• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 170, số 10, 2017

Tập 170, Số 10, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Lưu Bình Dương, Nguyễn Văn Tiến - “Thiêng hóa” - yếu tố cơ bản cấu thành luật tục 3 Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thuỳ Linh - Phương thức huyền thoại hoá nhân vật trong Tửu quốc của Mạc Ngôn 9 Phạm Văn Cường - Nghiên cứu sự thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên dân

tộc thiểu số miền núi phía Bắc 15

Bùi Linh Phượng, Mai Thị Ngọc Hà - Phân tích, so sánh nội dung toán học trong chương trình đào tạo ngành

nông lâm nghiệp của một số trường đại học trên thế giới 19 Trịnh Thị Kim Thoa - Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh tại

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên 25 Thân Thị Thu Ngân - Kỷ niệm 90 năm ra đời tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927 – 2017) - Ý nghĩa lý luận

và thực tiễn việc nghiên cứu tác phẩm “Đường Kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 31 Ma Thị Ngần - Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất nhằm nâng

cao kết quả học tập của sinh viên 35

Dương Thị Hương Lan, Nguyễn Vũ Phong Vân, Nguyễn Hiền Lương - Ứng dụng các hoạt động học tập trải nghiệm vào trong một giờ học nói tiếng Anh ở Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học

Thái Nguyên 41

Lê Ngọc Nương, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Hải Khanh - Xây dựng khung lý thuyết về sự hài lòng trong công việc

của người lao động tại Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Thái Nguyên 47 Đoàn Quang Thiệu - Xây dựng hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh và bộ chứng từ kế toán mẫu để thực hành

cho sinh viên 53

Đỗ Thị Hà Phương, Đoàn Thị Mai, Chu Thị Hà, Nguyễn Thị Giang - Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng

chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 59 Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần FPT 65 Vũ Hồng Vân, Lương Thị Mai Uyên - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế 71 Nguyễn Thị Linh Trang, Bùi Thị Ngân - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần quân đội – chi nhánh Thái Nguyên 77

Nguyễn Thị Lan Anh, Nông Thị Vân Thảo - Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chấm điểm cán bộ tại sở giao

dịch Vietcombank 85

Nguyễn Thu Nga, Kiều Thị Khánh, Hoàng Văn Dư - Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng khi tính đến rủi

ro tín dụng 91

Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Bích Hồng - Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 97

Đàm Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Mạnh - Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam 103 Phạm Thị Huyền - Án lệ và việc áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam 109 Dương Thị Huyền - Mối quan hệ của thương điếm Anh ở Hirado (1613- 1623) với chính quyền Nhật Bản 115 Trần Nguyễn Sĩ Nguyên - Dân vận khéo là vấn đề cốt lõi trong nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh 121

Đinh Thị Giang - Quan điểm của J.Locke về nguồn gốc và bản chất của nhà nước 127

Journal of Science and Technology

170 (10)

N¨m

2017

(3)

Trần Bảo Ngọc, Lê Thị Lựu, Bùi Thanh Thủy và cộng sự - Nhận thức của sinh viên Dược về môi trường giáo

dục tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên bằng bảng hỏi DREEM 131 Lương Ngọc Huyên - Thực trạng việc vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học và kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Tuyên

Quang, nguyên nhân và giải pháp 137

Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Thị Giang - Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực các xã vùng cao biên giới (ví dụ tại tỉnh

Hà Giang) 143

Đỗ Thị Quyên, Nguyễn Thị Kim Tuyến - Nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua trực tuyến của

người tiêu dùng tỉnh Thái Nguyên 149

Phương Hữu Khiêm, Nguyễn Đắc Dũng, Nguyễn Ngọc Lý - Phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho rừng

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh- Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 161 Nguyễn Thị Vân Anh - Thu hút đầu tư – động lực và cơ sở phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thái Nguyên 167 Văn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Lan Hương - Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng

dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 173 Mai Văn Cẩn - Sử dụng hình tượng nhân vật Thạch Sanh trong một số hoạt động dạy thực hành tiếng Anh bậc

trung học phổ thông 179

Đỗ Thị Hương Liên - Bàn thêm về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) và mối liên hệ với các

cuộc khởi nghĩa đương thời 185

Phạm Văn Quang, Nguyễn Huy Ánh - Giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh

viên khoa Thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 191

Nguyễn Thị Minh Thu, Bùi Thị Ngọc Anh - Ca dao, dân ca làng chài Vịnh Hạ Long - nét văn hóa mang đậm

yếu tố biển 197

Đặng Anh Tuấn, Ngô Thị Minh Hằng, Phạm Thị Trung Hà - Sự hồi phục của thị trường bất động sản và rủi

ro kinh doanh của các công ty bất động sản 203

Lê Văn Thơ, Vũ Anh Tuấn - Đánh giá tình hình sử dụng đất tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì,

tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2016 209

(4)

Đỗ Thị Hương Liên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 185 - 190

185 BÀN THÊM VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HOÀNG ĐÌNH KINH (CAI KINH) VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA ĐƯƠNG THỜI

Đỗ Thị Hương Liên* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cuối thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra, trong đó có cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số ở hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo (1882 – 1888). Cuộc khởi nghĩa đã làm chủ được một vùng rộng lớn, gây được tiếng vang trong thời kì này. Mặc dù cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài trong 7 năm và cuối cùng thất bại nhưng cũng gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất đồng thời làm chậm bước tiến của thực dân Pháp ở vùng thượng du Bắc Kì. Hoàng Đình Kinh đã được tôn vinh và ghi nhận như một nghĩa sĩ trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở Việt Nam.

Từ khóa: khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, Cai Kinh, mối liên hệ, phong trào Cần Vương, Lạng Sơn

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cách đây chừng 130 năm, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (1882- 1888) diễn ra trên địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn đã góp phần tiêu diệt một phần sinh lực của quân Pháp, gây cho chúng bao nỗi kinh hoàng và tạo được tiếng vang lớn không chỉ ở trong nước dưới ngọn cờ Cần Vương chống Pháp, đối với một số cuộc khởi nghĩa đương thời mà còn lan tới một số nước khác như Trung Quốc, Pháp…. Tiêu biểu có thể kể đến cuộc khởi nghĩa của Đề Nắm, Bá Phức (sau là Đề Thám lãnh đạo), Cai Biều - Tổng Bưởi ở Lục Ngạn, Bắc Giang và còn lan tỏa tới các vùng Tam Đảo, Phúc Yên, Quế Võ, Hải Dương, Hưng Yên. Tuy nhiên, cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác đương thời, khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh mang nặng tính chất địa phương, tự phát, các trận chiến đấu diễn ra lẻ tẻ, chưa quy tụ thành một khối thống nhất nên dẫn đến thất bại. Trên cơ sở những tư liệu lịch sử gốc và tư liệu điền dã mới tiếp cận, bài viết này góp thêm một ý kiến bàn về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh và mối quan hệ với các cuộc khởi nghĩa đương thời.

VÀI NÉT VỀ HOÀNG ĐÌNH KINH (CAI KINH)

Hoàng Đình Kinh tên thật là Hoàng Đình Cử, là người dân tộc Tày ở xóm Ná, làng Thượng,

*Tel: 0975 631 464, Email: liendth86@gmail.com

tổng Thuốc Sơn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (nay thuộc thị trấn Đồng Bành, Chi Lăng – Lạng Sơn) [1; 5]. Theo Paul Mourier trong tác phẩm“Le Cai Kinh homme et contree”

(Cai Kinh con người và vùng đất), cuốn sách xuất bản tại Hà Nội năm 1934. Nội dung cuốn sách này cũng là bài diễn thuyết của tác giả tại Hội Địa lýthành phố Hà Nội ngày 12-4- 1934 [5; 50], cha và mẹ Hoàng Đình Kinh là ông Hoàng Đình Khoa và bà Trần Thị Nhiễu.

Đầu thế kỉ XIX, trước những biến động của triều Nguyễn, gia đình ông Hoàng Đình Khoa từ Hoằng Hóa - Thanh Hóa di cư lên tổng Thuốc Sơn huyện Hữu Lũng sinh cơ lập nghiệp [13; 17]. Sau hơn chục năm khai hoang, ông Hoàng Đình Khoa đã có được một trang trại lớn, do thuộc dòng dõi nhà Nho, ông luôn yêu thương, giúp đỡ người nghèo nên dần được cất nhắc làm Cai tổng Thuốc Sơn và cai quản 36 trang trại. Do vậy, người dân địa phương gọi ông là ông Cai [3; 5].

Từ khi còn nhỏ, Hoàng Đình Kinh đã được học chữ Nho và thường được cha cho đi cùng khi công cán nên có hiểu biết sâu sắc và bang giao rộng rãi. Sau khi cha mất, ông nối nghiệp làm Cai tổng Thuốc Sơn, lỵ sở đặt tại Hữu Hạ - Tân Sỏi - Yên Thế. Dân chúng gọi ông là Cai Kinh. Quá trình điền dã cho thấy, ở vùng Hữu Lũng – Lạng Sơn hiện nay có một số địa danh liên quan đến tên gọi Cai Kinh như núi

(5)

Đỗ Thị Hương Liên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 185 - 190

186

Cai Kinh, cầu Cai Kinh, xã Cai Kinh. Núi Cai Kinh là dãy núi trải dài từ đèo Sài Hồ, xuôi theo dòng sông Hóa, chạy đến Phổng - Mẹt, giáp Bố Hạ, có nhiều ngọn núi đá cao trên 500m. Núi xếp thành từng hàng từ Đông Bắc đến Đông Nam, giữa có những đoạn khúc khuỷu. Cầu Cai Kinh bắc qua sông Hóa, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng qua Máng Trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, điểm cuối cùng là thị trấn Phả Lại (Chí Linh, Hải Dương). Xã Cai Kinh thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay – xưa là phần đất của tổng Thuốc Sơn, châu Hữu Lũng, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh.

CĂN CỨ ĐỒNG NAI

Cuối thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn tập trung đánh giặc Ngô Con và Lý Dương Tài ở phía Bắc, cai tổng Hoàng Đình Kinh đã phối hợp chặt chẽ với Bá Phức, Đề Dương đánh tan Lý Dương Tài ở Ngao Thượng Trại Lốt, Thác Thần - Yên Thế. Ông được triều đình bổ nhiệm là tri huyện huyện Hữu Lũng (bao gồm huyện Hữu Lũng, huyện Bằng Mạc và một số xã của huyện Ôn Châu ngày nay). Tại đây, ông tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống phỉ Cờ Đen, Cờ Vàng và tàn quân Thái Bình Thiên Quốc.

Năm 1873, thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất. Nhiều sĩ phu yêu nước đã dấy lên phong trào chống Pháp như Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản… Tinh thần của các sĩ phu khi đó tác động mạnh mẽ đến Hoàng Đình Kinh. Ông đã chọn cho mình một địa bàn vững chắc và rộng khắp là khu vực núi Đồng Nai để xây dựng căn cứ [13; 2], mở mang thêm nhiều trang trại, chăm lo đời sống của nhân dân, cùng các sĩ phu và nhiều nhà yêu nước kiên trung đứng lên chống Pháp xâm lược. Năm 1882, thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, chiếm được Hà Nội và các tỉnh, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp và lần lượt kí các điều ước Hác Măng (1883) và Patơnốt (1884) thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Thời kì này Lạng Sơn là

vùng tranh chấp căng thẳng giữa quân Pháp và quân Thanh, nhân dân vô cùng cực khổ.

Năm 1883, thực dân Pháp chuẩn bị đánh chiếm Lạng Sơn. Cai Kinh không tuân theo lệnh của triều đình bãi binh chống Pháp mà hưởng ứng lời kêu gọi của một số quan lại chủ chiến ở các tỉnh như Nguyễn Thiện Thuật tiếp tục chống Pháp [6; 390, 392].

Năm 1885, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. Hoàng Đình Kinh được thăng án sát tỉnh Bắc Ninh văn sung tán tương quân vụ.

Từ đó, ông tổ chức nghĩa quân chống Pháp ở vùng rừng núi Lạng Sơn, mãi đến cuối năm 1888 mới bị dập tắt. Tuy nhiên, theo tác giả Vũ Thanh Sơn thì “ngày 25 tháng 4 năm 1882, quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai, mấy ngày sau Hoàng Đình Kinh phát động cuộc khởi nghĩa ở dãy núi Đồng Nai, châu Hữu Lũng. Được tin Hoàng Đình Kinh dấy cờ khởi nghĩa, Bá Phức, Đề Dương, Nguyễn Văn An, Hoàng Văn Canh, Hoàng Điển Ân, Dương Văn Sử đều phối hợp chiến đấu dưới ngọn cờ của ông”[2; 115]. Tư liệu này cho thấy không phải đợi đến khi triều đình ra chiếu Cần Vương mà ngay từ năm 1882, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh đã diễn ra.

Căn cứ của cuộc khởi nghĩa được xác định gồm một số xã thuộc địa phận huyện Hữu Lũng, từ các xã Chi Lăng, Hòa Lạc đến các xã phía Tây của huyện như Yên Thịnh, Yên Vượng và Yên Sơn ngày nay. Hoàng Đình Kinh đã dựa vào địa thế hiểm trở của núi Đồng Nai để xây dựng thành lũy. Khu vực núi Đồng Nai trải dài và rộng từ đèo Sài Hồ, xuôi theo dòng sông Hóa, chạy đến Phổng - Mẹt giáp với Bố Hạ - Hương Vĩ - Đồng Vương - Yên Thế. Phía Bắc giáp thủ phủ Lạng Sơn; phía Nam giáp dãy núi Bảo Đại;

phía Tây giáp đồng bằng Bắc Giang, Bắc Ninh; phía Tây Bắc giáp Cao Bằng - Thái Nguyên. Hoàng Đình Kinh là người am hiểu phong thổ, địa hình nên đã chọn một khu vực rộng lớn có nhiều cây cối rậm rạp với những ngọn núi đá vôi cao lởm chởm, nhiều khe sâu,

(6)

Đỗ Thị Hương Liên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 185 - 190

187 hang động, đan xen vào trong núi là những

thung lũng vừa và nhỏ, trồng được các loại cây lương thực. Địa thế như vậy thuận tiện cho việc xây dựng một khu căn cứ quân sự chiến lược lâu dài. M. Paul Munier viết rằng nơi đây "nói một cách ngắn gọn là một dãy núi nhỏ dốc đứng, cây mọc rất nhiều, lối vào rất khó, nằm bao quanh các thung lũng sông Hóa và sông Thương, nằm ở phía bắc phủ Lạng Thương và bao gồm rất nhiều khối núi cách nhau bởi những hẻm núi sâu, những đỉnh đèo đường đi chật hẹp, những khối núi chính ở đó là Đồng Nai, Lam Thượng và Đông Khương”[13; 2, 20]. Sự mô tả của tác giả cho thấy khi đi dọc theo hướng từ thung lũng sông Thương thì dãy Đồng Nai có dáng vẻ như một tòa tường thành. Trong giai đoạn đầu, Hoàng Đình Kinh đóng quân ngay tại xã Hòa Lạc và thường trú ở hang Vĩ Ruồi. Hang này thuộc thôn Thượng xã Hòa Lạc, nhân dân gọi là hang “ông Huyện”. Hang rộng, có thể chứa được nhiều người. Ở Đồng Trễ, xóm Ná, thôn Thượng ngày nay còn một thành đất hình vuông, mỗi mặt rộng trên 50m, nhân dân địa phương quen gọi là “thành Cai Kinh”, trước cửa thành lại có một cái ao, gọi là ao

“ông Huyện”. Với địa bàn này, Hoàng Đình Kinh có thể chặn đánh quân Pháp khi chúng kéo quân từ Hà Nội lên Lạng Sơn. Về sau, ông cho chuyển chỉ huy sở về thôn Giàng xã Đằng Yên (ngày nay đã được tách ra làm 3 xã thuộc huyện Hữu Lũng là Yên Vượng, Yên Thịnh và Yên Sơn). Đây cũng là nơi có địa thế hiểm trở, trước mặt có suối chảy qua, sau lưng có một bãi cỏ rộng để cho quân lính luyện tập. Các doanh trại, lương thực và kho vũ khí tập trung ở núi Đông Cầu. Căn cứ và chỉ huy sở được bố trí hết sức cẩn mật.

Có thể nói, Đồng Nai thực sự là một căn cứ

“trời cho” của nghĩa quân. Để chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa, Hoàng Đình Kinh đã cho mở mang ruộng nương, trồng các loại cây lương thực nhằm cung cấp cho nghĩa quân chiến đấu lâu dài. Ngoài ra, ông còn cho xây dựng căn cứ Đằng Yên, Đông Cầu là khu vực

để binh sĩ rèn luyện vũ trang, đào tạo huấn luyện các tướng lĩnh. Tại trung tâm căn cứ Đằng Yên có lúc nghĩa quân tập trung gần 3000 người. Việc bố trí và xây dựng căn cứ như thế đã có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính chiến lược cho một cuộc khởi nghĩa dài lâu. Từ căn cứ này,vào những năm 1881 - 1883, Cai Kinh đã tiến hành song song hai hoạt động, vừa ra sức xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa chống Pháp, vừa chống lại quân triều đình Mãn Thanh.

CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HOÀNG ĐÌNH KINH Ngày 11/5/1884, đại diện quân Pháp là trung tá hải quân Phuốcniê đã kí với Lý Hồng Chương đại diện lực lượng quân Thái Bình thiên quốc “Quy ước Thiên Tân”, quy định việc rút quân chính quy Mãn Thanh ra khỏi Bắc Kì và nhường lại cho quân Pháp tiếp quản. Đây là thời cơ tốt cho nghĩa quân Cai Kinh đối mặt với quân Pháp [10; 15]. Khi quân Pháp tiến đến Hữu Lũng, nghĩa quân Cai Kinh đã chặn đánh quyết liệt buộc chúng phải rút quân về Bắc Ninh. Nghĩa quân còn phối hợp với hoạt động của nghĩa quân Đề Nắm, Hoàng Hoa Thám đánh giặc ở vùng Lạng Giang, phủ Lạng Thương khiến cho các cuộc hành quân của Pháp gặp nhiều khó khăn.

Khi quân Pháp tiến đánh Lạng Sơn, nghĩa quân Hoàng Đinh Kinh cùng với các cánh quân chống Pháp của Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiên, Phạm Huy Quang phục kích đánh một trận quyết liệt ở cầu Quan Âm - sông Hóa ngày 23/6/1884. Trận đánh gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Song song với đó, Hoàng Đình Kinh còn chỉ huy nghĩa quân đánh lấy lại đồn Bắc Lệ, buộc địch phải rút chạy về phủ Lạng Thương. Tiếng tăm của trận đánh tại cầu Quan Âm, mà Pháp gọi là sự kiện Bắc Lệ vang dội đến tận Paris [3; 16].

Năm 1885, thực dân Pháp lại theo đường Chũ và Đình Lập đánh chiếm Lạng Sơn. Chúng mở công trường đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Nghĩa quân của Cai Kinh hoạt động ở Lạng Sơn và nghĩa quân của Đề Thám hoạt

(7)

Đỗ Thị Hương Liên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 185 - 190

188

động ở Bắc Giang đã gây cho địch nhiều phen nguy khốn và làm chậm kế hoạch của chúng.

Đến cuối năm 1885, quân Pháp tăng cường đánh chiếm nhiều nơi của tỉnh Lạng Sơn.

Nghĩa quân Cai Kinh chuyển vào vùng Tam Yên - Hữu Lũng và xuất quỷ nhập thần đánh địch ở khắp nơi. Trong suốt 2 năm (1885- 1886), các tướng của nghĩa quân Cai Kinh là Cai Bình, Cai Hai (em Cai Kinh), Hoàng Quế Thọ(ở Bình Gia), Hoàng Thái Nam và Hoàng Thái Nhân (ở Bắc Sơn)… đã đánh địch liên tục từ phủ Lạng Thương, Mai Sao, Than Muội, Đồng Đăng và đèo Tam Keng (Bắc Sơn)… làm cho quân Pháp tổn thất nặng nề [11; 101].

Bước sang năm 1887, quân Pháp mở nhiều cuộc tấn công quy mô lớn vào trung tâm căn cứ nghĩa quân nhưng không đem lại kết quả.

Dựa vào núi rừng hiểm trở, nghĩa quân đã đánh nhiều trận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Tháng 12/1887, trong một cuộc càn quét vào căn cứ, tên đại tá Dugenne nổi tiếng tàn bạo, hiếu chiến đã bị một toán nghĩa quân do thủ lĩnh Hoàng Quế Thọ chỉ huy bắn chết tại đèo Keng Dàn, xã Trấn Yên, châu Bắc Sơn. Không khuất phục được Cai Kinh bằng vũ lực, thực dân Pháp thay đổi thủ đoạn, tìm cách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ nghĩa quân. Tống Côn vốn có tư thù với Hoàng Đình Kinh, lại ham tiền của, đã cấu kết với Pháp thực hiện âm mưu này đồng thời Tống Côn còn hèn hạ đào mồ cha Hoàng Đình Kinh, tung tiền thúc ép bọn tay chân làm nội gián [4; 54].

Sau nhiều năm nếm mật nằm gai, chiến đấu kiên cường chống giặc, nghĩa quân Hoàng Đình Kinh phải đối diện với nhiều khó khăn, bất trắc. Trước mặt là kẻ thù xâm lược, bên trong bị thủ hạ thân tín làm phản. Nghĩa quân suy yếu dần. Hoàng Đình Kinh phải thay hình đổi dạng, di chuyển liên tục để tránh sự truy bắt gắt gao của chính quyền thực dân. Cuối cùng, thực dân Pháp bắt được ông ở biên giới Việt - Trung và đem về xử tử ngày 6/7/1888.

Nhân dân các dân tộc trong vùng khâm phục và thương tiếc ông, đã đặt tên dãy núi đá vôi

trùng điệp mà ông lấy làm căn cứ là dãy núi Cai Kinh. Tổng Thuốc Sơn - quê hương ông cũng được đặt là xã Cai Kinh [9; 1].

MỐI QUAN HỆ CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA HOÀNG ĐÌNH KINH VỚI MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh diễn ra 7 năm trên địa bàn huyện Hữu Lũng, Lạng Giang, Lạng Sơn đã góp phần tiêu diệt một phần sinh lực của quân Pháp, gây cho chúng nỗi kinh hoàng và tạo được tiếng vang lớn không chỉ ở trong nước mà còn lan tới một số các nước khác như Trung Quốc, Pháp…Mặc dù cuối cùng cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã nêu cao tinh thần đoàn kết của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Hữu Lũng” viết: “Ngay buổi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX, dưới ngọn cờ của các sĩ phu yêu nước, nhân dân các dân tộc Hữu Lũng đã dũng cảm vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ của ách áp bức thực dân.

Tiêu biểu cho ý chí đó là phong trào chống thực dân Pháp xâm lược năm 1884 do Hoàng Đình Kinh đứng đầu đã làm chủ cả một phương trời rộng lớn từ Nam Chi Lăng đến Bắc Lạng Giang gây cho địch phải hao binh tổn tướng…Hoàng Đình Kinh đã trở thành con người tiêu biểu của núi rừng Yên Thế - Hữu Lũng trong những ngày chống thực dân Pháp xâm lược” [7; 10]. Tướng Pháp Sabrôn nhận xét về Cai Kinh “Tại Trung tâm dãy núi đá này vẫn gọi là Cai Kinh, không giống như Lưu Kỳ quản lý một công ty lớn có đầy đủ bộ máy mà Cai Kinh chỉ là kẻ trung gian tầm thường trao đổi giữa những tên cướp ở vùng Yên Thế hoặc của vùng đồng bằng phủ Lạng Thương với những thương nhân Trung Quốc ở Quảng Tây. Bọn này duy trì những mối liên lạc thông qua Cai Kinh với những toán quân loại hai, những tên cướp An Nam nộp những của cải cướp được cho tên cầm đầu, tên này đổi lại cho chúng vũ khí đạn dược" [3; 39].

(8)

Đỗ Thị Hương Liên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 185 - 190

189 Những ghi chép như trên đã cho thấy Cai

Kinh đóng vai trò trung gian để mua vũ khí từ biên giới Việt - Trung về cho các nghĩa sĩ ở khắp nơi.Vai trò của Cai Kinh chi phối trực tiếp đến tất cả các đầu mối của các nghĩa dũng từ vùng núi trung du đến vùng châu thổ lúc bấy giờ. Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì, sĩ phu Bắc Kì, đặc biệt là các sĩ phu ở Bắc Ninh với tinh thần yêu nước đã cùng nhau đứng lên tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở khắp mọi nơi. Hoàng Văn Hòe làm tri phủ Kiến Xương đã từ quan cùng đề đốc Tạ Hiệu chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp tại Nam Định. Tại Bắc Giang, Lạng Sơn, tri huyện Hoàng Đình Kinh chính thức phát động cuộc khởi nghĩa Đồng Nai thu hút đông đảo tướng lĩnh và nghĩa quân tinh nhuệ, tin cậy tiến hành khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa đã vượt ra khỏi khuôn khổ ràng buộc của triều đình nhà Nguyễn.

Trong quan hệ của Hoàng Đình Kinh với các nhà yêu nước chung chí hướng, phải kể đến mối liên hệ của toán nghĩa binh Cai Kinh đi trước và những toán nghĩa quân Đề Thám về sau. Không phải ngẫu nhiên mà Đề Thám cũng mang họ Hoàng như Cai Kinh. Có lí giải cho rằng Đề Thám ngoài việc là con nuôi Bá Phức còn là con nuôi của Cai Kinh. Trong giai đoạn đầu kháng chiến, Hoàng Đình Kinh đã phát hiện ra nhân tài Hoàng Hoa Thám, nhận làm con nuôi, bồi dưỡng để trở thành hạt giống tốt sau này cho phong trào Cần Vương… Tài liệu của tác giả Claude Gendre trong “Le De Tham (1858–1913) Un résistant vietnamien à la conlonisation francaise” cho rằng: “Năm 1885, Đề Dương cùng Bá Phức và Thông Luận rời quê hương lên Hữu Lũng theo Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) một mệnh quan của triều đình cai quản vùng Hữu Lũng.

Khi về chiến đấu dưới trướng Cai Kinh, Thiêm được phong làm Đốc binh và được Cai Kinh nhận làm con nuôi đặt tên là Hoàng Hoa Thám. Sau khi Cai Kinh qua đời năm 1888, lại đến Bá Phức nhận Hoàng Hoa Thám làm con nuôi [3, 105].

KẾT LUẬN

Hoàng Đình Kinh là người dân tộc Tày, là cai tổng Thuốc Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn nên dân chúng gọi là Cai Kinh. Tên gọi này gắn liền với một số địa danh ở huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn hiện nay bởi tiếng vang của cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo ở vùng này vào cuối thế kỉ XIX. Ông đã cho xây dựng căn cứ Đồng Nai để rèn binh sĩ, huấn luyện tướng lĩnh. Từ đó, ông vừa chống lại quân Mãn Thanh vừa xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1884, khi quân Mãn Thanh rút ra khỏi Bắc Kì và nhường lại cho quân Pháp tiếp quản, khởi nghĩa của Cai Kinh tiếp tục diễn ra và gây cho quân Pháp những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, do phải đối diện với nhiều khó khăn, ông bị chính quyền Pháp truy bắt gắt gao. Năm 1888, ông bị bắt ở biên giới Việt - Trung và xử tử. Nhân dân các dân tộc trong vùng khâm phục và thương tiếc ông, đã đặt tên dãy núi mà ông xây căn cứ là núi Cai Kinh, tổng Thuốc Sơn - quê hương ông được đặt là xã Cai Kinh. Từ cuộc khởi nghĩa chống quân Mãn Thanh đến chống thực dân Pháp, khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh kéo dài được 7 năm đã nêu cao tinh thần đoàn kết của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Huynh (1999), Mũi tên thần giai thoại - truyền thuyết về nghĩa quân Hoàng Đình Kinh, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

2. Vũ Thanh Sơn (2013), Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (2014), Các bài viết, tư liệu về thân thế, sự nghiệp Hoàng Đình Kinh chống giặc Pháp, Phỉ bảo vệ quê hương cuối thế kỉ XIX, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

4. Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

5. Khổng Đức Thiêm (2014), Hoàng Hoa Thám (1836 - 1931), Nxb Tri thức, Hà Nội.

(9)

Đỗ Thị Hương Liên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 185 - 190

190

6. Trần Văn Giàu tổng tập (2006), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

7. Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng (1990), Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Hữu Lũng, Tài liệu sưu tầm tại phòng văn hóa thông tin huyện Hữu Lũng.

8. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2002), Quyết định số 41/2002/QĐ – UB ngày 02/10/2002, xếp hạng khu di tích Hoàng Đình Kinh là di tích cấp tỉnh.

10. Đặng Huy Vận - Nguyễn Đăng Duy (1965),

“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh (1883 - 1888)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 81, tr.12-17.

11. Mã Thế Vinh (2012), Lạng Sơn, Vùng đất của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa, Nxb Trẻ, Hà Nội.

12.Guet - apens De Bac- Lé/ Le capitaine Lecomte (1890). Kí hiệu P 2856, Thư viện quốc gia, Hà Nội.

13. M. Paul Munier (1934), Le Cai Kinh homme et contree). Kí hiệu KM2904 (27), Thư viện Quốc gia, Hà Nội.

SUMMARY

DISCUSSION ON REVOLUTION OF HOANG DINH KINH (CAI KINH) AND RELATIONSHIP WITH CONTEMPORARY REVOLUTIONS

Do Thi Huong Lien*4 University of Education - TNU

At the end of 19th century, when French colonialists invaded Northern Vietnam, many revolutions occurred everywhere, including ethnic minority group’s revolution in Lang Son and Bac Giang provinces led by Hoang Dinh Kinh. A large area was taken control, which resonated in this period.

Although the revolution only lasted for 7 years and eventually failed, it also caused much damage for French colonialists and their attacks in the Northern Vietnam uplands were slowed down.

Hoang Dinh Kinh was honored and recognized as a self-denying person in the Royalist movement, an anti-French movement.

Keywords: Hoang Dinh Kinh’s revolution, Cai Kinh, relationship, Can Vuong movement, Lang Son

Ngày nhận bài: 13/9/2017; Ngày phản biện: 17/9/2017; Ngày duyệt đăng: 28/9/2017

* Tel: 0975 631 464, Email: liendth86@gmail.com

(10)

soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS

Content Page

Luu Binh Duong, Nguyen Van Tien - "Sacred" fundamental structure of customary law 3 Nguyen Thi Mai Chanh, Bui Thuy Linh - The characters of mythology in “The Republic of Wine” by

Guan Moye 9

Pham Van Cuong - Studying adaptation to the training menthod of the credit for northern mountainous ethnic

minority students 15

Bui Linh Phuong, Mai Thi Ngoc Ha - Analysis and comparison of mathematical content in the forestry

agricultural sector training program of a number of universities in the world 19 Trinh Thi Kim Thoa - The situation and the solutions to improve the quality of teaching and learning Ho Chi

Minh ideology at University of Information and Communication Technology – TNU 25 Than Thi Thu Ngan - The 90th anniversary of the publication of "Duong Kach menh" book (1927 – 2017)

Theoretical and practical meaning of the work “Duong Kach menh” of the leader Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh 31 Ma Thi Ngan - Some features should be regarded when building a physical education program to increase the

learning result of students 35

Duong Thi Huong Lan, Nguyen Vu Phong Van, Nguyen Hien Luong - Applied experiential learning activities in an English speaking lesson of University of Economics and Business Administration - Thai

Nguyen University 41

Le Ngoc Nuong, Nguyen Thi Ha, Nguyen Hai Khanh - Building the theory of integrity of satisfaction in the

work of laborers at Thai Nguyen Traffic Trading and Management Joint Stock Company 47 Doan Quang Thieu - Establishing the standard sample system of occurred economic operations and accounting

vouchers for students' practice 53 Do Thi Ha Phuong, Doan Thi Mai, Chu Thi Ha, Nguyen Thi Giang - Factors influencing willingness to pay

for safety food in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province 59

Nguyen Thi Thanh Thuy - Analysis of FPT Joint Stock Company 's financial situation 65 Vu Hong Van, Luong Thi Mai Uyen - Strengthen competitive capability of mechanical industry in the process

of international economic integration 71

Nguyen Thi Linh Trang, Bui Thi Ngan - The development of non - cash payment service at military JSC Bank

– Thai Nguyen branch 77

Nguyen Thi Lan Anh, Nong Thi Van Thao - Building the system of management support in scoring staffs at

Vietcombank transaction deparment 85

Nguyen Thu Nga, Kieu Thi Khanh, Hoang Van Du - Investigation of commercial bank’s efficiency with

credit risk incorporated 91

Nguyen Thi Van, Nguyen Bich Hong - Solutions to promote the economic structural transformation in Bac

Giang province towards industrialization and modernization to 2020 with a vision to 2030 97 Dam Thi Phuong Thao, Nguyen Tien Manh - Estimating the effect of some factors on operational efficiency

of real estate companies posted up in Viet Nam stock market 103

Pham Thi Huyen - Precedent and the application of precedent in Vietnam law system 109 Duong Thi Huyen - The relationship of the English's factory in Hirado (1613- 1623) with Japan government 115 Tran Nguyen Si Nguyen - Subtle mass mobilization is core of political activism art of Ho Chi Minh 121

Journal of Science and Technology

170 (10)

N¨m

2017

(11)

Dinh Thi Giang - J. Locke’s thoughts of the origin and characteristics of civil society 127 Tran Bao Ngoc, Le Thi Luu, Bui Thanh Thuy et al - The pharmaceutical students’ perception of educational

environment at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy by DREEM questionnare 131 Luong Ngoc Huyen - A current issue of applying mathemarics into teaching practice and assessing,

evaluating the result of learning mathemarics of 10th grade students in high schools in Tuyen Quang city,

causes and solutions 137 Nguyen Thi Hong, Nguyen Xuan Truong, Hoang Thi Giang - Geographical approaches in research of the

relationship between economic development and ensuring national defense and security for border communes,

Ha Giang province 143

Do Thi Quyen, Nguyen Thi Kim Tuyen - Study psychological factors which affect to the buy online behavior of

consumers in Thai Nguyen province 149

Phuong Huu Khiem, Nguyen Dac Dung, Nguyen Ngoc Ly - Developing the output product market for forest

plantations followed sustainable trend in Dong Hy district, Thai Nguyen province 155 Phan Thi Thanh Huyen, Ha Xuan Linh - Study on residental land price in Soc Son district, Ha Noi city 161 Nguyen Thi Van Anh - Attracting investment – motivation and foundation to develop sustainable economic in

Thai Nguyen province 167

Van Thi Quynh Hoa, Nguyen Lan Huong - The effects of information technology in teaching English to first

year students at University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 173 Mai Van Can - Using the character of Thach Sanh in teaching English practice at secondary school 179 Do Thi Huong Lien - Discussion on revolution of Hoang Dinh Kinh (Cai Kinh) and relationship with

contemporary revolutions 185

Pham Van Quang, Nguyen Huy Anh - Solutions to enhance the activeness of study of students physical

education and sport faculty at Thai Nguyen University of Education 191

Nguyen Thi Minh Thu, Bui Thi Ngoc Anh - Folk songs in fishing village of Ha Long Bay - characterristics of

sea culture 197

Dang Anh Tuan, Ngo Thi Minh Hang, Pham Thi Trung Ha - Recovering of real estate market and business

risk of real estate companies 203

Le Van Tho, Vu Anh Tuan - Assessment land use in urban areas in Viet Tri city – Phu Tho province from

2011 to 2016 209

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 155 Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh - Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc

Trong 50 người được phỏng vấn, đại đa số cho rằng khai thác khoáng sản là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về môi trường đất tại địa bàn và những tồn tại