• Không có kết quả nào được tìm thấy

Môn: Địa lí Lớp

Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Môn: Địa lí Lớp"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

Câu 1: Khu vực đồng bằng nước ta không có thế mạnh nào sau đây?

A. Du lịch. B. Khoáng sản. C. Thủy sản. D. Thủy điện.

Câu 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã đem đến thuận lợi gì cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

A. Nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, lũ, bão, ngập úng, hạn hán và sâu bệnh.

B. Nhiều đồng cỏ tự nhiên để phát triển chăn nuôi gia súc.

C. Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

D. Phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Câu 3: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện rõ nét ở đặc điểm sông ngòi nước ta là A. mạng lưới sông ngòi dày đặc; chế độ nước phức tạp; sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc, dễ gây lũ lụt; sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc; chế độ nước thất thường; sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc; sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản trong sự hình thành đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Quy mô lớn, đất phù sa sông màu mỡ.

B. Địa hình chia cắt mạnh, gồm nhiều bộ phận chưa bồi lấp xong.

C. Do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

D. Diện tích lớn, địa hình tương đối thấp và bằng phẳng.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?

A. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

B. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

C. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Tây Bắc Bộ. B. Trung và Nam Bắc Bộ.

C. Đông Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 7: Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam - Lào?

A. Lao Bảo. B. Hữu Nghị. C. Hoa Lư. D. Móng Cái.

Câu 8: Ở nước ta, thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

A. tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn. B. chịu tác động thường xuyên của gió mùa.

C. địa hình 85% là đồi núi thấp. D. nằm gần xích đạo, mưa nhiều.

Câu 9: Điểm cực Bắc của nước ta thuộc huyện và tỉnh nào sau đây?

A. Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. B. Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

C. Huyện Lũng Cú, tỉnh Hà Giang. D. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết cánh cung Sông Gâm nằm ở vùng núi nào sau đây?

A. Vùng núi Đông Bắc. B. Vùng Trường Sơn Nam.

C. Vùng Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Tây Bắc.

Câu 11: Cho bảng số liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 3

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm có 05 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2017- 2018

Môn: Địa lí Lớp

: 12

(Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi: 570

(2)

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

(Đơn vị: mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hà Nội 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 TP. Hồ Chí Minh 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,1 266,7 116,5 48,3

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết so sánh nào sau đây không đúng về chế độ mưa giữa Hà Nội và TP.

Hồ Chí Minh?

A. Tháng mưa cực đại ở Hà Nội đến sớm hơn ở TP. Hồ Chí Minh.

B. Tháng có lượng mưa thấp nhất ở Hà Nội sớm hơn ở TP. Hồ Chí Minh.

C. Thời gian mùa mưa ở TP. Hồ Chí Minh dài hơn Hà Nội.

D. Hà Nội có tổng lượng mưa trong mùa mưa lớn hơn TP. Hồ Chí Minh.

Câu 12: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ

A. có vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

B. nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, thuộc khu vực châu Á gió mùa.

C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di lưu và di cư nhiều loài động, thực vật.

D. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.

Câu 13: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

B. gồm các khối núi và các cao nguyên.

C. có 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam.

D. có địa hình cao nhất nước ta.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?

A. Cao Bằng. B. Lạng Sơn. C. Tuyên Quang. D. Hà Giang.

Câu 15: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi rất thuận lợi cho nghề làm muối vì A. có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.

B. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

C. không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

D. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.

Câu 16: Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng

A. thềm lục địa. B. lãnh hải. C. nội thuỷ. D. tiếp giáp lãnh hải.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên cơ bản của Biển Đông?

A. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

B. Có vị trí địa - chính trị quan trọng của thế giới.

C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Là một biển rộng, có diện tích gần 3,5 triệu km2.

Câu 18: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là

A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.

C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. D. có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào sau đây?

A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc.

Câu 20: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ 2010 (%)

(3)

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, 2012) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Tỉ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

B. Tỉ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm.

C. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh.

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, theo thứ tự từ Bắc vào Nam, các thành phố trực thuộc trung ương giáp biển của nước ta lần lượt là

A. TP Hải Phòng, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ.

B. TP. Hải Phòng, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh.

D. TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 22: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là A. địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.

B. động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

C. thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

D. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

Câu 23: Nước Việt Nam nằm ở

A. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

B. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.

C. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.

D. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

Câu 24: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là A. nhóm đất feralit ở vùng đồi núi thấp.

B. nhóm đất phù sa ở đồng bằng châu thổ sông.

C. nhóm đất feralit trên núi cao.

D. núi đá.

Câu 25: Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ

A. phần đất liền và thềm lục địa. B. phần đất liền và các hải đảo.

C. khu vực đồng bằng và thềm lục địa D. khu vực đồng bằng và đồi núi.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết ba tỉnh nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta?

A. Yên Bái, Gia Lai, Lai Châu. B. Nghệ An, Gia Lai, Sơn La.

C. Nghệ An, Gia Lai, Thanh Hóa. D. Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa.

Câu 27: Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là A. muối biển. B. cát trắng. C. dầu khí. D. titan.

Câu 28: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì

A. chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

B. chịu tác động của vận động tạo núi trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.

D. trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

(4)

Câu 29: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm

A. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

C. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

D. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

Câu 30: Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta?

A. Các loài cận nhiệt đới. B. Các loài ôn đới.

C. Các loài nhiệt đới. D. Các loài cận xích đạo.

Câu 31: Cho biểu đồ:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội?

A. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều. B. Tháng XII có nhiệt độ dưới 15 oC.

C. Chế độ mưa có sự phân mùa. D. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII.

Câu 32: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp và khí hậu tốt.

B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

C. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

D. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây đúng với chế độ mưa ở ven biển Trung Bộ?

A. Mùa mưa dài nhất trong cả nước. B. Mưa nhiều vào thời kì thu đông.

C. Mưa đều giữa các tháng trong năm. D. Mưa tập trung nhất vào mùa hạ.

Câu 34: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I (oC)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC)

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2

Hà Nội 16,4 28,9 23,5

Huế 19,7 29,4 25,1

Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7

Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8

TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?

(5)

A. Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. Biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.

D. Biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.

Câu 35: Nguyên nhân nào sau đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông.

B. Nước ta ở trong vùng nội chí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông.

C. Trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.

D. Trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc?

A. Cả ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam.

B. Địa hình gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

C. Đỉnh núi cao nhất của vùng nằm ở vùng núi phía Tây Nghệ An.

D. Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

Câu 37: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?

A. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật.

B. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.

C. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn.

D. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

Câu 38: Địa hình thấp và bằng phẳng, trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, về mùa lũ nước ngập trên diện rộng là đặc điểm của

A. đồng bằng sông Cửu Long.

B. đồng bằng ven biển khu vực Bắc Trung Bộ.

C. đồng bằng sông Hồng.

D. đồng bằng ven biển khu vực Nam Trung Bộ.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nào sau đây?

A. Bình Thuận. B. Khánh Hòa. C. Quảng Ninh. D. Đà Nẵng.

Câu 40: Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội 1676 989

Huế 2868 1000

TP. Hồ Chí Minh 1931 1686

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Để thể hiện được lượng mưa, lượng bốc hơi của ba địa điểm trên theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu kết hợp cột và đường.

C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột.

---

---Hết---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một

- Nguồn nước dồi dào từ sông Hồng, nước khoáng và vùng biển rộng lớn phía Đông Nam -> Cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng

Câu hỏi trang 78 sgk Địa lí lớp 9: Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất lúa chính ở đồng bằng sông Hồng..

- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm và xuất khẩu lúa gạo lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 131 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị

Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng các bình nguyên được bồi tụ ở các cửa sông lớn gọi là châu thổ... Địa

Để vai trò của biển tồn tại được lâu, chúng ta cần khai thác tài nguyên biển như thế nào. Chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên

Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa