• Không có kết quả nào được tìm thấy

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 3:

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN 1. Lịch sử hình thành và phát triển:

- Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin và Singapore là thành viên sáng lập.

- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.

- Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông Timo 2. Mục tiêu chính của ASEAN:

Có 3 mục tiêu chính:

-Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.

-Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.

-Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngòai.

-Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đòan kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển”

3. Cơ chế hợp tác của ASEAN:

-Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao….

Thông qua ký kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.

Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

Xây dựng khu vực thương mại tự do.

Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục tiêu cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

II. Thành tựu và thách thức của ASEAN: ( Hs tự học )

1. Thành tựu 1: tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.

Thách thức: tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.

Giải pháp: tăng cường các dự án chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.

2. Thành tựu 2: Đời sống nhân dân đã được cải thiện.

Thách thức: còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo sẽ Là lực cản của sự phát triển.

Là nhân tố dẫ gây ra mất ổn định xã hội.

Giải pháp: chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xóa đói, giảm nghèo (như chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam).

3. Thành tựu 3. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Thách thức: không còn chiến tranh nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây nên mất ổn định cục bộ.

Giải pháp:

-Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố.

-Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

-Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

III. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN. ( Hs tự học ) 1. Tham gia của Việt Nam

-Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.

-Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể thao….

-Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

(2)

2. Cơ hội và thách thức:

-Cơ hội: xuất được hàng trên thị trường rộng lớn gần nửa tỷ dân.

-Thách thức: phải cạnh tranh với các thuơng hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn.

Giải pháp: đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là

Tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội là sự bất bình đẳng ổn định bền vững đã ăn sâu vào cấu trúc xã hội và là thuộc tính của hệ thống

+ Nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, dần ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người, giá trị xuất,

Do đó, việc điều hành chính sách phải xác định được “điểm cân bằng” sao cho hài hòa với các mục tiêu, yêu cầu đặt ra là: giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa yêu cầu ổn

Qua đó, Thống kê Việt Nam đã chủ trì, phối hợp tốt với Bộ phận Thống kê của Ban Thư ký ASEAN và các quốc gia thành viên hoàn thành các tài liệu cho bốn hoạt động ưu tiên trong năm Việt

Một trong những nguyên tắc được đưa ra trong việc lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ là phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lược Quốc gia về tăng trưởng

Kịch bản tăng trưởng các quý tiếp theo và khuyến nghị với mục tiêu tăng trưởng Hoạt động kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều thay đổi tích cực và khả quan so với năm

Đối với Việt Nam, Nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã chỉ rõ “ Để đạt được mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn