• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: 5/06/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 06 năm 2020 TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số không có quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).

2. Kĩ năng: HS Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số. Biết so sánh số tự nhiên.Bài tập cần làm. Bài 1(dòng 1, 2); bài 2, bài 4(cột 1) 3. Thái độ: GD HS yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

- GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 5.

- GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên.

2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: (6’)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

+ Nhân với số có hai, ba chữ số, cách viết các tích riêng có gì đặc biệt?.

+ Muốn chia số có hai (ba) chữ số, ta cần ước lượng như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

+ Nhận xét

- Nêu đặc điểm của phép chia có dư?

*Chốt cách nhân chia với/cho có hai chữ số.

Bài 2 (6’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe.

- Đặt tính rồi tính.

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

2057 x 13 = 26741 7368 : 24 = 307

428 x 125 = 53500 13498 : 32 = 421 dư 26

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

(2)

- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.

- GV nhận xét Bài 3 (6’)

- Gọi HS đọc đề bài.

- HS điền kết quả theo nhóm đôi GV phát phiếu cho 2 HS làm bài.

- HS dán kết quả, nhận xét, góp ý.

+ Đó là tính chất nào? phát biểu.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở bài tập để kiểm tra.

Bài 4: (6’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài. + Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

+ Nhận xét Bài 5 : (6’)

- Gọi HS đọc đề và tóm tắt.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biế 180 Km cần sửdụng bao nhiêu xăng, cần biết điều gì?

a. 40 x x = 1400 x = 1400 : 40 x = 35

b. x : 13 = 205 x = 205 x 13 x = 2665

a) x là thừa số chưa biết trong phép nhân, muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

b) x là số bị chia chưa biết trong phép chia.

Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Viết chữ và số vào "….".

a x b = b x a -> Tính chất giao hoán.

(a x b) x c = a x (b x c) => nhận 1tích với 1 số.

a x 1 = 1 x a = a => nhân 1 số với 1.

a x (b + c) = a x b + a x c => nhân 1 số với 1 tích.

a : 1 = a.

a : a = 1 ( a#0).

0 : a = 0 (a #0)

- HS đọc bài

- Chúng ta phải tính giá trị biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh phù hợp.

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở

13500 = 135  100 26  11 > 280 320 : (16  2) = 320 : 16 : 2

- HS thực hiện theo yêu cầu

(3)

- HS làm bài. 1 HS lên bảng thực hiện.

- HS khác nhận xét, góp ý. GV chốt kết quả.

+ Tại sao lấy 180 : 12?

+ 15 (l) xăng có giá bao nhiêu?

C. Củng cố- Dặn dò (5’)

- GV tổng kết nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học

Bài giải.

180 km đường cần số lít xăng là:

180 : 12 = 15 (l).

180 km đường cần sử dụng số tiền mua xăng là:

15 x 7500 = 112500 (đồng).

Đ/số: 112.500 đồng - HS trả lời

- HS lắng nghe TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Đọc trôi trảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- HS Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

2. Kĩ năng :

- HS Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

3.Thái độ: Gd HS Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh hoạ. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ: Con chuồn chuồn nước (5’)

- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

"Vương quốc vắng nụ cười" thuộc chủ điểm "tình yêu cuộc sống" - giới thiệu chủ điểm.

2. Tìm hiểu tiết 1

A, Hướng dẫn luyện đọc (giảm) - HS đọc toàn bài

- Gv yêu cầu HS đọc nối tiếp

+ Lần 1: (Vương quốc, kinh khủng, nở ,

- HS nối tiếp nhau đọc bài - HS trả lời câu hỏi

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- 1HS chia đoạn

- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc

(4)

rầu rĩ, héo hon, cửa ải, sườn sượt, sằng sặc) HS sửa phát âm những từ khó trong bài. Yêu cầu HS kết hợp giải nghĩa từ: nguy cơ, thân hành, du học.

B,. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’) - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 + Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn chán?

+Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?

+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?

- GV nhận xét & chốt ý: Cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + Kết quả ra sao?

- GV nhận xét & chốt ý: Việc nhà vua cử người đi du học đã bị thất bại.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 + Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này? Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?

- GV nhận xét & chuyển ý: Để biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, các em sẽ đọc phần tiếp của truyện trong tiết học đầu tuần 33.

C,. Hướng dẫn đọc diễn cảm(Giảm) 3. Tìm hiểu tiết 2

A, Hướng dẫn luyện đọc (giảm) HS đọc rồi HD chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đ1: Từ Cả triều đình … ta trọng thưởng.

- HS đọc phần chú giải

1. Vương quốc kỳ lạ không ai biết cười.

+ Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

+ Vì cư dân ở đó không ai biết cười.

+ Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt.

2. Vương quốc vẫn không có sự thay đổi sau 1 năm.

- HS đọc thầm đoạn 2

+ Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn 3

+ Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường. Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.

- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

(5)

+ Đ2: Tiếp theo … đứt giải rút ạ.

+ Đ3: Còn lại.

- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1.

Kết hợp luyện đọc từ khó:

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- Cần đọc với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Biết đọc phân biệt lời nhân vật.

B. Tìm hiểu bài(10’) - HS đọc thầm

+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?

+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười?

+ Bí mật của tiếng cười là gì?

+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?

*KL: Các em thấy , tiếng cười có ở xung quanh ta và tiếng cười làm thay đổi cuộc sống u buồn

+ Vậy nội dung chính của các đoạn là gì?

+ Phần cuối chuyện cho ta biết điều gì?

C, Đọc diễn cảm(giảm) 4. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Câu chuyện muốn nói với các em điều

gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS đọc từ khó.

- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1,2…

+ Ở xung quanh cậu bé nhà vua quên lau miệng, túi áo quan ngự uyển căng phồng một quả táo đang cắn dở, cậu bị đứt giải rút.

+ Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên.

+ Là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẩn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ lạc quan.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.

+ Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh. Hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa

+ Đoạn 1, 2: Tiếng cười có ở xung quanh ta.

- Đoạn 3: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống u buồn.

+ Phần cuối truyện nói lên tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

Ý nghĩa: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi

- HS lắng nghe và thực hiện

(6)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 63: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?).

2.Kỹ năng: Nhận dạng được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu; thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ. 1 Tờ giấy khổ rộng.

- Một vài băng giấy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

- Kiểm tra 1 HS: Nêu nội dung ghi nhớ của bài học trước và cho ví dụ

- GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

“Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu”. GV ghi đề.

2. Nhận xét (12’)

Bài 1,2: Cho HS đọc yêu cầu BT1 + 2.

+ Tìm trạng ngữ trong câu?

+ Trạng ngữ bổ sung ý gì cho câu?

Bài 3: Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ trên?

* GV nhận xét, chốt ý đúng.

3. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc ghi nhớ.

4. Luyện tập – thực hành:(18’) Bài 1:

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài: GV dán 2 băng giấy đã viết bài tập lên bảng.

- HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước. Nêu ví dụ

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

1. Trạng ngữ có trong câu: Đúng lúc đó.

2. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.

3. Câu hỏi đặt cho trạng ngữ đúng lúc đó là:

Viên thị vệ hớt hãi chạy vào khi nào?

+ HS đọc bài học.

- 1 HS nối tiếp đọc đoạn văn.

- Cả lớp làm bài vào VBT.

- 2 HS lên gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.

a). Trạng ngữ chỉ thời gian trong đoạn văn này là:

+ Buổi sáng hôm nay, … + Vừa mới ngày hôm qua, …

+ Thế mà, qua một đêm mưa rào, … b). Trạng ngữ chỉ thời gian là:

(7)

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Bài 2:

GV chọn câu a hoặc câu b.

a. Thêm trạng ngữ vào câu.

- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng băng giấy đã viết sẵn đoạn văn a.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng C. Củng cố, dặn dò (5’)

- GV tổng kết nội dung bài học - GV nhận xét tiết học.

+ Từ ngày còn ít tuổi, …

+ Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, …

- Lớp nhận xét.

- HS chép lời giải đúng vào vở.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS lên bảng thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trong đoạn văn.

+ Thêm trạng ngữ: …Mùa đông , cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi…

+ Thêm trạng ngữ …Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn…

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 6/ 6/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 6 năm 2020 TẬP ĐỌC

NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát hai bài thơ, đọc đúng nhịp thỏ.

- Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ- giọng ngân nga thể hiện tâm trang ung dung thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.

2.Kỹ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài: Hững hờ, không đề, bương.

Hiểu nội dung: Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, bấp chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác (ở tù- bài Ngắm trăng; ở chiến khu, thời kì kháng chiến chống pháp gian khổ – bài Không đề). Từ đó, khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.

3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.

* BVMT: HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu

*TTHCM: HS thấy được tình yêu BH dành cho thiên nhiên, cuộc sống tinh thần lạc quan dù trong hoàn cảnh khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(8)

A. Bài cũ (5’)

+ Tìm những chi tiết cho thấy ở vương quốc nọ rất buồn?

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.Bác không chỉ là một chiến sĩ cách mạng mà còn là một nhà thơ lớn. Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, Người cũng thể hiện được phong thái ung dung, thư thái, hào hùng lạc quan. Hai bài thơ Ngắm trăng – Không đề hôm nay sẽ giúp các em thấy được điều đó.GV ghi đề.

*Bài Ngắm trăng a) Luyện đọc (6’)

- GV đọc diễn cảm bài thơ và nói xuất xứ:

Hơn một năm trời từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943, Bác Hồ bị giam cầm tại nhà lao của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Trong hoàn cảnh tù đầy Bác vẫn luôn lạc quan, vẫn hoà tâm hồn mình vào thiên nhiên. Và bài thơ ngắm trăng được ra đời trong hoàn cảnh đó.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài thơ 2 lần

- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm - GV đọc diễn cảm cả bài.

+ Toàn bài đọc với giọng ngân nga, thư thái.

b) Tìm hiểu bài (5’)

+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

+ Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?

*TTHCM: Bài thơ nói về điều gì về Bác Hồ?

- GV: Trong hoàn cảnh ngục tù, Bác vẫn say

- HS đọc truyện Vương quốc vắng nụ cười.

+ Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn,..

+ HS nêu nội dung chính của bài.

- HS lắng nghe.

- Tiếp nối nhau đọc từng câu - HS đọc từ khó.

+ HS luyện đọc câu thơ khó.

- HS đọc chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

+ Bác ngắm trăng qua cửa sổ nhà giam của nhà tù Tưởng Giới Thạch.

+ Đó là hình ảnh:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

+ Bài thơ nói về lòng yêu thiên nhiên, lòng lạc quan của Bác trong hoàn cảnh khó khăn.

(9)

mê ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tâm tình.

c) Đọc diễn cảm,HTL (giảm)

*Bài Không đề d) Luyện đọc (6’)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu

- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- yêu cầu HS đọc trong nhóm - Gọi 1 HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm cả bài.

*Cần đọc với giọng ngâm nga, thư thái, vui vẻ.

e) Tìm hiểu bài (5’)

+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

+ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác.

- GV: Giữa cảnh núi rừng Việt Bắc, Bác Hồ vẫn sống giản dị, yêu trẻ, yêu đời.

f) Đọc diễn cảm, HTL (giảm) Chính tả âm, vần (tuần 31) Bài 2

a) Tìm 3 trường hợp chỉ viết l không viết với n và ngược lại.

- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các nhóm.

- Cho các nhóm trình bày kết quả tìm từ.

- GV nhận xét + chốt lại những từ các nhóm

- Tiếp nối nhau đọc - HS đọc từ khó.

+ HS luyện đọc câu thơ khó.

- HS đọc chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc, lớp lắng nghe

+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Những từ ngữ cho biết điều đó:

đường non, rừng sâu quân đến.

* Đó là những hình ảnh: Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa quân đến, chim rừng tung bay.

Bàn xong việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng.

a. Trường hợp chỉ viết vào l, không viết với n: làm, lạch, lãi, lảng, làu, lẳng, lặp...

* Trường hợp chỉ viết với n, không viết với l: này, nãy, nằm, nấu, nêm, nếm, nến, nước..

- Lớp nhận xét.

(10)

tìm đúng Bài 3:

a) Cách tiến hành tương tự như câu a (BT2).

- Lời giải đúng: núi – lớn – Nam – năm – này.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác?

+ Liên hệ giáo dục

* BVMT: HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu

- GV nhận xét tiết học.

- HS chép những từ đúng vào vở.

- HS làm bài cá nhân.

Ý nghĩa: Trong mọi hoàn cảnh, Bác luôn lạc quan yêu đời, ung dung, thư thái khó khăn không nản lòng.

- HS nêu

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ.Thực hiện được bốn phép tínhvới số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên..

Bài tập cần làm bài 1a và bài 2, bài 4.

3.Thái độ: GD Hs Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5 - GV nhận xét

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1 : (6’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe.

- Tính giá trị của các biểu thức có chứa chữ.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

a). Với m = 952 ; n = 28 thì:

m + n = 952 + 28 = 980 m – n = 952 – 28 = 924

(11)

- GV chữa bài Bài 2: (6’)

- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trong bài, khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc.

Bài 3 : (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập

+ Để tính được nhanh, thuận tiện ra sẽ áp dụng những tính chất nào? Tại sao?

- HS làm bài

- Lần lượt HS lên bảng điền kết quả.

HS khác đối chiếu bài và nhận xét:

+ Cách làm đó thuận tiện chưa? Tại sao?

+ Em sử dụng tính chất nào để tính giá trị biểu thức đó?

c. GV: Sử dụng tính chất đã học (BT3 - tiết 2) để tính giá trị biểu thức được thuận tiện.

Bài 4:(7’)

- Gọi HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao

m  n = 952  28 = 26656 m : n = 952 : 28 = 34

b). Với m = 2006; n = 17 thì:

m + n = 2006 + 17 = 2032 m - n = 2006 - 17 = 2032 m x n = 2006 x 17 = 34102 m : n = 2006 : 17 = 118

- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

12054 : (15 + 67): 9700 : 100 + 36 x 12

= 12054 : 82 = 97 + 432

= 147 = 529

29150 136 x 201; (160 x 5 – 25 x 4) : 4

= 29150 –27336 = (800 – 100): 4

= 1814 = 700: 4 = 175 Tính bằng chác thuận tiện nhất:

- HS nêu - HS làm bài

a. 36 x (25 x 4) = 36 x 100 = 3600 18 : 9 x 24 = 48

(41 x 8) x (2 x 5) = 328 x 10 = 3280 b. 108 x (23 + 7) = 108 x 3 = 3240 215 x (85 + 14) = 215 x 100 = 2150 (53 - 43 x 128 = 10 x 128 = 128 - HS trả lời

- 1 HS đọc thành tiếng, các HS khác đọc thầm trong SGK.

+ Trong hai tuần, trung bình cửa hàng mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải?

+ Chúng ta phải biết:

 Tổng số mét vải bán trong hai tuần.

(12)

nhiêu mét vải chúng ta phải biết được gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

+ Bài tập ôn kiến thức nào? Cách tìm TBC của 1 số.

Bài 5:(7’)

- Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt.

+Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biết số tiền lúc đầu, cần phải biết những gì? Điều kiện nào đã biết, cần tìm?

- HS làm bài. 1 HS lên bảng giải bài tập

- HS đối chiếu bài và nhận xét:

+ Tại sao tìm được số tiền mua bánh và sữa?

+ Bài toán ôn những kiến thức nào?

C. Củng cố- Dặn dò: (3’) - GV củng cố bài học.

- GV nhận xét giờ học.

 Tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

Bài giải

Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:

319 + 76 = 395 (m)

Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là 319 + 395 = 714 (m)

Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:

7  2 = 14 (ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

714 : 14 = 51 (m) Đáp số: 51 m vải - HS thực hiện theo yêu cầu

Bài giải

Số tiền mua 2 hộp bánh là 24000 x 2 = 48000 (đồng).

Số tiền mua 6 hộp sữa là:

9800 x 6 = 58800(đồng).

Số tiền mua cả bánh và sữa là:

48000 + 58800 = 106800(đồng).

Số tiền lúc đầu mẹ có là:

106800 + 93200 = 200 000(đồng).

Đáp số: 200 000 đồng - HS trả lời

- HS lắng nghe LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Hiểu nghĩa từ lạc quan , yêu đời .

(13)

2.Kĩ năng : Biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn (BT4).

3.Hs yêu thích môn học . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Một số tờ giấy khổ rộng kẻ bảng nội dung các BT1, 2, 3.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

GV gọi HS lên bảng.

- GV nhận xét . B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:1’

- Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về tinh thần lạc quan yêu đời, biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan trong hoàn cảnh khó khăn.

2. Tìm hiểu bài:(30’)

Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.

(8’)

- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:

Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT. (7’) - GV phát giấy cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT. (8’)

+ HS 1 nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước.

+ HS đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- Các nhóm làm vào giấy.

- Đại diên nhóm lên dán kết quả lên bảng.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- Các nhóm làm vào giấy.

- Đại diện nhóm lên dán kết quả lên bảng.

+ Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng” là: lạc quan, lạc thú

+ Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại”, “sai” là:lạc hậu, lạc điệu, lạc đề

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS làm bài Câu Luôn tin tưởng ở tương lai

tốt đẹp

Có triển vọng tốt đẹp

Tình hình đội tuyển rất lạc quan

+

Chú ấy sống rất lạc quan +

Lạc quan là liều thuốc bổ +

(14)

+ Yêu cầu HS làm VBT

+ HS đọc kết quả – GV nhận xét, kết luận

Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu của BT. (7’) + Yêu cầu HS làm VBT

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Yêu cầu HS về nhà HTL 2 câu tục ngữ ở BT4 + đặt 4  5 câu với các từ ở BT3.

- GV nhận xét tiết học.

+ Những từ trong đó quan có nghĩa là

“quan lại” là: quan quân

+ Những từ trong đó quan có nghĩa là

“nhìn, xem” là: lạc quan (lạc quan là cái nhìn vui, tươi sáng, không tối đen ảm đạm).

+ Những từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó” là: quan hệ, quan tâm.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

a). Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta: Gặp khó khăn là chuyện thường tình không nên buồn phiền, nản chí (cũng giống như dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh co, khúc rộng, khúc hẹp:

con người có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn …

b). câu tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”

khuyên con người phải luôn kiên trì nhẫn nại nhất định sẽ thành công (giống như con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ).

- Lắng nghe, ghi nhớ

KỂ CHUYỆN KHÁT VỌNG SỐNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp toàn bộ câu chuyện (BT2).

2. Kĩ năng: HS biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).

3.Thái độ: Giáo dục HS ý chí vươn lên, phấn đấu trong cuộc sống.

* GDMT: GD ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(15)

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

- Kiểm tra 2 HS . - GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Giắc Lơn- đơn là nhà văn Mĩ nổi tiếng.

Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm mà Khát vọng sống là một trong những tác phẩm rất thành công của ông. Câu chuyện hôm nay chúng ta kể là một trích đoạn trong tác phẩm Khát vọng sống.

2. Tìm hiểu bài: (25’) - GV kể lần 1:

- GV kể chuyện. Cần kể với giọng rõ ràng, thang thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ: dài đằng đẵng, nén đau, cái đói, cào xé ruột gan, chằm chằm, anh cố bình tĩnh, bò bằng hai tay …

GV kể lần 2:

- GV kể chuyện kết hợp với tranh (vừa kể vừa chỉ vào tranh)

 Tranh 1

(Đoạn 1). GV đưa tranh 1 lên bảng, vừa chỉ tranh vừa kể: “Giôn và Bin … mất hút”.

 Tranh 2

(Đoạn 2). GV đưa tranh 2 lên bảng, vừa chỉ tranh vừa kể.

 Đoạn 3: Cách tiến hành như tranh 1.

 Đoạn 4: Cách tiến hành như tranh 1.

 Đoạn 5: Cách tiến hành như tranh 1.

 Đoạn 6: Cách tiến hành như tranh 1.

a). HS kể chuyện.

b). Cho HS thi kể.

- GV nhận xét + khen nhóm, HS kể hay.

* GDMT: Câu chuyện muốn giáo dục chúng ta vượt qua mọi khó khăn khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên

- 2 HS kể lại cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được nghe, được đọc.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS vừa quan sát vừa nghe GV kể từng đoạn.

- HS kể chuyện trong nhóm (nhóm 3 hoặc nhóm 6). Nếu nhóm 3 mỗi HS kể theo 2 tranh, nếu nhóm 6 mỗi em kể một tranh.

- Sau đó mỗi HS kể cả câu chuyện.

- 3 nhóm thi kể đoạn.

- 2 HS thi kể cả câu chuyện - Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi nhớ

(16)

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Em hãy nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhận xét tiết học .

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

* Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.

- HS lắng nghe và thực hiện

LỊCH SỬ ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức : - Hệ thống hoá những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang- Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang – Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc;

Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, Thời Hậu Lê, thời Nguyễn.

2.Kĩ năng : - Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu:

Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.

3.Thái độ :- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Băng thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong SGK phóng to.

- Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

- Cho HS đọc bài: “Kinh thành Huế”.

+ Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế?

+ Em biết thêm gì về thiên nhiên và con người ở Huế?

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4.

2. Tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Cá nhân:(10’)

- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian (được bịt kín phần nội dung).

- GV đặt câu hỏi ,Ví dụ:

+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?

+ Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng…

+ Huế có rất nhiều cảnh đẹp nên thơ:

sông hương thơ mộng…

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS dựa vào kiến thức đã học,làm theo yêu cầu của GV.

+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước.

(17)

+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào?

+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?

- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động2: Nhóm (10’)

- GV phát phiếu bài tập có ghi danh sách các nhân vật lịch sử:

+ Hùng Vương + An Dương Vương + Hai Bà Trưng + Ngô Quyền

+ Đinh Bộ Lĩnh + Lê Hoàn

+ Lý Thái Tổ + Lý Thường Kiệt + Trần Hưng Đạo + Lê Thánh Tông + Nguyễn Trãi + Nguyễn Huệ ……

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên (khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật lịch sử khác và kể về công lao của họ trong các giai đoạn lịch sử đã học ở lớp 4).

- GV cho đại diện HS lên trình bày phần tóm tắt của nhóm mình. GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 3: Cả lớp (10’)

- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa có đề cập trong SGK như:

+ Lăng Hùng Vương + Thành Cổ Loa + Sông Bạch Đằng + Động Hoa Lư

+ Thành Thăng Long + Tượng Phật A- di- đà…

- GV yêu cầu một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa đó (động viên HS bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập đến).

- GV nhận xét, kết luận.

C. Củng cố - Dặn dò: (5’)

- Gọi một số em trình bày tiến trình lịch sử vào sơ đồ.

- GV khái quát một số nét chính của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang đến nhà Nguyễn.

- Nhận xét tiết học

+ Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 + Hùng Vương và An Dương Vương.

- HS nhận xét ,bổ sung.

- HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt vào trong phiếu bài tập.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.

- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.

- HS cả lớp lên điền.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe và ghi nhớ ĐỊA LÍ

ÔN TẬP HỌC KÌ II

(18)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học ở phần Địa lí dân cư và địa lí các ngành kinh tế

2.Kĩ năng : - HS biết chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan xi - Păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải Miền Trung, cá cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.

3.Thái độ : Hs yêu thích môn học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lý TN Việt Nam, bảng phụ, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

+ Nêu dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản?

+ Nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: "Ôn tập" - tiết 1.

2. Hướng dẫn ôn tập.

1. Hoạt động 1(5’)

- GV nêu những bài cần ôn tập Bài: 21; 24; 25;

2. Hoạt động 2 (15’) GV nêu câu hỏi Bài 21

+ Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố HCM?

+ Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn?

+ Kể tên một số trường Đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TP HCM?

Bài 24

Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng

- HS trả lời

HS mở sgk

HS trả lời

+ Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,…

+ Nơi nay tập trung các ngành công nghiệp, hoạt động thong mại cũng rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sân Nhất và cảng Sài Gòn lớn vào bậc nhất nước ta.

+ Có nhiều viện nghiên cứu, trường đaih học, có nhiều rạp hát, rạp chiếu phim, có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn…

+ Trường đại học luật, đại học sư phạm, khu vui chơi giải trí, Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên…

Có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm phá, mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và

(19)

bằng duyên hải Miền Trung?

Bài 25

Nêu các nghề trồng trọt, chăn nuôi và các ngành khác?

3. Hoạt động 3: (10’) GV cho HS ôn lại C. Củng cố (5’)

- GV nhắc lại một số nội dung đã ôn - Xem lại bài và chuẩn bị ôn tiếp các bài: 26,27,29

bão.

Trồng trọt

Chăn nuôi

Nuôi trồng đánh bắt thủy sản

Ngành khác

- Mía - Lúa

- Gia súc - Tôm - Cá

- Muối

HS ôn lại những bài đã ôn

Ngày soạn: 7/06/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 06 năm 2020 TOÁN

ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột.

2. Kĩ năng: HS Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. Bài tập cần làm bài 2, bài 3.

3.Thái độ: Gd HS Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Các biểu đồ trang 164, 165, 166 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài 5.

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học này các em sẽ cùng ôn tập về đọc, phân tích và xử lí các số liệu của biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.

2. Hướng dẫn ôn tập(30’) Bài 1 (10’)

- HS đọc yêu cầu quan sát biểu đồ, nhận xét.

+ Biểu đồ cho biết những gì?

- HS làm bài theo nhóm đôi. 1 HS lên

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe.

Dựa vào biểu đồ, trả lời câu hỏi: Số hình của bốn tổ đã cắt được.

a. Cả 4 tổ: 16 hình: + 4 hình tam giác.

+ 7 hình vuông

(20)

bảng điền kết quả.

- Lớp và giáo viên nhận xét.

+ Tổng số hình của 4 tổ? Cách tìm?

+ Để tìm ra câu trả lời so sánh số lượng hình của mỗi tổ, em làm như thế nào?

+ Bài ôn tập những gì?

Bài 2: Treo hình và tiến hành tương tự như bài tập 1. (10’)

Bài 3: GV treo biểu đồ, yêu cầu HS đọc biểu đồ, đọc kĩ câu hỏi và làm bài vào vở. (10’)

- GV chữa bài, nhận xét C. Củng cố- Dặn dò (5’)

- GV tổng kết nội dung bài học.

+ Nhận xét tiết học

+ 5 hình chữ nhật

b. Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 là 1 hình vuông, nhưng ít hơn tổ 2 là 1 hình vuông chữ nhật

- HS trả lời

- HS trả lời miệng câu a, làm câu b vào vở.

a. Diện tích thành phố Hà Nội là 921 km2 Diện tích thành phố Đà Nẵng là 1255 km2 Diện tích thành phố Hồ Chí Minh là 2095 km2

b) Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội số ki- lô- mét là:

1255 – 921 = 334 (km2)

Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh số ki- lô- mét là:

2095 – 1255 = 840 (km2)

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a. Trong tháng 12, cửa hàng bán được số mét vải hoa là:

50  42 = 2100 (m)

b). Trong tháng 12 cửa hàng bán được số cuộn vải là:

42 + 50 + 37 = 129 (cuộn)

Trong tháng 12 cửa hàng bán được số mét vải là:

50  129 = 6450 (m)

Đáp số a : 2100m vải hoa b : 6450m vải

- HS lắng nghe

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu

(21)

- Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1); bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình (BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích.

II. Đồ dùng dạy học

- Ảnh con tê tê trong SGK và tranh ảnh một số con vật.

- Ba bốn tờ giấy khổ rộng.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ

- GV kiểm tra 2 HS . - GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

Các em đã được học về cách viết đoạn văn ở các tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại kiến thức về đoạn văn, các em sẽ thực hành viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật.

2. Tìm hiểu bài:

Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu BT1.

- Cho HS quan sát ảnh con tê tê đã phóng to (hoặc quan sát trong SGK).

+ Bài văn gồm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?

- GV nhận xét và chốt lại:

b) Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê

- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết TLV trước.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp quan sát ảnh.

+ Bài văn gồm 6 đoạn.

+ Đ1: Từ đầu … thủng núi: Giới thiệu chung về con tê tê.

+ Đ2: Từ bộ vẩy … chổm đuôi: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.

+ Đ3: Từ Tê tê săn mời … mới thôi: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê và cách tê tê săn mồi.

+ Đ4: Từ Đặc biệt nhất … lòng đất: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.

+ Đ5: Từ Tuy vậy … miệng lỗ: Miêu tả nhược điểm của tê tê.

+ Đ6: Còn lại: Tê tê là con vật có ích, cần bảo vệ nó.

+ Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân. Đặc biệt

(22)

tê?

c) Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát những hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ.

- GV nhận xét + chốt lại:

Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu BT2.

- Cho HS làm việc. GV cho HS quan sát một số tranh ảnh + nhắc HS không viết lại đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước.

- Cho HS trình bày kết quả làm bài.

- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.

Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

- Gv nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.

C. Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.

- GV nhận xét tiết học

tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất hay: rất giống vẩy cá gáy …

+Những chi tiết cho thấy tác giả miêu tả tỉ mỉ.

+ Miêu tả cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài … xấu số”.

+ Miêu tả cách tê tê đào đất: “Khi đào đất, nó díu đầu xuống … lòng đất”.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS quan sát tranh hoặc nhớ lại những gì đã quan sát được về ngoại hình con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài.

- HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS quan sát tranh hoặc nhớ lại những gì đã quan sát được về hoạt động con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài.

- HS lần lượt đọc đoạn văn.

Bài văn tham khảo:

Chú chó nhà em rất đáng yêu. Nó đỏng đảnh lắm. Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn. Nó ăn từ ngoài vào trong rất gọn gàng, ít khi làm đổ ra đất. Ban ngày nó lim dim giả vờ ngủ. Ai đi qua hay có bất kì tiếng động nào là chú ta mở choàng mắt ra dáo dác nhìn quanh. Khi em chơi bóng ngoài đường, chú ta lại gần, lấy chân khều khều vào chân em, lấy lưỡi liếm nhẹ vào chân em, như muốn gọi em về.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe và thực hiện KĨ THUẬT

LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN I .MỤC TIÊU :

(23)

- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn .

- Lắp ghép được một mô hình tự chọn . Mô hình lắp tương đối chắc chắn , sử dụng được

Với HS khéo tay :

- Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn . Mơ hình lắp chắc chắn , sử dụng được II .CHUẨN BỊ :

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ lắp ô tô tải

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài Ghi bảng b .Hướng dẫn

Hoạt động 1 :

- Hs chọn mô hình lắp ghép

- GV cho Hs tự chọn mô hình lắp ghép Hoạt động 2 :

- Chọn và kiểm tra các chi tiết .

Hoạt động 3 :

- Hs thực hành lắp mô hình đã chọn . a ) Lắp từng bộ phận

b ) lắp ráp mô hình hoàn chỉnh Hoạt động 4 :

- Đánh giá kết quả học tập .

- Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành :

+ Lắp đươc mô hình tự chọn

+ Lắp đúng kĩ thuật , đúng quy trình + Lắp được mô hình chắc chắn , không bị

- Hát

- 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ.

- Hs quan sát nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm .

- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ

- Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp .

- HS thực hành lắp ráp

- HS trưng bày sản phẩm thực hành xong

- Hs dựa vào tiêu chí trên để đánh giá

(24)

xộc xệch .

- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập qua sản phẩm của HS .

- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp

4. CỦNG CỐ –DĂN DÒ

- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau .

sản phẩm của mình và của bạn

TẬP ĐỌC

CON CHIM CHIỀN CHIỆN I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức : - Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.

2.Kĩ năng : - Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống. (T/lời câu hỏi trong bài)

3.Thái độ :- HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:1’

- Hình ảnh cánh chim bay lượn giữa trời cao là hình ảnh luôn xuất hiện trong thơ ca. Tác giả Huy Cận với bài thơ Con chim chiền chiện hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình, ấm no hạnh phúc.

2. Luyện đọc. 12’

- GV hoặc HS chia khổ thơ: 6 khổ.

- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1.

Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- HS đọc bài Vương quốc vắng nụ cười.

+ Ở xung quanh cậu:Ở nhà vua – quên lau miệng, bên mép vẫn dính hạt cơm;…

+ HS nêu bài học.

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ (đọc 3 lượt) - HS đọc từ khó.

- HS luyện đọc câu thơ khó - Tiếp nối nhau đọc lần 2.

(25)

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- Yêu cầu đọc trong nhóm - GV đọc diễn cảm cả bài.

+ Cần đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi.

+ Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, chan chứa.

3. Tìm hiểu bài:10’

+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh co chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?

+ Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện?

+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào?

4. Đọc diễn cảm:giảm tải Chính tả âm vần tuần 32

* Bài 2:

- GV chọn câu a hoặc câu b.

a). Điền vào chỗ trống.

- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.

- Cho HS thi dưới hình thức tiếp sức:

GV dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết mẫu chuyện có để ô trống.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Nêu nội dung bài học?

- HS đọc chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc thầm cả lượt.

+ Chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian cao rộng.

+ Lúc chim sà xuống cánh đồng, lúc chim vút lên cao. “Chim bay, chim sà …” “bay vút”, “cao vút”, “bay cao”, “cao hoài”, “cao vợi” …

+ Những câu thơ là:

 Khúc hát ngọt ngào

 Tiếng hót long lanh. Như cành sương chói

 Chim ơi, chim nói. Chuyện chi, chuyện chi?

 Tiếng ngọc, trong veo. Chim reo từng chuỗi

 Đồng quê chan chứa. Những lời chim ca

 Chỉ còn tiếng hót, Làm xanh da trời

+ Gợi cho em về cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.

- Làm cho em thấy hạnh phúc tự do.

- Làm cho em thấy yêu hơn cuộc sống, yêu hơn con người.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- 3 nhóm lên thi tiếp sức.

+ Kết quả: Các chữ cần điền là: sao – sau – xứ – sức – xin – sự.

- HS chép lời giải đúng vào vở.

Nội dung: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao

(26)

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

rộng, thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc, cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.

Ngày soạn: 8/ 6/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 6 năm 2020 TOÁN

ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Giúp H ôn tập, củng cố khái niệm phân số; so sánh, rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.

2. Kỹ năng: - HS có kĩ năng tính toán nhanh chính xác 3. Thái độ: - Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình vẽ trong bài tập 1 vẽ sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.

III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập 3 tiết 158.

- GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập một số kiến thức đã học về phân số.

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1 (6’)

- Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và tìm hình đã được tô màu 5

2

hình.

- Yêu cầu HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các hình còn lại.

- GV nhận xét câu trả lời của HS . Bài 2(6’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vở ôly.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe.

- Hình 3 đã tô màu 5

2

hình.

 Hình 1 đã tô màu 5

1

hình.

 Hình 2 đã tô màu 5

3

hình.

 Hình 4 đã tô màu 2

6 hình.

- HS đọc - HS tự làm vở - Trình bày kết quả.

(27)

- Gọi HS làm bảng, giải thích cách làm.

- Nhận xét Bài 3: (6’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi:

Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét

Bài 4: (6’)

- Yêu cầu HS nêu cách quy đồng hai phân số, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài Bài 5 (6’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1.

+ Hãy so sánh hai phân số 3

1

; 1 6 với nhau.

12 2 18 3

; ;

18 3 24 4

4 1 20 4 60 5

; ; 5;

40 10 35 7 12 1

 

   

- Nhận xét, chữa bài.

- HS thực hiện theo yêu cầu

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

12

18=12:6 18:6=2

3 4

40= 4 : 4 40 : 4= 1

10 18

24=18 :6 24 :6=3

4

- HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau..

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

a). 5

2

3

7

5 2

= 2×7 5×7 =

14 35 ;

3 7 =

3×5 7×5 =

15 35 b).

4 15

6 45 4

15 = 4×3 15×3 =

12

45 ; Giữ nguyên 6 45 - HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.

- Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần + Phân số bé hơn 1 là 3

1

; 1 6 + Phân số lớn hơn 1 là

5 2 ; 2

3

+ Hai phân số cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.

(28)

+ Hãy so sánh hai phân số 5 2 ; 2

3

với nhau.

C. Củng cố- Dặn dò (5’)

- GV tổng kết nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học

Vậy 3

1

>

1 6

+ Hai phân số cùng mẫu số nên phân số có tử số bé hơn thì bé hơn, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

Vậy 5

2 > 2

3

. Ta có :

1 6 ; 3

1

; 2

3

; 5 2

- HS lắng nghe, ghi nhớ ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T2) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.

2.Kĩ Năng : - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

3.Thái độ : - Hs yêu thích môn học .

* Giảm tải: (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)

* TKNL: - Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường: duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.

*GD BVMT: - Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS

*TT HCM: Cần kiệm liêm chính II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

- Phiếu giao việc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5’)

+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

- Nhận xét.

B. Bài mới

+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người: Diện tích đất trồng trọt bị xói mòn, thiếu lương thực,…

+ HS đọc bài học.

(29)

1. Giới thiệu bài:

“Bảo vệ môi trường”. GV ghi đề.

2. Hướng dẫn thực hành

Hoạt động 1: Tập làm “Nhà tiên tri”:

(Bài tập 2- SGK/44- 45) (8’)

- GV chia HS thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người.

- GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng:

*BVMT: Chúng ta cần làm gì để môi trường không bị hủy hoại?

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em:

(Bài tập 3- SGK/45) (7’) - GV nêu yêu cầu bài tập 3.

Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: (tán thành, hoặc không tán thành)

- GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.

- GV kết luận về đáp án đúng:

* TKNL: - Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường: duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Lắng nghe

- HS thảo luận và giải quyết.

- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.

a/ Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.

b/ Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.

c/ Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ …

d/ Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.

đ/ Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn) e/ Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.

- HS nêu theo ý hiểu

- HS làm việc theo từng đôi.

- HS thảo luận ý kiến.

a/ Không tán thành b/ Không tán thành c/ Tán thành

d/ Tán thành đ/ Tán thành

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, ghi nhớ

(30)

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống:

(Bài tập 4- SGK/45) (7’)

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

Vì sao?

- GV nhận xét xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí

Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”:

(8’)

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm / phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.

Nhóm 2: Tương tự đối với môi trường trường học.

Nhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học.

- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.

Kết luận chung:

- GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.

- GV mời 1 vài em đọc to phần Ghi nhớ (SGK/44)

C. Củng cố - Dặn dò:(5’)

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

*TTHCM: Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên cũng là làm theo tấm gương đạo đức HCM...

+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Dành cho địa phương”

+ Nhận xét tiết học.

- Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.

- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai) a/ Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.

b/ Đề nghị giảm âm thanh.

c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.

- Từng nhóm HS thảo luận.

- Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

+ HS đọc bài học.

- HS cả lớp thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giúp hs: nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước(BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn(BT2); bước đầu

- Nhận biết được: Đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật ,đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn

Đuôi Bộ

In trên nền là hình những bông hoa màu vàng, đỏ rất đẹp, bút nét thanh nét đậm giúp cho việc luyện chữ đẹp của em trong các tiết luyện viết, chính tả, giúp bài viết

Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó.... Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và

Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hôø.?. Khi kiếm ăn

- Nhận biết những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu

- Giúp hs nắm được kiến thức viết đoạn trong bài văn miêu tả con vật - Giúp hs có kỹ năng viết đoạn văn miêu tả trong bài văn miêu tả con vật II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC