến thức đã học làm bài.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Vở bài tập, SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ .( 5')

- Yêu cầu HS nêu cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân và cho VD cụ thể.

- Nhận xét- chữa.

2. Bài mới.(30' )

GV giới thiệu bài.. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1. ( 3'- HS cả lớp )Y/c HS đọc đề bài.

- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV vẽ tia số lên bảng.

- Y/c HS làm vào vở và chữa bài.

- Yêu cầu HS đọc các phân số đó và cho biết đó là phân số gì ?

Bài 2 :(5'- HS cả lớp) GV yêu cầu HS nêu ND bài 2.

- Y/c HS nhắc lại thế nào là phân số thập phân?

- GV Y/c HS tự làm vào vở.GVtheo dõi và giúp đỡ em yếu. Khuyến khích HS khá giỏi tìm nhiều P/s thập phân.

- GV chữa bài cho HS, chốt lại 2 cách chuyển.

Bài 3 : Y/c HS đọc đề bài và nêu trọng tâm của bài

- 2 em nêu lại, 2 em lên bảng lấy VD và thực hiện.

Bài 1

- 1 HS đọc ,lớp theo dõi.

1 2 3 9

; ; ;...

10 10 10 10

Bài 2 - 2 HS trả lời.

- HS làm việc cá nhân vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- HS nêu được đó là P/s thập phân.

55 375 62

; ; 10 100 10

Bài 3

- 2 HS nêu, lớp theo dõi.

(5)

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài và y/c HS làm bài.

- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.

Bài 4. Y/c HS tìm cách để so sánh 2 P/s thập phân khác mẫu.

Bài 5 . (HS NK)Y/c HS giải vở.

GV thu vở chấm chữa bài.

3. Củng cố dặn dò.(3' )

-Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về phân số và phân số thập phân.

-Nhận xét chung tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập phép cộng và trừ hai phân số.

- HS làm việc cá nhân trên vở và nêu cách chuyển..

24 50 9 100 100 100 Bài 4

- 2 HS nêu lại cách chuyển p/s sang p/s thập phân.

Bài 5

- HS tự làm bài vào vở.

Bài giải

Số HS giỏi toán là : 30 x

3 = 9 (HS) 10

Số HS giỏi TV là: 30 x 2 = 6 (HS) 10

ĐS : 9 HS và 6 HS

*************************************

Ngày soạn: 11/9/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 18 tháng 9 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - HS biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ Tổ quốc.

2. Kĩ năng: Tìm được các từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”

3. Thái độ: Yêu thích môn học, bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: - Bút dạ , một vài tờ phiếu to để HS làm bài tập 2,3 - Từ điển.

2. Học sinh: SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1.Bài cũ: (5’)

- Tìm từ đồng nghĩa với từ xanh. Đặt câu với 2 từ em vừa tìm được.

- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?

2. Bài mới: (30’)

Bài 1: HS đọc y/c GV chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm đọc bài: Thư gửi các học sinh, 2 nhóm đọc bài: Việt Nam thân yêu để tìm các từ đồng nghĩa với từ tổ quốc.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS trả lời miệng.

Bài 1

- Gọi HS nối tiếp nhau phát biểu- GV ghi kết quả lên bảng:

+ Các từ ĐN có trong bài 1 là: nước, nước nhà, non sông

(6)

+ Con hiểu Tổ quốc nghĩa là gì?

Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập – Trao đổi theo cặp để tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc

+ Các từ đồng nghĩa trên là loại từ đồng nghĩa nào?

Bài 3: HS đọc y/c bài tập – GV chia lớp thành 4 nhóm phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. Sau 3 phút cả 4 nhóm dán bài lên bảng cả lớp nhận xét bổ sung – Thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều từ đúng.

+ Con hiểu thế nào là quốc doanh? Đặt câu với từ Quốc doanh?

Bài 4: Cho HS đọc y/c – Cho cả lớp làm bài cá nhân

- 4 em lên bảng mỗi em đặt câu với 1 từ ngữ đã cho (Quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn)

+ Hãy giải nghĩa 1 trong các từ ngữ trên?

+ Nghĩa của 4 từ ngữ trên so với nghĩa của từ Tổ quốc có gì giống và khác nhau?

3.Củng cố dặn dò:(5’)

- Các từ ngữ trong bài thuộc chủ đề nào?

- Về nhà hoàn thành BT - GV nhận xét giờ học.

+ Các từ ĐN có trong bài 2 là:đất nước, quê hương.

+ Là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó. Tổ quốc giống như 1 ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong đất nước đó.

Bài 2

- Đại diện các cặp nêu các từ đồng nghĩa vừa tìm được: Đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non nước, xã tắc…

+Là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Bài 3

Các từ có chứa tiếng quốc là: Quốc ca, quốc tế, quốc kì, quốc cấm, quốc vương, quốc doanh, quốc tịch…

+ Quốc doanh: Do nhà nước kinh doanh

Bố em làm trong doanh nghiệp quốc doanh.

Bài 4

+ Quảng Ninh là quê mẹ của tôi.

+ Dù đi đâu tôi vẫn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

+ Mặc dù phải đi xa nhưng lúc nào tôi cũng nhớ về quê cha đất tổ của mình.

VD: Quê mẹ: Quê của người mẹ đã sinh ra mình. Quê cha đất tổ: Nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống từ lâu.

+ Giống nhau:Là các từ đồng nghĩa đều chỉ 1 vùng đất nơi đó có dòng họ, gia đình.

+ Khác nhau: Từ Tổ quốc có nghĩa rộng hơn các từ trên, các từ trên dùng để chỉ các vùng đất có diện tích hẹp mang tính cá nhân hoặc dòng họ.

(7)

- C.bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa.

...

TOÁN

TIẾT 7: ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SÔ I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức - Giúp HS luyện tập, củng cố cách cộng trừ hai phân số.

2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng ,phép trừ hai phân số.

3. Thái độ: có ý thức tự giác học bài, vận dụng kiến thức đã học làm bài.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viện: - Bảng phụ 2. Học sinh: - SGK, bảng con

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1/ Kiểm tra bài cũ.`(5')

- Yêu cầu HS chữa bài 4 (trang 9 ) - Nhận xét- chữa bài.

2/ Bài mới.(10')

HĐ1. GV giới thiệu bài.

HĐ2: Luyện tập về phép cộng, phép trừ phân số.

- GV đưa ra 2 VD( SGK ) Y/c HS tính.

3 + 53 - 5

7 7 15 15

- Y/c HS nêu cách cộng trừ hai phân số cùng mẫu số.

- GV chốt lại và ghi bảng.

- Yêu cầu HS thực hiện cộng trừ hai phân số khác mẫu . VD ( SGK)

- GV tổ chức cho HS chữa bài và nêu lại cách cộng trừ.

- GV chốt lại và ghi bảng như SGK.

3. Thực hành.(20')

Bài 1 : yêu cầu HS tính.

- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện cộng trừ phân số khác mẫu số.

Bài 2. Yêu cầu HS tự làm vào vở.

- GV theo dõi và giúp đỡ em yếu thực hiện phần c GVlưu ý cách trình bày trong vở của HS với phần c.

- GV chấm chữa bài cho HS.

Bài 3 :(HSNK) Y/c HS đọc đề bài và nêu trọng tâm của bài

- GVgiúp HS nắm vững ycầu của đề bài

- 1 em lên bảng chữa.

- 2 em nêu cách chuyển từ phân số sang phân số thập phân.

- HS làm việc cá nhân vào nháp - 2 HS làm bảng lớp.

- 2HS nêu lại.

- 2 HS làm bảng,lớp làm nháp.

- HS làm việc cá nhân trên nháp và nêu lại cách cộng trừ.

- 2 HS nêu lại.

- HS tự làm bài vào vở.

- 2 em nhắc lại.

Bài 1

- HS tự làm vở . -2 em chữa bài.

6 5 83 ,7 8 56

a   3 3 9

,5 8 40

b  

Bài 2

- HS tự giải vào vở trao đổi bài và thảo luận sửa chữa cho nhau.

a) 3 + 2 = 3 + 2 = 15 + 2 = 17 5 1 5 5 5 Bài 3

- HS tự làm bài và chữa bài.

- ĐS: 1 Số bóng trong hộp

(8)

và hướng cho HS giải bằng nhiều cách . - Gv thu vở chấm chữa bài cho HS.

4/ Củng cố dặn dò.(3')

- HS nhắc lại cách thực hiện cộng trừ phân số cùng mẫu hoặc khác mẫu số.

-Nhận xét chung tiết học.Giao BTVN, - Cbị bài: Phép nhân và chia 2 phân số.

6

***********************************************

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 11/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 19 tháng 9 năm 2018 TẬP ĐỌC

TIÊT 4: SẮC MÀU EM YÊU I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS hiểu được nội dung ý nghĩa bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn nhỏ với quê hương đất nước.

- HS học thuộc lòng 1 số khổ thơ.

2. Kĩ năng:

+ Đọc trôi chảy,diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.

3. Thái độ: - HS thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu đất nước. Biết yêu quý sắc màu đẹp của quê hương

*GDQTE: Quyền tham gia bày tỏ ý kiến, tình cảm của mình.

*GDBVMT: Giữ gìn sắc màu, cảnh đẹp của quê em II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên :bảng phụ ghi 1 số câu cần luyện đọc.

2. Học sinh: SGK tiếng việt lớp 5 tập 1

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

-Y/c HS đọc bài: Nghìn năm văn hiến và trả lời 1 số câu hỏi SGK.

- Nhận xét 2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài.(1') GV nêu tình huống : Có 1 bạn nhỏ yêu rất nhiều màu sắc . Tại sao lại như vậy?

Đọc bài thơ các em sẽ rõ điều đó.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc .(10') - Y/c 1 HSG đọc toàn bài 1 lượt.

- GV Y/c mỗi em đọc 1 khổ thơ.

- GV và HS cùng quan sát nhận xét.

- GV treo bảng phụ ghi cách ngắt nhịp khổ thơ 7- 8.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS.

-Y/c HS luyện đọc theo cặp.

- 3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc

-8 HS đọc ,mỗi em đọc1 khổ

- Lần hai: 4 HS đọc

- Lần ba : HS đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng)

(9)

- GV đọc mẫu toàn bài và lưu ý giọng đọc nhẹ nhàng, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài (10').

- Y/c HS đọc thầm đọc lướt bài thơ và 1-2 HSG đkhiển các bạn cùng trao đổi câu hỏi trong SGK.

+Bạn nhỏ trong bài yêu thương sắc màu nào?

+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?

+ Tại sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu Việt Nam?

+ Nêu ý 1 của bài?

* Đọc thầm lại toàn bài và trả lời câu hỏi:

+Vì sao bạn nhỏ lại nói:“ Em yêu tất cả, sắc màu Việt Nam”?

+Bài thơ nói lên điều gì vế tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương?

+Trong bài có từ nào được lặp lại nhiều lần? Sự lặp lại đó có tác dụng gì?

+ ý 2 của bài là gì?

*ý chính: Tình yêu tha thiết của bạn nhỏ đối với cảnh vật và con người Việt Nam.

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(10') -Nêu giọng đọc của cả bài?

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài.

- Y/c HS đọc với giọng nhẹ nhàng, chú ý nhấn giọng ở những từ chỉ sự vật, cảnh, con người mà bạn nhỏ yêu quý.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- GV và HS nxét đánh giá bình chọn bạn đọc hay - GV hdẫn HS đọc thuộc những khổ thơ mình thích.

3 . Củng cố dặn dò.(5’)

- Bạn nhỏ trong bài đã thể hiện t/c ntn đối với quê hương, đất nước?

*GDQTE: Quyền tham gia bày tỏ ý kiến, tình cảm của mình.

-HS làm việc theo cặp.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.

+Yêu tất cả sắc màu Việt Nam : Đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu.

+ Màu đỏ: Máu, cờ

Màu xanh: đồng bằng,…

Màu vàng: lúa, hoa cúc,…

Màu trắng: Giấy, hoa, tóc.

Màu đen: Than, mắt,…

+ Các hình ảnh rất thân thuộc, gần gũi với đời sống của tác giả.

*ý1: Sắc màu gắn với cảnh vật và con người.

+Vì mỗi sắc màu đều gắn với cảnh vật và con người gần gũi, thân quen….

+Bạn nhỏ rất yêu quê hương đất nước.

+Từ Em yêu được lặp lại nhiều lần có tác dụng nói lên t/c tha thiết…

* ý 2: Tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương, đất nước.

+ Giọng nhẹ nhàng, dàn trải, thiết tha…

- HS lớp theo dõi và nhận xét

- HS đọc nối tiếp 8 khổ thơ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc trước tổ.

- Thi đọc diễn cảm trước lớp.

-HS kết hợp đọc và học thuộc lòng bài thơ.

-2 HS trả lời.

(10)

*GDBVMT: Em sẽ làm gì để giữ gìn sắc màu, cảnh đẹp của quê em?

- Nxét tiết học. HT khổ thơ hay. CBBS: Lòng dân.

...

TOÁN

TIẾT 8: ÔN TẬP: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố cách nhân, chia hai phân số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác học tập II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1.GV : Phiếu học tập cho bài 2 2. Học sinh: Vở bài tập

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

-Yêu cầu HS nêu cách cộng trừ 2 phân số cùng mẫu và cho VD minh họa.

- 1 em nêu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu và cho VD minh họa.

- NX bổ sung 2. Bài mới.( 10')

HĐ1. GV giới thiệu bài.

HĐ2 . Luyện tập về phép nhân, phép chia hai phân số.

- GV đưa ra VD( SGK ) Y/c HS tính.

- Y/c HS nêu cách nhân hai phân số . - GV chốt lại và ghi bảng.

- Yêu cầu HS thực hiện phép chia hai phân số . - GV đưa ra VD ( SGK)

- GV tổ chức cho HS chữa bài và nêu lại cách thực hiện phép chia hai phân số.

- GV chốt lại và ghi bảng như SGK.

3. Thực hành.(20')

Bài 1 : GV yêu cầu HS tính.

- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện nhân, chia hai phân số .

- GV lưu ý cho HS với phần b cần trình bày gọn như sau: 4 x

8 3 =

8 3 4x =

8 12=

2 3

Bài 2. Yêu cầu HS tự làm vào vở.

- GV theo dõi và giúp đỡ em yếu thực hiện bước rút gọn để được kết quả là phân số tối giản.

- 2 em lên bảng thực hiện -Lớp nhận xét bổ sung.

- HS làm việc cá nhân vào nháp

- 1 HS làm bảng lớp.

-2HS nêu lại.

- 2 HS làm bảng,lớp làm nháp.

HS làm việc cá nhân trên nháp và nêu lại cách thực hiện.

- 2 HS nêu lại.

Bài 1

- HS tự làm bài vào vở.

-2 em nhắc lại.

3 4 12 2 ,10 9 90 5

a x

b, , :6 3 14

5 7 5

b

Bài 2

- HS tự làm vở . -2 em chữa bài.

(11)

- GV lưu ý cách trình bày trong vở của HS . GV chấm chữa 1 số bài cho HS.

Bài 3 : Y/c HS đọc đề bài , nêu trọng tâm của bài - GV giúp Hs nắm vững yêu cầu của đề bài - Gv thu vở chấm chữa bài cho HS.

- Nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.

4. Củng cố dặn dò (3.)

- HS nhắc lại cách thực hiện nhân, chia 2 phân số -Nhận xét tiết học-Dặn HS chuẩn bị bài sau: Hỗn số.

Bài 3

-HS tự giải vở.

-2 em chữa bài.

Bài giải

Diện tích tấm bìa là:

1 1 1( 2)

2 3 6x m

Diện tích mỗi phần là:

1: 3 1

6 18 (m2) Đáp số: 1

18 (m2) - HS tự làm bài vào vở.

- HS xung phong trả lời.

-Vài HS nhắc lại.

...

KỂ CHUYỆN.

TIẾT 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nói và nghe:

+ Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.

+ Rèn kĩ năng chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc tìm đọc sách .

*GDQTE: Quyền tự hào về các anh hùng, danh nhân của dân tộc.

* GDHCM: HS biết kính trọng các anh hùng của dân tộc, đặc biệt là Hồ Chí Minh

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: 1 số sách truyện , bài báo nóivề anh hùng, danh nhân của đất nước.

2. Học sinh : SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện : Lí Tự Trọng.

2. Bài mới .(27')

a) Giới thiệu bài: Gt mục đích y/c của tiết học.

b). Hướng dẫn HS kể chuyện

*HĐ1 : HS đọc đề phân tích đề bài.

- GV dựng phấn màu gạch dưới những từ ngữ cần

-2 HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.

+ Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh

(12)

chú ý giúp HS hiểu đúng đề tránh lạc đề.

- GV giải thích rõ từ danh nhân và anh hùng . - GV gợi ý hướng dẫn HS có thể kể 1 truyện mà em đã học ở lớp dưới.

- GV mời 2 em đọc gợi ý 1 và 2.

- GV mời 1 số em nêu tên câu chuyện của mình định kể và giới thiệu truyện em mang đến lớp.

*HĐ2. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Y/c HS kể chuyện theo nhóm.

- Y/c HS thi kể chuyện trước lớp.

- GV đưa ra tiêu trí đánh giá để chọn bạn kể hay, có sáng tạo ,bạn kể tự nhiên ...

- GV và lớp cùng nxét bình chọn theo tiêu chuẩn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất.

+ Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.

+ Bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.

3. Củng cố, dặn dò.(3')

- Các câu chuyện con vừa kể có nội dung gì?

- GDQTE: Quyền tự hào về các anh hùng, danh nhân của dân tộc.

* GDHCM: HS biết kính trọng các anh hùng của dân tộc, đặc biệt là Hồ Chí Minh

- GV nxét tiết, HS vn kể cho người thân nghe.

- Chuẩn bị trước bài và gợi ý trong SGK(bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 3

nhân của nước ta

2 HS đọc đề, phân tích đề.

+ VD: Hai Bà Trưng, Bóp nát quả cam, , vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi….

- 2 HS đọc gợi ý 1và 2.

- HS tự tìm và nhớ lại câu chuyện có nội dung phù hợp và giới thiệu trước lớp..

- HS kể theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện( Theo gợi ý 3 và 4 )

- HS xung phong kể chuyện và nêu ý nghĩa câu

chuyện.Lớp theo dõi và đặt câu hỏi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện

- HS nêu

...

BUỔI CHIỀU LỊCH SỬ

TIẾT 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Nhân dân đánh giávề lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ NTN.

2. Kĩ năng: Trình bày được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào và biết ơn các anh hùng dân tộc.

II-ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

1. Giáo viên: Hình trong SGK.Phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, VBT

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HĐ của GV HĐ của HS

1- Kiểm tra bài cũ :(5')

- Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ - 2 HS trả lời.

(13)

của Trương Định khi nhận được lệnh vua?

- Nhận xét – chữa bài 2- Bài mới :(27')

a. HĐ 1:Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ (7’)

+ Nêu năm sinh, năm mất của NTT?

+ Quê quán của ông?

+ Ông được đi những đâu và tìm hiểu những gì?

+ Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ?

b.HĐ 2: Tình hình nước ta trước sự xâm lược của Pháp.(10’)

+ Theo em, tại sao TDP có thể dễ dàng xl nước ta?

+ Tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?

c). HĐ3: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.(13’)

- Tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo 3 nhóm, trả lời câu hỏi trong phiếu BT:

+ N1: Những đề nghị canh tân đất nước của NTT là gì?

+ N2: Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao?

+N3: Con có nhận xét gì về vua quan nhà Nguyễn.

- GV kết luận. HS đọc ghi nhớ SGK 3 Củng cố, dặn dò:(3')

- Tại sao NTTộ lại được người đời sau kính trọng.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Cuộc phản công ở kinh thành Huế.

- HS lắng nghe.

Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Sinh năm 1830, mất năm 1871 + Quê làng Bùi Chu- Hưng Nguyên- Nghệ An

+ Năm 1860, ông được sang Pháp, ông chú ý tìm hiểu sự giàu có, văn minh của nước Pháp.

+Phải thực hiện canh tân đất nước mới thoát khỏi đói nghèo.

HS làm việc theo nhóm.

+Vì: - Nhà Nguyễn nhượng bộ TDP.

- Kinh tế đất nước nghèo nàn…

- Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.

+ Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận. HS khác nhận xét, bs.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao ..Thuê chuyên gia nước ngoài.. .Xây dựng quân đội…Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng…

+ Triều đình không thực hiện vì vua Tự Đức bảo thủ cho rằng những p.pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.

+ Họ là những người bảo thủ, lạc hậu không hiểu biết gì về thế giới bên ngoài.

- HS nêu

...

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.

(14)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức : - HS tìm được những từ đồng nghĩa với những từ đã cho.

2. Kĩ năng : - Cảm nhận được sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

3.Thái độ : - Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Vở thực hành Toán và Tiếng việt

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định: 1’

2. Kiểm tra 3’: HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?

- Giáo viên nhận xét chung.

3. Bài mới: 30’

- Hướng dẫn HS làm bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1:

H: Tìm các từ đồng nghĩa.

a. Chỉ màu vàng.

b. Chỉ màu hồng.

c. Chỉ màu tím.

Bài 2:

H: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1.

Bài 3:

H: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay.

- HS nêu.

Bài làm:

a. Vàng chanh, vàng choé, vàng kệch, vàng xuộm, vàng hoe, vàng ối, vàng tươi,…

b. Hồng nhạt, hồng thẫm, hồng phấn, hồng hồng,…

c. Tím ngắt, tím sẫm, tím đen, tím nhạt, tím than,…

Bài làm:

Màu lúa chín vàng xuộm.

Tóc nó đã ngả màu vàng hoe.

Mẹ mới may cho em chiếc áo màu hồng nhạt.

Trường em may quần đồng phục màu tím than.

Bài làm:

- Tàu bay đang lao qua bầu trời.

- Giờ ra chơi, các bạn thường chơi gấp máy bay bằng giấy.

- Bố mẹ em về quê bằng tàu hoả.

- Anh ấy từ Hà Nội đi chuyến xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi.

- HS lắng nghe và thực hiện.

(15)

4. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhận xét giờ học

- HS nhắc lại bài, về nhà ôn lại bài.

...

HĐNGLL- VHGT

BÀI 1: ĐI XE ĐẠP QUA NGÃ BA, NGÃ TƯ.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết được một số quy tắc khi đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư.

2. Kĩ năng:

- Biết cách quan sát, giảm tốc độ khi đi qua ngã ba, ngã tư.

3. Thái độ:

- Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng quy định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Tranh, ảnh, giấy khổ to

- Tranh ảnh sưu tầm về người đi xe đạp đi sai quy định.

2.Học sinh: Sách văn hóa giao thông lớp 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Trải nghiệm (5’)

- Bạn nào đã được tự đi xe đạp trên đường

?

- Vậy khi đi xe đạp trên đường đi qua ngã ba, ngã tư, em đã làm gì?

- Vậy chúng ta cùng đọc mẩu chuyện sau và xem bạn nhỏ trong truyện đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: (10p)

- Gọi 1 HS đọc truyện trong SGK

- T/C cho HS đọc câu chuyện theo cặp đôi - HĐ nhóm: 4

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 để trả lời các câu hỏi:

1. Minh cảm thấy thế nào khi được bố mẹ cho đạp xe 1 mình về nhà bà ngoại?

2. Tại sao Minh suýt bị xe máy đụng phải?

3. Khi đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư em cần lưu ý điều gì?

- Gọi các nhóm trình bày - Gọi các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý:

Khi đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư phải thực

- Trả lời theo ý kiến cá nhân

- Trả lời theo sự trải nghiệm của mình?

(Có hoặc không)

- Trả lời tùy theo sự trải nghiệm của mình có thể đúng hoặc sai

- Quan sát + lắng nghe

- 1 HS kể mẫu, lớp đọc thầm - Lắng nghe yêu cầu

- Thảo luận nhóm 4

- Đại diện các nhóm trình bày - Bổ sung

- Lắng nghe

(16)

giơ tay ra hiệu xin đường để đảm bảo an toàn.

- Gọi HS đọc ghi nhớ

3. Hoạt động thực hành: (15’)

- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong sách t/5.

- GV phát giấy to, cho HS thảo luận nhóm đôi để viết lại các lời giải thích lí do cho mỗi hình.

- GV cho các nhóm trình bày và bổ sung và chốt ý:

Kết luận: Khi đi xe đạp trên đường, qua ngã ba, ngã tư muốn rẽ chúng ta phải quan sát và giơ tay ra hiệu xin đường để đảm bảo an toàn.

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.

4. Hoạt động ứng dụng: ( 5’)

Trò chơi “ An toàn qua ngã tư đường”

- Tổ chức cho HS hoạt động tại sân trường.

* Chuẩn bị: Sân trường vẽ ngã tư đường, 4 xe đạp, bìa làm đèn giao thông

* Cách chơi: GV giới thiệu như SGK - Tổ chức cho HS chơi

- GV nhận xét tổng kết trò chơi 5. Tổng kêt, dặn dò: (3’)

- Gọi HS nêu lại nội dung ghi nhớ.

- GV liên hệ giáo dục khi tham gia giao thông.

- Nhận xét tiết học

- Đọc lại phần ghi nhớ - 1HS đọc, lớp đọc thầm - Thảo luận nhóm 2 (5’) - Lắng nghe và nhắc lại

H1: Sai ( Bạn nhỏ không giơ tay xin đường và không quan sát đèn đỏ )

H4 : Sai ( Bạn nhỏ không quan sát và không xin ra hiệu xin đường).

H5: Sai ( Các bạn không quan sát ra hiệu xin đường khi đang đi ở ngã tư).

- 2HS đọc ghi nhớ

- Theo dõi

- HS tham gia trò chơi - HS nêu

- Lắng nghe

...

Phòng học đa năng

BÀI 2: THỰC HÀNH LẮP GHÉP RÔ BỐT KHỐI I. MỤC TIÊU:

- Biết được cách lắp ghép rô bốt khối

- HS lắp ghép được rô bốt khối theo các hình mẫu - Sáng tạo được cách lắp ghép khác

- HS có ý thức học tập và ham tìm tòi về kĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phòng học đa năng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy 1. Kiểm tra bài cũ( 5')

Hoạt động học

(17)

+ Bài trước học bài gì?

+ Nêu lại các bộ phận của rô bốt?

- GV nhận xét.

2. Bài mới: (35')

* Giới thiệu bài: Thực hành lắp ghép rô bốt khối

* Thực hành

- GV yêu cầu học sinh nêu lại quy trình bắt buộc để lắp được rô bốt

- Yêu cầu HS thực hành lắp ghép GV quan sát hướng dẫn HS thực hành và nhắc nhở HS cẩn thận trong quá trình thực hành tránh làm hỏng các thiết bị.

3. Tổng kết( 2') - Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

HS lắng nghe và thực hiện HS nêu lại các nội quy

- Để lắp ghép được rô bốt bắt buộc phải đủ 3 bộ phận: Cảm biến, tư duy, hành động

- HS thực hành lắp ghép

**********************************************

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 12 / 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 20 tháng 9 năm 2018 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

+ HS biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.

2. Kĩ năng:

+ HS biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh( Rừng trưa, chiều tối )

3. Thái độ: - HS có ý thức trong việc quan sát và ghi chép.

*GDBVMT:Bảo vệ môi trường thiên nhiên quanh ta.

*GDQTE: Quyền tự hào về quê hương, đất nước.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên : bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ.

2. Gọc sinh: VBT, SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1.Kiểm tra bài cũ.(5')

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS giờ trước . - Nhận xét- Chữa bài.

2. Bài mới.(30') a) Giới thiệu bài.

(18)

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học b). Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1.

- HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.

- GV có thể giới thiệu thêm về rừng tràm.

- GV và HS cùng nhận xét tuyên dương những em giải thích thêm được lí do.

*GDMT:Môi trường thiên nhiên quanh ta vô cùng tươi đẹp vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng ?

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

- GV nhắc HS nên chọn đoạn thân bài để viết.

Lưu ý viết 1 đoạn văn nhưng phải có mở đọan và kết đoạn.

- HS nêu cảnh vật mình sẽ tả:

- GV và HS cùng chữa bài và chỉ ra cái hay trong mỗi bài để học tập.GV chấm 1 số bài đánh giá cao những bài viết sáng tạo , có ý riêng, không sáo rỗng.

*GDQTE: Quyền tự hào về quê hương, đất nước 3. Củng cố, dặn dò.(3')

- Đoạn văn con vừa viết thuộc thể loại văn gì?

- GV nhận xét tiết học ,biểu dương những em viết và trình bày tốt.

- Y/c HS về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả qsát để chuẩn bị cho giờ sau.

Bài 1

- 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài 1.

HS đọc 2 bài văn và tìm những hình ảnh đẹp mà em thích.

- Đại diện HS trình bày.

VD: Bài: Rừng trưa Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ.

Bài: Chiều tối Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.

Bài 2:

- 2HS đọc yêu cầu.

VD: Em tả cảnh buổi sáng ở khu phố nhà em.

Em tả cảnh buổi chiều ở quê em.

- HS tự viết bài vào vở, 2HS viết giấy to để chữa bài.

- 2 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.

...

TOÁN

TIẾT 9 : HỖN SỐ I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Giúp HS nhận biết về hỗn số.Biết đọc ,biết viết hỗn số.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, viết hỗn số.

3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

(19)

1. Giáo viên: phiếu học tập ghi nội dung bài 2 2. Học sinh: Đồ dùng trong bộ đồ dùng toán 5.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5') -Yêu cầu HS tính

4 3 x

5

4 ; 3 :

3 1

- Nhận xét . 2. Bài mới.(10')

*HĐ1. GV giới thiệu bài.GV liên hệ về các loại số đã học để giới thiệu về hỗn số.

*HĐ2 . Giới thiệu bước đầu về hỗn số.

- GV Y/c HS bỏ đồ dùng đã chuẩn bị . Việc 1: Chia HT thành 4 phần bằng nhau .

Việc 2 : cắt ra

4

1 HT và cất đi.

Việc 3: Lấy ra 2 HT nguyên và đặt tiếp

4

3 HT vào bên cạnh.

+ Em cho biết có mấy hình tròn và bao nhiêu phần HT?

- GV chốt lại và nói kết quả gọn hơn 2

4 3HT.

- GV giới thiệu 2

4

3gọi là hỗn số. Hỗn số gồm 2 phần là phần nguyên và phần phân số.

Việc 4 : Giới thiệu cách đọc, viết hỗn số và chỉ ra phần nguyên và phân số

- GV chốt lại cách đọc và viết rồi ghi bảng.

3 Thực hành.(20')

Bài 1. Yêu cầu HS viết ra giấy nháp ,1 số em viết bảng phụ để chữa bài.

- Củng cố lại cách viết và đọc hỗn số.

Bài 2 : GV hướng dẫn HS nhận xét về các số tự nhiên ghi trên tia số và các phần được chia ra từ 1 đơn vị để HS dễ dàng viết các hỗn số.

- 2 em lên bảng chữa.

- 2 em nêu cách thực hiện nhân ,chia phân số.

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

-HS tự trả lời.lớp nhận xét BS.

+Có 2 HT và 3 phần tư HT

- Vài HS nhắc lại: 2 là phần nguyên, 3 phần tư là phần phân số.

- HS tự nêu dựa vào gợi ý của GV - Nhiều HS nhắc lại: Đọc (viết) phần nguyên trước sau đó đến phần phân số.

Bài 1.

- HS làm việc cá nhân.

a. Hai và một phần tư.

b. Hai và bốn phần năm.

c. Ba và hai phần ba.

Bài 2

- HS làm cá nhân trong phiếu học tập, 1em ghi trên bảng.

(20)

GV chấm chữa bài cho HS.

4. Củng cố dặn dò.(3')

- Hỗn số có cấu tạo như thế nào?

- Nêu cách đọc, viết hỗn số?- Về nhà làm BT 1;2;3 VBT

-Chuẩn bị bài: Hỗn số ( tiếp theo)

...

KHOA HỌC .

TIẾT 3: NAM HAY NỮ ( tiếp theo) I / MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

+ Sau bài học HS phân biệt các đặc điểm về mặt xã hội giữa nam và nữ.

2. Kĩ năng:

+ Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.

* GD kĩ năng sống

- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

3. Thái độ:

+ Giáo dục HS có ý thức tôn trọng bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam hay bạn nữ.

*QTE: Quyền bình đẳng giới.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: - Tranh minh họa SGK 2. Học sinh:SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

+ Nêu một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?

- Nhận xét- chữa.

2. Bài mới.(27')

a) Giới thiệu bài. Gv dẫn dắt từ bài cũ.

b) Giảng bài.

HĐ1: Vai trò của phụ nữ (12’)

* Mục tiêu: + Giúp HS nhận ra 1 số quan niệm xã hội về nam và nữ ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.

+ Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới ; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.

*Cách tiến hành:

HS quan sát hình 4 trang 9 và trả lời câu hỏi:

+ Ảnh chụp nội dung gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ

gì?

- 2-3 em trả lời.

+ Chụp các nữ cầu thủ đang đá bóng …..

+ Trong lớp: Nữ làm lớp

(21)

+Nêu 1 số VD về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và ở địa phương?

+Em có nhận xét gì về vai trò của phụ nữ trong xã hội?

HĐ2: Thảo luận : Một số quan niệm xã hội về nam và nữ.

* Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận ra 1 số quan niệm xã hội về nam và nữ ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này;

tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới ; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.

*Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo nhóm.(10’)

-Y/c HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:

Câu 1.

( Nhóm 1)Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao đồng ý ,tại sao không đồng ý?

a) Công việc nội trợ là của phụ nữ.

b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi gia đình.

c) Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.

Câu 2

( Nhóm 2). Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác như thế nào? như vậy có hợp lý không?

Câu 3.

( Nhóm 3) Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không? Như vậy có hợp lí không?

Câu 4.

( Nhóm 4) Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?

*QTE: Quyền bình đẳng giới.

Bước 2. Làm việc cả lớp.(17’)

- GV kết luận theo mục bóng đèn tỏa sáng( trang 9) 3.Củng cố dặn dò.(3')

- Nêu sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học?

- Y/c HS đọc mục bóng đèn tỏa sáng ( trang 7) - GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Cơ thể của chúng ta được hình thành như thế nào?

phó, tổ trưởng,……

+ Có vai trò quan trọng, làm được tất cả mọi việc…..

-HS làm việc theo 4 nhóm .

Nhóm trưởng của từng nhóm điều khiển các bạn trao đổi.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.Nhóm khác nhận xét BS.

- Mỗi nhóm trả lời các nhóm khác có thể chất vấn để làm sáng tỏ vấn đề.

- 3, 4 HS đọc, lớp theo dõi

...

BUỔI CHIỀU

(22)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 4: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I.MỤC TIÊU: Giúp HS :

1. Kiến thức: Tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn cho trước .

- Hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa thành từng nhóm thích hợp.

2. Kĩ năng: Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu mến, tự hào,có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: - Viết sẵn bài tập 1 vào bảng phụ.

2. Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS 1.Kiểm tra bài cũ:(5')

- 3 HS lên bảng, đặt 1 câu có từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?

- Nhận xét 2.Bài mới: (30’)

Bài 1: HS đọc y/c và nội dung bài tập.

Làm bài cá nhân ghi các từ đồng nghĩa vào vở

- Các từ đồng nghĩa trên là loại từ đồng nghĩa nào?

* QTE: Quyền có cha mẹ và được sống trong môi trường gia đình.

Bài 2: HS đọc y/c –Thảo luận theo nhóm bàn

- GV phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. HS xếp các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa.

+ Các từ ĐN ở mỗi nhóm thuộc loại từ đồng nghĩa nào?

Bài 3: Học sinh đọc y/c tự làm bài cá nhân vào vở.

+ Bài yêu cầu gì?

- 2 HS làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng

+ Nhận xét, chữa

3. Củng cố dặn dò: (5’)

-Bài hôm nay luyện tập về loại từ nào?

Bài 1

-HS đọc y/c nêu các từ đồng nghĩa vừ tìm.

+Các từ đồng nghĩa là: Mẹ, má, u, bu, bầm, bủ, mạ.

Bài 2:

+Từ đồng nghĩa hoàn toàn.

Nhóm1 Nhóm 2 Nhóm 3

Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang

Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.

Vắng vẻ, hưu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

+ Từ Đồng nghĩa hoàn toàn.

Bài 3

+ Viết một đoạn văn từ 3- 5 câu, có dùng 1 số từ đồng nghĩa ở bài tập 2.

- 2 học sinh đọc bài, lớp theo dõi, nhận xét.

- 2 học sinh dưới lớp đọc bài.

- Gạch chân các từ đồng nghĩa đã sử dụng có trong bài tập 2.

(23)

- Nhận xét TD

- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân dân.

...

THỰC HÀNH TOÁN LUYỆN TẬP I.Mục tiêu :

1.Kiến thức: - Củng cố cộng trừ, nhân chia PS.

- Giải toán ; viết số đo dưới dạng hỗn số

2.Kĩ năng: - Biết áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . 3.Thái độ: - Yêu thích môn học

II.Đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên: - Bảng phụ 2. Học sinh: Vở thực hành III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định: 1’

2. Bài mới:( 30’)Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động1 : Ôn tập về PS thập phân.( 5') - Cho HS nêu đặc điểm PS thập phân, lấy ví dụ.

Hoạt động 2: Thực hành (20') - HS làm các bài tập

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1 : Chuyển phân số thành phân số thập phân: (HS cả lớp)

a) 4

9 b)

5 15

c) 30

18 d)

400 4

Bài 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (HS cả lớp)

a)chuyển

3

42 thành PS ta được:

A.3

8, B.

3

12, C.

3

14, D.

14 3 b)3

2 của 18 là:

A.6m; B. 12m; C. 18m; D. 27m

- HS nêu

Đáp án : a)

100 225 25 4

25 9 4

9

; b)

10 30 2 5

2 15 5

15

c)

10 6 3 : 30

3 : 18 30

18 ; d)

100 1 4 : 100

4 : 4 100

4

Lời giải :

a) Khoanh vào C b) Khoanh vào B

Lời giải :

Diện tích của tấm lưới là :

(24)

Bài 3 : Một tấm lưới hình chữ nhật có chiều dài

4

15m, chiều rộng

3

2m. Tấm lưới được chia ra thành 5 phần bằng nhau. Tính diện tích mỗi phần?

Bài 4 : (HSNK)

Tìm số tự nhiên x khác 0 để:

5 8 1 5x

4.Củng cố dặn dò.2’

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số

2 5 3 2 4

15 (m2)

Diện tích mỗi phần của tấm lưới là :

2 5 1 2:

5 (m2) Đ/S :

2 1 m2 Lời giải :

Ta có : 1 5

5x thì x

. 5x 58 thì x8. Vậy : Để :

5 8 1 5x

thì x = 6; 7 - HS lắng nghe và thực hiện.

*********************************************

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 13/ 9 / 2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2018 TOÁN

TIẾT 10: HỖN SỐ ( TIẾP THEO ) I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện cộng trừ,nhân chia phân số.

3. Thái độ : Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1.Giáo viên: phiếu học tập ghi nội dung bài 1

- 4 bảng phụ to, 4 bút lông.

2. Học sinh: Đồ dựng trong bộ đồ dùng toán 5.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Yêu cầu HS viết 3 hỗn số bất kì rồi đọc và chỉ ra từng phần trong hỗn số.

- Nêu cấu tạo, cách đọc, cách viết hỗn số?

2. Bài mới.(10')

HĐ1. GV giới thiệu bài.GV nêu trực tiếp.

HĐ2. Hướng dẫn cách chuyển 1 hỗn số

- 3 học sinh làm bảng

(25)

thành phân số.

- GV giúp HS tự phát hiện vấn đề thông qua hình ảnh GV minh họa trên bảng..

Việc1: Viết hỗn số 2

8

5thành tổng.

Việc2:Yêu cầu HS tìm kết quả của tổng đó.Việc 3 : Dựa vào cách làm hãy nêu cách chuyển 1 hỗn số thành phân số.

- GV chốt lại và ghi bảng như SGK.

3.. Thực hành.(20')

Bài 1. Yêu cầu HS làm phiếu học tập.

- Củng cố lại cách chuyển 1 hỗn số thành phân số

.

Bài 2 : GV hướng dẫn mẫu 1 biểu thức và yêu cầu HS tự làm vở.GV chấm chữa bài cho HS.

- Củng cố lại cách cộng trừ phân số cùng mẫu số.

Bài 3. Bài 3 yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tổ chức cho HS thi giải toán tiếp sức.

- GV phổ biến luật chơi cách chơi.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá.

4/ Củng cố dặn dò.(3')

- Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển 1 hỗn số thành phân số.

- Nhận xét chung tiết học. BTVN 1,2 ,3 - Dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- 2 em lên bảng viết - lớp viết vở nháp

Bài 1

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- 3 em nêu lại cách chuyển.

+Tử số bằng phần nguyên nhân với MS rồi cộng với TS ở phần phân số.

+MS bằng MS của phân số.

- Vài HS nhắc lại.

Đáp số : a)21 7

33 b)42 22

5 5

c)95 68

7 7 d)10 3 103

10 10

Bài 2

- HS làm việc cá nhân trên phiếu.4 em làm bảng phụ to để treo bảng chữa bài.

- HS tự làm vào vở - 2 HS chữa bảng.

Đáp án: b) 92 53 103

7 7 7

c) 10 3 4 7 28

10 10 5

Bài 3

- 2 em nêu yêu cầu.

- 3 đội tham gia, mỗi đội có 4 em.

b) 3 2 x 2 1 = 17 x 15 = 32 5 7 5 7 35 3 HS nhắc lại.

...

CHÍNH TẢ ( Nghe- viết ) TIẾT 2: LƯƠNG NGỌC QUYẾN.

(26)

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.

2. Kĩ năng: HS nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

*Giảm tải: Giảm bớt các tiếng có vần giống nhau.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3.

2. HS: vở bài tập Tiếng Việt .

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

-Y/c HS nhắc lại 1 số quy tắc chính tả với g/

gh, ng/ ngh, c/k.Viết 4-5 từ bắt đầu bằng các âm đầu tr- ch.

- Nhận xét - chữa bài 2 Bài mới.(30')

a ) Giới thiệu bài.Nêu ndung ycầu của bài.

b) Hướng dẫn HS nghe viết.(20’) - GV đọc bài chính tả một lượt.

- Y/c HS đọc thầm lại bài 1 lượt.

+ Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?

+ Ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào?

- Y/c HS nêu từ ngữ dễ viết sai trong bài và GV hướng dẫn cách viết.

- T/c cho HS luyện viết nháp từ ngữ khó.

- GV đọc cho HS viết bài .

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

- GV đọc lại bài 1 lượt.

- GV chấm 1 số bài dể chữa những lỗi sai thường mắc.

- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm.

c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(10’) Bài 2. ( Giảm tải: Giảm bớt các tiếng có vần giống nhau).

-T/c cho HS làm việc cá nhân sau đó chữa bài.

- 3 HS nhắc lại.

- HS viết nháp và bảng lớp.

- HS theo dõi GV đọc và chú ý cách trình bày bài văn.

+ Là nhà yêu nước, tham gia chống Pháp, bị giặc bắt…

+ Ngày 30-9-1917,khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ.

- HS làm việc cá nhân.

- 3 HS nêu, lớp nhận xét.

+ Lương Ngọc Quyến, lực lượng, khoét, xích sắt,….

- HS viết nháp và bảng lớp.

- HS ngồi viết bài, chú ý lắng nghe để viết cho đúng tên riêng của người và ngày, tháng, năm. Trình bày đúng .

- HS soát lỗi , đổi vở để soát lỗi cho nhau.

Bài 2

- 1 HS đọc đề.HS viết từng vần của tiếng vào vở bài tập.

- HS tự làm

a.Trạng – ang b. Làng - ang Nguyên –uyên Mộ - ô

(27)

Bài 3 . Y/c HS kẻ vào vở mô hình và điền từng tiếng theo mẫu.

- Y/c HS chỉ ra vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần.

- GV chốt lại phần vần của các tiếng đều có âm chính, ngoài ra 1 số tiếng còn có âm cuối và âm đệm

+ Vậy bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là gì?

- Ycầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.

3. Củng cố dặn dò.(3')

- Tiếng gồm những bộ phận nào? Nêu cấu tạo của vần.

- Nxét tiết, T.dương những em HS học tốt.

- Chuẩn bị bài: Thư gửi các học sinh

Hiền – iên Trạch - ach Bài 3

- Ba em nối tiếp nhau chỉ ra phần vần của tiếng và vị trí củc âm trong vần.

- HS trả lời được đó là âm chính và thanh.

+ Là bộ phận âm chính.

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 4: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- HS biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ HS trong lớp, biết trình bày kết quả

thống kê theo biểu bảng.

- Dựa vào bài nghìn năm văn hiến, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê( giúp thấy rõ kết quả , đặc biệt là những kết quả có tính so sánh.)

2. Kĩ năng:

- Trình bày trên bảng thống kê khoa học, sạch đẹp.

* GD kĩ năng sống:

- KN Thu thập kết quả học tập của các bạn trong lớp, xử lí thông tin lập bảng thống kê điểm kết quả học tập của các bạn trong lớp .

- Hợp tác ( cùng tìm kiếm số liệu, thông tin).

- Thuyết trình kết quả tự tin.

3. Thái độ:

+ HS thêm yêu thích môn học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .

1. Giáo viên : Bút dạ, 1 số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở bài tập 2.

2. Học sinh: Vở bài tập, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ(5’).

- Y/c HS đọc đoạn văn tả cảnh trong ngày đã - 3 HS đọc bài, lớp nhận xét đánh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, hiểu thảo của bạn nhỏ đối với bà. Nội dung các bài tập đọc

- HS hiểu được nội dung ý nghĩa bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn nhỏ

- Bài thơ nói lên tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu ,những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ?. - Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”

- Bài thơ nói lên tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu ,những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ?. - Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”

Bạn nhỏ thể hiện thình yêu của mình qua câu thơ nào. Có những con vật nào ở xung quanh nhà

- HS hiểu được nội dung ý nghĩa bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn nhỏ với

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, hiểu thảo của bạn nhỏ đối với bà. Nội dung các bài tập đọc

Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.. Thái độ : Gd hs biết dành tình cảm yêu mến