• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/3/2021 Ngày dạy:23/3

Tiết 51 Ôn tập kiểm tra

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- HS hệ thống toàn bộ kiến thức và làm các bài tâp trong chương 6 Ngành ĐVCXS.

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào giải các bài tập.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, Yêu môn học, Ý thức bảo vệ động vật.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.

5. Đối với HSKT

- Nắm bắt được những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kỳ II II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án, Tranh ảnh liên quan 2. Học sinh:

- Hệ thống kiến thức chương ĐVCXS

III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

2. Phương pháp:

- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, biểu đạt sáng tạo, trình bày 1 phút.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra. (không) 2. Bài mới

HOẠT ĐỘNGCỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Bài tập 1 (10’) Giáo viên yêu cầu học sinh

nêu đời sống của lưỡng cư

*Theo mẫu sau:

- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành nội dung yêu cầu của bài tập 1.

Bài tập 1.

T T

Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Thích nghi Ở nước Ở cạn 1 Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về

phía trước.

x

2 Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu x

3 Da trần ,phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí x

4 Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ x

5 Chi năm phần có ngón chia đốt ,linh hoạt x

6 Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) x

(2)

Hoạt động 2: Bài tập 2 (10’) Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành

bài tập trên phiếu học tập có sẵn nội dung sau:

Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng:

1.Thằn lằn hô hấp bằng cơ quan gì?

A.Da B.Mang C.Phổi D.Da và Phổi

2.Máu pha đi nuôi cơ thể ở thằn lằn và ếch là:

A.Sự pha trộn giữa máu đỏ tươi và máu đỏ thẫm

B.Sự pha trộn giữa máu và khí O2

C.Sự pha trộn giữa máu và khí CO2

D.Sự pha trộn giữa máu và khí CO.

3.GV yêu cầu HS chú thích sơ đồ tuần hoàn của bò sát trên tranh câm.

*Yêu cầu xác định rõ :

- Các ngăn tim, động mạch chủ, tĩnh mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi.

- Đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn.

- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành từng nội dung yêu cầu của bài tập 2.

Bài tập 2.

Phương án đúng là 1.C.Phổi.

2.A. Sự pha trộn giữa máu đỏ tươi và máu đỏ thẫm

3. Tim 3 ngăn, có vách hụt tâm thất. 2 vòng tuần hoàn kín.

- Các ngăn tim, động mạch chủ, tĩnh mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi.

- Đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn.

Hoạt động 3: Bài tập 3 (10’) Hoàn chỉnh các thông tin sau:

1/Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay thể hiện ở những đặc điểm sau:

Thân……….được phủ bằng ………..nhẹ xốp, hàm

không có………….,

có…………..bao bọc, chi trước biến đổi ………., chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có

………., ba ngón trước và…….

sau

2/Đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay:

Hệ hô hấp có thêm………….

thông với phổi. Tim 4 ngăn nên máu không bị …… …, phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim,

- Học sinh thảo luận nhóm,cử đại diện 2 nhóm lên xác định cấu tạo hệ tuần hoàn và đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn  các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

- Học sinh hoạt động độc lập nghiên cứu nội dung bài tập.

- Đại diện học sinh thực hiện từng ý của phần 1 - Đọc lại toàn bộ phần 1 của bài đã được học sinh thực hiện  lớp nhận xét đúng hay sai ở từng

Bài tập 3.

Đáp án phần 1 1.hình thoi 2.lông vũ 3.răng 4.mỏ sừng 5.thành cánh 6.vuốt 7.một ngón.

* Thực hiện phần 2 của bài tập 3 tương tự như phần 1, sau đó đọc và hoàn thành phần 2 vào vở.

Đáp án phần 2.

1.hệ thống túi khí 2.pha trộn

3 bóng đái 4.buồng trứng

(3)

không có …………, ở chim mái chỉ có một …….. và………. bên trái phát triển

Giáo viên khắc sâu củng cố lại kiến thức ở bài tập 3

ý và hoàn chỉnh phần 1 5.ống dẫn trứng

Hoạt động 4: Bài tập 4 (10’) Chọn phương án trả lời đúng

phù hợp với đặc điểm chung của lớp thú:

1.Là động vật biến nhiệt

2.Bộ răng phân hóa thành: răng cửa, răng nanh và răng hàm.

3.Có lông mao bao phủ cơ thể 4.Tim có 3 ngăn

5.Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa.

6.Là động vật hằng nhiệt 7.Hô hấp bằng phổi và da

8.Tim có 4 ngăn ,bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

9.Có đời sống hoàn toàn ở cạn 10.Phổi có nhiều vách ngăn.

*Giáo viên khắc sâu hiện tượng thai sinh và ý nghĩa của hiện tượng thai sinh

Câu hỏi dành cho HSKT

? Em hãy nêu đặc điểm của Bộ Linh trưởng?

-Học sinh thảo luận theo nhóm để thống nhất đáp án.

- Các nhóm trao đổi chéo rồi báo cáo kết quả

 giáo viên cho học sinh đối chiếu với đáp án so sánh thống kê nhóm có kết quả tốt nhất(theo mức độ từ cao xuống thấp)

* Đại diện nhóm có kết quả tốt nhất đọc to cho cả lớp nghe đặc điểm chung của lớp thú . -Học sinh hiểuhiện tượng thai sinh và ý nghĩa của nó.

Bài tập 4.

Đáp án:các ý đúng là 2,3,5,6,8

3. Củng cố: (3’)

- Yêu câu HS hệ thống kiến thức cơ bản của ngành ĐVCXS.

4. Dặn dò : (1’)

- Về làm các bài tập còn lại. Ôn lại toàn bộ nội dung đã học.

- Chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.

5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:

Ngày soạn: 19/3/2021 Ngày dạy:25/3

Tiết 52 KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

(4)

1. Kién thức:- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức. Qua đó học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

- Nhận biết : Đặc điểm hình thái, moi trường sống.

- Thông hiểu:Hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng .

- Vận dụng:So sánh cấu tạo chức năng của các lớp với nhau, sự tiến hóa.

2. Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích tổng hợp.

3.Thái độ:- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy học

4. Năng lực: rèn luyện khả năng trình bày, phân tích, so sánh 5.Đối với HSKT

- Làm được cơ bản Trắc nghiệm và trắc nghiệm khoảng 40% là đạt yêu cầu II. HÌNH THỨC: Trắc nghiệm ( 40%)+ Tự luận( 60%)

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Ma trận

CHỦ ĐỀ

Cấp độ 1 (Nhận biết) (40%)

Cấp độ 2 (Thông hiểu) (30%)

Cấp độ 3

(Vận dụng thấp)(20%)

Cấp độ 4 (Vận dụng cao) (10%)

Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL

Lưỡng cư Ếch nhái Số câu

Điểm

1C.

0,5 đ 5%

1 câu 0,5 đ 5%

Bò sát Phân biệt

về bò sát

Giải thích tại sao thằn lằn thuộc lớp bò sát Số câu

Điểm

1C 0,5 đ 5%

1 Câu 1,0 đ 10 %

2 Câu 1,5 đ 15 % Lớp thú Tìm

hiểu về một số đv thuộc lớp thú

Tìm hiểu về hoạt động ngủ đông của đv

So sánh bộ xương thỏ và thằn lằn

Tìm hiểu thụ tinh của thú

(5)

Số câu

Điểm

2c 1,0 đ 10%

4C 2,0đ 20%

1 C 2,0đ 20%

1 C 30%

8Câu 8,0đ 80%

Tổng cộng

3 Câu 1,5đ 15%

5 Câu 2,5đ 25%

1 C 2,0đ 20%

1 C 30%

1C 1,0đ 10%

11Câu 10đ 100%

IV. ĐỀ KIỂM TRA

Phần I.TRẮC NGHIỆM: 4 điếm (mỗi ý đúng : ( 0,5 điểm) I.Chọn ý đúng nhất trong các câu sau :

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây nói về ếch đồng là sai?

A. Là động vật biến nhiệt. B. Thường sống ở nơi khô cạn.

C. Hô hấp chủ yếu bằng da D. Thường ăn sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc…

Câu 2. Động vật nào dưới đây có thận sau?

A. Ếch đồng B. Cá chép C. Thằn lằn bóng đuôi dài D. Cóc nhà

Câu 3. Nhóm sinh vật nào dưới đây bao gồm những động vật thuộc bộ Ăn thịt?

A. Mèo, hổ, báo, sói, gấu B. Mèo, thỏ, dơi, báo, chuột chũi.

C. Hải li, hải cẩu, báo, thỏ, chuột đồng. D. Hổ, sư tử, thỏ, chuột đồng, chó sói.

Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trong môi trường đới lạnh?

A. Gấu trắng, lạc đà, cú tuyết, cá voi. B. Chuột nhảy, hươu sao, tuần lộc, chó sói.

C. Rắn hoang mạc, ễnh ương, chuột chù, bọ xít. D. Gấu trắng, cáo Bắc Cực, cú tuyết, cá voi.

Câu 5. Hoạt động ngủ đông của động vật sống trong môi trường đới lạnh có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt. B. Giúp lẩn tránh kẻ thù.

C. Tránh mất nước cho cơ thể. D. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.

Câu 6. Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén so với những giác quan còn lại?

A. Thị giác B. Thính giác C. Xúc giác D. Vị giác

Câu 7. Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống đồng cỏ là

A. hai chi có màng bơi B. hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy

(6)

C. di chuyển theo lối nhảy và phối hợp cả 4 chi. D. hai chi trước rất khỏe và di chuyển theo lối nhảy.

Câu 8. Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang?

A. Chuột chù B. Chuột đồng C. Chuột chũi D. Chuột nhắt II.PHẦN TỰ LUẬN.(6 điểm)

Câu 1. ( 2 điểm ) So sánh đặc điểm của bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn

Câu 2.(3 điểm ) Tại sao nói sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong?

Câu 3.( 1 điểm ) Tại sao gọi thằn lằn và các sinh vật cùng loại là bò sát?

V.ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:4 điểm (mỗi ý đúng : ( 0,5 điểm) Câu 1:Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1 2 3 4 5 6 7 8

B C A D D B B C

II.PHẦN TỰ LUẬN.(6điểm)

CÂU ĐÁP ÁN Điểm

Câu 1(2

điểm) Giống nhau:

- Xương đầu: Có hộp sọ và có xương hàm.

- Cột sống: Có xương sườn và xương mỏ ác.

- Xương chi: Đai vai, chi trên; đai hông, chi dưới.

Khác nhau:

1,0đ

1,0đ

(7)

STT Bộ xương thằn lằn Bộ xương thỏ 1 Đốt sống cổ nhiều hơn 7 đốt Đốt sống cổ có 7 đốt

2 Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)

Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoàng)

3 Các chi nằm ngang (bò sát) Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao.

Câu 2 (3 điểm):

Tại sao nói đẻ trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng kèm thụ tinh trong, bởi lẽ:

- Trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp.

- Thụ tinh ngoài thì sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện ở môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù…)

- Còn ở thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn (trong cơ thể mẹ) và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn

1,0 đ

1,0 đ

1,0 đ

Câu3(1đ )

Thằn lằn và các sinh vật cùng loại được gọi là bò sát vì chân của các sinh vật này quá ngắn, bé không thể nâng cơ thể lên được, nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất, hay nói cách khác là chúng bò sát đất nên được gọi là “bò sát”.

1,0đ

VI: Thống kê kết quả kiểm tra:

Điểm 9- 10 % 7-8 % 5-6 % Dưới 5 % Ghi chú

Lớp

VII. Rút kinh nghiệm

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Điều kiện: trứng gặp tinh trùng trong ngày đầu sau khi trứng rụng ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài -Thụ thai : trứng được thụ tinh bám vào lớp niêm mạc tử

Pháp nhân là một thực thể xã hội khác với cá nhân là bản thân nó không thể tự mình trực tiếp thực hiện được một số loại tội phạm cụ thể, ví dụ các tội phạm chế độ

Một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là phải dựa vào sự ổn định chính trị, tiềm lực kinh tế, lợi thế về điều kiện tự nhiên,

Chính quyền các cấp cần có những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là tư nhân trong nước bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ kỹ thuật, ưu đãi

- Điều trị TNTC bằng MTX hay phẫu thuật nội soi cắt bỏ vòi tử cung không ảnh hƣởng đến dự trữ buồng trứng cũng nhƣ đáp ứng buồng trứng trong những