• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIỮA NHÀ NƯỚC, THỊ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "GIỮA NHÀ NƯỚC, THỊ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

82

MÔI QUAN H Ệ GIỮA NHÀ NƯỚC, TI 1| TRƯỜNG VÀ XÀ I lội

QUẢN LÝ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN

DƯA TRÊN Sự KẾT HƠP, Bổ SUNG CHO NHAU GIỮA NHÀ NƯỚC, THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI

PHẠM VIỆT DŨNG*

Địa bàn nông

thôn

là nơi thị trường

chậm phát triển, văn hóa

làng

ảnh hưởng rất sâu đậm,

nghê nông gặp

nhiêu thách

thức khi

chuyển

sang kinh tế

thị

trường

và hội nhập quốc tế.

vì vậy,

xử

lý mối quan hệ giữa

Nhà

nước,

thị

trường, xã

hội

khu vực nông thôn can bám

sát

đặc

điếm nông

nghiệp, nông

dân.

nông

thôn.

1. Dặc diêm quản lývà phát triển nông thôn lien quan den xử lý moi quan hẹ giừa Nhà nước, thị trường và xà hội

Nông thôn là địa bàn cưtrú, sinh sống và lao động của cộng đồng dân cư lấy sản xuất nông nghiệplàmnghềchủ yếu.

Nông thôn Việt Nam trải dài trên địa bàn rộng lớn, khắp mọi vùng, miền của đất nước, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tính đa dạng của bản sắc văn hóa địa phương, trình độ phát triển, hình thức tổ chức quản lýxã hội.

Đặc điểm nông thôn Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trườngvà xã hội trong quản lý và phát triểnxã hội nông thôn, với những nét chính sau:

Thứ nhất, sovới thành thị thì nông thôn là nơi có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, trình độsản xuất hàng hóavà tiếpcận thị trường thấp hơn. Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến, bề ngang hẹp, địa hình phức tạp,cósựphânhóa sâusắc về điều kiện tựnhiên,kinh tế -xã hội nênnhiều địa bànchủyếu là sản xuất hàng hóa nhỏ, thu nhập thấp, hầu hết các hộgia đình sản xuất nông nghiệp ít có tích lũy.

Địa hình nhiều nơi bị chia cắt mạnh, với độ dốc thay đổi lớn, trong đó địa hình nghiêng và dốc chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, gây trở ngại lớn đến quá trình phát triển kinh tế hàng hóa,đặc biệt ở các tình miền núi phía Bắc. Điều này khiến cho thị trường nông thôn kém phát triển so với khu vực thành thị,

nên rất cần đến vai trò của Nhà nước, nhất là ởnhiều lĩnh vực tư nhân không làm và thị trường chưa hình thành. Tuynhiên, cách biệtvề điều kiện địa lý củngcản trở hoạt động của Nhà nước và hạn chế nguồn thu tại chỗ, đòi hỏi phảicó cách tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, phương thức huy động, phân bổ, điều tiết nguồn lực đặc thù phục vụ cho phát triển nông thôn, nhất là địa bàn vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ hai, ờ nông thôn, cộng đồng làng xã đã hình thành từ lâu đời với truyền thống văn hóa được chung đúc,traotruyềnqua nhiều thế hệ, thấmsâuvào từng cộng đồng, từng gia đình, từng

*TS,Tạp chíCộngsản

SỐ 01 -2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐỂ

(2)

TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIEN KINII TE - XÃ I lội ô NƯỚC TA HIỆN NAY

83

cá nhân. Thiếtchế xã hội truyền thống và luật tục của từng làng/

bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, trật tựcộng đồng. Mỗi làng/bản là một đơn vị dâncư“tự quản” khép kín với luật tục riêng của mình,được chế địnhtrong hương ước, lệlàng.

Yếu tố “xãhội/cộng đồng”có sức sống mãnh liệt trong nông thôn Việt Nam. Trong các triều đại phong kiến trước đây, Nhà nước đóng vai trò quản lý tập trung đốivới nông thôn chủ yếu về các mặt: Bảo vệ an ninh quốc gia, quốc phòng; xây dựng đường sá, thủy lợi; phòng, chống thiên tai; tổ chức thi cử... Còn nhiều hoạt động quản lý sản xuất,bảo đảm trậttự trịan cơ sở, thu thuế, tuyển mộ binh lính, phát triển giáo dục, văn hóa ở cấp cơ sở,...

hầu hết đều được trao cho chính quyền địa phương, kể cả tự quản của làng, xã. Tuy nhiên, những biến động về chính trị - xã hội trong cả hoàn cảnh chiến tranh và thời kỳ côngnghiệp hóatrong mấy chục năm gần đâykhiến cho kết cấu và chức năng của cộng đồng làng/bản ở nông thôn thay đổi mạnh mẽ.

Thứ ba, nôngthôn Việt Nam chủ yếu dựa vào tận dụng, khai thác,huy động tài nguyêntạichỗ, sànxuất hàng hóanhỏ, thị trường chậm phát triển. Trong thời kỳ phongkiến, Nhà nước với quan niệm “trọng nông ức thương” không coi trọng quan hệ trao đổi, thậm chí cản trở thị trường.

Đến thời kỳthuộc địa, thịtrường

dântộc cũng không được khuyến khíchphát triển, ngoại trừ những lĩnh vực và địa bàn phục vụ cho khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong thời kỳ áp dụngmô hình kinh tế “công hữu, kế hoạch hóa, phi thị trường”, vai trò của Nhà nước bao trùm lên toàn bộ khu vực nông thôn, quyền tựchủ kinh tế của hộ gia đình và thị trường tự do không được thừa nhận. Bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương không chỉ quàn lý hành chính, mà còn lấnsâncả chức năng của các tổ chức kinh tế và chứcnăng của các tổ chức xã hội ở nông thôn. Chỉ đến khi Việt Nam tiến hành đổi mới, Nhà nước mới tạo điều kiện cho thị trường nông thôn phát triển và thừa nhận tính tự chủcủa hộ gia đình. Nhưng nhìn chung, thị trườngở nông thôn Việt Namcó xuấtphát điểm thấp, chậmphát triển nhất vẫn là miền núi, vùng sâu, vùngxa, vùng có đôngđồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nhiều áplực lên khu vực nông thônnhư chuyển đổi mụcđích sử dụngđất nôngnghiệp để lấymặt bằng phát triển đô thị, khu công nghiệp;khai thác tàinguyênrừng, tài nguyên nước, khoáng sản quá mức gây biến đổi môi trường; xả phế thải trong sản xuất và sinh hoạt đe dọa đến ô nhiễm môi trường nhiều khu vực;... gây nên nhiều xung độtxã hội nông thôn.

Vì thế,càng pháttriển kinh tế thị trường, càng phải tăng cường vai

trò cùaNhà nướcvà các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong bảovệquyền và lợiích chính đáng, hợp pháp của người dân nông thôn. Sản xuất nôngnghiệp cũnglàkhu vực gặp nhiều rủi ro, bấp bênh, giá trị gia tăng thấp, thường cần đến vai trò Nhànước cung ứng dịch vụ công, như thủy lợi, bảo vệ đêđiều, phòng, chống bão lũ... củng như bảohộsàn xuất nông nghiệp, có chính sách can thiệp đúng đắn cho phát triển thị trườngkhu vực nông thôn.

2. Vai trò của Nhà nước, thị trường’ và xà hội trong quản lý phát triển nông thôn ()■

Việt Nam

2.1. Vai trò và giới hạn của Nhà nước

- Vai trò củaNhà nước

Vai trò Nhànước trong quản lý và phát triển nông thôn thể hiện trên các mặt cơ bản sau:

(i) Định hướng phát triển nông thôn thông qua các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án...;

đồng thời, khởitạo sự phát triển, rồi sau đó, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia; (ii) Kiến tạo thể chế để thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất hợp lý để vừa thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa duy trì ổn định nông thôn, bảo vệmôitrường sinhthái; (iii) Đầu tư của Nhànước(gồm cả đầu tư công và đầu tư củadoanhnghiệp nhà nước) để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, viễn thông), tạo cơ

SỐ 01 -2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐỂ

(3)

84

MÔI QUAN IIỆ GIỮA NI IÀ NƯỚC, TIIỊ TRƯỜNG VÀ XẰ IIỘI

sởcho tư nhân đầu tư khai thác tiềm năng nông thôn; (iv) Cung ứng dịch vụ công khu vực nông thôn vừa phòng ngừa rủi ro, bảo đảm ổn định sản xuất nông nghiệp, thúc đầy phát triển thị trường nông nghiệp - nông thôn, vừa giảm thiểu chi phí đầu tư của hộ nông dân (như phát triển hệ thống thủy lợi, lập các chợ hoặc trung tâm đấu giá nông sản, hỗ trợ cho hợp tác xã phát triển); (v) Hỗ trợ mở rộng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội nông thôn (bảo hiểm y tế cho người nghèo, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hóa cộng đồng); (vi) Sửdụngcôngcụ thuế, phí, lệ phí đểthúc đẩypháttriển nôngthôn, nhưmiễn phíthủy lợi, quyđịnhphínướcsạch, quy định giá điện, dành các gói tài chính ngân sách để phát triển nông thôn có sự tham gia của các tổ chức xã hội (bảo vệ môi trường, giảm nghèo, bình đẳng giới, bảo tồn bản sắc văn hóa, phát huy tri thức địa phương); (vii) Khắc phục các điểm yếu,những khuyết tật của thị trường nhằm xây dựng môi trường pháttriển lành mạnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập, mức sống giữa các thành viên, cácnhóm dân cư, các vùng, miền, nhất là giữa nông thôn - đô thị.

Như vậy, “bàn tay hữu hình”

Nhà nước có vai trò nâng cao năng lực của nông thôn khi tham gia thị trường, chống đỡ rủi ro và hạn chế khuyết tật của thị trường, phát huy hiệu quả nhất các nguồn lực nông thôn vì sự phát triển hài hòa, bền vững.

- Giới hạn của Nhà nước Tuy nhiên, trong quản lý và phát triển nông thôn, Nhà nước có những giới hạn sau: (i) Các chính sách, chương trình, dự án thường mang tính thống nhất, phổ biến nêncầncụ thể hóa cho phù hợp với tính tộc người, tính địa phương vốn rất đa dạng ở các vùng nông thôn rộng lớn;(ii) Nguồn lựcnhànước có giới hạn, phải phân tán đầu tư vào nhiều vùng nông thôn khó khănđểgiữ vững ổn định chính trị - xã hội, pháttriển hài hòa giữa các vùng;

(iii)Luật pháp nhà nước khiđược phổbiến, triển khai đến làng xã thườnggặp trở lực của luật tục, nhất là những lệ làng, tập quán lạc hậu; (iv) Nguồn lực ưu tiên đầu tư của Nhà nước cho vùng nôngthôn chậm phát triển, nếu thiếu cơ chế phù hợp, dễtạo tâm lýỷlại, trôngchờ,triệt tiêu năng lực tự chủ vươn lên của người dân; (v) Đội ngũ công chức nhà nước trongthực thi công vụ nhiều khi chi biết đến luật pháp, thiếu hiểu biết luật tục vàtri thức địa phương,... ảnh hường đến hiệu quả quản lý và phát triển nông thôn; (vi) Nhiều khi, do sựthiếu hụthaybất cânxứngvề thông tin dẫn đến sự định hướng của Nhà nước mang tính thiênvị làm méo mó thị trường, không đạt được mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội cũng như sự thống nhất về lợi ích.

2.2. Vaitrò khuyết tật của thịtrường -doanh nghiệp

- Vai trò của thị trường- doanh nghiệp

Là động lực cho phát triển nôngthôn, thúcđẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nôngthôn, thể hiện trên các mặt sau:(i) Phát triển thị trường nông thôn mới giúp chuyển hóa các nguồn tài nguyên tự nhiên thành nguồn lực, biến tiềm năngthành động năng, nhất là vốn hóa đất đai, thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển thị trường quyền sử dụng đất nôngnghiệp, thúc đẩy đô thị hóa nông thôn, nâng cao giá trị sử dụngđất; (ii) Thị trường phát triển thúcđẩycơ cấu lại lao động nông thôn, dịch chuyển lao động nông thôn - đô thị, phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước; (iii) Phát triển thị trường trong nông nghiệp, nông thôn cho phép thương phẩm hóa nông sản, đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn, tham gia chuỗi giá trị, khắc phục tình trạng bấpbênh,rủiro; (iv) Tham dựcủa doanh nghiệp, thị trường vào sản xuấtnông nghiệp sẽ thúc đẩy tổ chức lại sản xuất nông thôn, cơ cấu lại hộgia đìnhtrong chuỗi liên kết và hợp tác sảnxuất theo tín hiệu thị trường, thoát dần tìnhtrạngsảnxuấthàng hóa nhỏ, cho phép ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất;

(v) Đặctrưngcủasản phẩm nông nghiệp làsản xuất theo mùa vụ, ngắn ngày, nông dânkhó có thể bán tận tay người tiêu dùng, cần phải có công nghệ chế biến, bảo quàn; chỉ có thể tạo giá trị gia tăng khiđược bảo quản, chế biến, đăng ký rõ xuất xứ chỉ dẫn địa lý, sản xuất bảo đảm vệ sinh

SỐ 01 2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐỀ

(4)

TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIEN kinhte - XÃ HỘI ở NƯỚC TA HIỆN NAY

85

an toàn thực phẩm...Vì vậy, sự có mặt củacácdoanh nghiệp sẽ tạo điềukiện thuhútđầu tư,áp dụng khoa học-công nghệ, tạo ra giá trị giatăng; (vi) Cơ chế thị trường phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vựcquản lý phát triển nông thôn, nhất là cạnh tranh đấuthầu các gói dịch vụ công phát triển nông thôn, đấu giá đất để tăng giá trị đấtsau quy hoạch...

Với vai trò“bàn tay vô hình”, thị trường trong khu vực nông thôn phân bổ cácnguồn lực theo hướng hiệuquả nhất.Thị trường sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, từ những người trực tiếp giao dịch thương mại sang các tác nhân khác tham gia cùng từ sản xuất, kinh doanh, đầu tư, dịch vụ,... và cùng với hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp tạo ra sự thịnh vượng chung cho toàn xã hội nông thôn.

- Khuyết tật của thị trường - doanh nghiệp

(i)Tínhtự phát của thị trường nếu thiếu vai trò quản lý hiệu quả của Nhà nước có thể dẫn tới xung đột xã hội nông thôn, nhưhình thành tầnglớp chủ đất mới, tạo nên bất bình đẳngvềcơ hội trongtiếp cận nguồn lực sản xuất,phân tầng về thu nhập, mức sống trong dân cư;(ii) Ngoại ứng tiêu cựccủa thị trường khiến cho tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, như rừng, nguồn nước, thủy điện, khoáng sản, gây nên ô nhiễm môi trường, phát triển thiếu bền vững; (iii) Hộ nông dân nếu thiếu hợp tác xã và tổ chức xã hội vững mạnh làm trụ đỡ dễ bị

doanh nghiệp ép giá, thao túng thị trường nông thôn, đẩy thua thiệt vềphía ngườinông dân; (iv) Đẩy mạnh côngnghiệphóa,tích lũy vốn banđầu thường phải dựa vào lợi thế so sánhcủa một nước nông nghiệp, dựa vào nguồn lực từ nông thôn (đất đai, lao động, tài nguyên), nếu không có chính sách phù hợp dễ đẩy nông thôn vào thế bất lợi, nôngdân bị thua thiệt, như lấy đất để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mà sinh kế của nông dân sau đó không được bảo đảm; nông thôn là nơi xả lũ, xả rác thải,nước thải của khu vực đô thị, hứng chịu ô nhiễm môi trường...

2.3. Vai trò giới hạn của hội, tổ chức hội

- Vai trò của xã hội, tổchức xã hội

Vai trò của thànhtố “xã hội”

với quản lý và phát triển nông thôn thể hiện ở những điểm sau:

(i) Luật pháp, chính sách của Nhà nước là thống nhất, nhưng khi thâm nhập vào thực tiễn nôngthôn đa dạng ởtừng địa bàn có sựchi phối của tính tộc người, tính địa phương (tiếu vùng địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, bản sắc vănhóa, tri thức địaphương). Vì vậy, vai trò của các thiết chế xã hội truyền thống, của già làng, trưởng bản, người có uy tín tại làng/bản rất quantrọng bảo đảm dung hòa giữaluật phápvà luật tục, giữa tri thức khoa học và tri thức địa phương, giữa áp dụng giá trị phổbiến và phù hợp với điều kiện cụ thể; (ii) Nông dân luôn đứng trước sức ép của thịtrường,

chi thông qua các tổ chức xã hội (hội nông dân) mới tạo thành vốn xã hội tăng cường sức mạnh để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, nhất là bảo vệquyền chuyểnđổi sinh kế bền vững khi bị thu hồi đất, quyền hưởng dụng lợi ích trên quê hươngbàn quán khi công nghiệp hóa, như phát triển thủy điện, chuyển đổicơ cấu kinh tế,...; (iii) Để cơ cấu lại nông nghiệp trên nền sản xuất tiểu nông truyền thống,manh mún, nhỏ lẻ, cầncó các tổ chức kinh tế mang tínhxã hội, chiasẻ sâu sắc, nhưhợptác xã, tổ hợp tác để liên kết nông dân, bảo đảm năng lực tham gia chuỗi giátrị, mạng lưới sản xuất, đồngthời hạn chế tácđộng tiêu cực của thị trường, khắc phục tìnhtrạng được mùa, rớt giá; (iv) Bảo vệ an ninh, trật tự, bản sắc văn hóa truyền thống luôn cần đến các tổ chức xã hội truyền thống (như tổ dân phòng trong an ninh, trật tự, các câu lạc bộ, tổ chức theo làng/xã, dòng tộc, tínngưỡng để bảo vệbản sắcvăn hóa); (v) Các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn (như phụnữ, thanh niên, cựu chiến binh) khi thực hiện đầy đủ chức năng của mình có vai trò trực tiếp, quan trọng bảo vệ và thúc đẩy quyền của cư dân nông thôn trong giảm nghèo, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới; (vi) Thông qua các tổ chức cộng đồng, có thể huy động nguồn lực đa dạng và tự quản, điều hành, triển khai, kiểm tra, giám sát theo phương thức dân chủ trực tiếp để xây

SỐ 01 -2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐÉ

(5)

86

MÔI ()l AX 11Ệ G1ƯA niỉă

N

ước

,

thịtrườngvàxà IIỘI

dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, như hiến đất làm đường, đóng góp tài chính, bỏ công sức lao động xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn...; tự quảncác tài nguyên,di sản của cộng đồng,như rừng, bãi cỏ, ao hồ, sông, suối, di tích vãn hóa- lịch sử, lễ hội của làng xã...

Nếu như mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường giống như “bàn tay thứ nhất” với “bàn tay thứ hai”, thì xã hội và các tổ chức xã hội có the coi là “bàn taythứ ba” - là cáclực lượng hợp tác, bổ sung, cânbằng nhau. Với nông thôn, khu vực “bàn tay thứ ba” càng có vai trò quan trọng do nó đóng vai trò chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương mình, hiểu rõnhất về cộng đồng, biếtcác khó khăn, thách thức và mong muốn của mình;hiểu tiềm năng, lợi thế; biếtcách huyđộng và gắn kết các thành viên trong cộngđồng lại vớinhau.

- Giớihạn củaxãhội, tổ chức xã hội

Hạn chế của xã hội trong quản lý và phát triển nông thôn có thể khái quát ở những mặt sau: (i) Mỗi làng/bản, tự nó là một đơn vị dân cư, tổ chức xã hội ờ cơ sở chứa đựng trong nó các thành viên, như dòng họ, xóm, ngõ... với những thói quen có sức ỳ lớn của nền sản xuất tiểu nông, rất khó khăn khi tiếp cận thị trường, quan hệ traođổi hàng hóa; (ii) Luật tục thànhvãn và bất thànhvăn của làng xã chi phối rất mạnh đến quản lý xã hội, đời sống giađình và cá nhân,

nhiều khi cản trở thực hiện luật pháp thống nhất; (iii) Tổ chức cộng đồngnôngthônphần lớnlà tổ chức xã hội truyền thống gắn với cưdân nông nghiệp,quan hệ địa vực, huyết tộc, phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp khép kín, còn các tổ chức xã hội thiết lập theo ngành, nghề chậm phát triển (như hội ngành, nghề) để điềutiết quan hệ thị trường, sản xuất hàng hóa, bảo vệ quyền lợi cư dân nông thôn theo ngành nghề; (iv) Các tổ chức chính trị -xã hội ởcơ sở nôngthôn nhiều nơi bị hành chính hóa, xơ cứng hoạt động, thiếu khả năng hấp dẫn tập hợp, vậnđộng, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích chính đángcủa hội viên;(v) Tổ chức xã hội truyền thống nông thônchưa quen tham gia đấu thầu các gói tài chính công hỗ trợ phát triển cộng đồng, chưa chú trọng các hoạt động gây quỹ, bảo tồn và phát triển quỹ bằng áp dụng cơ chế thị trường.

3. Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý và phát triển nông thôn ở Việt Nam

3.1. Những mặt thành công Thứ nhất, Nhà nướcdần điều chỉnh vai tròđểphù hợp hơn với điều kiệnkinh tếthị trường.

- Chuyển từ chỗ làm thay, bao cấp sang vai trò kiến tạo. Cùng với sự hình thành thị trường và cơ chế thị trường trong nông nghiệp, Nhà nướcchuyển vaitrò từ vị trí chính yếu trong cả điều

tiếtvĩ mô và vi mô sang chủ yếu điều tiết vĩ mô, dần chuyển giao cho thị trường và xã hội trong điều tiết vimô.

Trước đây, Nhà nước phủ nhận vai trò của thị trường, gần như quản lý, điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh tế nông nghiệp, làm thay cho các chủ thể thị trường trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng với quá trình hình thành nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường và xã hội có bước chuyển cơ bản. Nhà nước dầnchuyển cho thị trường những nơi,những chỗ mà thị trường làm tốt hơn Nhà nước, khắcphục dần tình trạng lấn sân, bao cấp. Nhà nước chỉ thực hiện những nhiệm vụ mà thị trường không đảm đương được,như đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sảnphẩm củamình theo quy luật thịtrường,xúc tiến thương mại mở rộng thị trường trong và ngoài nước... Mô hình

“liên kết bốn nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà đầu tư (doanh nghiệp) - nhà khoa học) thể hiện rấtrõ về vaitrò kiến tạo của Nhà nước(1).

(1)Nhà nước tạo chế,chính sách (vềđất đai, vể kếtcấu hạ tầng, về tín dụng...); nhà nông sử dụng đất đai, lao động để sản xuất; nhà đầu (doanh nghiệp) cung cấp vốn đầu tư, công nghệ, thumua, chế biến kếtnốithị trường; nhà khoa học nghiên cứu chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nhà nông vàdoanhnghiệp

SỐ 01 2021 Ị TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐỀ

(6)

TRONG QUÂN LỸ PIIẤT TRIEN KINH TE - NÀ 1ỈỘI ố’ NI 'óc TA HIỆN NAY

87

Để hỗtrợ phát triển thị trường nông nghiệp, Nhà nước bổ sung các nguyên tắc quản lý kinh tếtôn trọng quy luật thị trường, thúc đầy sản xuất hàng hòa quy mô lớn, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, doanh nghiệp, Nhà nước và lợi ích cộng đồng.

Bổ sung và luật hóacông tácxây dựngchiến lược phát triển nông nghiệp gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từngbước điều chỉnh theo hướng thay đổi quan hệ sản xuất, thiết lậpmối liên kết sảnxuất bền vững theo hình thức sản xuất có hợp đồng, tạo điều kiện đểphát triển một nền sảnxuất hàng hóa.

- Chuyên từ “phí” sang “giá”

nhiều dịch vụ công nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ này.Nhưđối với lĩnhvực thủy lợi, năm 2017, Luật Thủy lợiđược ban hành với điểm mấu chốt là chuyển từ thủy lợi “phục vụ"

sang thủylợi “dịch vụ”, gắntrách nhiệm củabên cung cấp dịch vụ thủy lợi và bên sử dụng dịch vụ thủy lợi; đồng thời, giúp người sừ dụng dịch vụ thủy lợi hiểu rõ bản chất nước là hàng hóa, coi dịch vụ thủylợi là chiphíđầu vào trongsản xuất. Thôngquamột số gói tàichính ngân sách, tổ chức đấu thầu cung ứng một số dịch vụ côngở nông thôn, như thủy lợi, ứng dụngkhoa học - công nghệ, nâng cấp giao thôngnông thôn...

- Tạo điều kiện phát triển các hình thức kinh doanh trong thị trường nông nghiệp. Đe hỗ trợ

doanh nghiệp dân doanh, Nhà nước từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích,tạo điều kiện phát triển mạnhdoanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, nhất là về vốn,đấtđai,tàinguyên.

Đối với các hìnhthức kinhtế hợp tác, Luật Hợp tác xã năm 2012 (sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2003) được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2012, chính thức có hiệu lực từ ngày 01-7-2013, quy định rõ bản chất củatổchức hợp tác xã (HTX). Luật đãxác định rõ bản chất của HTX tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, mang tính xã hội sâu sắc dựa trêntinh thần tương trợ hợp tác tự nguyện, tựchủvà cùng có lợi. Luật Hợp tác xãnăm2012đã tạora khung pháp lý để thúc đẩy các HTX nông nghiệphoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong cơ chếthị trường.

- Thamgia khắcphục các bất cập, khiếm khuyết mà thị trường và xã hội không tựgiải quyết được, như:

+ Nỗ lựctrong giảiquyếtxung độttrongtranh chấp, đặc biệtliên quan đến đất đai, tạo điều kiện cho tích tụ, tập trung ruộng đất.

Nhànước từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơchế, chính sách về thị trường bất độngsản.

Nhiều bộ luật được hoàn thiện, làm rõ hơn quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên đất đai;

cải cách thủ tụchànhchínhtrong thựchiện các giao dịch vềđất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đấttiếptục dược đẩy mạnh, tạo điều kiện cho hình thànhthị trường quyền sử dụng đất. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp dần được bố trí hợp lý theo nguyên tắc bảovệ quỹ đất trồng lúa, hình thành các vùng đất chuyên canh phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, chuyển đổi mục đíchsử dụng đất phù hợpvới kinh tế thị trường.

+ Từngbước giải quyết xung đột do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn diễn ra trên diện rộng, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, sức khỏe cộng đồng mà còn gây nênnhững bất ổn xã hội, các thách thức về an ninhnông thôn.

Với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014) và các văn bản hướng dẫn đã quy định nội dung, quytrình, thủtụcthẩm định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường rõ ràng, minh bạch hơn.

+ Cùng vớicung cấp cácdịch vụ công cần thiết, bảo đảm các điều kiện pháp lý, bảo vệ các hoạtđộng kinh doanhcủa doanh nghiệp, cộngđồng, Nhà nước còn hỗ trợ đăng ký bản quyền, nhãn mác, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản,... những điều kiện cần thiếtđể kinh doanh theo cơ chế thị trường(2).

(2)Tính đến ngày 31-10-2019, Cục Sở hữu trítuệđãcấp 1.311 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệutập thểcho các sản phẩm nông thôngắnvớidấu hiệu chỉ dẫnnguốn gốc địa

SỐ 01 2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐỂ

(7)

88

MÔI QUAN IIỆ GIỮA NHÀ NƯỚC, THỊ TRƯỜNG VÀ XĂ HỘI

+ Bảo đảm các chính sách xóa đói,giảm nghèo và trợ giúp khi mất mùa dothiên tai, bãolũ...

Sử dụng các công cụ chính sách điều tiết và thúcđẩysựphát triển xã hội nông thôn, nâng cao đời sống, dần xóa bỏ khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các thành viên, nhóm dâncư và giữa cácvùng.Để khắc phục sự hạn chế nguồn lực và tínhdàn trải của các chương trình mục tiêu quốc gia, Nhà nước đã giảm từ 16 chương trình xuống còn 2 chương trình giai đoạn 2016 - 2020, nhưng vẫn ưu tiên cho khu vực nông thôn (đó là:

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vữngChương trình mục tiêu Quốc gia xâydựng nôngthôn mới').

Bên cạnh việc thực hiện chức năng, vaitrò của mình trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trêncơsở tôn trọng các quyluật của kinh tế thị trường, Nhà nước cũng coi trọng vai trò giám sát, phản biện xã hội, từng bước tạo điều kiện cho người dân, doanhnghiệp, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng chính sách, giám sát sự vận hành của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngcủa mình.

77;z? hai, vị thế tăng lén của thị trường trong mối quanhệ nhà nước, thị trường vàxã hội.

- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh ởnông thônvận hành theo cơ chếthị trường. Cơ chế kinh tế thịtrường đã tạo nên những biến đổisâu rộng trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Hệ thống

thị trường khu vực nông thôn từng bước địnhhình, từthị trường hàng hóa nông sản, thị trường đầu vào sản xuất nông nghiệp đếnthị trường dịch vụ... Kết cấu hạ tầng thương mại, logistics chophát triển nôngnghiệp phát triển nhanh với sự phụ trợ của hệ thống kho bãi, cảng và thiết bịbốc dỡ; các chợ đầu mối nông sản đã hình thành và phát triển tại các thành phố lớn; hậu cần nghề cábướcđầuhoạtđộngngay trên biển; một số ngành hàng nông sản chủ lựcđang triển khai và đưa vào hoạt động sàn giao dịch; hoạtđộng kết nốihànghóa từ vùng sản xuất đếncác siêuthị được duy trì và từng bước hoàn thiện. Chợ nông thôn đã được kiên cố hóa mộtbước(3) 4.

(3)TheoTổng hợp kết quả Tổng điều tra nông thôn, nôngnghiệp thủy sản nám 2016: Đến năm 2016, cả nước có 61,0%

số xã chợ(năm 2011 đạt48,4%).Tại cácvùng miền núi, vùng cao hải đảo tuy cónhiềukhó khăn nhưng tỷlệ chợđạt tỷ lệ khá: miến núi 58,7%, hải đảo 61%

(4)Theo Báo cáosơ kết hai năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chinh phủ về phát triển ngành, nghề nông thôn củaBộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn: Tính đến năm 2020, tổng số các cơ sở tham gia sản xuất, kinh doanh ngành, nghề nông thôncủa cả nước hơn 817 nghìn, với hơn 2,3 triệulao động

Điều đó đã làm thay đổi sự vận hành của sàn xuất nôngnghiệp, làm cho tính chuyên nghiệp cao hơn và quy mô tăng lên, hàng hóa nông sản thông qua cácđạilý hoặc trựctiếpđến tay các doanh nghiệp, sau khi được bảo quản, chế biến thì đến tay người tiêu dùng trong vàngoài nướcthông qua hệthống chợ, siêuthị... Thay đổi đó giúp nông dân có cơ hội phát triển kinh tế. Nhiều hộ nông dân với sự nhanh nhạy, năng động củamình đã xác định được phương hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp, mởrộng quy mô sản xuất, sử dụngcác nguồn lực cóhiệu quả, giải quyết việclàm, nâng cao thu nhập, cải thiện một cách đáng kể các điềukiệnsống về vật chất và tinh thần. Nhiều mô hìnhliênkết vàchuỗi liên kết

ra đờigiúp sản xuất nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị ở các cấp độ khác nhau. Nhiều vùng, địa phương trở nên sôi động với các giao thương kinh tế đa dạng và cũng từ đó, kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường, các hoạt động cộng đồng trờ nên phong phú và thiết thực.

- Sự ra đời và phát triển của nhiều mô hình tổ chức sản xuất mới trongnông nghiệp phong phú, đa dạng, phù hợp với điềukiệncụ thể củatừngvùng, miền, liên kết nông dân với nhau và với doanh nghiệp,tạo ranhững chuỗi giátrị sản phẩm nông nghiệp thông qua các liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhiều làng nghề được khôiphục và pháttriển đã thuhút được các nguồn vốn trong dân cư, tạo việc làm tạichỗ cho hàng chụcvạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động phổthông thành lao động có kỹthuật14’.

SỐ 01 -2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐẾ

(8)

TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN kinh te - XÃ HỘI ở NƯỚC TA HIỆN NAY

89

Môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi đã thu hút mạnh mẽ nhiều nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp. Hiện nay, cà nước có khoảng 10 nghìn doanh nghiệp nông nghiệp, tăng 3,6 lần so vớinăm2008. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tưvào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như Vingroup, Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood...

- Thị trường đóng góp nhiều hơnvào phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn. Điều này có ý nghĩa huy động sự đóng góp của các thành phầnkinhtế, phát huy các nguồn lực con người, khoa học - công nghệ vào nông nghiệp(5) 6. Nhiều lĩnh vực quản lý và phát triển nông thôn, như cung cấp một số dịch vụ công được áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh, qua đó, nâng cao hiệu quả cũng như chấtlượng.

(5) Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mớigiai đoạn 2010 -2020củaBanChỉ đạo Trung ương các chươngtrìnhMục tiêuquốc gia giai đoạn2016- 2020: Tổng nguổnlực huy động đầu tư vào nông nghiệp trong 5 năm 2016 - 2020 khoảng 2.115.677 tỷ đóng,tănggấp 2,5 lẩn sovới 5 năm 2011 -2015

(6)Tính đến cuối năm2020, Việt Nam đâ39 liên hiệp HTX nông nghiệp, 16.200 HTXnôngnghiệp,đã hình thành xấp xỉ 30 nghìnhình sản xuất liên kết chuỗi giá trị,ứng dụngcông nghệcao

Dưới tác động của cơ chế thị trường, sự hình thành các mô hình tổ chức sản xuất mới, lao độnglàm việc khu vực nông thôn cũng chuyển dịch theo hướng hiện đại, với tỷ lệ lao động làm việcngành nông, lâm,ngư nghiệp giảm từ 62,12% (năm 2010) còn 50,55% (năm 2018), tốc độ giảm khoảng 2,2%/năm.Gần 1/2 số lao động còn lại trong khuvực nông thôn làm việc trong các ngành phi nông nghiệp.

Thị trường tiêu thụ một số nông sản hàng hóa chủ yếu đã hình thành thống nhất trong

cả nước, không còn tình trạng chênh lệch quá lớn về giá nông sản giữa các vùng.

Xét ở bình diện quốc tế,nông nghiệp Việt Nam từng bước thamgia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa với các hiệp định thương mại tự do (FTA). Với năng lực tốtvề cung, cùng với quá trình mở cửa hội nhậpsâurộng,ViệtNamđã từng bước khẳng định vị trí trên thị trường nông, lâm, thủy sản toàn cầu; vươn lên trởthành một nhà cungcấplớn trên thị trường nông sản thế giớivề quy môvà phạm vi thương mại.

Thứba, vai trò của xã hội, các tô chức xãhội được nhậnthức và phát huytốt hơn, bước đầu đã bù

đắp những khoảng trốngdo Nhà nước và thịtrường đê lại.

- Thúc đẩy tinh thầncộng đồng, quan hệ hợp tác, liên kết trong quá trình chuyên nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường nông thôn. Tính chất của sản xuất nông nghiệp luôn đòi hỏi người nông dân phải “làm đồng bộvàquyết định đồng lòng”. Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường trong khu vực nông thôn, tính cộng đồng tiếp tục được coi trọng. Thông qua cộng đồng xã hội nông thôn, người nôngdân chia sẻvới nhaunhững kinhnghiệm trong sảnxuấtnông nghiệp, thông tin về thị trường sản phẩm nông nghiệp, liên kết hợptác với nhau trong sản xuất và định hướng đầu ra cho các loại hìnhsản phầm(ẻ).

Tính cộng đông đã tạo nên sứcmạnh đoàn kết nôngthôn để thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Nhiều tổ chức hội tích cực vận động hội viên,nôngdân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

tham gia chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tổ chức các hoạt động hỗ trợnông dân phát triển kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nôngnghiệp. Các HTX kiểu mới ra đời đã chuyểntừmôhình làm ăn tập thể sang cung cấp dịch vụ cho xã viên, đáp ứng nhucầu thực tế, khỏa lấp giới hạncủa hộ gia đình. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một ví dụ cụ thể. Chương trình mới được triển khai trong giai đoạn 2018 - 2020, nhưng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tốcđộ phát triển mạnh mẽ, đến hết năm 2020 có 4.700 sản phẩm OCOP được công nhận.

SỐ 01 2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐẼ

(9)

90

MÔI QIAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC, THỊ TRƯỜNG VÀ XÀ HỘI

Một số mô hình tổchức cộng đồng mới xuất hiện, có vai trò tích cực. Mô hình “Hội quán”

xuất hiện tại Đồng Tháp từ giữa năm 2016, hoạt động theo phương thức liên kết tự nguyện của người nông dân nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh bước đầu phát huy hiệu quả và đã được nhiều địa phương học tập, nhân rộng và pháttriển, như ở Bến Tre, Kiên Giang, Vĩnh Long...

- Bảo vệ anninh, trật tự nông thôn. Ở Việt Nam, hoạtđộng tự quảnvề an ninhnông thôn hình thành từ cổ xưa, trờ thành giá trị truyền thống, điển hình là tự quản trong các thôn, bàn, ấp, tổ dân phố thông qua việc thựchiện hương ước, quy ước. Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống ở khu vực nông thôn, nhiều hoạt động tự quản chuyên sâu trên từng lĩnh vực ngày càng phát triển, như bảo đảm an ninh, trật tự, giúp nhau phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh.

Thông qua các mô hình tự quản đã phát huy sáng kiến, tinhthần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, có sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần làm chủ, ý chívươn lên, tính tích cực, chủ động của người dântrướcnhững nhiều vấn đề tại địa bàn cơ sở.

Các mô hình được xây dựngdựa trên thực tế gắn với nhu cầu,

nguyện vọngcủa từng nhóm đối tượng, từng nội dung hoạt động phù hợp theo từng thời điểm, từng chuyên đềdể thuhút nhiều thànhviên tham gia.

- Bảo vệ quyền lợi của nông dân trước áp lực của thị trường.

Nhiều hội nghề nghiệp cóvaitrò quan trọng trong xúctiếnthương mại, tìm kiếm thị trường cho nông sản, bảo vệ quyền lợi của hội viên, như trong xuất khẩu gạo,hạt điều, tôm, rau quả;... hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức tổ chức hợp tác... Qua thực tiễn hoạt động, các tổ chức hội thổ hiện vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu ở khu vực nông thôn, giúp nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích tham gia các hoạt động xã hội.

Đặc biệt, vai trò của đoàn thể nhân dân cáccấp trong phối hợp cùng với cấp ủy,chính quyền các địa phương tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện các đề án, chương trình phát triển kinh tế -xã hội ờ địa phương, quyhoạch xây dựng nông thôn. Đề xuất các chính sách, giải pháp xây dựng nông thôn, tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách và phản biện chính sách; đại diện cho người dân ở nhiều nơi tham gia xử lý, hóa giải nhiều mâu thuẫn, xung đột nông thôn phát sinh từ các vấn đề đất đai, môitrường; đoàn kết, vận động, tập hợp hội viên, đoànviên gắnvới từngdự án cụ thể để giải quyết các nhiệm vụ

thiết thực, như việc làm, giảm nghèo, đàotạo nghề, chuyển đổi sinh kế, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật sàn xuất..

- Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa. Do đặc diem các mối quan hệ gia đình, dòng họ, láng giềng, làng xã,... đã, đang và sẽ tồn tại, chi phối đời sống nông thôn. Quản lý xã hội nông thôn, bên cạnh các thiết chế chính thức còn có các thiết chế phi chính thức, như làng/bản, dòng họ, già làng, người có uy tín... vận hành theo hương ước, quy ước.Các thiếtchế phi chính thứcở nông thôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo vệ bản sắc văn hóa địa phương, nhất là các di tích lịchsử- vãn hóa (đền, chùa, đình, miếu, từđường,dòng tộc...), thực hành các lễ hội vãn hóadân gian, bảo vệ và phát huy truyền thốngtốtđẹpcủa văn hóa các làng/bản, dòng tộc, gia đình, giữ gìn và khai thác tri thức địa phương phục vụ quản lý làng xã, bảo vệ tài nguyên, chăm sóc sức khỏenhân dân. Trong xuthế xã hội hóa, nhiều tổ chức cộng đồng, dòng họ huy động nguồn lực trong dân để phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc vãn hóa.

3.2. Một số bất cập, hạn chế trong xử moi quan hệ bộ ba”

giữa Nhà nước, thị trường hội

Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, sự phối hợp giữa Nhà nước, thị trường và xã hội vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy được sức mạnh

SỐ 01-2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN-CHUYÊN ĐẼ

(10)

TRONG QUẢN LÝ PHÁTTRIEN kinhte - XẰ hộiở nước TA HIỆN NAY

91

và khắc phục điểm yếu của từng yếu tố này, nhiều khi còn xung đột nhau. Cụthể:

Một là, vẫn còn tình trạng Nhà nước lấnsân thị trườngvà xã hội, nhiều chínhsách chưa theokịp sự biến đổi nhanh chóng thực tiễn cuộc sống.

- Có nơi, có lúc chính quyền còn ôm đồm, lấn sân thị trường và xã hội trong một số lĩnh vực quản lý và phát triển nông thôn...

Có chính sách vẫn mang tính áp đặt, coi doanh nghiệp là đối tượngquản lý màchưa lấyýkiến cộng đồng doanh nghiệp khi ban hành chính sách. Tình trạng độc quyền còn diễn ra trong thị trường các hàng hóaphục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều nơi, doanh nghiệp công ích trở thành

“sân sau”củacánbộđịa phương, đảm nhiệm phần lớn việc cung ứng phân bón, thuốc sâu vàcác vật tư nông nghiệpkhác, chèn ép vaitrò các hợp tác xã dịch vụ, làm chohợptác xã thiếu cơ hộiphát triển. Trong việc mua nông sản của nông dân, có nơi không bảo đảm tính cạnh tranh, khiến cho giánôngsảnbị áp đặtbất lợi cho nông dân.

- Thể chế nhà nước chưa đủ sức kiến tạo hình thành thị trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp, nhưng lại tạo lỗ hổng chonhóm trụclợi giành lấy địa tô chênh lệch khi chuyểnđổi đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị, khu công nghiệp, gây nên các xung đột xã hội nông thôn. Một số chù trương cho phép chuyển đổi, khuyến khích

tập trungruộng đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất lớn dưới hình thức trang trại, cánh đồng mẫu lớn,... nhưng triển khai trên thựctế gặp nhiều trở ngại. Việc chuyển đổi quyền sừ dụng đất - bảnchất là kiến tạo thị trường sơ cấp về quyền sửdụng đất - nhất là chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nôngnghiệp, chưa tuân theo nguyên tắc và cơ chế thị trường, mà theo mệnh lệnh hành chính chủ quan của các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. Rõ ràng, thể chế đất đai của nhà nước (gồm cả luật đất đai, chính sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) có độ trễtrước sự phát triển của thị trường, không đủ sức dẫn dắt, định hướng phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, hạn chế đến tích tụ, tập trung, chưa tối đahóahiệu quá sử dụng đấtnôngnghiệp.

-Các côngcụ quản lý mànhà nước sử dụng đểphục vụ cho phát triển nông thôn còn nhiều bất cập, như chính sách miễn thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp đang cản trở tích tụ, tập trung ruộng đất(7) 8; chính sách miễn phí thủylợi khiến cho sử dụng nguồn tài nguyên nước lãngphí, không khuyếnkhích tiết kiệm, trong khi tài nguyênnước ngày càng khan hiếm...

- Phân cấp, phân quyền còn hạn chế, nhiều chính sách quản lý và phát triển nông thôn ban hành chưa tính toán hết những yêu cầu cụ thể từng địa bàn do chi phối của tính tộcngười, tính

(7)Tính đến nay, cả nước khoảng trên dưới 60.000ha ruộng hoang trong đó miền Bắc, miền Trung chừng 40.000ha, quánửa làbỏliên tiếp từ 3 vụ trở lên. Một trong những nguyên nhân do chính sách miễn thuế sử dụng đát nông nghiệp dân đến tình trạng sử dụngđất nôngnghiệp không đúng mục đích, gây lãng phí hoặc làm hủy hoạiđất nôngnghiệp

(8) Theo Báo cáocủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn: Đẩu toàn hội cho nông nghiệp chưa tươngxứng (chỉ ở mức 5%-6%/năm) dãn đếnbất lợi chophát triểnnông nghiệp,nôngthôn.

Hiệnnay, đầutoàn hội chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu không tương xứng với quyđóng gópcủa sản xuất nóng nghiệpcho nénkinh tế

địa phương. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới khi mới ban hành cứng nhắc, nhiều tiêu chí không thực tế với từng địa bàn;

hay việc chậm chễ trong bảo hộ bản quyền, nhãn mác, đăng ký thương hiệu cho sảnphẩm nông sản Việt, thậm chí bị doanh nghiệp nước ngoài đãng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như Cà phê BuônMê Thuật.

-Nguồn lực nhà nướcđầu tư cho phát triển nông thôn còn dài trải, nhỏ lẻ, chưa đủ sức dẫn dắt tư nhân đầu tư, làm chuyểnbiến căn bản nông thôn miền núi, vùng có đông đồng bào dần tộc thiểu số<8). Có nơi, đầu tư chạy theo phong trào, thành tích, kém hiệu quả, không dựa theo tín hiệu thị trường và tình hình thực tế, như Chương trình phát

SỐ 01 2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN-CHUYÊN ĐỂ

(11)

92

MÔI QUAN IIỆ GIỪA NỉIÀ Nước, TIIỊ TRƯỜNG VÀ XẰIIỘI

triển cây cao-su ở Sơn La(9). Sử dụng nguồn lực nhà nước đầu tưcònnặng về bao cấp, tạo tính trông chờ, ỷ lạicủa cư dân những vùng khó khăn. Các chính sách dẫn dắt nguồn lực thiếutính dài hạn, chưa coi trọng phát triển các định chế trung gian có vai tròthúc đẩy phát triển thị trường nông sản hiện đại, giảm thiểu tính bấp bênh, rủi ro của sản xuất nông nghiệp, nhất là xây dựng chợđấu giá, trung tâm đấu giá nông sản.

(9) Báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình pháttriển câycao-su trên địa bàn, ngày 9-7-2019, của Ban Cán sự Đảng ủy ban nhân dântỉnh Sơn La chothấy: Toàn tinh Sơn La đãgóp gần 8.850hađất trổngcao-su,chủ yếu làđất hộgia đình, cá nhân đóng góp.Từ năm 2007 - 2018, tổng kinh phí đã đẩu thực hiện Chương trình câycaosu trên địabàn trên 1.200 tỷ đổng. Thê nhưng, ước tính thu nhập bình quântừ 1 ha cao- suchì đạt 1,2 triệu đống/ha/năm; số này thấphơn 40 lãn so với cây sắn, 57lần so với cây chè 74 lán so với cây ănquả...

(10) Theo "Báocáo tổng kết 10 năm thực hiệnNghiquyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa X vềnôngnghiệp, nông dân,nông thôncủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sổ doanh nghiệp đẩu trong lĩnh vực nông nghiệp chìchiếm 8% tổng sốdoanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sảnchiếm1%

Hai là, độ vênh củathịtrường trong tương quan với Nhà nước và xãhội.

- Thị trường nông nghiệp, nông thônchậm phát triển. Thị trường vốn nông thôn phát triển thiếu lành mạnh khiến cho “tín dụng đen”,vay nặng lãi gâynhức nhối an ninh nông thôn. Thị trường các dịch vụ kỹ thuật đa chủ thể cung ứng,nhưng hợptác xãvẫn chiếm thị phần nhỏ, mạng lưới cung ứng nhiều nơi do tư nhân độc quyền chi phối, đẩygiá lên cao, hàng kém chất lượng, mà gánh chịu hậuquảcuốicùng vẫn là nông dân. Thị trườngtiêu thụ nông sản chưa được tổ chức tốt, thiếu các định chế trung gian như chợ đấu giá, chợ nông sản, vai trò hiệp hội ngành hàng còn yếu, khiến cho mất cânbằng giữa cung và cầu, khi thì thiếu hàng gay gắt, khi thì hàng bị ứ đọng;

hiện tượngđộc quyền trong thị trường dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ nông sản vẫn phổ biến, đặc biệt ở những nơi mà nhà nước quản lýthiếu hiệuquả.

Những yếu kém này dẫn đến tình trạng thị trường hàng hóa nông nghiệp bị chia cắt, thông qua nhiều bướctrung gian, có ít chuỗi giá trị hoàn chình, kết nối đến thị trường cuối cùng; đa số hàng hóa buôn bán dưới dạng sản phẩm thô, chưaqua chế biến, giátrị giatăngthấp.

- Doanh nghiệpnhiều nơi chỉ quan tâm khai thác tài nguyên của nông thôn mà không chú ý đến quyềnhường dụng củangười dân địaphương, đẩy một bộ phận nông dân vào khó khăn vì không được chuyển đổi sinh kế khi bị thu hồi đất,điểnhình là các vùng bị mất rừng, mất ruộng đất do đô thị hóa “nóng” và phát triển thủyđiện ồ ạt. Vaitrò củadoanh nghiệp trongthúc đẩy phát triển nông nghiệp, nôngthôn còn yếu, khiến cho áp dụng khoa học - côngnghệcòn hạn chế.

Bên cạnh tính rủi ro cao hơn, còn rất nhiều rào cản cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp,đó là nhữngrào cản củathủtụchành chính, khiến nhà đầu tư nản lòng;khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực nôngnghiệp liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là an toàn thực phẩm, quy hoạch vàquản lý quy hoạch... Đâycũng là nguyênnhân dẫn đến sự phát triển củacác doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển* 910).

- Vai trò của Nhà nước nhiều khimờ nhạt, ảnh hường trực tiếp đếnphúclợixãhộicủangười dân nông thôn, như phát triển nhà

trẻ, mẫu giáo, thiết chế văn hóa cơ sở. Thị trường tự phát thâm nhập vàonông thôn làm méo mó nhiều vấn đề trong đời sống xã hội nông thôn, đe dọa đến bảo vệ bản sắcvãn hóa, maimộtdần nhiều tri thức địaphương.

Ba là, vai tròxãhội chưa theo kịp sự vận động thựctiễn thời kỳ mới, còn bất cập với Nhà nước và thị trường.

- Tổ chức cộng đồng truyền thống nông thôn lậptheođịa vực làng/bản, thựchiệnmộtsốnhiệm vụ tự quản, không có liên kết trục dọc như các tổ chứcchính trị - xã hội để thực hiện phản biện chính sách, đưa nguyện vọng, ý kiến của người dân nông thôn

SỐ 01 2021 TẠP CHÍ CỘNG SẢN - CHUYÊN ĐỂ

(12)

TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRĩỂN kinhtể

-

xãhội ở NƯỔG tahiện nay J

93

vào nghị trình chính sách. Các tổ chức chínhtrị - xã hội ởcơ sở nông thôn có nơi bị hành chính hóa, chưa đú năng lực liên kết, bảovệ quyền lợicủa cư dân nông thôn để chống chịu trước các thách thức của thị trường. Vì vậy, thương lái, doanh nghiệp khi tìm kiếm lợi ích ở nôngthôn thường chia tách nông dân khỏi các tổ chức xã hội của họ đế dễ dàng áp đặtlốichơi, đẩy thua thiệt về phía nôngdân.

- Người dân nông thôn chưa chú ý tham gia các hiệp hội theo ngành, nghề để vừa đưatiếng nói của thành viênthuộc từng ngành sản xuất vào chính sách của nhà nước, vừa điềutiếtkế hoạch sản xuất từng ngành hàng, hạn chế khuyết tật của thị trường, nhất làquan hệ cung - cầu. Thiếu các tổ chức xã hội đủ năng lựcgiám sát quá trình thựchiệncác chính sách, chương trình, quy hoạch, dự ánpháttriển nông thôn triển khaitrênđịabàn.Trong khi đólại xuất hiện những hội, nhóm biến tướng, hoạt động phức tạp, gây mấtan ninh, trật tự nôngthôn.

- Hợp tác xâ kiểu mới chậm phát triển, một phần do định kiến với hợptác xãkiểucũ, phần khác do Nhà nước thiếu hỗ trợ phù hợp, nhiều doanh nghiệp công ích lấn sân vào dư địa phát triển của hợp tác xã. Điều này khiến cho hợp tác xã chưa làm trònviệc tương trợ, hợptác, chia sẻ trong việcbảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của cư dân nông thôn trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền.

Trênthế giới, kinh tế hợp tác chỉ thực sự phát triển mạnh, trờ thành nhu cầu bức xúc và được đông đảo nông dân thamgia khi kinh tế hàng hóa đã phát triển, thể chế thị trường chiếm ưu thế trong nền kinh tế và nhà nước thực sự hỗ trợ tích cực. Khi đó độnglực hìnhthành kinh tế hợp tác mới đủ mạnh đe gắn những ngườinôngdâncá thể vốn không có thói quen và năng lực hợp tác lại với nhau(ll>.

- Các tổ chức cộng đồng truyềnthống có nơihoạt động tự do kiểu “phépvua thua lệlàng”, nhiều khi xung đột với quy định của pháp luật, hạn chế đến việc giáo dục và thực thi pháp luật thống nhất ờ làng/bản. Vai trò củacáctổ chức này cóxu hướng suy giảm cùng với quátrìnhphát triên củakinh tếthị trường càng tạo ra bất cập với Nhà nước và thị trường trong quảnlý và phát triểnxã hội nông thôn, cụ thể:

(i) Các quá trình di cư tự do và di dân xây dựng kinh tế mới, đô thị hóa làm thay đổi kết cấu cư dân, làm yếu đi nguồn nhân lực nông thôn; (ii) Nông lâm trường nhiều nơi cho lao động nhận khoán đất, rồi chuyển giao quyền sử dụng đất vòng vèo, phứctạp, khókiểmsoát; có nơi hình thành kiểu “phát canh thu tô” mới; (iii) Không rõ phương thức quản lý rừng cộng đồng, khiến cho tình trạng phá rừng tiếp tụctái diễn, bảnsắc vãn hóa địa phương gắn với đất, rừng, môi trường - cành quan thiên nhiênbị đedọa.

4. De xuất giải pháp xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý phát triển nông thôn

4.1. Đổimới duy nhận thức về xử mối quan hệ giữa nhà

nước, thị trường và xã hội trong quản phát triển nôngthôn

Nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội nông thôn đều có những điểm mạnh và điểm yếuriêng, cần phát huy vàkhắc phục trongquá trình giải quyết mối quan hệ trong “bộ ba” này, đó là:

- Nhà nước đóng vaitrò chính trong thúc đẩy các thể chế, duy trì ổnđịnh kinh tế - xã hội, cung cấp các hàng hóa vàdịchvụ cần thiết cho nông nghiệp, hỗ trợ hình thành các tổ chức xã hội khu vực này. Nhưng Nhà nước thường có xu hướng lấn át, làm thay thị trường; hành chính hóa các hoạt động đoàn thể ở cấpcơ sở địa phương.

- Thị trường giúp phân bổ các nguồn lựchiệu quả nhất, nơi người nông dân có khả năng tự phát triển, cải thiện mức sống của mình.Nhưng thị trường cũng là nơi phát sinhnguy cơ xungđột lợiích (do tranhgiành đất đai, tài sản...), mà nông dân thường rơi vàothế bất lợi;mặt trái của kinh tế thị trường làm băng hoại các giátrị đạo đức, truyền thống...

SỐ 01 2021 I TẠP CHÍ CỘNG SẢN-CHUYÊN ĐÉ (11) Đặng Kim Sơn: Ba bàn tay: Thị trường, nhà nước cộng đồng - ứng dụngcho Việt Nam, NxbTrẻ, 2007, tr. 289

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lưu Bình Dương, Nguyễn Văn Tiến - “Thiêng hóa” - yếu tố cơ bản cấu thành luật tục 3 Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thuỳ Linh - Phương thức huyền thoại hoá nhân vật

Có thể kể tên các hoạt động như vậy theo quy mô và tầm quan trọng của các văn bản được phản biện: từ các dự án Luật, các Chiến lược phát triển quốc gia và

Theo cuộc điều tra &#34;Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay&#34; của Trung tâm Xã hội học năm

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính của việc không tìm kiếm dịch vụ xã hội là do (1) sợ mất danh dự, mất uy tín nếu vấn đề của mình bị lộ; (2) không

Đồng thời lại nhận được sự hỗ trợ từ một trung gian phân phối uy tín là Công ty TNHH Quốc Tế Tam Sơn đã tạo một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, nâng

- Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định gồm những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh

Các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Khoa học xã hội được xuất bản, liên kết xuất bản, phát hành bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài về khoa học xã hội và nhân văn; về chính trị, pháp luật,

Do vậy, ở bộ phận người Ê đê không theo đạo việc sử dụng luật tục để phân xử các mâu thuẫn, xung đột trong các buôn làng diễn ra nhiều hơn, nhận thức của bộ phận này về tính thiêng của