• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 170, số 10, 2017

Tập 170, Số 10, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Lưu Bình Dương, Nguyễn Văn Tiến - “Thiêng hóa” - yếu tố cơ bản cấu thành luật tục 3 Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thuỳ Linh - Phương thức huyền thoại hoá nhân vật trong Tửu quốc của Mạc Ngôn 9 Phạm Văn Cường - Nghiên cứu sự thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên dân

tộc thiểu số miền núi phía Bắc 15

Bùi Linh Phượng, Mai Thị Ngọc Hà - Phân tích, so sánh nội dung toán học trong chương trình đào tạo ngành

nông lâm nghiệp của một số trường đại học trên thế giới 19 Trịnh Thị Kim Thoa - Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh tại

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên 25 Thân Thị Thu Ngân - Kỷ niệm 90 năm ra đời tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927 – 2017) - Ý nghĩa lý luận

và thực tiễn việc nghiên cứu tác phẩm “Đường Kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 31 Ma Thị Ngần - Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất nhằm nâng

cao kết quả học tập của sinh viên 35

Dương Thị Hương Lan, Nguyễn Vũ Phong Vân, Nguyễn Hiền Lương - Ứng dụng các hoạt động học tập trải nghiệm vào trong một giờ học nói tiếng Anh ở Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học

Thái Nguyên 41

Lê Ngọc Nương, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Hải Khanh - Xây dựng khung lý thuyết về sự hài lòng trong công việc

của người lao động tại Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Thái Nguyên 47 Đoàn Quang Thiệu - Xây dựng hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh và bộ chứng từ kế toán mẫu để thực hành

cho sinh viên 53

Đỗ Thị Hà Phương, Đoàn Thị Mai, Chu Thị Hà, Nguyễn Thị Giang - Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng

chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 59 Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần FPT 65 Vũ Hồng Vân, Lương Thị Mai Uyên - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế 71 Nguyễn Thị Linh Trang, Bùi Thị Ngân - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần quân đội – chi nhánh Thái Nguyên 77

Nguyễn Thị Lan Anh, Nông Thị Vân Thảo - Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chấm điểm cán bộ tại sở giao

dịch Vietcombank 85

Nguyễn Thu Nga, Kiều Thị Khánh, Hoàng Văn Dư - Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng khi tính đến rủi

ro tín dụng 91

Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Bích Hồng - Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 97

Đàm Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Mạnh - Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam 103 Phạm Thị Huyền - Án lệ và việc áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam 109 Dương Thị Huyền - Mối quan hệ của thương điếm Anh ở Hirado (1613- 1623) với chính quyền Nhật Bản 115 Trần Nguyễn Sĩ Nguyên - Dân vận khéo là vấn đề cốt lõi trong nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh 121

Đinh Thị Giang - Quan điểm của J.Locke về nguồn gốc và bản chất của nhà nước 127

Journal of Science and Technology

170 (10)

N¨m

2017

(3)

Trần Bảo Ngọc, Lê Thị Lựu, Bùi Thanh Thủy và cộng sự - Nhận thức của sinh viên Dược về môi trường giáo

dục tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên bằng bảng hỏi DREEM 131 Lương Ngọc Huyên - Thực trạng việc vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học và kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Tuyên

Quang, nguyên nhân và giải pháp 137

Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Thị Giang - Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực các xã vùng cao biên giới (ví dụ tại tỉnh

Hà Giang) 143

Đỗ Thị Quyên, Nguyễn Thị Kim Tuyến - Nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua trực tuyến của

người tiêu dùng tỉnh Thái Nguyên 149

Phương Hữu Khiêm, Nguyễn Đắc Dũng, Nguyễn Ngọc Lý - Phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho rừng

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh- Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 161 Nguyễn Thị Vân Anh - Thu hút đầu tư – động lực và cơ sở phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thái Nguyên 167 Văn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Lan Hương - Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng

dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 173 Mai Văn Cẩn - Sử dụng hình tượng nhân vật Thạch Sanh trong một số hoạt động dạy thực hành tiếng Anh bậc

trung học phổ thông 179

Đỗ Thị Hương Liên - Bàn thêm về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) và mối liên hệ với các

cuộc khởi nghĩa đương thời 185

Phạm Văn Quang, Nguyễn Huy Ánh - Giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh

viên khoa Thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 191

Nguyễn Thị Minh Thu, Bùi Thị Ngọc Anh - Ca dao, dân ca làng chài Vịnh Hạ Long - nét văn hóa mang đậm

yếu tố biển 197

Đặng Anh Tuấn, Ngô Thị Minh Hằng, Phạm Thị Trung Hà - Sự hồi phục của thị trường bất động sản và rủi

ro kinh doanh của các công ty bất động sản 203

Lê Văn Thơ, Vũ Anh Tuấn - Đánh giá tình hình sử dụng đất tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì,

tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2016 209

(4)

Nguyen Thi Mai Chanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 9-14

9 PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HOÁ NHÂN VẬT

TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN

Nguyễn Thị Mai Chanh1*, Bùi Thuỳ Linh2

1Đại học Sư phạm Hà Nội

2Đại học Sư phạm Hà Nội 2

TÓM TẮT

Huyền thoại ngày nay không chỉ được coi là một kiểu tư duy, mà đã trở thành một phương thức nghệ thuật thể hiện ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Cũng như nhiều tác phẩm khác của Mạc Ngôn, Tửu Quốc mang đậm dấu ấn của phương thức huyền thoại. Bằng cách đa dạng hóa cốt truyện, làm mờ các đường viền hiện thực, đặt nhân vật vào một “thế giới thứ hai” tương đồng với thế giới thực tại, Mạc Ngôn đã huyền thoại hoá thế giới nhân vật của mình, tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu cho tác phẩm. Thế giới nhân vật đầy biến ảo, náo loạn trong Tửu Quốc là hình ảnh chiếu ứng của đời sống xã hội đương thời đầy nỗi đau, tội ác và cũng biến ảo khôn lường.

Từ khóa: Mạc Ngôn, Tửu Quốc, huyền thoại, nhân vật, phương thức nghệ thuật

KHÁI NIỆM “HUYỀN THOẠI” TRONG VĂN HỌC VÀ TÁC PHẨM TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN

“Huyền thoại” là thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa, gắn với các yếu tố siêu nhiên, hoang đường, kỳ bí. Trong buổi bình minh của lịch sử, các huyền thoại dân gian đã ra đời do nhu cầu giải thích thế giới, ở đó hầu hết nhân vật là thần thánh hoặc các anh hùng được thần thánh hóa. Những năm 60 của thế kỷ XX đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn mục của huyền thoại với các sáng tác bắt đầu từ Châu Mỹ La tinh theo “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”.

Huyền thoại trở lại mang trong nó bản chất cổ xưa đồng thời khoác thêm chiếc áo mới hiện đại, tạo nên những huyền thoại mới. Không chỉ mang ý nghĩa là một kiểu tư duy, huyền thoại còn trở thành một phương thức nghệ thuật thể hiện ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.*Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Nga S.S. Averintzev và M.N. Epstein, tác phẩm văn học mang tính chất huyền thoại là những tác phẩm mà trong đó, nhà văn hoặc là tạo ra một hệ thống “huyền tích” riêng của mình; hoặc là tái hiện những tầng sinh hoạt và tâm thức dân gian còn sống động những yếu tố của thế giới quan thần thoại; hoặc là vận dụng sáng tạo những môtip huyền thoại của

*Tel: 01672557799; Email: maichanhnguyen@gmail.com

các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian để thể hiện những vấn đề thời đại; hoặc là dựng lại những cốt truyện thần thoại cổ, có cải biên, hiện đại hoá ít nhiều… Huyền thoại hiện đại có thể không sử dụng đậm đặc các yếu tố hoang đường, tính kì lạ thể hiện qua việc nhà văn “nhào nặn khác đi” các chi tiết đời thường, tạo nên một thế giới riêng gợi mối tương đồng nào đó với thế giới hiện thực. Sử dụng phương thức huyền thoại, mục đích của tác giả nhằm thể hiện một cách tiếp cận cuộc sống sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh.

Thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao, nhà văn ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc. Như vậy, huyền thoại trong tác phẩm hiện đại không chỉ mang cái nghĩa nguyên thủy mà đã được cải biến, đem hàm lượng nghĩa mới. Nó được coi như một “phương thức thông báo”

(Roland Barthes); một hình thức “cổ vị kim dụng” hữu hiệu.

Tửu Quốc là một trong những tác phẩm có lối viết đặc biệt ấn tượng của Mạc Ngôn - tác giả của hàng loạt cuốn sách quen thuộc như Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Rừng xanh lá đỏ, Sống đọa thác đày, Ếch...

Độc giả dễ dàng bắt gặp ở đây dấu ấn của phương thức huyền thoại. Kết thúc tác phẩm, hành tung của các nhân vật như Phan Kim Cương, Dư Một Thước, thằng tiểu yêu, Viên

(5)

Nguyen Thi Mai Chanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 9-14

10

Song Ngư... và những câu chuyện xoay quanh họ như chuyện trẻ con ở Tửu quốc bị quay

“như quay thịt để ăn”, chuyện về con lừa đen, chuyện lễ hội Rượu Bú Dù… vẫn là những bí ẩn thôi thúc người đọc tiếp tục suy đoán, lí giải. Mạc Ngôn đã huyền thoại hóa thế giới nhân vật của mình bằng cách đa dạng hóa cốt truyện, làm mờ các đường viền hiện thực, đặt nhân vật vào một “thế giới thứ hai” tương đồng với thế giới thực tại. Tìm hiểu phương thức huyền thoại sẽ góp phần làm sâu sắc thêm ý nghĩa của tác phẩm này, qua đó thêm một lần khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn đã được vinh dự nhận giải thưởng Noben Văn học năm 2012. Đây là vấn đề ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HOÁ NHÂN VẬT TRONG TỬU QUỐC

Huyền thoại hoá nhân vật qua hình thức đa dạng hoá cốt truyện

Tửu Quốc được kết cấu theo kiểu truyện lồng trong truyện nhưng phức tạp hơn nhiều. Làm nên tác phẩm là nhiều câu chuyện, chúng có thể đứng độc lập thành những truyện riêng, song đồng thời lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mười chương của tác phẩm, ngoài chương thứ 10 có kết cấu khác biệt, còn lại về cơ bản, tuy trật tự sắp xếp có sự xáo trộn ít nhiều nhưng đều đan xen giữa 4 phần: Tửu Quốc của nhân vật nhà văn Mạc Ngôn; thư của nhân vật Tiến sĩ Lý Một Gáo gửi cho

“thầy Mạc Ngôn”; thư hồi âm của nhân vật Mạc Ngôn; và loạt truyện của Lý Một Gáo, gồm Rượu cồn, Trẻ thịt, Thần đồng, Phố lừa, Một Thước anh hào, Giờ dạy chế biến món ăn, Lấy tổ yến, Rượu Bú Dù, Tửu thành. Một sự sắp xếp đan xen đầy chủ ý. Ví như, nếu như ở chương 1, Lý Một Gáo viết Rượu cồn;

thì ở chương 2, Đinh Câu gặp gỡ Bí thư, Giám đốc khu mỏ uống rượu như nước, và Phan Kim Cương - vị Phó Bộ trưởng Tuyên truyền “nhờ cái tài uống rượu như hũ chìm mà trở thành ngôi sao chói lọi, ai cũng hâm

mộ”. Ở chương 2, Lý Một Gáo viết Trẻ thịt;

thì chương 3, viên trinh sát Đinh Câu được ăn thịt đứa trẻ vàng hươm có nụ cười thiên thần ngồi xếp bằng tròn trên mâm tỏa mùi hương thơm nức. Đến chương 3, Lý Một Gáo viết Thần đồng; thì ở chương 4, Đinh Câu gặp thằng vảy cá “tài nghệ ghê gớm” được tôn là

“thần”... Các nhân vật bởi vậy, tuy được khắc họa có đường nét hết sức rõ ràng song cũng đầy hư ảo. Trong truyện dường như có tới hai nhân vật Phan Kim Cương: một vị Bộ trưởng tuấn tú, đa tài và một “tên ác ma” ăn thịt trẻ con. Đặc điểm của nhân vật Dư Một Thước cũng đầy huyễn hoặc, không khỏi gây nỗi hoang mang, nghi ngờ cho độc giả. Dư Một Thước trong truyện của Lý Một Gáo có nhiều nét tương đồng song không trùng khít với Dư Một Thước trong tác phẩm của nhân vật nhà văn Mạc Ngôn, hắn có khi lại mang dáng dấp của nhân vật thằng tiểu yêu, tức thằng vảy cá… Độc giả phải tỉnh táo lắm mới không bị lạc vào mê cung rắc rối của những câu chuyện đan xen do tác phẩm tạo nên.

Có thể nói, Tửu Quốc mang đặc điểm truyện trinh thám kết hợp với cốt truyện phiêu lưu đường phố vốn không mấy xa lạ trong văn học, nhưng là kiểu trinh thám, phiêu lưu hiện đại. Hiểu một cách đơn giản, tác phẩm viết về một vụ phá án. Người nhận lệnh về thành phố Rượu điều tra thực hư chuyện những đứa trẻ bị ăn thịt là một trinh sát viên ngoại hạng của Viện Kiểm sát tỉnh - Đinh Câu. Cách mở đầu câu chuyện ở đây không gì khác so với lối kể thường gặp trong truyện trinh thám truyền thống. Viên trinh sát một mình dấn thân vào hang ổ của đối tượng bị tình nghi. Nhưng nếu như trong truyện truyền thống, thám tử thường là con người tài ba, mưu lược, đầy tính quyết đoán; thì viên trinh sát lừng danh

“thuộc loại siêu trong số trinh sát của Viện Kiểm sát tỉnh, các thủ trưởng bự đều biết”

này, ngay từ đầu đã được miêu tả là con người rất “dễ mềm lòng”, “luôn dao động, không quyết được bề nào”; “Anh định li dị vợ nhưng lại không muốn li dị. Anh muốn tiếp

(6)

Nguyen Thi Mai Chanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 9-14

11 tục quan hệ với cô bồ nhưng lại không muốn

tiếp tục. Mỗi khi ốm đau, anh muốn mình bị ung thư nhưng lại sợ ung thư… anh vừa yêu vừa ghét cuộc sống… Anh thường chĩa súng vào huyệt thái dương rồi lại bỏ súng xuống…

Xạ kích không ổn định: lúc tâm trạng tốt thì không phát nào trượt, lúc không tốt, trăm phát trượt cả trăm” [1;24]. Điều tra tội phạm là công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, sáng suốt của lý trí để có thể đưa ra những phán đoán tuyệt đối chính xác làm sáng tỏ sự việc, song với Đinh Câu, phần lớn thời gian phá án, ý thức của anh ta chui ra khỏi đỉnh đầu như con bướm thoát khỏi vỏ kén, bay lượn trên không trung ngó xuống cái thân xác vô dụng nhếch nhác, bẩn thỉu của chính mình khi thì đang “từ từ đổ kềnh xuống đất như bức tường mục”, lúc lại

“phủ phục trên mặt đất chẳng khác một xác chết vớt ra từ ang rượu”. Không có cái tinh thông võ nghệ hơn người, cũng chẳng có được sự minh mẫn, nhanh nhạy của một trinh sát bình thường, Đinh Câu hiện lên với hình ảnh đầy mỉa mai, nực cười và thật đáng thương hại. Không ít lần, vì sợ hãi mà viên trinh sát “té đái ra quần”. Mò mẫm trong quá trình điều tra tội phạm, kẻ điều tra rốt cuộc lại sa vào lưới tình, dan díu với chính người vợ của đối tượng bị điều tra, còn rơi nước mắt uất hận bởi ghen tuông khi bắt gặp ả nhân tình có quan hệ với người đàn ông khác. Cuộc điều tra của Đinh Câu giống như là cuộc

“phiêu lưu” trong ảo giác - hậu quả của trạng thái mất lý trí do rượu gây ra, cũng như của tâm lý hoảng loạn bởi hành động phạm pháp giết người. Trạng thái ấy càng bị đẩy lên cao hơn, khi lý trí, ý thức chưa chết hẳn nhưng lại chỉ tồn tại trong sự bất lực. Rốt cuộc, không có chiến công vẻ vang nào được lập nên, không có cái chết vinh quang dành cho người anh hùng. Kẻ thực thi công lí trở thành đồng phạm, thành tội nhân, lẽ ra “toả sáng cho người đời” thì lại “trở thành tên nát rượu, đồ bị thịt”, rồi kết thúc cuộc đời với cái chết thảm hại: “ngã xuống một cái hố toàn những thứ bẩn: rượu - thịt và thịt - rượu do người thành phố Rượu nôn oẹ đã lên men, những

chiếc bao cao su nổi lềnh bềnh. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các loại virut, vi trùng, vi sinh vật phát triển, là thiên quốc của ruồi nhặng, là địa đàng của giòi bọ… Các chất dơ bẩn không chút lịch sự, bịt miệng anh lại, sức hút của trái đất kéo anh xuống, chỉ vài giây sau, những thứ thiêng liêng như lí tưởng, chính nghĩa, tôn nghiêm, vinh dự, tình yêu…

chìm xuống đáy cùng với anh trinh sát ngoại hạng nhiều nỗi truân chuyên” [1;527].

Huyền thoại hoá nhân vật qua lối kể làm mờ các đường viền hiện thực

Tửu Quốc được kể bởi nhiều người trần thuật kết hợp với sự di động điểm nhìn hết sức linh hoạt. Cả ba ngôi kể: thứ nhất, thứ hai và thứ ba đều cùng hiện diện trong tác phẩm tạo nên sự đa thanh giọng điệu. Mỗi nhân vật được bổ sung, được làm rõ hơn nhờ các ngôi kể, điểm nhìn khác nhau, song đồng thời họ cũng lại bị làm cho mờ hóa, khiến cái ranh giới giữa thực và ảo trở nên nhoè mờ. Mạc Ngôn đã xóa nhòa đường viền hiện thực khi xây dựng nhân vật, khiến cho bao quanh nó là bầu không khí đầy sắc màu huyền thoại.

Dư Một Thước là ai? Hắn là ông chủ Dư Một Thước cao bảy mươi lăm centimet, lắm tiền, nhiều uy, có tài dán người lên trần như con thạch sùng khổng lồ “tay chân, thân mình như mọc đầy ống hút”? Hay hắn là “một thiếu niên lưng đeo bọc quần áo, mình trần lấp lánh một lớp như vảy cá, miệng ngậm con dao lá liễu” cưỡi lừa đen, bay mái vượt tường như đi trên đất bằng? Hắn có phải là cậu nhỏ làm công có “tửu nga” trong bụng, hay là cậu thiếu niên si tình phải lòng cô con gái gánh xiếc như những lời hắn tự kể để làm tư liệu cho Lý Một Gáo viết ký về cuộc đời hắn?

Hắn bao nhiêu tuổi? Tám mươi lăm, hay là mười bốn, hay mười hai? Trong những câu chuyện về hắn, bao nhiêu phần trăm là sự thật? Ở truyện Phố lừa của Lý Một Gáo, Dư Một Thước một đêm không ngủ nên tình cờ nhìn thấy con lừa đen huyền thoại và bóng đen cưỡi nó là một thiếu niên từ mái ngói xào xạc bay xuống giữa lưng lừa; nhưng ở truyện

(7)

Nguyen Thi Mai Chanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 9-14

12

Một Thước anh hào, Lý Một Gáo lại kể, Dư Một Thước tự nhận mình là cái bóng đen cưỡi lừa và khẳng định mình đã tám mươi nhăm tuổi. Khi nói về cuốn Những chuyện lạ ở Tửu Quốc, Lý Một Gáo khẳng định với nhân vật nhà văn Mạc Ngôn: “Dư Một Thước quả là một quái kiệt về sức tưởng tượng phong phú, câu chuyện lão vừa kể, trò thấy hình như đã nghe ở “Liêu trai” thì phải”, “trò đoán tác giả cuốn sách này là người đương thời, sống sờ sờ ra đấy, ở ngay Tửu quốc này. Nhân vật chính trong truyện cũng có tên là Dư Một Thước! Do đó, trò nghĩ rằng, tác giả cuốn sách chính là lão” [1;320]. Tuy nhiên, những lời đoán định của Lý Một Gáo vẫn chỉ là những giả thiết thiếu xác tín. Anh ta là một người kể chuyện không đáng tin cậy. Càng được nói tới, nhân vật càng tồn tại như một ẩn số. Dư Một Thước “nửa thần tiên nửa ma quỷ” của truyền thuyết và Dư Một Thước của hiện tại hiện lên với những nét đối lập nhau.

Nếu như huyền thoại biến hắn thành một con người phi thường, một anh hùng nghĩa hiệp, một “siêu nhân”; thì trong thực tại, hắn lại là kẻ quái thai, dị hợm và sa đoạ, biết đâu một ngày nào đó, cái “cỗ máy tí xíu mọc đôi chân” ấy cũng sẽ bị chết gục trên đùi một đàn bà bởi viên đạn vào giữa trán như trong câu chuyện Tửu quốc của nhân vật nhà văn Mạc Ngôn. Trong cuộc trò chuyện với Dư Một Thước, Lý Một Gáo nói: “Dư tiên sinh, ông làm tôi bấn tinh lên. Ông lúc thì là người làm công trong tiệm rượu, lúc hoá thành cậu thiếu niên vẩy cá ẩn hiện như thần, khi thì là anh hề trong gánh xiếc, giờ đây lại là ông chủ bệ vệ của quán rượu, thật giả lẫn lộn, biến hoá khôn lường, tôi viết về ông thế nào bây giờ?” [1;

321]. Tiếp xúc với nhân vật, độc giả cũng như bị “bấn tinh lên” bởi những câu chuyện chẳng biết đâu là thực, đâu là hư về nó.

Với nhân vật Đinh Câu, cuộc đấu tranh giữa lý trí - thể xác và kiểu du hành “hồn lìa khỏi xác” của anh ta cũng mang đậm yếu tố kì ảo.

Ở đây, tác giả xây dựng theo lối nhại trinh thám khi để cho nhân vật trong quá trình trinh

thám bị đảo ngược tình thế, trở thành con rối cho những kẻ bị điều tra giật dây. Nực cười thay hình ảnh nhân vật với sự phân thân, ý thức lìa cơ thể, lơ lửng trên cao phán xét lại cái thể xác bên dưới, kẻ truy tìm tội phạm lại trở thành kẻ phạm tội, chạy trốn và bị chính nỗi ám ảnh tội lỗi, chính lý trí của mình truy sát lại. Bản tính dễ dao động đã dự báo trước sự chia tách của ý thức và thể xác nơi nhân vật này. Khi đắm chìm trong men rượu cũng là lúc “Đinh Câu cảm thấy thân thể bắt đầu chia tay với ý thức. Nói “chia tay” không chính xác. Chính xác là anh cảm thấy ý thức đã biến thành con bướm tuy bây giờ đang thu mình lại, nhưng chắc chắn sẽ xòe đôi cánh đẹp lạ lùng, đang chui ra khỏi huyệt bách hội, ló đầu nhìn xung quanh. Cơ thể khi đã mất ý thức chẳng khác con ngài đã chui ra khỏi kén, chỉ còn cái xác nhẹ bỗng” [1;77]. Chỉ có Mạc Ngôn mới có thể tạo ra một cuộc “chia tay” lạ kì như vậy giữa ý thức và thể xác. Phần lớn quá trình phá án của Đinh Câu là sự ngự trị của ảo giác, và phần lớn ảo giác đến là do anh ta đang trong trạng thái say mềm. Rượu trở thành thứ thuốc độc đầu độc tâm hồn viên trinh sát, dẫn tới hậu quả làm anh ta suy kiệt cả thể xác lẫn tinh thần. Ở chương cuối tác phẩm, chúng ta cũng bắt gặp thủ pháp “phân thân” này được Mạc Ngôn sử dụng trong việc xây dựng nhân vật nhà văn Mạc Ngôn qua những chi tiết anh ta vừa kể chuyện về chuyến đi Tửu quốc, vừa tự biếm, tự giễu nhại bản thân, biến mình thành một kẻ cùng hội cùng thuyền với bọn Phan Kim Cương, giống như trước đó Đinh Câu tự biếm, tự giễu nhại chính mình. Mạc Ngôn, một cách có chủ ý đã khẳng định, tất cả những gì được viết ra chỉ là chuyện hư cấu bông phèng của tay viết nghiệp dư là Tiến sĩ Rượu Lý Một Gáo và Mạc Ngôn “tuổi trung niên, thân hình phục phịch, tóc thưa, mắt bé tí, miệng trề xuống”,

“Thằng cha một là thích phụ nữ, hai là thích nhậu nhẹt, ba là thiếu tiền tiêu, bốn là thích nhặt nhạnh những chuyện quái dị của bọn yêu ma quỷ quái để đưa vào tác phẩm”. Những

(8)

Nguyen Thi Mai Chanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 9-14

13 chi tiết về “cái tôi tiểu sử” của nhà văn thông

thường là rất đáng tin cậy, nhưng ở đây nhà văn sử dụng với tính chất giễu nhại cho nên nó vô nghĩa về mặt thông tin. Nó được sử dụng như là một thủ pháp, một yếu tố kĩ thuật. Biến mình thành nhân vật trong tiểu thuyết, nhà văn không phải mục đích tự ý thức, khám phá bản thân, càng không phải nhằm làm tăng tính chân thực cho truyện kể;

mà trái lại, để tạo nên hiệu ứng nghệ thuật, gợi cảm giác thật - giả lẫn lộn, gây sự ngờ vực, nhằm lôi cuốn người đọc và mời gọi thêm muôn vàn diễn giải.

Huyền thoại hoá nhân vật qua hình thức tạo dựng không gian hư- thực

Đến với tác phẩm, chúng ta còn bắt gặp nhiều nhân vật đậm màu hư ảo khác. Đó là vị giáo sư trường đại học Chưng cất Rượu của thành phố Rượu - Viên Song Ngư. Ông vốn là

“cháu sáu đời dòng đích” của Viên Cửu Ngũ - tác giả của “Rượu Mây Mưa”; là người nghiên cứu, chế biến thành công Rượu Bú Dù

“độc nhất vô nhị trên thế giới, một giọt đủ nghiêng thành” với “trình độ đạt tẩu hoả nhập ma”. Viên Song Ngư đã từng lên núi Bạch Viên Lĩnh “gội gió dầm mưa” kết bạn cùng lũ khỉ, coi rượu như bạn tình. Câu chuyện huyền thoại về nguồn gốc của Rượu Bú Dù càng làm tăng thêm yếu tố kì cho nhân vật này. Phan Kim Cương với tài nghệ uống rượu như có

“tửu nga” trong bụng cũng có thể được coi là một huyền thoại. Cái lối uống rượu rất lạ của nhân vật: “miệng ngậm cả ba chén, ngửa cổ uống cạn, rồi cúi xuống nhả các chén xuống bàn” quả là có một không hai... Và tất cả các nhân vật huyền thoại đều được đặt vào trong một không gian “Tửu quốc” đặc biệt. Nơi ấy, cách xa hàng trăm dặm, người ta đã có thể ngửi thấy mùi rượu: “chỗ nào cũng thơm mùi rượu, nhà nhà có rượu ngon. Vài nghìn quán rượu ngày đêm đèn đuốc sáng trưng, rượu chảy như suối”; nơi ấy có trường Đại học Chưng cất rượu, có bảo tàng rượu, “tiếng thơm của nó chảy tràn thế giới”. Tửu Quốc dễ

gợi cho người đọc liên tưởng tới những Lâu đài, Vụ án của Kafka, tới các khái niệm “mê cung”, “mê lộ”. “Tửu quốc” được nói đến trong tác phẩm là một địa danh cụ thể, nằm ở mỏ than La Sơn, ngoại vi thành phố. Con đường vào đó đen đúa, bẩn thỉu, xe cộ chen chúc, với những con người lao động cực nhọc, cáu kỉnh, hoàn toàn tương phản với cảnh vật phía sau cánh cổng bảo vệ của khu mỏ. Dãy nhà ở của ban lãnh đạo nằm giữa cánh rừng hướng dương yên tĩnh, đẹp thơ mộng, song cái đẹp ấy có “vẻ giả tạo và thâm hiểm”. Lối vào khu nhà là một hành lang hun hút, tối tăm, tạo cho người đi cảm giác dài vô tận, không biết mình đang bị dẫn tới đâu.

Những gian phòng ăn, phòng nghỉ đều là những mê cung có các cánh cửa cách âm tuyệt đối với thế giới bên ngoài để che đậy bên trong những bữa tiệc thịt người nhờn mỡ.

Anh chàng trinh sát viên Đinh Câu từng có lần thừa nhận “anh về Tửu quốc như vào mê cung, tâm thần hốt hoảng, nghi vấn đầy rẫy”.

“Tửu quốc” hào hoa là vương quốc của rượu, có điều, đi đến hết cuốn sách, người đọc tuy thấy rượu xuất hiện đậm đặc song gần như không được miêu tả về mặt giá trị, mà chủ yếu nhấn mạnh ở vai trò là “chất bôi trơn bộ máy nhà nước”, là thứ không thể thiếu trong những bữa yến tiệc thịt người. Cái nơi được gọi là “Tửu quốc” mang đến cho người đọc cảm giác hư ảo, thực mà không thực, không thực mà lại là thực. Nói là ở khu mỏ than La Sơn, nhưng không ai biết cụ thể nó ở đâu.

Một “Tửu quốc” không rõ hình hài mà lại luôn hiện hữu, tuy hiện hữu song lại khó nắm bắt. Phải chăng là có tồn tại một “Tửu quốc”

thật sự ở cõi nhân gian này, hay mọi chốn ăn chơi xa xỉ cùng cực của bọn người “tha hoá cùng cực” trên thế gian này đều được coi là

“Tửu quốc”? Đặt các nhân vật vào cái không gian hư - thực đầy huyễn hoặc, tác phẩm lôi cuốn người đọc cùng tham gia vào cuộc chơi lí thú đi tìm ý nghĩa không bao giờ cạn kiệt, từ đó nghiệm ra bao vấn đề sâu sắc, nhức nhối về nhân tính, nhân sinh.

(9)

Nguyen Thi Mai Chanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 9-14

14

KẾT LUẬN

Tóm lại, huyền thoại là phương thức nghệ thuật có xu hướng được sử dụng rộng rãi trong văn chương đương đại. Nó giúp các nhà văn khơi mở, khai thác nhiều “vùng đất” mới mẻ và góp phần làm tăng tính hấp dẫn nghệ thuật cho các thiên truyện. Hầu hết tiểu thuyết Mạc Ngôn đều sử dụng phương thức huyền thoại nhằm thể hiện cái nhìn đầy khắc khoải, đớn đau về hiện thực Trung Hoa trong quá khứ lịch sử cũng như trong hiện tại, bởi như chính nhà văn nói, “dù có tìm mọi cách trốn tránh hiện thực thì hiện thực vẫn cứ tìm thấy anh” [2; 254]. Ở Tửu Quốc, đó là hiện thực xã hội tha hoá tột cùng - môi trường làm nảy sinh và nuôi dưỡng cái ác, cái dã man, bạo tàn, phi nhân tính. Bàn về phương thức huyền

thoại trong sáng tác văn học, Phùng Văn Tửu cho rằng, “Huyền thoại đòi hỏi phải được giải mã; cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương sâu sắc được xây dựng theo phương thức huyền thoại không hiện ra ngay trên bề mặt trang giấy hay các con chữ” [3]. Việc khám phá thế giới nhân vật trong Tửu Quốc qua phương thức huyền thoại chính là đi vào giải mã cái thế giới nghệ thuật đầy bí ẩn của tác phẩm xuất sắc này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mạc Ngôn (2004), Tửu Quốc (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Hội Nhà văn.

2. Mạc Ngôn (2004), Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Nguyễn Thị Thại dịch), Nxb Văn học.

3. Phùng Văn Tửu (2007), “Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10, tr.3.

SUMMARY

THE CHARACTERS OF MYTHOLOGY

IN “THE REPUBLIC OF WINE” BY GUAN MOYE

Nguyen Thi Mai Chanh1*, Bui Thuy Linh2

1Hanoi University of Education

2Hanoi University of Education 2

Nowadays legendary is considered as not only a way of thinking but also a method of arts. Just like other works by Mac Ngon, "Tuu Quoc" has such legendary method. By diversifying the plot, blurring the reality, placing the characters into the "second world" in parallel with the real one, Mac Ngon made a legend out of that world, creating the attraction and the deep meaning for the story. The chaotic world in "Tuu Quoc" is the symbol of the contemporary society which was full of pain, crime and chaos.

Key words: Guan Moye, The Republic of Wine, mythology, characters, art methodolody.

Ngày nhận bài: 20/6/2017; Ngày phản biện: 13/7/2017; Ngày duyệt đăng: 28/9/2017

*Tel: 01672557799; Email: maichanhnguyen@gmail.com

(10)

soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS

Content Page

Luu Binh Duong, Nguyen Van Tien - "Sacred" fundamental structure of customary law 3 Nguyen Thi Mai Chanh, Bui Thuy Linh - The characters of mythology in “The Republic of Wine” by

Guan Moye 9

Pham Van Cuong - Studying adaptation to the training menthod of the credit for northern mountainous ethnic

minority students 15

Bui Linh Phuong, Mai Thi Ngoc Ha - Analysis and comparison of mathematical content in the forestry

agricultural sector training program of a number of universities in the world 19 Trinh Thi Kim Thoa - The situation and the solutions to improve the quality of teaching and learning Ho Chi

Minh ideology at University of Information and Communication Technology – TNU 25 Than Thi Thu Ngan - The 90th anniversary of the publication of "Duong Kach menh" book (1927 – 2017)

Theoretical and practical meaning of the work “Duong Kach menh” of the leader Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh 31 Ma Thi Ngan - Some features should be regarded when building a physical education program to increase the

learning result of students 35

Duong Thi Huong Lan, Nguyen Vu Phong Van, Nguyen Hien Luong - Applied experiential learning activities in an English speaking lesson of University of Economics and Business Administration - Thai

Nguyen University 41

Le Ngoc Nuong, Nguyen Thi Ha, Nguyen Hai Khanh - Building the theory of integrity of satisfaction in the

work of laborers at Thai Nguyen Traffic Trading and Management Joint Stock Company 47 Doan Quang Thieu - Establishing the standard sample system of occurred economic operations and accounting

vouchers for students' practice 53 Do Thi Ha Phuong, Doan Thi Mai, Chu Thi Ha, Nguyen Thi Giang - Factors influencing willingness to pay

for safety food in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province 59

Nguyen Thi Thanh Thuy - Analysis of FPT Joint Stock Company 's financial situation 65 Vu Hong Van, Luong Thi Mai Uyen - Strengthen competitive capability of mechanical industry in the process

of international economic integration 71

Nguyen Thi Linh Trang, Bui Thi Ngan - The development of non - cash payment service at military JSC Bank

– Thai Nguyen branch 77

Nguyen Thi Lan Anh, Nong Thi Van Thao - Building the system of management support in scoring staffs at

Vietcombank transaction deparment 85

Nguyen Thu Nga, Kieu Thi Khanh, Hoang Van Du - Investigation of commercial bank’s efficiency with

credit risk incorporated 91

Nguyen Thi Van, Nguyen Bich Hong - Solutions to promote the economic structural transformation in Bac

Giang province towards industrialization and modernization to 2020 with a vision to 2030 97 Dam Thi Phuong Thao, Nguyen Tien Manh - Estimating the effect of some factors on operational efficiency

of real estate companies posted up in Viet Nam stock market 103

Pham Thi Huyen - Precedent and the application of precedent in Vietnam law system 109 Duong Thi Huyen - The relationship of the English's factory in Hirado (1613- 1623) with Japan government 115 Tran Nguyen Si Nguyen - Subtle mass mobilization is core of political activism art of Ho Chi Minh 121

Journal of Science and Technology

170 (10)

N¨m

2017

(11)

Dinh Thi Giang - J. Locke’s thoughts of the origin and characteristics of civil society 127 Tran Bao Ngoc, Le Thi Luu, Bui Thanh Thuy et al - The pharmaceutical students’ perception of educational

environment at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy by DREEM questionnare 131 Luong Ngoc Huyen - A current issue of applying mathemarics into teaching practice and assessing,

evaluating the result of learning mathemarics of 10th grade students in high schools in Tuyen Quang city,

causes and solutions 137 Nguyen Thi Hong, Nguyen Xuan Truong, Hoang Thi Giang - Geographical approaches in research of the

relationship between economic development and ensuring national defense and security for border communes,

Ha Giang province 143

Do Thi Quyen, Nguyen Thi Kim Tuyen - Study psychological factors which affect to the buy online behavior of

consumers in Thai Nguyen province 149

Phuong Huu Khiem, Nguyen Dac Dung, Nguyen Ngoc Ly - Developing the output product market for forest

plantations followed sustainable trend in Dong Hy district, Thai Nguyen province 155 Phan Thi Thanh Huyen, Ha Xuan Linh - Study on residental land price in Soc Son district, Ha Noi city 161 Nguyen Thi Van Anh - Attracting investment – motivation and foundation to develop sustainable economic in

Thai Nguyen province 167

Van Thi Quynh Hoa, Nguyen Lan Huong - The effects of information technology in teaching English to first

year students at University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 173 Mai Van Can - Using the character of Thach Sanh in teaching English practice at secondary school 179 Do Thi Huong Lien - Discussion on revolution of Hoang Dinh Kinh (Cai Kinh) and relationship with

contemporary revolutions 185

Pham Van Quang, Nguyen Huy Anh - Solutions to enhance the activeness of study of students physical

education and sport faculty at Thai Nguyen University of Education 191

Nguyen Thi Minh Thu, Bui Thi Ngoc Anh - Folk songs in fishing village of Ha Long Bay - characterristics of

sea culture 197

Dang Anh Tuan, Ngo Thi Minh Hang, Pham Thi Trung Ha - Recovering of real estate market and business

risk of real estate companies 203

Le Van Tho, Vu Anh Tuan - Assessment land use in urban areas in Viet Tri city – Phu Tho province from

2011 to 2016 209

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dương Thị Hương Lan, Nguyễn Vũ Phong Vân, Nguyễn Hiền Lương - Ứng dụng các hoạt động học tập trải nghiệm vào trong một giờ học nói tiếng Anh ở Trường Đại học Kinh

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

sinh viên chuyên ngữ năm nhất trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 97 Nguyễn Thị Hằng, Lê Thị Quyên, Nguyễn Lệ Mai, Vũ Thị Lếnh - Tổ chức học trải nghiệm

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc