• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 (08/6 – 12/6/2020)

NS: 31/5/2020

NG: Thứ hai ngày 08 tháng 6 năm 2020

Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TT) I. MỤC TIÊU

- KT: Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số); biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số; biết so sánh số tự nhiên.

- KN: Rèn cho HS kĩ năng tính toán thành thạo - TĐ: HS yêu thích môn học.

II. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ: 5’

- Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà

- GV nhận xét 2. Bài mới

*HĐ 1: Giới thiệu bài 1’

*HĐ 2: Thực hành 27’

Bài tập 1: Củng cố kĩ thuật tính nhân, chia (đặt tính, thực hiện phép tính)

Bài tập 2:

- Y/c HS nêu lại quy tắc tìm “một thừa số chưa biết”, “số bị chia chưa biết”

Bài tập 3: Dành cho HS tiếp thu tốt - Củng cố tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, tính chất nhân với 1, tính chất một số nhân với một tổng …; đồng thời củng cố về biểu thức chứa chữ.

- Khi chữa bài, y/c HS phát biểu bằng lời các tính chất (tương ứng với các phần trong bài)

Bài tập 4:

- Củng cố về nhân (chia) nhẩm với 10, 100, 1000; nhân nhẩm với 11; … so sánh hai số tự nhiên.

Bài tập 5:

- Y/c HS tự đọc đề & tự làm bài

- HS sửa bài - HS nhận xét

- HS nhắc lại cách đặt tính và tính - HS làm bài cá nhân trên BC - HS nêu

- HS làm bài

- HS nêu y/c của bài và làm bài

32 x 11 ; 12300 : 1 00 ; 123 000 : 1 000

- HS làm bài - HS sửa bài Bài giải

Số lít xăng đó cần để ô tô đi được quãng đường dài 180km là:

180 : 12 = 15 (l)

Số tiền mua xăng để ô tô đi dược quãng đường dài 180km là:

7500 x 15 = 112 500 (đồng)

(2)

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GV củng cố lại bài

- CB bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên. - Nhận xét tiết học.

Đáp số :112 500 đồng.

--- Tập đọc: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I. MỤC TIÊU

- KT: HS đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả. Hiểu ND : Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

- KN: Rèn cho HS kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.

- TĐ: GDHS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng viết sẵn các từ, câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HĐ DẠY – HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. KTBC. 3’ Con chuồn chuồn nước - GV y/c 2 - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về ND bài đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1) Giới thiệu bài:

2) HD HS luyện đọc: 10’

- Gọi HS đọc toàn bài

- HD chia đoạn (cả hai phần).

- Gọi HS đọc tiếp nối lần 1 - GV rút ra từ khó

- Gọi HS đọc tiếp nối lần 2

- GV y/c HS luyện đọc theo nhóm 2 - GV y/c HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc

- GV đọc diễn cảm cả bài 3) Tìm hiểu bài 10’

- GV y/c HS đọc thầm các đoạn để TLCH:

*Phần 1.

+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn chán?

+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?

+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?

- Học sinh thực hiện

- Cả lớp theo dõi - 1 học sinh đọc cả bài - Hs đánh dấu đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn trong bài

- HS đọc phần Chú giải - HS đọc theo nhóm đôi

- HS theo dõi

- HS thực hiện theo cặp đôi

+ Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, ...

+ Vì cư dân ở đó không ai biết cười.

+ Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt.

(3)

+ Kết quả ra sao?

+ Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này? Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?

- GV nhận xét & chốt ý: C/s ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười...

*Phần 2:

+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?

+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười?

+ Vậy bí mật của tiếng cười là gì?

+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?

- Y/c HS nêu nội dung, ý nghĩa.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

- Y/c HS nêu lại nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc

- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn – CB bài thơ: Con chim chiền chiện

- Nhận xét tiết học.

+ Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội...

+ Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường. Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.

- Hs lắng nghe

+ Ở nhà vua ; Ở quan coi vườn ngự uyển; Ở chính mình - bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút.

+ Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với hoàn cảnh xung quanh...

+ Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ ...

+ Tiếng cười làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe .

* Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

- 2 HS nêu lại

- Cả lớp chú ý theo dõi

---

Luyện từ và câu: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU I. MỤC TIÊU

- Hiểu tác dụng và đặc điểm của TrN chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?- ND ghi nhớ).

- Nhận diện được TrN chỉ thời gian trong câu(BT1, mục III);bước đầu nhận biết thêm được TrN cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a ở BT2.

II. CHUẨN BỊ: Bảng viết sẵn câu văn ở BT1 (phần Nhận xét), 2 băng giấy - mỗi băng giấy ghi 1 đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập).

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ: 5’ Thêm TrN chỉ nơi chốn cho câu - GV kiểm tra

- GV nhận xét & đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài 1’

- 1 HS nói lại ND cần ghi nhớ.

- 1 HS đặt 2 câu có TrN chỉ nơi chốn - HS nhận xét

(4)

b. Hình thành khái niệm 10’

Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1, 2:

- GV y/c HS đọc nội dung bài tập 1, 2

- GV kết luận, chốt lại ý đúng: Bộ phận TrN Đúng lúc đó bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.

Bài tập 3:

- GV giúp HS nhận xét, rút ra kết luận

Bước 2: Ghi nhớ kiến thức 5’

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ c. Hướng dẫn luyện tập 11’

Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV dán bảng 2 băng giấy, mời 2 HS lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV lưu ý HS về trình tự làm bài: đọc kĩ mỗi đoạn văn, chỉ ra những câu văn thiếu TrN trong đoạn. Sau đó, viết lại câu bằng cách thêm vào câu 1 trong 2 TrN đã cho sẵn để đoạn văn được mạch lạc. Chú ý viết hoa đúng quy định.

- GV dán bảng 2 băng giấy, mời 2 HS lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Y/c HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài;

tự đặt 2 câu có TrN chỉ thời gian.

- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. - Nhận xét tiết học

- HS đọc y/c của bài tập - HS phát biểu ý kiến.

- HS đọc y/c của bài tập.

- HS làm bài cá nhân - HS phát biểu ý kiến.

- 3 - 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK

- HS đọc yêu cầu của bài tập - 2 HS lên bảng làm bài – gạch dưới bộ phận TrN chỉ thời gian trong câu.

- Cả lớp cùng nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng.

- HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm việc cá nhân vào vở

- 2 HS lên bảng làm bài – gạch dưới bộ phận TrN chỉ thời gian trong câu.

- Cả lớp cùng nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

--- Khoa học : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU

1. KT: Biết mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.

(5)

2. KN: Khả năng phán đoán, giải thích một số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

3. TĐ: Hs tích cực học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh họa trang 138 SGK và câu hỏi 23, phô tô cho từng nhóm HS. Giấy A4.Thẻ có ghi sẵn một số chất dinh dưỡng và loại thức ăn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định

2. KTBC

- Gọi 2 HS lên bảng vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích.

- Gọi 2 HS dưới lớp trả lời câu hỏi.

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ?

+ Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất ?

- Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS 3.Tiết mới

*Giới thiệu Tiết:

- Để chuẩn bị tốt cho Tiết kiểm tra cuối năm và chúng thức ăn có thêm những kiến thức khoa học trong cuộc sống, Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về nội dung vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.

 Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng

- Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

- Phát phiếu cho từng nhóm.

- Yêu cầu nhóm trưởng đọc nội dung câu hỏi, các thành viên trong nhóm xung phong trả lời, nhận xét, thư ký ghi lại câu trả lời của các bạn.

- Gọi các nhóm HS lên thi.

- 1 Hs trong lớp đọc câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước, nhóm đó được quyền trả lời.

Trả lời đúng, được bốc thăm một phần thưởng.

Hát

-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

-HS trả lời.

- 4 HS làm việc trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và GV.

-Đại diện của 3 nhóm lên thi.

- Câu trả lời đúng là:

1) Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy vào khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô- xi, hơi nước, các chất khoáng khác.

2) Trong quá trình trao đổi chất của cây. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây.

(6)

- GV thu phiếu thảo luận của từng nhóm.

- Nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm.

- Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, đúng.

- Kết luận về câu trả lời đúng.

Hoạt động 2: Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

- Yêu cầu: Nhóm trưởng đọc câu hỏi, các thành viên trong nhóm cùng lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao.

GV đi giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

- Gọi HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.

-Nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng.

1 – b. Vì xung quanh mọi vật đều có không khí. Trong không khí có chứa hơi nước sẽ làm cho nước lạnh đi ngay. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành nước. Do đó khi thức ăn sờ vào ngoài thành cốc thấy ướt.

- Đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh ?

- Gọi HS nêu phương án, GV ghi nhanh lên bảng.

Thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lân các bộ phận của cây.

Lá làm nhiệm vụ dùng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hấp thụ khí các- bô-níc để tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.

3) Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật.

-Hoạt động trong nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, điều khiển của nhóm trưởng.

- Đại diện của 2 nhóm lên trình bày.

Câu trả lời đúng là:

2 –b. Vì trong không khí có chứa ô-xi cần cho sự cháy, khi cây nến cháy sẽ tiêu hao một lượng khí ô- xi, khi thức ăn úp cốc lên cây nến đang cháy, cây nến sẽ cháy yếu dần và đến khi lượng khí ô-xi trong cốc hết đi thì cây nến tắt hẳn. Khi úp cốc vào ngọn nến, không khí không được lưu thông, khí ô-xi không được cung cấp nên nến tắt.

-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau nêu ý tưởng làm cho cốc nước nguội nhanh.

-Các ý tưởng:

+Đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh.

+Thổi cho nước nguội.

+Rót nước vào cốc to hơn để nước bốc hơi nhanh hơn.

+Để cốc nước ra trước gió.

(7)

-Kết luận: Các phương án mà các em nêu ra đều đúng, nhưng trong mọi nơi, mọi lúc thì phương án đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh là tối ưu nhất vì nếu nơi không có tủ lạnh thì làm sao chúng ta có đá hoặc để cốc nước vào được. Khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh, cốc nước đã truyền nhiệt sang cho chậu nước. Cốc nước tỏa nhiệt nên nguội đi rất nhanh.

Hoạt động 3: Trò chơi: Chiếc thẻ dinh dưỡng

Cách tiến hành:

-GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 thành viên tham gia thi.

-Trên bảng GV dán sẵn 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời có ghi tên các loại thức ăn. Trong vòng 1 phút các đội tham gia chơi hãy ghép tên của thức ăn vào tấm thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cứ 1 thành viên cầm thẻ chạy đi ghép xong chạy về chỗ thì thành viên khác mới được xuất phát. Mỗi lần ghép chỉ được ghép một tấm thẻ. Mỗi miếng ghép đúng tính 10 điểm.

-Nhận xét, tổng kết trò chơi

Hoạt động 4: Thi nói về: Vai trò của nước, không khí trong đời sống

Cách tiến hành:

- GV cho HS tham gia chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.

- Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lơi. Câu trả lời đúng tính 5 điểm. Khi trả lời đúng mới có quyền hỏi lại.

- GV gợi ý HS hỏi về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật.

- Nhận xét, tổng kết trò chơi.

- Gọi 2 HS trình bày lại vai trò của nước và không khí trong đời sống.

- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.

4.Củng cố, dặn dò

-Dặn HS về nhà học lại Tiết và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối năm.

-Nhận xét tiết học.

+Cho thêm đá vào cốc nước.

-Hs tham gia chơi

-Hs tham gia chơi

(8)

Lịch sử: KINH THÀNH HUẾ I. MỤC TIÊU

- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế :

+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.

+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành có 10 cửa chinh ra vào nằm giữa kinh thành là hoàn thành các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn năm 1993 Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bản đồ tự nhiên VN, tranh ảnh về kinh thành Huế.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ 3’

- Nêu k.q của việc nhà Nguyễn thành lập ? - Nhận xét, tuyên dương

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài 1’

b. Giảng bài 28’

*HĐ 1: Thảo luận nhóm.

Câu hỏi thảo luận

- Mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế?

- Thành có những gì?

- Giữa kinh thành có cái gì?

- GV kết luận

*HĐ 2: Làm việc cá nhân.

Cho hs đọc sgk phần còn lại.

- Kinh thành Huế như thế nào so với ngày nay?

- Huế được công nhận như thế nào?

- HS nêu.

* HS đọc sgk từ đầu công trình kiến trúc.

+ Nhà Nguyễn huy động hàng chục vạn quân lính phục vụ việc xây dựng kinh thành Huế.

+ Những loại vật liệu như: đá, gỗ, vôi, gạch, ngói từ mọi miền đất nước đưa về đây.

+ Có 10 cửa chính ra vào, bên trên cửa thành xây các vọng gác mái uốn cong, cửa nam có cột cờ cao 37 m.

+ Giữa kinh thành Huế có hoàng thành, cửa chính vào hoàng thành là Ngọ môn.

* Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

* HS đọc sgk phần còn lại.

+ Được giữ nguyên vẹn như xưa. Giữ được những dấu tích của công trình lao động sáng tạo và tài hoa.

+ Ngày 11-12-1993 quần thể di tích cố đô Huế được Unisco công nhận là di sản văn hoá thế giới.

(9)

- Cho Hs xem tranh ảnh về kinh thành Huế

3. Củng cố, dặn dò 3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà học bài.

---

HĐNG: BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG Bài 8: BÁC HỒ THĂM XÓM NÚI

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được vẻ đẹp của Bác Hồ trong cuộc sống thường ngày, đó là sự quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, nhất là người già và trẻ nhỏ

- Biết yêu thương, chăm lo mọi người nhất là người già em nhỏ - Thực hiện mình vì mọi người

II. CHUẨN BỊ: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống III. NỘI DUNG

HĐ của GV HĐ của HS

1. Hoạt động 1 (10’)

- GV kể chuyện (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống/ trang 28)

+ Hãy kể lại vài việc Bác Hồ đã làm khi đến thăm xóm núi?

+ Khi làm các việc ấy, Bác còn nói những gì?

+ Tại sao Bác Hồ lại làm và nói tự nhiên được như thế?

+ Cuộc viếng thăm xóm núi của Bác đã có tác dụng như thế nào?

2. Hoạt động 2 (10’) GV cho HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi

- Câu chuyện đã gọi cho chúng ta những ý nghĩ gì về tấm lòng và cách ứng xử đối với trẻ em và người già của Bác

=> Kết luận: Bác Hồ luôn quan tâm chăm sóc mọi người nhất là người già và các em nhỏ.

3. Củng cố, dặn dò (3’)

? Tại sao chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ người già, em bé?

- Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe

- HS xung phong trả lời - Các bạn khác bổ sung

- Hoạt động nhóm

- Các nhóm thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác BS

- HS trả lời

--- NS: 01/6/2020

NG: Thứ ba ngày 09 tháng 6 năm 2020

Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TT) I. MỤC TIÊU

- KT: Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ ; Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên; Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.

- KN: Rèn cho HS kĩ năng tính toán thành thạo.

(10)

- TĐ: HS yêu thích môn học và biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.

II. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ : 5’

- Gọi HS chữa bài 1(163) - Nhận xét đánh giá 2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : Ghi bảng. 1’

b. HD HS ôn tập : 26’

*Bài 1/a (164) Làm phần a

- GV y/c HS nêu yêu cầu của bài - Cho HS làm bài

- GV củng cố về cách tính giá trị biểu thức chứa chữ.

*Bài 2 (164)

- GV cho HS nêu y/c của bài

- GV chữa bài. YC HS nêu thứ tự thực hiện phép tính ?

*Bài 3 (164)

- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu - Cho HS tự làm bài - HS chữa bài.

- GV nhận xét.

*Bài 4 (164)

- Gọi HS đọc đề - GV HD - YC HS làm bài.

- GVcho HS chữa bài.

- GV chốt kết quả.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS học ở nhà, CB bài sau.

- HS chữa bài.

- HS nhận xét.

- 1HS làm bảng ; HS lớp làm vở.

- HS làm bài

a) Với m = 952 ; n = 28 thì m + n = 952 + 28 = 980 m – n = 952 – 28 = 924 m x n = 952 x 28 = 26656 m : n = 952 : 28 = 34

- 4HS làm bảng ; HS lớp làm vở.

- HS đổi vở kiểm tra kết quả.

- 2HS làm bảng.

- HS lớp làm vở.

- Nêu các tính chất đã áp dụng để tính giá trị các biểu thức trong bài

- HS làm bảng ; HS lớp làm vở.

Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:

319 + 76 = 395 (m)

Cả 2 tuần cửa hàng bán được số mét vải là: 319 + 359 = 714 (m) Số ngày cửa hàng mở cửa trong 2 tuần là:

7 x 2 = 14 (ngày )

TB 1 ngày bán được số mét vải là:

714 : 14 = 51 (m) Đáp số : 51m - HS lắng nghe và ghi nhớ ---

Kể chuyện: KHÁT VỌNG SỐNG I. MỤC TIÊU

- KT: Dựa theo lời kể của GV & tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện Khát vọng sống, rõ ràng, đủ ý (BT1), bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện(BT3).

- KN: Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện.

(11)

- TĐ: HS yêu thích môn học.

*GDMT: GD ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.

II. KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân - Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét - Làm chủ bản thân: đảm nhân trách nhiệm

III. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ IV. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC 5’: Kể chuyện tiết trước 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài 1’

b. HS nghe kể chuyện 10’

Bước 1: GV kể lần 1

- GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ (giọng kể thong thả, rõ ràng; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả gian khổ, nguy hiểm trên đường đk, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn).

Bước 2: GV kể lần 2

- GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ

c. HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 17’

- Y/c HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Gọi các nhóm kể từng đoạn, toàn bộ truyện

- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất.

- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

* GDMTCâu chuyện muốn GD chúng ta vượt qua mọi khó khăn khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên

- 2 em

- HS nghe & giải nghĩa một số từ khó

- HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ

- HS thực hành kể chuyện trong nhóm.

Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- HS thi kể chuyện trước lớp

+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.

+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô & các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Cả lớp nhận xét về khả năng nhớ, hiểu truyện, về lời kể của mỗi bạn.

- HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.

- HS nêu.

(12)

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GVNX tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú.

- Y/c HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.

- Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe và ghi nhớ

--- NS: 02/6/2020

NG: Thứ tư ngày 10 tháng 6 năm 2020

Toán: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU

- KT: Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột.

- KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát

- TĐ: GD HS tính cẩn thận, chính xác trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ vẽ biểu đồ ở BT1.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ:5’ BT 2 tiết trước 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài:1’

b) Thực hành :27’

* Bài 1 :- Gọi HS nêu đề bài.

- GV treo bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ.

- YC HS quan sát biểu đồ trả lời câu hỏi

- Nhận xét bài làm học sinh.

* Bài 2 : Gọi HS nêu đề bài.

- YC HS tự trả lời các câu hỏi vào vở.

- GV gọi HS đọc biểu đồ và giải thích.

- Nhận xét bài làm học sinh.

* Bài 3 : Gọi HS nêu đề bài.

- YC HS thảo luận theo nhóm và làm vào vở.

- GV gọi các nhóm HS lên bảng tính.

- Nhận xét.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học bài và làm bài.

- 1 HS lên bảng tính.

- Nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS quan sát biểu đồ.

- Tiếp nối phát biểu.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS trao đổi trả lời các câu hỏi.

- Tiếp nối phát biểu.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Chia theo nhóm 4 HS thảo luận.

- Đại diện hai nhóm lên bảng thực hiện.

- Nhận xét bài bạn.

- Học sinh nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà học bài và làm bài tập.

--- Tập đọc: NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ I. MỤC TIÊU

- HS đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung.

(13)

- Hiểu ND (2 bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ. (trả lời các câu hỏi trong SGK, thuộc 1trong 2 bài thơ).

- HS yêu thích môn học.

* GDMT: HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu.

II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ. BP sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ: 3’ Vương quốc vắng nụ cười - GV y/c HS đọc bài theo cách phân vai

& trả lời các câu hỏi trong SGK.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: 30’

a. Giới thiệu bài

BÀI 1: NGẮM TRĂNG b. Hướng dẫn luyện đọc

- Gọi HS đọc nối tiếp mỗi em một lượt - Đọc theo cặp

- GV đọc bài

*HD tìm hiểu bài

- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

- GV nói thêm: Đây là nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.

- Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?

- Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?

GVKL:

*HD đọc diễn cảm & HTL bài thơ - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm & thi đọc diễn cảm bài thơ đồng thời chú ý nhịp thơ & từ ngữ cần nhấn giọng

BÀI 2: KHÔNG ĐỀ

*HD luyện đọc

- GV đọc diễn cảm bài thơ

- Giọng ngân nga, thư thái, vui vẻ.

- GV yêu cầu HS luyện đọc

*HD tìm hiểu bài

- Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong

- HS đọc bài theo cách phân vai - HS trả lời câu hỏi

- HS nhận xét

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ mỗi em đọc một lượt toàn bài.

- HS khác nghe, nhận xét - Lắng nghe

+ Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù.

+ Hình ảnh Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

+ Dự kiến: Em thấy Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn.

- Mỗi HS đọc tiếp nối nhau

- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp

- HS nhẩm HTL bài thơ.

- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- HS nghe

- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ – mỗi em đọc một lượt toàn bài.

- HS khác nghe, nhận xét

(14)

hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời

& phong thái ung dung của Bác?

=> GV: Qua lời tả của Bác, cảnh núi rừng chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu đời.

+ Em cảm nhận được nét đẹp gì qua bài thơ ?

GV: Qua bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được nét đẹp trong cs gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu.

c. HD HS làm BTCT tuần 31.

Bài tập 2b

- GV mời HS đọc y/c của bài tập 2b - GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3b:

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3b - GV phát phiếu cho HS làm bài

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

+ Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác Hồ?

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học

- CB bài: Con chim chiền chiện - Nhận xét tiết học

+ Bác sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp rất gian khổ; Những từ ngữ cho biết: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.

+ H/ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân đến việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

- HS trả lời

- HS đọc y/c của bài tập - Các nhóm thi đua làm bài

- Đại diện nhóm xong trước đọc k.q - Cả lớp nhận xét kết quả làm bài - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm bài cá nhân

- Cả lớp nhận xét kết quả làm bài - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng - HS trả lời

- HS lắng nghe và ghi nhớ

---

Tập là m vă n : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được: Đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật ,đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1), bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình (BT2), tả hoạt động (BT3) của con vật em yêu thích.

(15)

II. CHUẨN BỊ: Ảnh con tê tê trong SGK; Tranh ảnh một số con vật.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC: 3’ Đọc đoạn văn miêu tả con vật giờ trước.

2. Bài mới: 29’

a. Giới thiệu bài

b. Củng cố kiến thức về đoạn văn Bài tập 1:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

c. Viết đoạn văn Bài tập 2:

- GV y/c HS đọc nội dung bài tập

- GV KT HS đã quan sát trước một con vật theo lời dặn của thầy cô ra sao.

- GV giới thiệu tranh, ảnh một số con vật để HS tham khảo.

- GV nhắc HS:

+ Quan sát hình dáng bên ngoài của con vật mình yêu thích, viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật, chú ý chọn tả những đặc điểm riêng, nổi bật.

+ Không viết lặp lại đoạn văn tả con gà trống.

- GV phát giấy riêng cho vài HS.

- GV nhận xét, chữa mẫu, Bài tập 3:

- GV lưu ý HS:

+ Quan sát hoạt động của con vật mình yêu thích, viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật, chú ý chọn tả những đặc điểm lí thú.

+ Nên tả hoạt động của con vật em vừa tả ngoại hình của nó ở BT2.

- GV phát giấy riêng cho vài HS.

- GV nhận xét, chữa mẫu, 3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GV nhận xét tiết học. Y/c HS về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3, viết lại vào vở.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

- 2 em

-1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS quan sát ảnh minh họa con tê tê.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS sửa bài theo lời giải đúng.

- 1 HS đọc nội dung bài tập

- HS quan sát tranh

- HS viết đoạn văn.

- Một số HS đọc đoạn viết.

- 1 HS đọc nội dung bài tập - HS quan sát tranh

- HS viết đoạn văn.

- Một số HS đọc đoạn viết.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

---

(16)

Địa lý: ÔN TẬP HỌC KỲ 2 I. MỤC TIÊU

- Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên

+ Một số thành phố lớn.

+ Biển Đông các đảo và quần đảo chính ….

- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng

- Hệ thống tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, ĐBBắc Bộ, Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải niềm Trung; Tây Nguyên.

- Hệ thống một số HĐSX chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển đảo.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Phiếu học tập III. CÁC HĐ DẠY - HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta rất nhiều hải sản?

- Chỉ trên BĐ nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (30’)

*HĐ 1: Làm việc nhóm 4

- T/c cho Hs xác định các dãy núi chính, các ĐB và nêu đặc điểm của chúng trên phiếu học tập.

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày - Nhận xét, củng cố, tuyên dương.

*HĐ 2: Làm việc nhóm đôi

- GV treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập

Tên thành phố Đặc điểm tiêu biểu 1. Hà Nội

2. Hải Phòng 3. Huế

4 . Đà Nẵng 5. Đà Lạt 6. TP HCM 7. Cần Thơ

- Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học - HD Hs CB bài sau

-2 -3 HS trả lời

- Hs thực hiện

- 3 nhóm nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS điền các địa danh của câu 2 vào lược đồ khung của mình.

- HS lên điền các địa danh ở câu 2 vào bản đồ khung treo tường &

chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.

---

PHTN: MÁY BƠM NƯỚC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ I. MỤC TIÊU

(17)

- Hs biết được tác dụng của máy bơm nước trong cuộc sống; Hs nắm được các bước lắp ghép, vận hành máy bơm nước sử dụng năng lượng gió.

- Hs thực hành lắp nhanh, đúng quy trình.

- GD tính sáng tạo, ham thích khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bộ khoa học năng lượng, MTB III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định lớp (3’)

- Y/c hs ổn định theo nhóm và nhận bộ đồ dùng 2. Bài mới

a. Tìm hiểu công dụng của máy bơm nước sử dụng năng lượng gói (5’)

- GT về “Máy bơm nước sử dụng năng lượng gió” (Mở video 2.2 – Máy bơm nước…)

- Y/c Hs nêu tác dụng của máy bơm nước … b. HD Hs lắp ghép (25’)

- HD các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước bỏ vào khay phân loại, 1 học sinh lấy các chi tiết đã thu nhặt lắp ghép.

- HD Hs sử dụng sách HD lắp ghép và trên máy tính bảng.

c. Trình bày sản phẩm

- Y/c các nhóm lần lượt trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mô hình “máy bơm nước từ năng lượng gió”

- Gợi ý các nhóm có thể chụp lại các hoạt động trong giờ học và lưu trữ vào thư mục riêng của nhóm mình (hoặc lưu vào thẻ nhớ cá nhân).

- GV đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- Y/c Hs nhắc lại kiến thức ở bài học.

3. Tổng kết lớp học (3’)

- Y/c các nhóm sắp xếp lại đồ dùng.

- Nhận xét tiết học

- Các nhóm thực hiện

- Hs theo dõi, nêu ý kiến

- Các nhóm thực hiện

- Đại diện các nhóm báo cáo

--- NS: 03/6/2020

NG: Thứ năm ngày 11 tháng 6 năm 2020

TOÁN: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

- KT: Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.

- KN: Rèn cho HS kĩ năng so sánh và rút gọn PS, quy đồng mẫu số.

- GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.

II. ĐD DH: Các hình vẽ về phân số BT1 III. CÁC HĐ DẠY HỌC

(18)

HĐ của GV HĐ của HS 1. Bài cũ: 5’ BT 3 giờ trước

2. Bài mới a) Giới thiệu bài:1’

b) Thực hành:27’

Bài 1: Gọi HS nêu đề bài.

- GV treo các hình vẽ biểu thị PS - Y/c HS quan sát và nêu tên các phân số tương ứng ở mỗi hình vẽ.

- Y/c HS tự thực hiện vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 2: Y/c HS nêu đề bài.

- GV treo tia số đã vẽ sẵn lên bảng.

- YC HS tự thực hiện tính vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 3: Chọn 3 ý - Gọi HS nêu đề bài.

- YC HS nhắc lại cách rút gọn phân số.

- YC HS làm và chữa bài - Nhận xét chốt lời giải đúng Bài 4:

- Gọi HS nêu đề bài.

- GV nhắc HS cách quy đồng mẫu số các phân số.

- YC HS tự thực hiện tính vào vở.

- GV gọi HS lên bảng tính kết quả.

- Nhận xét HS.

Bài 5:

- Goi HS nêu đề bài.

- YC HS tự thực hiện tính vào vở.

- GV gọi HS lên bảng tính kết quả.

- Nhận xét chốt lời giải đúng 3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS quan sát hình vẽ.

- HS ở lớp làm vào vở, làm trên bảng:

Hình 1 Hình 2 Hình 3 + Hình 3 chỉ phân số

5 2

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS quan sát và nêu các phân số thích hợp.

- HS lên bảng thực hiện.

0 10 1

10 2

10 3

10 4

10 5

10 6

10 7

10 8

10 9 1 - Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- HS thực hiện vào vở.

- 2 HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Lắng nghe và thực hiện.

- 2 HS lên bảng tính.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Suy nghĩ và thực hiện vào vở.

- 1 HS lên bảng tính.

- Nhận xét bài bạn.

- Học sinh nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại

(19)

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học bài và làm bài.

--- Tập đọc: CON CHIM CHIỀN CHIỆN

I. MỤC TIÊU:- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống. (trả lời được các câu hỏi trang sách giáo khoa; thuộc hai, ba khổ thơ)

II. ĐD DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng viết sẵn các từ, đoạn trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HĐ DẠY – HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A) KTBC 3’: Y/c HS đọc bài Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)và trả lời câu hỏi về nội dung

- Nhận xét, tuyên dương.

B) Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. HD hS luyện đọc: 10’

- Gọi 1 HS đọc bài thơ

- HD HS chia bài thơ thành 6 khổ thơ (mỗi khổ thơ 4 dòng).

- Y/c hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng các khổ thơ trước lớp

- Cho HS đọc các từ ở phần Chú giải - Y/c HS luân phiên nhau đọc từng khổ thơ theo nhóm đôi

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

3. Tìm hiểu bài: 10’’

- Y/c hs đọc và trả lời câu hỏi:

+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? + Tìm những từ ngữ và chi tiết vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ?

+ Mỗi khổ thơ trong bài có ít nhất một câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện. Em hãy tìm những câu thơ đó ?

- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi

- Cả lớp chú ý theo dõi - HS thực hiện

- HS chia khổ thơ thành 6 khổ thơ - Hs nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ trong bài

- HS đọc phần Chú giải - HS đọc theo nhóm đôi

- Hs theo dõi - Hs đọc và trả lời:

+ Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng .

+ Con chim chiền chiện bay lượn rất tự do: Lúc sà xuống cánh đồng; Lúc vút lên cao.

+ Chim bay lượn tự do nên lòng chim vui nhiều, hót không biết mỏi

Khổ 1 : Khúc hát ngọt ngào.

Khổ 2 : Tiếng hót lonh lanh Như cành sương khói.

Khổ 6 : Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời.

(20)

+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác ntn ?

- Y/c HS nêu nội dung, ý nghĩa.

4. HD HS làm BTCT tuần 32 (10’) Bài tập 2:

- GV mời HS đọc y/c của bài tập 2

- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài, mời các nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.

C) Củng cố - dặn dò: 3’

- Gọi Hs đọc nối tiếp cả bài thơ - Nêu lại nội dung, ý nghĩa bài thơ - CB bài Tiếng cười là liều thuốc bổ - Nh.xét tiết học, biểu dương HS học tốt.

+ Cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc. Cuộc sống rất vui, rất hạnh phúc. Làm em thấy yêu cuộc sống, yêu những người xung quanh.

* H/ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, HP và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.

- HS đọc y/c của bài tập - Các nhóm thi đua làm bài

- Đại diện nhóm xong trước đọc kết quả

- Cả lớp nhận xét kết quả làm bài - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng - Hs thực hiện

- Cả lớp chú ý theo dõi

--- NS: 04/6/2020

NG: Thứ sáu ngày 12 tháng 6 năm 2020

Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

- Thực hiện được cộng, trừ phân số.

- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.

- GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.

II. ĐD DH: vở BT

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ :3’ BT2 2. Bài mới a) Giới thiệu bài:1’

b) Thực hành: 29’

Bài 1:- Gọi HS nêu đề bài.

- YC HS tự thực hiện vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 2: - Gọi HS nêu đề bài.

- YC nhắc lại cách cộng 2 phân số khác mẫu số, làm bài vào vở.

- GV gọi HS lên bảng tính.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 3: - Gọi HS nêu đề bài.

- YC HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị

- 2 HS lên bảng tính.

- Lắng nghe giới thiệu bài.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS ở lớp làm vào vở, làm trên bảng.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS nhắc lại.

- 2 HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- 2 HS đọc nhắc lại cách tìm thành

(21)

trừ, số trừ chưa biết, làm bài vào vở.

- GV gọi HS lên bảng tính.

- Nhận xét.

Bài 4 : - Gọi HS nêu đề bài.

- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề.

- YC HS tự thực hiện tính vào vở.

- GV gọi HS lên bảng tính kết quả.

- Nhận xét .

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học bài và làm bài.

phần chưa biết trong phép tính.

- HS thực hiện vào vở - 2HS lên bảng thực hiện - Nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Tiếp nối nhau phát biểu.

- 2 HS lên bảng tính.

- Nhận xét bài bạn.

- Học sinh nhắc lại nội dung bài.

- VN học bài và làm bài tập còn lại ---

Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I. MỤC TIÊU

- Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1), biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn (BT4).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Phiếu học tập.

III. CÁC HĐ DẠY – HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A) KTBC. 3’ - Y/c HS đặt vài câu có dùng TrN chỉ thời gian.

- Nhận xét tuyên dương B) Dạy bài mới:

1. GTB

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1 (tr.146): Gọi HS đọc y/c của bài tập

- Phát phiếu cho HS các nhóm trao đổi để tìm nghĩa của từ lạc quan.

- Mời đại diện nhóm trình bày k.q - Nhxét, bổ sung, chốt lại ý đúng Bài 4 (tr.146):

- Mời học sinh đọc y/c của bài tập - Y/c Hs thảo luận nhóm tìm ý nghĩa của 2 câu thành ngữ.

- Mời đại diện nhóm trình bày k.q - Nhận xét, bs, chốt lại ý đúng:

Sông có khúc, người có lúc.

Nghĩa đen: dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, con người có lúc sướng, lúc khổ.

- Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi

- HS đọc: Trong mỗi câu dưới đây, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào?

- HS các nhóm thảo luận, trao đổi tìm nghĩa của từ lạc quan.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài

- Hs đọc: Các câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì?

- Hs thảo luận nhóm tìm ý nghĩa của 2 câu thành ngữ

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài:

Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Nghĩa đen: Con kiến rất bé, mỗi lần tha chỉ 1 ít mồi, nhưng cứ tha mãi thì cũng đầy tổ.

Lời khuyên: Kiên trì nhẫn nại ắt thành công.

(22)

Lời khuyên: Gặp khó khăn không nên buồn, nản chí.

Bài 1 (tr.155) : Gọi 1 hs đọc đề bài a. Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì ?

b.Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào ?

c. Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào ?

d. Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi:Cảm thấy thế nào ? Là người thế nào ?

- HS thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các từ đó theo 4 nhóm, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả

- Nhận xét sửa chữa

Bài 2(tr.155): Gọi 1 hs đọc đề bài, hs tự làm bài nối tiếp nhau đọc kết quả

- Nhận xét sửa chữa C) Củng cố - dặn dò:

- Y/c HS đặt vài câu có từ lạc quan .

- CB bài: Thêm TrN cho câu - Nhận xét tiết học

- Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi - 1 hs đọc đề bài

+ Bọn trẻ làm gì ?

- Bọn trẻ đang vui chơi ngoài vườn hoa + Em cảm thấy thế nào ?

- Em cảm thấy rất vui thích + Chú Ba là người thế nào ?

- Chú Ba là người vui tính./ Chú Ba rất vui tính.

+ Em cảm thấy thế nào ? Em cảm thấy vui vẻ.

- Chú Ba là người thế nào ? Chú Ba là người vui vẻ.

- HS thảo luận nhóm

- 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả a) vui chơi, góp vui, mua vui

b) vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui

c. vui tính, vui nhộn, vui tươi d. vui vẻ

- 1 hs đọc đề bài

- hs tự làm bài nối tiếp nhau đọc kết quả

VD: Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.

- Hs thực hiện

---

Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

- KT: Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.

- KN: Thực hành viết mở bài & kết bài cho phần thân bài (HS đã viết) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.

- TĐ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ rộng III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ:3’ LT XD đoạn văn miêu tả con vật.

- GV kiểm tra 2 HS

- 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình con vật. 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật.

- HS nhận xét

(23)

- GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài 1’

b. Ôn lại kiến thức về các kiểu MB, KB Bài tập 1:5’

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập

- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài, kết bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

c. Thực hành viết đoạn MB, KB 22’

Bài tập 2:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập

- GV nhắc HS: các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài & tả hoạt động của con vật. Đó là 2 đoạn thuộc phần thân bài của bài văn. Cần viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn mở bài gắn kết với đoạn thân bài.

- GV phát phiếu cho một số HS.

- GV nhận xét Bài tập 3:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập - GV nhắc HS:

+ Đọc thầm lại các phần đã hoàn thành của bài văn (phần mở bài; phần thân bài).

+ Viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn tả con vật.

- GV phát phiếu cho một số HS.

- GV nhận xét

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.

- Y/c HS về nhà sửa chữa, viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.

- Chuẩn bị bài: Miêu tả con vật (kiểm tra viết).

- 1 HS đọc nội dung bài tập.

- HS nhắc lại kiến thức đã học.

- HS đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài theo nhóm đôi - HS phát biểu ý kiến.

- HS sửa bài theo lời giải đúng.

- HS đọc yêu cầu.

- HS viết đoạn mở bài vào vở.

- Một số HS viết vào phiếu, sau đó dán bài làm lên bảng lớp.

- Cả lớp nhận xét - HS đọc yêu cầu.

- HS viết đoạn kết bài vào vở.

- Một số HS viết vào phiếu - HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình.

- Những HS làm bài trên giấy dán bài làm lên bảng lớp.

- Cả lớp nhận xét.

- HS nghe, thực hiện

--- TH KNS - SINH HOẠT LỚP

A. Học THKNS

Bài 10. KĨ NĂNG NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM I. MỤC TIÊU

- Biết được những mối nguy hiểm có thể xảy ra ở gia đình và nhà trường.

(24)

- Hiểu được một số yêu cầu cơ bản khi xử lí một số tình huống nguy hiểm nhằm giúp cho bản thân có được sự an toàn.

- Vận dụng một số yêu cầu cơ bản đó để nhận diện tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh minh họa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định lớp 2. Bài mới (20’) a. Khám phá GV nêu câu hỏi:

+ Hãy kể một số tình huống nguy hiểm mà em đã gặp?

- GV nhận xét, giới thiệu bài “Kĩ năng nhận diện tình huống nguy hiểm”

b. Kết nối:

HĐ 1: Trải nghiệm:

- GV gọi HS đọc câu chuyện “Món quà Nô – en”.

- GV cho HS nêu tình huống nguy hiểm trong câu chuyện.

- GV cho HS vẽ bông hoa vào ô tròn bên cạnh hình vẽ thể hiện hành động nên làm.

- GV nhận xét

HĐ 2: Chia sẻ - phản hồi.

- GV gọi HS đọc yêu cầu trong sách..

- GV cho HS điền vào sách.

- GV nhận xét.

HĐ 3: Xử lí tình huống:

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV nêu tình huống cho HS suy nghĩ.

- GV nhận xét.

Hoạt động 5: Rèn luyện

- GV gọi HS đọc yêu cầu trong sách.

- GV cho HS nêu những lời khuyên đúng dành cho Daisy.

- Hát

- Hs suy nghĩ nêu ý kiến

+ Xém bị ngã khi đi xe đạp, … - HS lắng nghe

- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

- HS nêu miệng: Đám đông chen lấn dẫn đến hỗn loạn, té ngã.

- HS quan sát và vẽ bông hoa vào ô tròn ở các hình 3 và 4.

- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

- HS thực hiện.

1. Dễ gây cháy nổ 2. Dễ gây chết người 3. Dễ gây điện giật.

- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

- HS suy nghĩ.

+ Trước hết, em nhắc My không nên đến gần, sau đó cảnh báo cho người qua đường và gọi người đến giúp.

- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

- HS trả lời: những lời khuyên đúng dành cho Daisy là:

a. Nên chăm sóc, yêu thương cún con, vì nó rất gần gũi, dễ thương.

c. Không nên cho thú cưng ăn chung,

(25)

3. Vận dụng:

- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn cùng lớp về những tình huống nguy hiểm khi ở nhà hoặc lúc ở trường. Sau đó, cùng nhau tìm ra phương án xử lí tốt nhất nhằm giúp đỡ bản thân có sự an toàn nhé.

- Nhận xét tiết học.

ngủ chung vì một số loại vi khuẩn, bọ trên cơ thể của nó truyền sang khiến bạn mất bệnh.

B. Sinh hoạt lớp

TUẦN 28 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 29 1. Nhận xét tuần 28

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại: ...……….………..…..…….…………

* Tuyên dương: ...………...………...………...…...

* Nhắc nhở: ...………...

2. Phương hướng tuần 29

...

...

...

...

===========================================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giúp hs: nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước(BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn(BT2); bước đầu

Đuôi Bộ

In trên nền là hình những bông hoa màu vàng, đỏ rất đẹp, bút nét thanh nét đậm giúp cho việc luyện chữ đẹp của em trong các tiết luyện viết, chính tả, giúp bài viết

Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó.... Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và

Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có một nội dung nhất định, chẳng hạn: giới thiệu về đồ vật, tả bao quát về đồ vật, tả.. từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái

Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hôø.?. Khi kiếm ăn

- Nhận biết những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu

- Giúp hs nắm được kiến thức viết đoạn trong bài văn miêu tả con vật - Giúp hs có kỹ năng viết đoạn văn miêu tả trong bài văn miêu tả con vật II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC