• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31

Ngày soạn:

Ngày giảng: Thứ hai ngày ... tháng ... năm 2018 TẬP ĐỌC ĂNG - CO - VÁT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng - co - vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng:

- Đọc –hiểu, đọc diễn cảm bài văn xuôi.

3. Thái độ:

- Yêu thích du lịch, khám phá những vùng đất lạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc. BGĐT - Tranh ảnh minh hoạ chụp đền Ăng - co - vát ( phóng to nếu có).

- Bản đồ thế giới chỉ đất nước Cam - pu - chia . - HS: SGK,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy- học của thầy Hoạt động dạy- học của trò 1. KTBC: 3’

- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Dòng sông mặc áo " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Nhận xét.

2. Bài mới: UDCNTT- BGĐT a) Giới thiệu bài: 1’

- GV treo tranh minh hoạ và hỏi : - Ảnh chụp cảnh gì ? Đọc tên chú thích của ảnh chụp?

b, Luyện đọc: 10’

- GV viết lên bảng các tên riêng ( Ăng co vát ; Cam - pu - chia ) các chỉ số La Mã chỉ thế kỉ .

- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)

- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :

- 3 em đọc và trả lời nội dung bài .

+ Quan sát ảnh chụp khu đền Ăng - co - vát đọc chú thích dưới bức ảnh . - 1 hs đọc cả bài

- Chia bài thành 3 đoạn - Đọc nối tiếp lần 1

- HS đọc đồng thanh các tên riêng và các chỉ số chỉ thời gian bằng số La Mã ,....

- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Đọc chú giải

- Luyện đọc theo cặp .

-1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm

(2)

+Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , rành mạch. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của Ăng - co - vát: tuyệt diệu , gần 1500 mét, 398 phòng , kì thú, lạc vào, nhẵn bóng, kín khít, huy hoàng, cao vút, lấp loáng, uy nghi, thâm nghiêm ,...

c, Tìm hiểu bài: 15’

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 câu chuyện trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?

- Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì ? - GV gọi HS nhắc lại .

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? + Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?

+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?

- Ghi ý chính đoạn 2 .

- Yêu cầu 1HS đọc đoạn3 , lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ?

+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?

bài

- Lắng nghe .

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Ăng - co - vát được xây dựng ở đất nước Cam - pu - chia từ thế kỉ thứ mười hai .

- Đoạn này giới thiệu về vị trí và thời gian ra đời của ngôi đền Ăng - co - vát .

+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn , ba tầng hành lang dài gần 1500 mét . Có 398 gian phòng .

- Khu đền chính được kiến trúc với những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và được bọc ngoài bằng đá nhẵn . Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa .

* Miêu tả về sự kiến trúc kì công của khu đền chính ăng - co - vát .

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi :

- Vào hoàng hôn Ăng - co - vát thật huy hoàng : Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền ; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn ; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi , thâm ngiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách ..

* Miêu tả vẻ đẹp huy hoàng của đền

(3)

? Nội dung chính của bài.

- Gọi HS nhắc lại .

d, Luyện đọc diễn cảm: 8’

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 1 đoạn của bài.

- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.

- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

“Lúc hoàng hôn……toả ra từ các ngách.

- Yêu cầu HS luyện đọc.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét về giọng đọc của hs.

- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.

- Nhận xét.

3. Củng cố – dặn dò: 3’

? Nội dung bài nói gì ? - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau .

ăng - co -vát khi hoàng hôn .

* Ca ngợi Ăng - co - vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia

- 2 đọc thành tiếng , lớp đọc thầm lại nội dung

- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .

- Rèn đọc từ, cụm từ ,câu khó theo hướng dẫn của giáo viên .

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.

- HS đọc

Ca ngợi Ăng - co - vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia

- HS cả lớp .

--- TOÁN

THỰC HÀNH (TIẾP) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.

- Bài tập cần làm: Bài 1.

2. Kĩ năng:

- HS tư duy, thực hành được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Bảng phụ, dụng cụ thực hành.

- HS: VBT, Vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: (5’)

- Kiểm tra việc ghi chép và hoàn thành bài tập ở nhà của HS.

- Nhận xét, đánh giá.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

(4)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ: 12’

- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.

- Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì ? - Có thể dựa vào đâu để tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ .

- Yêu cầu 1 HS lên bảng tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ, cả lớp thực hiện vào nháp.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 400 dài bao nhiêu cm

- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm

3. Thực hành: 18’

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài, yêu cầu 1 HS lên bảng đo chiều dài bảng lớp.

- Muốn tính chiều dài bảng lớp 3m thu nhỏ với tỉ lệ 1: 50 ta làm như thế nào?

- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải, cả lớp thực hiện vào nháp.

C kĩ năng vẽ theo tỉ lệ bản đồ Bài 2: Khuyến khích HS học tốt - Gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền

- 1 HS đọc ví dụ SGK.

- Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.

- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.

- 1 HS lên bảng làm:

20 m = 2000 cm

Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:

2000 : 400 = 5(cm)

- Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung.

- Dài 4 cm.

- 1 HS nêu, cả lớp nhận xét.

+ Chọn điểm A trên giấy

+ Đặt 1 đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.

+ Tìm vạch chỉ số 5cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.

+ Nối A và B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.

- 1 HS đọc, 1 HS đo chiều dài của bảng, cả lớp theo dõi nhận xét.

VD: Chiều dài bảng 3m:

Đổi 3 m = 300 cm

- Ta lấy chiều dài chia cho tỉ lệ bản đồ.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện vào nháp:

3 m = 30 cm

Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1:50 là:

300 : 50 = 6 (cm) Tỉ lệ 1 : 50

- 1 HS đọc đề bài toán.

(5)

phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1:200, chúng ta phải tính được gì ?

- Muốn tính chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ ta làm như thế nào ?

- Muốn tính chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ ta làm như thế nào ?

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp làm bài, 1 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

C kĩ năng vẽ ứng dụng của biểu đồ theo tỉ lệ cho sẵn.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Phải tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ.

- Chiều dài chia cho tỉ lệ.

- Chiều rộng chia cho tỉ lệ.

- Nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả:

Đổi 8 m = 800 cm, 6 m = 600 cm Chiều dài lớp học thu nhỏ là:

800 : 200 = 4 (cm)

Chiều rộng lớp học thu nhỏ là:

600 : 200 = 3(cm) Tỉ lệ: 1: 200 - Lắng nghe và thực hiện.

Ngày soạn: ……….

Ngày giảng:Thứ ba ngày … tháng … năm 2018 CHÍNH TẢ (nghe- viết) NGHE LỜI CHIM NÓI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Nghe - viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.

2. Kĩ năng:

- HS Làm đúng bài tập chính tả phương.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- GV: Hai bảng nhóm viết nội dung BT2a, 3 bảng nhóm viết nội dung BT 3a.

- HS: VBT, vở chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: 3’

- Gv đọc HS viết bảng con: khoảnh khắc, nồng nàn, hiếm quý, lay ơn.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS nghe- viết - GV đọc bài chính tả.

- Viết bảng con theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 1HS đọc bài.

(6)

- nội dung bài thơ nói gì ?

- Gợi ý HS nêu những từ ngữ dễ lẫn, hay viết sai.

- HDHS phân tích và viết bảng con.

- Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách trình bày bài thơ.

- Lưu ý HS cách trình bày, tư thế ngồi viết, quy tắc viết hoa,…

- GV đọc bài cho HS viết chính tả.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

- GV thu vở, nhận xét bài 5 -7 cuốn.

- GV nhận xét chung, sửa sai.

3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả Bài 2a

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. 2 nhóm làm việc trên bảng nhóm, trình bày kết quả.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

* Bài tập 3a:

+ Gọi HS đọc yêu cầu đề bài .

- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu , mời 4 HS lên bảng thi làm bài .

+ Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi hoàn chỉnh

- GV nhận xét từng HS . C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Về nhà soát lỗi, viết lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

-Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.

- Rút ra từ khó viết, đễ lẫn: lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha.

- Lần lượt phân tích và viết bảng con.

- Viết lùi vào 2 ô, giữa mỗi khổ thơ cách 1 dòng.

- Lắng nghe, thực hiện.

- Lắng nghe viết vào vở.

- Soát lại bài.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau soát lỗi.

- Lắng nghe và sửa sai.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS thảo luận, trình bày kết quả Trường hợp

chỉ viết với l không viết với n

Trường hợp chỉ viết với n không viết với l

- là , lạch, làm, lã, lảng , lãng, lãnh lẳng , lặp , lắt , lặt , lâm , lẩm , lẫm , lẩn , lận , lất , lật , lầu…

Nãy , này , nằm , nắn nậm, nẫng , nấng , nẫu , nấu , néo ,

- 2 HS đọc đề thành tiếng , lớp đọc thầm

- 4 HS lên bảng làm , HS ở lớp làm vào vở .

a) ( băng trôi ) Núi băng trôi - lớn nhất - Nam cực - năm 1956 - núi băng này .

- Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh . - Nhận xét bài bạn .

- Lắng nghe, thực hiện.

---

(7)

TOÁN

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân .

- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể .

- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

2. Kĩ năng:

- HS Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân .

- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể .

- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- 4 Tờ phiếu kẻ sẵn theo mẫu BT1 . - Bộ đồ dùng dạy học toán 4 .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : 3’

- Gọi 1 HS lên bảng vẽ thu nhỏ kích thước nền căn phòng hình chữ nhật có kích thước cho trước qua BT4 về nhà .

- Nhận xét 2. Bài mới a) Giới thiệu bài:

- Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập , củng cố các kiến thức về số tự nhiên .

b) Thực hành: 28’

*Bài 1:

- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .

- GV hướng dẫn học sinh làm mẫu 1 bài . - Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở

- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .

- 1 HS lên bảng vẽ , lớp vẽ vào nháp .

- Đổi 8 m = 800 cm ; 6 m = 600 cm

- Độ dài thu nhỏ là 800 : 200 = 4 ( cm )

600 : 200 = 3 ( cm ) - Độ dài nền phòng thu nhỏ : 3cm 4cm

+ Nhận xét bài bạn . + Lắng nghe .

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .

+ HS cả lớp cùng làm chung một bài .

- HS ở lớp làm vào vở .

(8)

- Nhận xét bài làm học sinh .

C kĩ năng đọc, viết phân tích cấu tạo của STN

* Bài 2 :

- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .

- GV hướng dẫn học sinh làm mẫu 1 bài . - Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở

- GV gọi 3 HS lên bảng viết các số thành tổng.

- Nhận xét bài làm học sinh .

C kĩ năng phân tích STN thành tổng

* Bài 3 :

-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .

- GV hướng dẫn học sinh làm lần lượt bài a đến bài b .

+ GV yêu cầu HS nhắc lại về hàng trong các lớp .

- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở

- GV gọi HS đọc kết quả . - Nhận xét bài làm học sinh .

C kĩ năng đọc và xác định giá trị của mỗi chữ số trong STN đó.

* Bài 4 :

- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .

- GV hướng dẫn học sinh làm lần lượt bài a đến bài b .

- GV gọi HS đọc kết quả .

+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn ( hoặc ) kém nhau mấy đơn vị ?

+ Hai số lẻ liên tiếp hơn ( hoặc ) kém nhau

+Tiếp nối nhau đọc số :

+ 160 274 : Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư.

+ 1 237 005 : Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm .

+ 8 004 090 : Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín mươi.

- Nhận xét bài bạn .

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .

+ HS cả lớp cùng làm chung một bài .

- HS ở lớp làm vào vở . - 3 HS lên bảng viết :

5794 = 5000 + 700 + 90 + 4 20292 = 20 000 + 200 + 90 + 2

190909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 2

+ Nhận xét bài bạn .

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .

+ HS nhắc lại : Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị - hàng chục - hàng trăm .

- Lớp nghìn gồm : - Hàng nghìn - hàng chục nghìn - hàng trăm nghìn .

- Lớp triệu gồm : - Hàng triệu - hàng chục triệu - hàng trăm triệu .

- HS ở lớp làm vào vở . - Tiếp nối nhau đọc kết quả chẳng hạn :

a) Trong số 67 358 , chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị . b) Trong số 1379, chữ số 3 có giá trị là 300

+ Nhận xét bài bạn .

(9)

mấy đơn vị ?

+ Hai số chẵn liên tiếp hơn ( hoặc ) kém nhau mấy đơn vị ?

- Nhận xét bài làm học sinh . C về đặc điểm của dãy STN

d) Củng cố - Dặn dò: 3’

- Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về nhà học bài và làm bài.

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .

- Tiếp nối nhau đọc kết quả chẳng hạn :

a) Hai số tự nhiên liên tiếp hơn ( hoặc ) kém nhau 1 đơn vị b) Hai số lẻ liên tiếp hơn ( hoặc ) kém nhau 2 đơn vị.

c) Hai số chẵn liên tiếp hơn ( hoặc ) kém nhau 2 đơn vị . + Nhận xét bài bạn .

- Học sinh nhắc lại nội dung bài.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).

- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).

- HS học tốt: viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT 2).

2. Kĩ năng:

- Tìm được là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).

- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ, viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC - GV: Bảng phụ.

- HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: 3’

- Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 2 tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: UDCNTT- BGĐT 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Phần nhận xét: 12’

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Hai câu trên có gì khác nhau?

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 1 HS đọc.

- Câu (b) có thêm hai bộ phận (được

(10)

- Bạn nào có thể đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trên?

- Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì ?

- Thế nào là Trạng ngữ? Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi nào ?

Kết luận: Phần ghi nhớ.

3. Phần luyện tập: 18’

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc đề bài, - Yêu cầu HS làm bài.

- Treo bảng phụ chép sẵn bài tập, 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Các em viết một đoạn văn ngắn về 1 lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ. Viết xong, 2 bạn cùng bàn đổi chéo sửa lỗi cho nhau.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.

- Nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò : 3’

- 1 HS đọc lại ghi nhớ.

- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

in nghiêng).

+ Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

+ Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

+ Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

- Nêu nguyên nhân (nhờ tinh thần ham học hỏi) và thời gian (sau này) xảy ra sự việc nói ở CN và VN (I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng).

- HS trả lời phần ghi nhớ.

- Vài HS đọc lại.

- 1 HS đọc đề bài.

- Làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài:

+ Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

+ Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

+ Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lắm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

- Lắng nghe, điều chỉnh, sửa sai.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS viết bài.

- Đổi chéo vở sửa bài. Nối tiếp nhau đọc đoạn văn:

Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai, cả nhà mình về quênthăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai, mẹ sẽ đánh thức con dậy đấy…

- 1 HS đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện.

(11)

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng : Thứ tư ngày … tháng … năm 2018

TẬP ĐỌC

CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng:

- HS đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

3. Thái độ:

- HS yêu yêu quê hương đất nước, yêu thíc môn học hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: BGĐT: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK;

thêm ảnh chuồn chuồn, ảnh cây lộc vừng.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: 3’

- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi:

- Đọc đoạn 1, 2 của bài. Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? - Đọc đoạn còn lại. Phong cảnh khu đền chính vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: UDCNTT- BGĐT 1. Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 12’

- Gọi 1 HS khá, giỏi đã cả bài.

- Gợi ý chia đoạn.

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 1.

- HDHS luyện đọc đúng: lấp lánh, long lanh, rung rung, phân vân, mênh mông,...

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 2.

- HDHS Giải nghĩa từ: lộc vừng, …

- HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 1 HS thực hiện, lớp đọc thầm theo.

- 2 đoạn.

- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 1.

- Luyện đọc cá nhân.

- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 2.

- Lắng nghe và đọc chú giải SGK.

(12)

- HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc cả bài.

3. Tìm hiểu bài: 14’

- Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ?

- Em thích hình ảnh so sánh nào ? vì sao?

- Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?

- Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?

Giảng: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm mến yêu của mình với đất nước, quê hương.

4. Hướng dẫn đọc điễn cảm: 8’

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài

- GV treo lên bảng đoạn “Ôi chao!

….như còn đang phân vân”.

- GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc.

- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh;

Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

- Em thích hình ảnh: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; hai con mắt long lanh như thuỷ tinh vì đó là những hình ảnh so sánh đẹp giúp các em hình dung được rõ hơn về đôi cánh và cặp mắt chuồn chuồn.

- Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước, tả theo cánh bay của chuồn chuồn, nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.

- Mặt hồ rộng mênh mông và lặng sóng, luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh, rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra, cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

- Lắng nghe, cảm thụ.

- 2 HS đọc, HS theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng trong bài:

- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, cảnh thiên nhiên đất nước tươi đẹp

- Lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc nhóm đôi.

- Vài HS thi đọc.

- Cùng GV nhận xét, bình chọn.

(13)

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm để tìm hiểu nội dung của bài.

- Về nhà đọc bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước,quê hương.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- KỂ CHUYỆN

ÔN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lich hay thám hiểm.

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).

2. Kĩ năng:

- HS kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lich hay thám hiểm.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức, đánh giá.

- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.

- Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: Truyện đọc lớp 4. Bảng lớp viết sẵn đề bài kể chuyện.

- HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Gọi 3 hs kể lại câu chuyện Đôi cánh của ngựa Trắng và nêu ý nghĩa truyện.

- GV nhận xét B. Bài mới : 30’

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài -Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.

-Yêu cầu 3hs nối tiếp đọc các gợi ý.

-Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình sắp kể.

3. Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- 3 hs kể nêu theo yêu cầu - Cả lớp theo dõi nhận xét

- Đọc và gạch: Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.

- Đọc gợi ý.

(14)

- Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs :

+ Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.

+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).

+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.

- Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện để mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giới

- Cho hs thi kể trước lớp.

- Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.

C. Củng cố dặn dò: 3’

- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.

- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.

- cá nhân hs nêu câu chuyện

- Hs giới thiệu câu chuyện và nhân vật

- Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.

--- TOÁN

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- So sánh được các số có đến sáu chữ số.

2. Kĩ năng:

- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.

- Bài tập cần làm bài 1 (dòng 1,2), bài 2 , bài 3.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC : - GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: 3’

- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện bài tập 4a.

Mỗi em thực hiện 1 phép tính.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. HD thực hành: 30’

Bài 1

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào bảng con.

C kĩ năng so sánh các số có đến sáu chữ

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào bảng con:

989 < 1321 34 579 < 34 601 27 105 > 7985 150 482 > 150

(15)

số

Bài 2, 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào vở.

- Nhận xét, đánh giá.

C kĩ năng so sánh để sắp xếp các số theo thứ tự cho trước.

Bài 4: Khuyến khích HS học tốt.

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng thực hiện.

C kĩ năng xác định giá trị của các số trong dãy STN

Bài 5: Khuyến khích HS học tốt.

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận cặp đôi, 1 nhóm làm việc trên phiếu và trình bày kết quả.

- Nhận xét, đánh giá.

C kĩ năng tìm giá trị của x theo yêu cầu đề bài.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Về nhà xem lại bài để tiết sau tiếp tục ôn tập.

- Nhận xét tiết học.

459

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở.

2a). 999, 7426, 7624, 7642 b). 1853, 3158, 3518, 3190 3a). 10261, 1590, 1567, 897 b). 4270,2518, 2490, 2476 - 1 HS đọc đề bài.

- 1 HS lên bảng thực hiện:

a) 0,10,100 b) 9,99,999 c) 1,11,101 d) 8, 98, 998 - 1HS đọc đề bài.

- Làm bài theo nhóm đôi.

+ Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là: 58, 59, 60, 61.

+ Trong các số trên 58 và 60 là số chẵn

Vậy x = 58 hoặc x= 60.

- Lắng nghe và thực hiện.

Ngày soạn : ...

Ngày giảng : Thứ năm ngày ... tháng ... năm 2018 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3 ).

2. Kĩ năng:

- Tả những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Bảng phụ viết đoạn văn Con ngựa

(16)

- Tranh, ảnh một số con vật

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng, miêu tả hoạt động của con vật.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. HD làm bài tập: 30’

Bài 1, 2: HĐcá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Các em dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ miêu tả những bộ phận của con vật.

- Gọi HS lần lượt nêu trước lớp, GV ghi nhanh vào 2 cột

Các bộ phận - Hai tai

- Hai lỗ mũi - Hai hàm răng - Bờm:

- Ngực:

- Bốn chân:

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Treo một số ảnh đã chuẩn bị.

- Gọi HS nói tên các con vật mà mình quan sát.

- Gợi ý: các em hãy lập dàn ý như trên bảng, sau đó viết lại thành đoạn văn.

- Yêu cầu HS tự làm bài (2 HS làm trên phiếu).

- Gọi HS dán phiếu trình bày.

- Cùng HS nhận xét, sửa chữa.

- Gọi HS lớp dưới đọc đoạn văn của mình.

- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Thực hiện gạch chân những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con vật.

- Lần lượt phát biểu

Từ ngữ miêu tả

To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp Ươn ướt, động đậy

Trắng muốt

Được cắt rất phẳng.

Nở

Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên cát.

Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lần lượt nêu trước lớp.

- Lắng nghe, làm bài.

- Trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- 3-5 HS đọc đoạn văn:

Chị mèo mướp nhà em rất xinh đẹp, chị có cái đầu tròn vo như trái bóng con, đôi tai bẹt, nhẵn thín luôn dựng đứng. Đôi mắt long lanh như thuỷ tinh. Bộ ria mép dài nhỏ như sợi tóc thỉnh thoảng lại động đậy. Cái mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt mà lại rất thính. Cái cổ ngắn của chị được

(17)

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát các bộ phận của con vật.

- Quan sát con gà trống để chuẩn bị tiết sau.

- Nhận xét tiết học.

nối với thân hình dài thon. Chị khoác lên mình chiếc áo choàng màu tro mịn màng, óng mượt. Cái đuôi dài như con lươn thỉnh thoảng lại ngoe nguẩy, uốn cong lên.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- TOÁN

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3.

2. Kĩ năng:

- HS làm được dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC - GV: Bảng nhóm

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: 3’

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài tập 3 cột 1.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn hs ôn tập: 30’

Bài 1:

- Yêu cầu HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu kết quả trước lớp và giải thích.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 4 HS nhắc lại.

- HS làm bài; lần lượt nêu kết quả:

a) Số chia hết cho 2:7362, 2640, 4136.

Số chia hết cho 5: 605, 2640

b) Số chia hết cho 3 là: 7362, 2640, 20601.

Số chia hết cho 9 là: 7362, 20601 c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 26440 d). Số chia hết cho 5 nhưng không

(18)

C về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK, sau đó nêu kết quả trước lớp.

C tạo số mới theo yêu cầu dựa vào dấu hiệu chia hết.

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Số x cần tìm phải thỏa mãn điều kiện gì?

- x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy?

- Số tận cùng là 5 mà lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31 là số nào?

Bài 4: Khuyến khích HS học tốt.

- Gọi HS đọc đề toán.

- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS lên bảng thực hiện, sau đó giải thích cách làm.

C kĩ năng tìm số thích hợp theo y/c Bài 5: Khuyến khích HS học tốt.

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài, sau đó giải thích.

C suy luận để trả lời bài toán có lời văn

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Về nhà học thuộc và ghi nhớ các dấu hiệu chia hết. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

chia hết cho 3 là 605.

e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là:

605, 1207.

- 1 HS đọc đề bài.

- Tự làm bài, lần lượt nêu kết quả:

a). 252; 552; 852

b). 108; 198 c) 920 d) 255 - 1 HS đọc to trước lớp.

+ Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.

+ Là số lẻ

+ Là số chia hết cho 5 - Tận cùng là 5.

- Đó là số 25

Vì 23 < x < 31 nên x là 25.

- 1 HS đọc đề bài.

- Tự làm bài, 1 HS lên bảng thực hiện + Số vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 phải có chữ số tận cùng là 0, Vậy đó là các số: 520; 250.

- 1 HS đọc đề bài.

- Suy nghĩ làm bài; giải thích:

Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu ?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ

(19)

(BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3 )

2. Kĩ năng:

- HS nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu; bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ ; biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: Bảng lớp viết: - Hai câu văn ở BT1 (phần nhận xét), 3 câu ở BT1 (phần luyện tập). Ba, bốn bảng nhóm - mỗi bảng viết 1 câu chưa hoàn chỉnh ở BT2.

Ba bảng nhóm: mỗi bảng viết 1 câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 (phần luyện tập).

- HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: 3’

- Gọi 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ. (BT2) - Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Tìm hiểu ví dụ: 12’

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.

- Các em dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong SGK, muốn tìm đúng trạng ngữ, các em phải tìm thành phần CN,VN của câu.

- Gọi HS phát biểu Bài 2:

- Các em hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận trạng ngữ tìm được trong các câu trên?

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có nghĩa gì?

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 3. HD luyện tập: 18’

- 2 HS thực hiện.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- HS tự xác định - Phát biểu ý kiến:

a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy // nở tưng bừng.

b) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.

- Thực hiện theo gợi ý HD của GV.

a) Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?

b) Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?

+ Cho ta biết rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.

+ Trả lời cho câu hỏi ở đâu?

- Vài HS đọc to trước lớp.

(20)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Nhắc nhở: Các em phải thêm đúng TN chỉ nơi chốn cho câu.

- Dán 3 bảng nhóm lên bảng, mời 3 HS lên bảng làm bài.

- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc nội dung bài tập.

- Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó dán 4 bảng nhóm lên bảng, gọi 4 HS lên làm bài.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt thêm 2 câu có TN chỉ nơi chốn. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Tự làm bài vào SGK, một vài HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu:

+ Trước rạp, người ta...

+ Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội + Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn...

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lắng nghe, tự làm bài.

- 3 HS lên bảng thực hiện:

a). Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.

c) Ngoài vườn, hoa vẫn nở.

- 1 HS đọc nội dung bài tập.

- CN, VN trong câu.

- Tự làm bài, 4 HS lên bảng thực hiện.

a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập

b)Trong nhà, mọi người đang nói chuyện sôi nổi.

c) Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người.

d) Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng.

- Lắng nghe, thực hiện

(21)

Ngày soạn: ………..

Ngày giảng: Thứ sáu ngày … tháng … năm 2018 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).

2. Kĩ năng:

- HS viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.

3. Thái độ:

- HS yêu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: Bảng phụ viết các câu văn ở BT2.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: 3’

- Gọi HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích ở BT3.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. HD luyện tập: 30’

Bài 1:

- Gọi HS đọc bài Con chuồn chuồn nước.

- Yêu cầu hs tìm ý chính của từng đoạn.

Đoạn Đoạn 1: Từ đầu...phân vân.

Đoạn 2: Còn lại.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- 1 HS đọc trước lớp.

- Hs làm bài.

Ý chính của mỗi đoạn - Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.

- Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Tự làm bài vào vở.

- Phát biểu, 1HS lên bảng thực hiện:

Con chim gáy hiền lành, béo nục.

(22)

- Gv theo dõi nhận xét

Bài 3:

- Gọi HS đọc nội dung bài tập.

- Dán lên bảng tranh, ảnh gà trống.

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đọc đoạn viết.

- Nhận xét sửa chữa.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3, viết vào vở. Quan sát ngoại hình và hoạt động của con vật mà mình thích để chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau.

- Nhận xét tiết học.

Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

- 1 HS đọc nội dung bài tập.

- Quan sát.

- Đọc đoạn viết:

.. . Chú có thân hình chắc nịch. Bộ lông màu nâu đỏ óng ánh. Nổi bật nhất là cái đầu có chiếc màu đỏ rực.

Đôi mắt sáng. Đuôi của chú là một túm lông gồm màu đen và xanh pha trộn, cao vống lên rồi uốn cong xuống nom vừa mĩ miều vừa kiêu hãnh. Đôi chân chú cao, to, nom thật khỏe với cựa và những móng nhọn là vũ khí tự vệ thật lợi hại.

- Lắng nghe, thực hiện.

--- TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.

- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.

- Bài tập cần làm bài 1 (dòng 1,2), bài 2, bài 4 (dòng 1).

3. Thái độ:

- HS yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC - GV: Thước dây, thước mét - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: 3’

- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện bài tập 3a, mỗi em một phép tính.

- Nhận xét, đánh giá.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.

(23)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. HD ôn tập: 30’

Bài 1:

- Yêu cầu HS thực hiện bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

C kĩ năng đặt tính rồi tính Bài 2:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

C kĩ năng tìm thàn phần chưa biết Bài 4 :

- Gọi HS đọc đề bài.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện php tính, các em còn lại làm vào vở.

- GV nhận xét, đánh giá.

C kĩ năng tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất

Bài 5: Khuyến khích HS học tốt..

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Nhận xét, sửa sai.

C kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến các phép tính về STN

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Về nhà có thể hoàn thiện các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Thực hiện bảng con:

a) 8980; 53245;

b) 1157; 23054;

- Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Lấy hiệu cộng với số trừ.

- Tự làm bài, 2 HS lên bảng thực hiện:

a) 354; b) 644 - 1 HS đọc đề bài.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính:

a) 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501)

= 1268 + 600 = 1868

b) 168 + 2080 + 32 = (168 + 32) + 2080

= 200 + 2080 = 2280

- 1 HS đọc đề bài.

- Tự làm bài, sau đó 1 HS lên bảng thực hiện:

Bài giải:

Trường TH Thắng Lợi quyên góp được số vở là:

1475 - 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được số vở là:

1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số: 2766 quyển vở - Lắng nghe và thực hiện.

(24)

SINH HOẠT TUẦN 31 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh:

+ Nắm được ưu, khuyết điểm của bản thân tuần qua.

2. Kĩ năng:

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

3. Thái độ:

- Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC - Những ghi chép trong tuần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên A. Ổn định tổ chức.

- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.

B. Tiến hành sinh hoạt:

1. Nêu yêu cầu giờ học.

2. Đánh giá tình hình trong tuần:

a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.

c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.

* Ưu điểm:

- Nề nếp:

+ Duy trì tốt nề nếp ra vào lớp, ôn bài 10 phút đầu giờ

+ Duy trì tốt thể dục và múa hát tập thể.

- Học tập:

+ Duy trì tốt đôi bạn cùng tiến và phong trào hoa điểm 10.

+ Các đội tuyển ôn tập đều

- LĐVS: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.

- Hoạt động khác: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình

* Một số hạn chế:

- Vẫn còn học sinh không làm bài tập, không học thuộc bài trước khi đến lớp

3. Phương hướng tuần tới.

- Duy trì nề nếp học tập tốt.

+ Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm tốt.

Hoạt động của học sinh - Học sinh hát tập thể.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Hs lắng nghe rút kinh nghiệm bản thân.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

(25)

+ TT đăng kí ngày học tốt, giờ học tốt.

+ Kết hợp ôn tập kiến thức cho học sinh chuẩn bị thi CKII

4. Kết thúc sinh hoạt:

- Học sinh hát tập thể một bài.

- Gv nhắc nhở hs cố gắng thực hiện tốt hơn trong tuần sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một

Kiến thức: - Nhận biết những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những

Kiến thức: - Nhận biết những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những

Để làm được điều đó chúng ta cần chú ý giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rảnh, khi ngủ cần mắc màn cẩn thận.. Hoạt động 3: Hỏi đáp về

Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương

Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi

b,Tả sự thay đổi của cây sồi già theo thời gian từ mùa đông sang mùa xuân:.. Mùa đông cây sồi nứt nẻ,

Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.. Luyện tập miêu tả các bộ