• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỦ ĐỀ: GƯƠNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHỦ ĐỀ: GƯƠNG"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5-6:

CHỦ ĐỀ: GƯƠNG

.

NỘI DUNG HS CẦN TÌM HIỂU

TRẢ LỜI.

NỘI DUNG GHI BÀI

HS đọc SGK trang 15,16,17 và xem video bài giảng trả lời

các câu hỏi sau:

Yêu cầu HS đưa ra nhận xét: ảnh và vật giống nhau hay khác nhau?

-Ảnh của vật có hứng được trên màn hay không?

-so sánh độ lớn của ảnh với độ lớn của vật, Khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảng cách từ vật đện gương

-

Bài 5:

ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I/Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

1. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn không?

Kết luận 1

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

Kết luận 2

Độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật

3. So sánh khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.

Kết luận 3:

Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách g- ương 1 khoảng bằng nhau.

II/Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng:

(2)

Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên sau:

HS đọc SGK trang 20,21 và phối hợp xem video bài giảng trả lời các câu hỏi sau:

-Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và cho biết ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?

- Ảnh nhìn thấy lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

-So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước.

-Các tia sáng từ điểm sáng S đến gương cho tia phản xạ

có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

III.Vận dụng

(HS vẽ ảnh vào phần này)

Bài 7 : GƯƠNG CẦU LỒI

*Gương cầu lồi là gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu

I - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:

a. Quan sát:

b. Thí nghiệm kiểm tra:

c. Kết luận:

Ảnh của một vật qua gương cầu lồi là ảnh ảo. Ảnh có độ

lớn nhỏ hơn vật.

II . Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:

a. TN: Hình 7.3

b. Kết luận:

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

(3)

-Trong thực tế gương cầu lồi dùng để làm

gi? III. Vận dụng:

- C3: + Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

+ Làm như vậy giúp lái xe nhìn thấy khoảng rộng hơn ở phía sau, kịp thời xử lý tình hướng, đảm bảo an toàn giao thông.

- C4:

Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản che khuất do vậy tránh được tai nạn.

*Tích hợp môi trường:( HS đọc để biết)

- Các mặt hồ, dòng sông trong xanh cũng là một gương phẳng, ngoài tác dụng đối với nông nghiệp, sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tạo ra môi trường trong lành.

- Gương phẳng còn được dùng trong trang trí nội thất giúp ta có cảm giác phòng rộng hơn.

- Các biển báo giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông đẽ dàng nhìn thấy về ban đêm.

KIỂM TRA KIẾN THỨC Bài 1: Chọn phát biểu đúng?

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

(4)

Bài 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m.

Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 3m B. 3,2m C. 1,5m D. 1,6m

Bài 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.

B. Khi S’ là nguồn sáng

C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.

D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.

B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.

C. Vì ảnh ảo là vật sáng.

D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Bài 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:

A. 54cm B. 45cm C. 27cm D. 37cm

Bài 6: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?

A. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật

D. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật

(5)

Bài 7: Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Ảnh tạo bởi gương cầu lồi………..ảnh tạo bởi gương phẳng.

A. nhỏ hơn B. bằng

C. lớn hơn D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn

Bài 8: Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?

A. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn

B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng D. Cả A, B và C

Bài 9: Gương cầu lồi có cấu tạo là:

A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.

C. mặt cầu lồi trong suốt.

D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Bạn A đứng cách bức tường 4 m, trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình trong gương..

Ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình vì khi nhìn qua gương chiếu hậu của các phương tiện giao thông đi phía trước sẽ nhìn thấy dòng

Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. Câu 13: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi

Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn.. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì

A trên mặt đáy là trung điểm của BC.. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 4a. Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a. Gọi O là giao điểm của hai

Cho hình chóp S ABC. a) Tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng SBC. b) Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng SAC.. Cho hình chóp S ABC. Tính khoảng cách từ điểm

Cùng một vật lần lượt đặt trước 3 gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm; cách gương cùng một khoảng, gương nào tạo được ảnh ảo

mặt bàn nằm ngang, quan sát ảnh chiếc pin và viên phấn trong gương.. 1) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không.. C1 Đưa tấm bìa làm màn chắn