• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ở đoạn 2, hãy chỉ ra hai phép liên kết về hình thức khác nhau (1 điểm) 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ở đoạn 2, hãy chỉ ra hai phép liên kết về hình thức khác nhau (1 điểm) 3"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Phần I: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Hồi ở Pác Bó. Một hôm, Bác chuẩn bị đi công tác, có một em bé trong số các em thường ngày quấn quýt bên Bác, đòi Bác mua cho một cái vòng bạc.

Hơn hai năm sau Bác trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác, hỏi thăm sức khỏe Bác, không ai còn nhớ em bé đòi Bác mua quà năm xưa. Nhưng riêng Bác thì Bác vẫn nhớ đinh ninh. Bác từ từ mở túi, lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em bé.

Bác bảo:“Cháu nó nhờ mua tức là nó muốn lắm. Mình đã hứa thì phải làm cho kì được, không làm được thì đừng có hứa.”

(Trích: SGK, Môn GDCD lớp 8, bài 4, trang 11) 1. Câu chuyện trên đã giáo dục em về điều gì? (1 điểm)

2. Ở đoạn 2, hãy chỉ ra hai phép liên kết về hình thức khác nhau (1 điểm)

3. Từ đoạn trích trên, em liên tưởng đến một văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, tập II, viết về Bác Hồ, tác giả là ai? Viết một vài câu văn nêu cảm nhận của em về nội dung văn bản vừa tìm. (1 điểm)

Phần II: (7 điểm)

1. “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”.

(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)

Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên. (3 điểm)

2. Cảm nhận của em về ước nguyện sống có ích trong hai khổ thơ sau:(4 điểm) “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.”

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

....Hết...

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

(2)

2

NĂM HỌC 2017- 2018

Đáp án mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm Phần I: (3 điểm)

1. Câu chuyện trên đã giáo dục em về điều gì? (1 điểm)

Câu chuyện trên đã giáo dục em: biết giữ lời hứa, giữ chữ tín, sống có trách nhiệm - Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng phải đúng các ý đã nêu. (1 điểm)

- Thiếu mỗi ý trừ 0,25đ

2. Hai phép liên kết về hình thức khác nhau ở đoạn 2 là:

- Ví dụ: Câu (2) - (1): Từ Nhưng => phép nối Câu (3) - (2): Từ Bác => phép lặp

- HS trả lời đúng Câu liên kết với câu (0,25đ). Đúng từ ngữ liên kết (0,25đ). Đúng phép liên kết (0,5đ)

- Nêu phép liên kết ở đoạn 1: 0 đ

- Tùy từng trường hợp trả lời của HS, GV xem xét nếu thấy hợp lí thì cho điểm.

3. Viết vài câu văn bao gổm các ý sau: (1 điểm)

- Văn bản “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương (0,5 đ)

- Cảm nhận: Tình cảm thiết tha, niềm khâm phục, biết ơn, thương tiếc và ước nguyện của tác giả nói riêng, nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác (0,5 đ)

- Học sinh có thể diển đạt khác nhưng phải đúng ý - Tùy mức độ diễn đạt của HS, GV nhận xét và cho điểm.

Phần II : ( 7 điểm)

1. “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”.

(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)

Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên.(3 điểm)

a. Nội dung: (2 điểm)

- Văn bản thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.

- Nội dung: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ về các cách sống sau: (Sống lạc quan, sống chia sẻ, sống bao dung và độ lượng,... Dưới đây là một cách làm:

+ Thế nào là sống lạc quan, chia sẻ, bao dung, độ lượng? (Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình. Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời. Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác. Ý cả câu là một quan niệm về cách sống của con người:

“Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, chia sẻ và độ lượng với mọi người”.

+ Tại sao con người cần phải sống lạc quan, chia sẻ, bao dung và độ lượng?

+ Dẫn chứng + Phê phán

(3)

3

+ Nhận thức và hành động của bản thân.

b. Hình thức: (1 điểm)

+ Thể hiện tốt phương thức nghị luận(0,25 điểm)

+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, dùng đúng từ ngữ.(0,25 điểm)

+ Viết đúng một văn bản.(0,25 điểm)

+ Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.(0,25 điểm) + Không chia đoạn, tách ý (- 0,5 điểm)

+ GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.

+ Không làm bài. (0 điểm)

+ Lạc đề: Tùy từng trường hợp, nếu bài viết học sinh đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức thì GV có thể xem xét cho điểm hình thức, tối đa là (1 điểm).

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ về vấn đề khác như: Sống biết chia sẻ;

sống bao dung, sống vị tha, sống tốt đẹp với mọi người...GV xem xét đánh giá nếu thấy HS điễn đạt tốt, thuyết phục, hợp lí.

2. Cảm nhận của em về ước nguyện sống có ích trong hai khổ thơ sau :

Về nội dung: (3 điểm)

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Ước nguyện sống có ích trong hai khổ thơ của Thanh Hải và Viễn Phương.

- Phân tích hai khổ thơ để thấy được ước nguyện sống có ích của con người.

Khổ thơ “Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải”

+ Điệp ngữ “ta làm” thể hiện mơ ước mãnh liệt muốn cống hiến cho đời. Hình ảnh con “chim hót”, “một cành hoa, nốt nhạc trầm” tượng trưng cho cuộc sống có ích.

Hình ảnh ẩn dụ “bản hòa ca” là xã hội, đất nước, con người. Nhập vào bản hòa ca chính là nhập vào cuộc sống tươi vui, sinh động để xây dựng và phát triển đất nước.

+ Từ cái tôi nhỏ bé đã hòa vào cái ta chung của cuộc đời. Và trong bản hòa ca đó tác giả chỉ xin làm nốt nhạc trầm. Lời thơ diễn tả mơ ước thật khiêm tốn giản dị và đáng yêu, đáng trân trọng của nhà thơ.

Khổ thơ “Viếng lăng Bác- Viễn Phương”

+ Từ ngữ gợi cảm “thương trào nước mắt” gợi sự nghẹn ngào xúc động của nhà thơ khi phải rời xa Bác. Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với hình ảnh “chim hót...đóa hoa...cây tre” thể hiện khát khao cháy bỏng, ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được ở bên Bác.

+ Ước nguyện của nhà thơ là muốn ở mãi bên Bác, làm người sống với lẽ sống tốt đẹp của dân tộc.

(4)

4

+ Lưu ý: HS có thể triển khai các luận điểm trên theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của HS .

- Nhận xét về những nét tương đồng và sự khác biệt về nội dung, về cách thể hiện nội dung, tình cảm … của tác giả.

- Đánh giá, khái quát được những vấn đề đã bàn luận...

Về hình thức: (1 điểm)

- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn trích thơ. (0,25 điểm)

- Đủ 3 phần MB,TB,KB; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Giữa các phần phải có sự liên kết. Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc (0,25 điểm)

- Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm.

(0,25 điểm)

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm) - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.

- Không thực hiện được những tiêu chí trên. (0 điểm)

- Bài viết lạc đề (không đúng nội dung), hình thức đúng (tùy theo mức độ trình bày của học sinh), GV xem xét vẫn cho điểm hình thức.

....HẾT....

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Tôi đã bỏ ra nhiều năm để tìm kiếm một lý thuyết chứng tỏ rằng sự phân biệt đối xử hiện nay trong công ăn việc làm được quyết định như thế nào bởi các sở viên

Phương pháp điều trị hiệu quả chứng hôi miệng là giảm số lượng vi khuẩn trên lưỡi và răng, thông qua chải răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng và cạo lưỡi hàng

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

- “Ghi chép” trong hồi kí là hình thức viết, kể, sáng tác dựa trên sự thật cuộc sống, đồng thời có sự sáng tạo, ghi sao cho thành truyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc..

2/ Nêu cảm nghĩ về bài thơ (Cảm nhận theo từng câu/ từng cặp câu) + Câu dẫn dắt vào nội dung chính của câu thơ cần phân tích. + Chép câu thơ/ cặp

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:.. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Bài 11: Luyện tập làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Làm các bài tập trong sách giáo khoa?. Bài 12: Sang thu - Hãy nêu vài nét cơ bản về