• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.Nghị luận chứng minh:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "1.Nghị luận chứng minh:"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31-NGỮ VĂN 7 Tiết 113,114:ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I.Ôn tập văn nghi luận:

1.Nghị luận chứng minh:

-Xem ghi nhớ SGK/31,50 2. Nghị luận giải thích:

-Xem ghi nhớ SGK/86 II.Luyện tập:

HỌC SINH xem các đề nghị luận chứng minh và giải thích để KTCK II

Đề 1:

: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên.” Em hãy viết bài văn giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

Dàn bài giải thích câu tục ngữ “có chí thì nên “ 1.Mở bài

 Giới thiệu thiệu câu tục ngữ “Có chí thì nên”  và khẳng định vai trò, ý nghĩa của ý chí trong cuộc sống mỗi người.

 Ý chị nghị lực là phẩm chất cao quý tạo nên tinh thần và lòng dũng cảm.

 Sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách để đạt được thành 2.Thân bài

 a.Giải thích

 Chí: những ước mơ, lí tưởng, mục tiêu, hoài bão trong cuộc sống.

 Nên: những thành công, sự nghiệp viên mãn, những lí tưởng được hoàn thành.

 Qua đó, ông cha ta muốn dạy dỗ con cháu sống phải có ý chí quyết tâm, nỗ lực theo đuổi đến cùng mọi đam mê, khát vọng, những điều mình mong muốn.

 Tại sao phải có chí thì nên? Để vượt qua mọi biến cố, nghịch cảnh.

 Đi được đúng đường, đúng lối, không phải tiếc nuối.

(2)

b. Biểu hiện

 Chiến thắng được bản ngã của mình: không yếu đuối, hèn nhát, dám dấn thân, không sợ vấp ngã, biết lo nghĩ cho tương lai.

 Phải có bản lĩnh, có mục tiêu kế hoạch rõ ràng, phương pháp cụ thể, biết làm những gì để thành công.

 Không từ bỏ hay lùi bước, luôn tin vào bản thân, dám đương đầu, dám đi những con đường hẹp ít người đi.

– Dẫn chứng:

 Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, sứ giả hòa bình HeLen Keller,

c.Bình luận

 Tuy nhiên cần phê phán, lên án những người không có ý chí.

 Có một số người thì không dám nghĩ dám làm, nhanh chóng chán nản, bỏ cuộc, không kiên quyết với những mục tiêu của mình.

d. Bài học cá nhân về có chí thì nên

 Làm được những điều không tưởng, những điều kì diệu.

 Không chịu thua, có động lực vươn lên trong mọi nghịch cảnh.

 Biết sống có ý nghĩa, có ích cho xã hội.

 Động viên, khích lệ con người, biết nuôi dưỡng ý chí.

3.Kết bài

 Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ: “có chí thì nên”.

 Bài học liên hệ cho bản thân và mọi người .

Đề 2:

Lòng yêu thương, tinh thần “ tương thân tương ái” là một trong những đạo lí

tốt đẹp của dân tộc ta. Nó được đúc kết thành một câu ca dao giàu ý nghĩa và mang tính chân lí:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ của người xưa qua câu ca dao trên.

Dàn ý:

(3)

1.Mở bài: HS dẫn dắt vào đề; nêu vấn đề cần giải thích: vai trò của tình yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; trích dẫn câu tục ngữ, chuyển ý.

2.Thân bài:

a.Giải thích được ý nghĩa của câu ca dao

+ Nhiễu điều: là tấm vải nhiễu màu đỏ-một loại lụa quý dêt từ tơ tằm, đẹp và đắt giá.

+ Giá gương: một vật dụng được làm bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương vừa để trang hoàng nhà cửa

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương với tấm nhiễu điều sẽ giúp cho gương sáng mãi, không bị bui dơ, luôn trong sáng, còn tấm gương kia cũng làm tôn thêm vẻ đẹp,vẻ quý của tấm nhiều điều. Hai vật này luôn khăng khít bên nhau bổ sung giá trị cho nhau.

->Từ hai hình ảnh ví von ấy, ông cha muốn khuyên nhủ chúng ta là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

b. Bàn luận: “Vì sao người trong một nước phải thương nhau cùng?”

+ Đây là cách sống, là đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

Dẫn chứng: “Lá lành đùm lá rách”; “Thương người như thể thương thân”…

+ Bởi người cùng một nước có chung cội nguồn, gốc tích, cùng chung tổ tiên, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung phong tục tập quán…không khác gì anh em một nhà. Nguồn gốc con rồng cháu tiên của con người Việt Nam ta.

+ Hơn nữa không ai sống lẻ loi mà có thể tồn tại trong xã hội. Do đó chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

c. Dẫn chứng chứng minh:

-Nhờ tinh thần tương thân tương ái mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu gian khổ từ lúc dựng nước, giữ nước; yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống quân thù và xây dựng đất nước:Tinh thần đoàn kết trong truyện Thánh Gióng;

đoàn kết chống giặc ngoại xâm …Giúp nhau vượt qua những cơn lũ dữ, cùng nhau san sẻ

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

+ Chính tấm lòng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn. “Chương trình vượt lên chính mình,”…

(4)

d.Rút ra bài học, liên hệ bản thân:

-Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau là cơ sở để tạo nên sức mạnh dẫn đến sự thành công nhưng phải được xây dựng trên tư tưởng, đạo lí tốt đẹp chứ không phải giúp nhau thực hiện những hành vi phạm tội, những mục đích tiêu cực… làm ảnh hưởng cuộc sống của toàn xã hội hoăc sống theo lối ích kỉ, thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác.

+Nhận thức điều đó chúng ta hãy phát huy lẽ sống cao đẹp mà cha ông ta đã làm được từ ngàn đời nay bằng những việc làm thiết thực như dẫn bà cụ qua đường; giúp đỡ người tàn tật…Là một học sinh chúng ta càng phải nâng cao tinh thần đoàn kết , yêu thương nhau trong đời sống thường ngày, trong gia đình, nhà trường và xã hội.

+Tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện tự giác mới mang ý nghĩa cao đẹp và đáng trân trọng.

+ Phê phán những người sống ích kỉ nhỏ nhen thiếu tinh thần đoàn kết.

*3.Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Nêu cảm nhận của em về câu ca dao.

Tiết 115,116: ÔN TẬP TẬP TIẾNG VIỆT

I- Lý thuyết:(HS xem và hiểu phần chữ màu xanh rồi làm Bài tập)

1) Các kiểu câu đã học: 2 cách Phân theo mục đích nói:

+ Nghi vấn(để hỏi) + Trần thuật(thuật lại sv)

+ Cầu khiến( mong muốn người khác làm điều gì đó

(5)

+ cảm thán(bộc lộ cx) - Phân theo cấu tạo:

+ Câu bình thường + Câu đặc biệt:

- Câu rút gọn:

+ Trong khi nói hoặc viết người ta có thể lược bỏ 1 số thành phần cau để tạo thành câu rút gọn

+ Lưu ý tuỳ từng trường hợp giáo tiếp mà rút gọn cho phù hợp - Câu đặc biệt: Là loại câu cấu tạo không phân theo mô hình c-v

-Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu về mặt địa điểm, t/g, nơi chốn, cách thức…

- Dùng cụm c-v để mở rộng câu: Dùng kết cấu câu có hình thức giống như câu đơn bình thường gọi là cụm c-v để mở rộng thành phần câu

+ Các tp được mở rộng: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ…

- Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động nhằm mục đích: liên kết các câu trong đoạn thành 1 đoạn văn thống nhất, tránh sự trùng lặp

2) Các dấu câu

- Dấu chấm ,dấu phẩy, chấm phẩy, chấm lừng và dấu gạch ngang + Dấu chấm: Đặt cuối câu và kết thúc 1 câu

+ Dấu phẩy: Ngăn cách các bộ hận trong câu

+ Dấu chấm phẩy: đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của 1 câu ghép phức tạp và giữa các bộ phận liệt kê

+ Dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sv, sv chưa liệt kê hết , lời nói còn bỏ dở, ngắt

quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn

(6)

+ Dấu gach ngang: Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc liệt kê, nối các liên danh từ trong 1 liên danh

+ Dấu gạch nối không là dấu câu, ngắn hơn dấu gạch ngang.

3) Liệt kê

- Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn đạt được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

+ Xét theo cấu tạo có kiểu liệt kê thoe từng cặp và không theo từng cặp + Xét theo ý nghĩa có kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

II- Bài tập

* BT 1, 2:

Một ngày đối với chú bé Tin thật là khinh khủng. Ẩm. Đau. Nôn mửa… Tất cả

diễn ra trong sự vật lộn của em. Chao ôi! Chú bé đã ra đi. Dịch bênh. Sự bỏ bê của gia đình đã cướp em khỏi cuộc đời.

- Ốm. Đau. Nôn mửa. Chao ôi! Dịch bệnh.

HỌC SINH HỌC TỐT ,KIỂM TRA TỐT!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học… đó sẽ là tiền đề quan

Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm

Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm

Câu chuyện thể hiện tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của bà lão và nàng Tiên Ốc. Qua đó, chúng ta hiểu rằng con người sống phải biết yêu thương lẫn

+ Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau; giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ trong học tập, giúp đỡ bạn mình vượt qua khó khăn hoạn

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc