• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5 Ngày soạn: 4/ 10 / 2019

Ngày giảng: Thứ hai 7 / 10 / 2019

Toán 38 + 25 I. MỤC TIÊU

*MT chung a)Kiến thức:

- HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).

- Củng cố phép tính cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính cộng có nhớ và giải toán.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được cô giáo hướng dẫn dùng que tính thực hiện các phép cộng có dạng 8+5.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính cộng.

c)Thái độ: Có hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 5 bó 1 chục que tính và 13 que tính.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 SGK trang 20.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Giới thiệu phép cộng 38 + 25 (10’)

- Giáo viên nêu bài toán dẫn đến phép tính ( lấy ra 3 bó 1 chục que tính và 8 que tính, lấy tiếp 2 bó 1 chục que tính và 5 que tính, rồi tìm cách tính tổng số que tính đó).

- Giáo viên hướng dẫn: gộp 8 que tính với 2 que tính (ở 5 que tính ) thành 1 bó 1 chục, 5 bó 1 chục thêm 1 bó 1 chục là 6 bó 1 chục, 6 bó 1 chục với 3 que tính rời là 63 que tính. Vậy 38 + 25 = 63.

- Từ đó dẫn ra cách thực hiện phép tính dọc (theo 2 bước ) : + Đặt tính ( thẳng cột ).

- 3 Học sinh thực hiện.

-Lớp nhận xét

- Học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu của giáo viên.

-HS lấy bảng phụ thực hiện lại.

- Chú ý

-Được cô giáo hướng dẫn dùng que tính thực hiện phép cộng 8+2

-Dùng que tính tìm kết quả

(2)

+ Tính từ phải sang trái.

* Lưu ý: có nhớ 1 vào tổng các chục.

-Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.

38+ 2 5 3. Thực hành( 20’) Bài 1: Tính

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Cho học sinh tự làm vào VBT.

-GV và lớp nhận xét.

Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống

- Gọi học sinh lên bảng làm vào bảng phụ, dưới lớp làm vào VBT.

- Y/c HS nêu cách làm.

-GV+ lớp n/xét.

Bài 3

- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT.

- Gọi học sinh tóm tắt.

- Hỏi :

+ Bài toán cho ta biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.

Bài 4: <, >, = ?

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi học sinh lên bảng làm vào bảng phụ, dưới lớp làm vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò ( 2’)

- Giáo viên nhắc học sinh về nhà tự ôn iến thức.

- Nhận xét tiết học.

-Lớp làm bảng phụ.1HS làm bảng lớp.

- Lớp nghe+ n/xét.

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

28 + 25 48 + 36

68 + 13 28 + 7 88 + 4 78 + 12

- 1 HS làm bảng lớp. Lớp làm VBT.

- 1HS.

-1 HS làm bảng phụ -Lớp làm VBT.

-1 Học sinh .

- 1Học sinh tóm tắt.

Bài giải

Con kiến phải đi đoạn đường dài số dm là:

18 + 25 = 43 (dm) Đáp số: 43 dm

- Đọc yêu cầu BT.

- Học sinh làm.

- Lắng nghe.

8+3.

-Cô giáo hướng dẫn đặt tính và dùng que tính thực hiện các phép cộng:

8+ 6=

8+4=

8+ 8=

-Đọc bài toán 2 lần.

-Y/c em quan sát và chỉ đúng đơn vị đo độ dài dm.

-Được cha mẹ, người thân giúp em trong học tập.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

(3)

Đ o đ cạ

BÀI 3:GỌN GÀNG NGĂN NẮP.(Tiết 1) I. MỤC TIÊU.

Kiến thức: - Giúp HS biết được:

Kĩ năng: - Biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp.

Thái độ:-Ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp.

Hành vi.Thực hiện sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

Thái độ Yêu mến đồng tình với những bạn sống gọn gàng ngăn nắp.

II. CHUẨN BỊ.

Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ2 tiết 1.

Dụng cụ diễn kịch HĐ1 tiết 1.

Vở bài tập Đạo đức.

III. Các h at đ ng d y ch y uọ ủ ế

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

1.Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới :

Hoạt động 1:

Hoạt cảnh: Đồ dùng để ở đâu Kịch bản:

- Dương đang chơi bi thì Trung gọi: Dương ơi đi học thôi!

- Dương: Đợi tí! tớ lấy cặp sách đã.

- Dương loay hoay tìm mà không thấy.

- Trung (có vẻ sốt ruột): Sao lâu thế! Thế cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia?

- Dương (vỗ vào đầu): À! Tớ quên.

Hôm qua tớ đi đá bóng, tớ để tạm đấy.

- Dương (mở cặp sách): Sách Toán đâu rồi? Hôm qua tớ vừa làm bài tập cơ mà.

Cả hai cùng loay hoay tìm quanh nhà và hú gọi:

- Sách ơi! Sách ở đâu? Sách ời!

Hãy ới lên một tiếng đi!

- Trung (giơ hai tay): Các bạn ơi!

Chúng mình nên khuyên Dương như thế nào đây?

- Một nhóm trình bày hoạt cảnh.

Quan sát các bạn thực hiện

(4)

- Giáo viên chia nhóm và giao kịch bản.

- Cho học sinh câu hỏi thảo luận.

+ Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở?

+ Hoạt cảnh trên em rút ra điều gì?

Kết luận:

Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt.

Hoạt động 2:

Phân tích truyện:

Chuyện xảy ra trước giờ học Yêu cầu các nhóm hãy chú ý nghe câu truyện và thảo luận để trả lời câu hỏi:

1. Tại sao cần phải ngăn nắp gọn gàng?

2. Nếu không ngăn nắp gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?

- Giáo viên kể câu chuyện.

- Tổng kết các ý kiến của các nhóm.

Kết luận:

Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần.

Do đó các em nên giữ thói quen ngăn nắp gọn gàng trong sinh hoạt.

- Hoạt động3:

Xử lý tình huống.

Chia lớp thành 3 nhóm. Phát mỗi

- Hai nhóm thảo luận theo câu hỏi.

- Vì tính bừa bãi lộn xộn của bạn Dương.

- Rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt.

- Hai HS nhắc lại.

- Chú ý nghe câu truyện.

- Bốn nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.

- V ì : Khi lấy các thứ chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian. Ngoài ra ngăn nắp gọn gàng sẽ giúp chúng ta giữ gìn được đồ đạc bền đẹp.

- Nếu không ngăn nắp gọn gàng thì đồ đạc sẽ lộn xộn, mất nhiều thời gian để tìm. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bề bộn,bẩn thỉu.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

- Trao đổi nhận xét bổ sung giữa các nhóm.

Tham gia thảo luận và lắng nghe ý kiến của các bạn.

-Lắng nghe

-Lắng nghe

-Lắng nghe

(5)

nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận.

Nhóm 1 tình huống 1:

Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rủ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào?

Nhóm 2 tình huống 2 :

Bé Nga đã đi học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng sách vở lung tung làm cả nhà nhiều phen vất vả vì bé không tìm thấy sách vở khi giờ đi học đã đến.Nếu là anh, chị của Nga em làm thế nào?

Nhóm 3 tình huống 3 :

Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp gọn chăn chiếu sau giò nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ngay ra sân chơi. Là bạn của Ngọc em sẽ làm gì?

- Gọi từng nhóm trình bày ý kiến.

- Giáo viên cùng HS nhận xét và kết luận về cách xử lý đúng.

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ.

Sưu tầm các câu chuyện kể hoặc tự liên hệ bản thân và những người thân trong gia đình về những việc sống ngăn nắp gọn gàng

Chuẩn bị một trò chơi ngăn nắp gọn gàng

- Phân công nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận.

- Hà cần thu xếp gọn sách vở,đồ dùng gọn gàng rồi mới đi chơi.

- Chị nên khuyên Nga phải để đồ dùng ngăn nắp gọn gàng.Đồng thời tập cho Nga thói quen này bàng cách những ngày đầu 2 chị em cùng nhau xếp gọn sách vở.

- Em nên khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng làm việc với Ngọc.

- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lý của nhóm mình.

-Thảo luận cùng các bạn.

- L ng ngheắ

____________________________________________________

Chiều:

THỰC HÀNH KIẾN THỨC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.

3. Thái độ: Giáo dục các em biết giữ lời hứa II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách THKT, bảng phụ.

(6)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài: Lời hứa và lời nói khoác và trả lời câu hỏi:

?Bi gọi là kẻ khoác lác, thái độ của Khỉ con thế nào?

?Khỉ Mẹ giải thích cho Khi Con hiể điều gì?

?Dòng nào dưới đây gòm các từ chỉ sự vật?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Bài 1: Đọc truyện: (14) Trạng nguyên Nguyễn Kỳ + GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai) - Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn

- Đọc từng đoạn trong nhóm - GV chia nhóm: 2HS/

bàn/nhóm

- GV yêu cầu thời gian

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc

- GV nhận xét khen ngợi - Đọc đồng thanh

b, Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (8)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- 3 HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- Cá nhân, ĐT - HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT - Lần lượt trả lời

a. Chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng.

b. Đêm nào cũng học bài dưới ánh nến ở chân tượng.

Con nghe trả lời

GV: hướng dẫn con đọc cả bài.

Đọc nối tiếp theo các bạn

Lớp nắng nghe hs thắng đọc.

(7)

- Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS báo cáo

a. Cậu bé 4 tuổi Nguyễn Thời Lượng thông minh như thế nào?

b. Thời Lượng từ nhỏ đã chuyên cần học tập ntn?

c. Vì sao sư thầy đổi tên NTL thành Nguyễn Kỳ?

d. Ngày rước trạng, vì sao NK muốn được đón tại chùa?

đ. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ sự vật?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5 - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.

c. Vì mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng nguyên.

d. Vì muốn cảm tạ phật và sư thầy.

đ. Nguyễn Kỳ, tượng, nến.

- Nhận xét - HS đọc - Lắng nghe

_______________________________________

Luyện từ và câu

TÊN RIÊNG- CÁCH VIẾT HOA TÊN RIÊNG CÂU KIỂU AI - LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU

*MT chung a)Kiến thức:

- Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng.

b)Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai (cái gì,con gì) là gì?

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được cô giáo hướng dẫn, giúp đỡ em nhận biết, kể được tên riêng các bạn trong lớp,viết đúng tên riêng của mình.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết hoa.

c)Thái độ:Có hứng thú trong học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Bảng phụ, phấn màu.

- HS: VBT TV.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ( 3’)

- Con hãy đặt cho cô câu hỏi và trả lời về ngày tháng?

- 4Học sinh thực hiện( 2HS hỏi- 2 HS trả lời)

-Được cô giáo hỏi : Hôm nay là thứ

(8)

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

B. Bài mới

1. GT+ Ghi tên bài( 1’)

Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Cách viết các nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào? Vì sao? (10’)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài tập: các con phải so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm (2).

- GV kết luận:

Vậy 1 con hãy đọc cho cô nội dung cần ghi nhớ trong SGK.

Sau đó gọi tiếp 3 em nữa đọc.

Bài 2: (7’) Hãy viết a,Tên hai bạn trong lớp.

Mỗi con chọn tên hai bạn trong lớp, viết chính xác, đầy đủ họ tên hai bạn đó.

b) Tên một dòng sông…

- Viết tên một dòng sông ở địa phương mình đang sống.

- Chú ý viết đúng chính tả, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tên riêng.

- Cả lớp làm bài vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 3: Đặt câu theo mẫu rồi ghi vào chỗ trống.

- Hướng dẫn học sinh nắm yêu

-2HS nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh phát biểu ý kiến:

+ Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa ( sông, núi, thành phố, học sinh).

+ Các từ ở cột 2 là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người ( Cửu Long, Ba Vì, Huế, Trần Phú Bình). Những tên riêng đó phải viết hoa.

- Học sinh đọc yêu cầu.

*Làm việc cá nhân

a)Vũ Như quỳnh; Nguyễn Quang Hòa

b)sông Cầm

(Tên sông: Hồng, Cửu Long,…; Tên hồ: Ba Bể, Hoàn Kiếm, Tây,...; Tên núi: Hoàng Liên Sơn, Ngự Bình, Bà Đen...)

-2 HS làm bảng lớp.

-Lớp làm VBT.

- Học sinh làm bài vào VBT.

mấy?

Phúc nghe , nhìn bảng lớp và trả lời: Hôm nay là thứ năm.

-Đọc các từ ngữ cô viết ở cột 1.

-Nhìn bảng và nghe.

-Kể tên 2 bạn trong lớp và viết ra bảng con.

-Được cô giáo hướng dẫn viết đúng tên riêng của em Nguyễn Khôi Nguyên

-Lắng nghe.

(9)

cầu bài tập: đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?

Để giới thiệu trường con, môn học con yêu thích và làng (xóm) của con.

*)TH: Trẻ em có quyền được tham gia,được giới thiệu về trường, về môn học yêu thích, về nơi sinh sống.

C. Củng cố, dặn dò( 2’) - 2 học sinh nhắc lại cách viết tên riêng.

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh học tốt, có cố gắng.

+ Trường em là trường Tiểu học Xuân Sơn.

+ Trường em là ngôi trường nhỏ nằm bên cánh đồng lúa bát ngát.

+ Làng em là làng văn hoá Xuân Cầm.

+ Xóm em là xóm đoạt giải nhất trong phong trào học tập.

- Học sinh thực hiện.

_____________________________________

Bồi dưỡng toán:

THỰC HÀNH TOÁN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện tính cộng có dạng 8 + 5, 28 + 5, 38 + 25 (cộng qua 10 có nhớ 1 lần, dạng tính viết).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính, giải toán có lời văn nhanh, chính xác.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính 58 + 36 68 + 12 68 + 4 48 + 33 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài

- Nhận xét

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp

- Nhận xét

- Tính nhẩm - Nhẩm trong đầu

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

HD con đọc bài tập 1

(10)

?Đổi chéo vở kiểm tra?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

?Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính?

Bài 3 (6)

- Gọi HS đọc bài toán

?Bài toán cho biết gì?

?Bài toán hỏi gì?

?Muốn biết cả hai gói co bao nhiêu cái ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

Bài 4 (6)

- Gọi HS đọc bài toán - Yêu cầu hS làm bài - Nhận xét

- Muốn có kết quả đúng ta làm thế nào?

Bài 5 (6) - Đọc yêu cầu - 28 + 4 = ?

- Khoanh vào số nào?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

? Yêu cầu đọc bảng cộng 8, 9?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

8 + 2 = 10 8 + 3 = 11 8 + 6 = 14 8 + 7 = 15 18 + 24 = 42 18 + 7 = 25 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính

- 1HS làm bảng, lớp làm VBT

38 48 68 78 + + + + 25 24 13 9 63 72 82 87 - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT

Bài giải

Cả hai gói có số cái là:

28 + 26 = 54 (cái) Đáp số: 54 cái - Nhận xét

- HS đọc

- 1HS làm bảng, lớp làm vở 28 + 9 = 37 + 11 = 48 + 25

= 73

- Nhận xét - HS đọc

- Đặt tính và thực hiện phép tính

- C

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

GV: gọi con lên bảng làm hướng dẫn con làm

Làm bài cá nhân

_____________________________________________

(11)

Ngày soạn: 4/10/2019

Ngày giảng: Thứ ba 8 /10/2019

Toán Tiết 22: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 8 + 5; 28 + 25 ( cộng có nhớ qua 10).

- Củng cố giải toán có lời văn và làm quen với loại toán trắc nghiệm.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính cộng có nhớ và giải toán.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được cô giáo hướng dẫn dùng que tính thực hiện các phép cộng có dạng 8+5.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính cộng.

c)Thái độ: Có hứng thú trong học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Que tính

-HS: VBT, thước kẻ, nháp, bút chì.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A.Ổn định lớp(1’) B. Luyện tập

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện tập(

Bài 1: Nhẩm (5’) - Củng cố bảng cộng 8.

Bài 2: Đặt tính rồi tính ( 12’) - Củng cố về đặt tính và thực hiện phép tính.

Bài 3: Giải toán (10’)

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Lớp hát.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

8 + 2 = 8 + 3 = 8 + 4 = 8 + 5 = 8 + 6 = 8 + 7 = 8 + 8 = 8 + 9 = 8 + 10=

8 + 0 =

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- 5 học sinh lên bảng.

18 + 35 38 + 14 78 + 9

28 + 17 68 + 16 - Học sinh đọc yêu cầu BT.

- 1 học sinh tóm tắt.

Bài giải

-Được cô giáo hướng dẫn và dùng que tính thực hiện các phép cộng 8 + 5 = 8 + 6 = 8 + 7 = 8 + 9 = 8 + 10 = 8 + 0

Bố mẹ, người thân giúp em thực hiện các phép cộng.

(12)

C. Củng cố, dặn dò(2’) - Giáo viên hệ thống bài và nhắc học sinh chuẩn bị bài sau

Cả hai tấm vải dài số dm là:

48 + 35 = 83 (dm) Đáp số: 83 dm -Lắng nghe.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết CHỮ HOA D I. MỤC TIÊU

*MT chung

a)Kiến thức: - Viết chữ hoa D theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết câu ứng dụng (Dân giàu nước mạnh) cỡ nhỏ, đúng mẫu, đều nét, nối nét đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và quy trình viết chữ D.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được cô giáo bắt tay hoặc nhìn ,quan sát chữ hoa D mẫu viết được 1 dòng.

b)Kỹ năng: Viết đúng mẫu.

c)Thái độ: Có ý thức luyện viết.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Mẫu chữ hoa D, phấn màu. Bảng phụ ghi sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng li: Dân, Dân giàu nước mạnh.

-HS: Bảng con, phấn, giẻ lau. Vở tập viết.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Gọi học sinh lên bảng viết chữ hoa C.

- Giáo viên nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài( 1’)

2.H/dẫn viết chữ hoa D( 8’)

* Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ D.

- Chữ D cao mấy li?

- Viết bằng mấy nét?

- 2 HS viết bảng lớp.

-Dưới lớp viết bảng con

-2 HS nhắc tên bài.

- 5 li.

- Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản - nét lượn hai đầu và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng

-Viết bảng con chữ hoa C.

-Lắng nghe.

(13)

- Cách viết: ĐB trên ĐK6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB ở ĐK5.

- Giáo viên viết chữ mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

*Giáo viên viết mẫu trên khung chữ, trên dòng kẻ chữ D.

*Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ D.

3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết( 20’)

- Học sinh luyện viết theo yêu cầu trên. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu kém viết đúng quy trình, hình dáng, nội dung.

4 Chấm, chữa bài(3’)

- Giáo viên chấm nhanh khoảng 7 bài.

- GV nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

C. Củng cố, dặn dò(2’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Nhắc học sinh về nhà luyện viết thêm trong vở tập viết.

xoắn nhỏ ở chân chữ.

-Quan sát

-Viết trên không và trên bảng con.

- Học sinh viết bài.

-7 HS nộp bài.

- Học sinh nghe giáo viên nhận xét.

-Quan sát, nghe.

-Được GV bắt tay viết trên bảng con.

-Được GV bắt tay viết ở vở.

-Được cha mẹ, người thân hướng dẫn viết chữ hoa D

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Chiều:

Chính tả:(tập chép) CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài chiếc bút mực.

- Viết đúng 1 số tiếng có âm giữa vần ia/ ya. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l/n.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu l/n.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

(14)

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được nhìn vào sách giáo khoa, nghe cô hướng dẫn viết lại được 2 câu đầu của đoạn tóm tắt bài Chiếc bút mực. Được cùng với các bạn thực hiện bài 2.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng.

c)Thái độ: Có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung đoạn chép.

- Bảng con.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã...

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài(1’)

Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn tập chép

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 5’

- Giáo viên treo bảng phụ đã viết đoạn tóm tắt.

- Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị:

+ Học sinh tập viết tên riêng trong bài; Viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai : bút mực, lớp, quên, lấy, mượn…

+ Tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn văn.

*Học sinh chép bài vào vở( 4’)

* Giáo viên chấm chữa bài(4’) - Giáo viên chấm 6 bài, nêu nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả(8’)

*Bài tập 1: Điền ia/ ya vào chỗ trống:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.

- Cho 2 học sinh làm vào bảng

- 2HS thực hiện.

-Lớp viết bảng con -Lớp nhận xét.

- 3 học sinh đọc đoạn chép.

-HS viết bảng con.

- 1 học sinh đọc lại đoạn văn ( chú ý nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy

- Học sinh chép bài -HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

-Nghe cô đọc và viết bảng con từ : dỗ em;

ròng rã

-Nhìn SGK đọc lại 2 câu đầu trong đoạn viết.

-Nhìn SGK chép lại 2 câu đầu trong đoạn viết.

-Được cô giáo phân vào nhóm 4 và tham gia HĐ cùng các bạn.

(15)

phụ rồi treo lên bảng trình bày.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

* Bài 2: Ghi vào chỗ trống từ chứa tiếng có âm đầu l/ n.

- Giáo viên cho học sinh làm phần a.

- Gọi học sinh đọc y/cầu.

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm một ý.

- Gọi HS lên trình bày.Các nhóm nhóm nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò(2’)

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những em viết bài sạch sẽ, chữ đúng kích cỡ.

-2HS làm bảng.Lớp làm VBT.

- Đọc yêu cầu bài.

-Thành lập nhóm 4 HS.

- Các nhóm thảo luận và làm vào bảng phụ.

-T/bày trước lớp( mỗi nhóm t/bày 1 ý ).

-Lắng nghe.

-Gia đình, người thân giúp và nhắc nhở em viết chữ đúng kích cỡ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Sách Bác Hồ:

YÊU THƯƠNG NHÂN DÂN I. Mục tiêu

-Thấy được 1 đức tính cao đẹp của Bác Hồ. Đức tính cao đẹp đó chính là tấm lòng yêu thương nhân dân; tình cảm yêu mến, kính trọng nhân dân của bác được thể hiện qua những hành động và việc làm vụ thể.

- Thực hành, ứng dụng được bài học yêu thương nhân dân. Biết làm những công việc thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã hội.

II. Chuẩn bị:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

- Tranh

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở trường?

- Nhận xét, đánh giá

- HS trả lời

- HS khác nhận xét

* HĐ cá nhân:

- GV cho HS đọc đoạn văn “Yêu - HS đọc

(16)

thương nhân dân”

- Bác gặp và chúc thọ riêng cụ Thiệm nhân dịp nào?

- Bác đã khen cụ Thiệm vì cụ có những tính cách, việc làm tốt đẹp nào?

- Bác Hồ đã nói về việc kết nghĩa anh em với cụ Thiệm thế nào?

- Cụ Thiệm đã trả lời Bác ra sao?

- Cuối câu chuyện Bác đã nói và làm gì?

- Theo câu chuyện này, dựa vào điều gì để Bác Hồ đề nghị ai làm em, ai làm anh?

- Dịp Bác về thăm Trà Cổ.

- Bác khen cụ đã già nhưng vẫn làm gương cho các cháu, chăm lo thờ phụng Chúa, thực hiện giới răn, thi đua sản xuất.

- Cụ nhiều tuổi hơn xin cụ nhận là anh.

- “Không dám, không dám, cụ làm việc cho cả nước cả dân tộc...”

- “ Dẫu sao Cụ là lớp đàn anh đi trước, xin cụ nhận cho”.

- Bác tặng cụ vải và chăn bông.

- Dựa vào tuổi

* Hoạt động nhóm

- Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- VN ôn bài và thực hiện những điều đã học.

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 4 / 10 / 2019

Ngày giảng: Thứ tư 9 / 10 / 2019

Tập đọc

CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay...

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật ( cô giáo, Lan, Mai ).

- Hiểu nghĩa của các từ mới.

(17)

- Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai và cô bé ngoan, biết giúp bạn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c)Thái độ: Có thái độ trân trọng việc làm tốt của bạn.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được nghe, nhìn cô giáo hướng dẫn đọc được đoạn 1 của bài.

b)Kỹ năng: Rèn ký năng đọc to, đúng.

c)Thái độ: Có hứng thú trong học tập.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Thể hiện sự cảm thông, hợp tác

-Ra quyết định , giải quyết vấn đề.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK.

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ(3’)

-Gọi HS đọc bài " Trên chiếc bè " và trả lời các câu hỏi nội dung bài.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài(1’)

- Học sinh quan sát tranh trong bài, giáo viên hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

Để hiểu chuyện gì xảy ra trong lớp học và câu chuyện muốn nói với các em điều gì các em hãy đọc bài "chiếc bút mực".

2. Luyện đọc(18’)

2.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

a. Đọc từng câu:

- Giáo viên nêu chú ý phát âm chuẩn ở một số từ có phụ âm đầu là l / n, s / x, ch / tr.

- Giáo viên ghi một số từ cần lưu ý lên bảng: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- Học sinh đọc nối tiếp câu.

b. Đọc từng đoạn trước lớp:

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài và trả lời.

- Các bạn đang ngồi tập viết trong lớp, viết bằng bút mực, trước mỗi bạn có một lọ mực.

-Lắng nghe.

- 2 học sinh đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Học sinh đọc nối tiếp câu.

-Đọc đoạn 1 của bài.

-Cùng quan sát tranh trong SGK .

-Lắng nghe.

-Nghe cô đọc và đọc lại các từ đó.

-Đọc đoạn 1 của bài.

(18)

- Chú ý cho học sinh đọc một số câu sau:

+ Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì. //

+ Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá hơn rồi. //

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.

- Giáo viên hỏi học sinh những từ khó hiểu trong bài, chú thích ( giáo viên có thể hỏi rồi gọi học sinh nêu cách hiểu của mình hay giáo viên có thể hỏi học sinh những từ nào con chưa hiểu? ) : hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên.

c. Đọc từng đoạn trong nhóm.

d. Thi đọc giữa các nhóm.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài + Những từ nào cho biết bạn Mai mong được viết bút mực?

+Chuyện gì đã xảy ra với Lan?

+ Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?

+Cuối cùng Mai quyết định ra sao?

+Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?

+Vì sao cô giáo khen Mai?

- Học sinh đánh dấu cách ngắt nghỉ vào SGK.

- Học sinh đọc.

*Làm việc tập thể.

+Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.

+ Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở.

+Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc.

+Mai lấy bút đưa cho Lan mượn.

+ Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói : cứ để bạn ấy viết trước.

+ Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. / Mai đáng khen vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn. / Mai đáng khen vì mặc dù em chưa được viết bút mực nhưng khi thấy bạn khóc vì quên bút, em đã lấy bút của mình đưa

-Trong lớp đã bao giờ em cho bạn mượn dụng cụ, đồ dùng học tập chưa? Đó là dụng cụ nào?

- Lắng nghe.

(19)

TH: Được học tập, được các thầy cô giáo và các bạn khen ngợi, quan tâm giúp đỡ đó là quyền của hs chúng ta.

Giáo viên nói : Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực mà mình đã cho bạn mượn bút mất rồi nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.

4. Luyện đọc lại( 10’)

- mỗi nhóm 4 học sinh tự phân vai ( người dẫn chuyện, cô giáo, Lan , Mai ), thi đọc toàn truyện.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, bình chọn những nhóm đọc tốt nhất.

C. Củng cố, dặn dò( 2’) - Giáo viên hỏi :

+ Câu chuyện này nói về điều gì? (trải nghiệm)

+ Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao?

cho bạn.

- Lắng nghe.

-2 HS đọc cả bài.

- 4 em đọc mẫu.

- Các nhóm thực hiện - 2 nhóm đại diện đọc .

- Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

-Được cô giáo, bạn bè giúp đỡ nếu như em quên dụng cụ học tập.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Toán

Tiết 23: HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH TỨ GIÁC I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Học sinh nhận dạng được các hình chữ nhật, hình tứ giác qua hình dạng tổng thể chưa đi vào yếu tố của các hình.

- Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật ( nối tiếp các điểm cho sẵn).

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết hình chữ nhật và hình tứ giác.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

(20)

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được cô giáo cho quan sát 1 số đồ vật có dạng là hình chữ nhật.

b)Kỹ năng: Nhận biết được HCN qua 1 số đồ vật.

c)Thái độ:Có hứng thú học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu hình chữ nhật, hình tứ giác.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A.Ổn định lớp( 1’) B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:(1’)

Hôm nay cô và các con cùng nhau học bài " hình chữ nhật, hình tứ giác".

2.Giới thiệu hình chữ nhật (5’) - Treo bảng phụ đã vẽ hình chữ nhật ABCD và hỏi: Các con nhìn sang hình vẽ bên cho cô biết "

Đây là hình gì?"

- Hãy đọc tên hình đó cho cô?

- Các con quan sát hình chữ nhật và cho cô biết hình có mấy cạnh?

Các con quan sát xem các cạnh của hình thế nào? ( 4 cạnh: 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau).

- Hình có mấy đỉnh?

- Con hãy đọc tên các hình chữ nhật treo trên bảng phụ cho cô.

- Hình chữ nhật gần giống hình nào các con đã học ở lớp 1?

3. Giới thiệu hình tứ giác (5’) - Giáo viên dán hình tứ giác đã vẽ sẵn lên bảng rồi giới thiệu đây là hình tứ giác.

- Hình có mấy cạnh?

- Hình có mấy đỉnh?

*KL: Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.

- Hình như thế nào thì được gọi là tứ giác?

- Giáo viên chỉ bảng hình đã vẽ ở bên và nói: Con hãy đọc tên các hình tứ giác có trong bài học.

-Lớp hát.

-2 HS nhắc tên bài.

-2-3 HS trả lời( Là hình chữ nhật)

-

Hình chữ nhật ABCD.

- Hình có 4 cạnh.

- Có 4 đỉnh.

- Hình vuông.

- Học sinh chú ý và tự ghi tên vào hình thứ ba.

- Có 4 cạnh.

- Có 4 đỉnh.

-2+3HS nêu( Hình có 4 cạnh, 4 đỉnh).

- Học sinh đọc.

- Đúng vì hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt.

- Hát cùng lớp.

-Có thể q/sát trên bảng hoặc được cô giáo cho quan sát chiếc bảng con.

Nghe cô nêu và nhìn cô chỉ các cạnh, đỉnh của HCN. Cô nêu: cái bảng có dạng là HCN.

-Nhắc lại: cái bảng có dạng là HCN.

-Được cô giáo cho quan sát quyển sách Toán, hộp bút, thước kẻ, cái bút mực. Trả lời:

+ Đồ vật nào có dạng là hình chữ nhật.

(21)

- Hỏi: Hình chữ nhật cũng chính là hình tứ giác đúng hay sai? Vì sao?

- Các con đã được biết hình chữ nhật chính là hình tứ giác đặc biệt vậy bây giờ các con hãy nêu tên các hình tứ giác có trong bảng phụ cho cô?

*Lưu ý:

- Vậy các con đã được biết hình chữ nhật, hình tứ giác rồi bây giờ các con hãy tự liên hệ xem những đồ vật xung quanh chúng ta như bảng, mặt bàn, quyển sách, thước kẻ…có hình gì?

4. Thực hành (25’)

*Bài 1: Dùng thước và bút nối các điểm để được: hình chữ nhật, hình tứ giác.

- Hãy đọc tên HCN con nối được?

- Hãy đọc tên HTG con nối được?

- Giáo viên và hs nx, chốt lại kq đúng.

*Bài 2: Tô màu vào hình tứ giác có trong mỗi hình vẽ

- Hướng dẫn học sinh cách tô màu.

- Vậy các hình còn lại các con không tô màu con có biết đó là những hình gì không?

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò(2’) - Giáo viên hệ thống bài.

- Giao BT về nhà cho học sinh.

Cũng có 4 cạnh, 4 đỉnh nhưng có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- ABCD, MNPQ, EGHI, CDEG, PQRS, HKMN.

-Liên hệ: Nối tiếp trả lời.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm vào VBT.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm vào VBT, 3 học sinh tô màu vào bảng phụ rồi treo lên bảng.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Hình tròn, hình tam giác.

-2 HS nhắc lại đặc điểm HCN và HTG.

-Cô giáo, bạn bè gia đình giúp em nhận biết HCN thông qua các đồ vật cụ thể.

____________________________________________________________________

(22)

Ngày soạn: 4/10/2019

Ngày giảng: Thứ năm 10/10/2019

Toán

Tiết 24: BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN I.MỤC TIÊU

*MT chung a)Kiến thức:

- Củng cố khái niệm "nhiều hơn", biết cách giải toán và trình bày bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản).

b)Kỹ năng: - Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có 1 phép tính).

c

)Thái độ : Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được cô hướng dẫn, giúp đỡ hiểu được khái niệm nhiều hơn.Thông qua trực quan phân biệt nhiều hơn .

b)Kỹ năng: Rèn KN quan sát , tư duy.

c)Thái độ:Có hứng thú học tập II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng gài.VBT+ Tranh ,...

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ( 3’) - Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 SGK.

- Giáo viên và học sinh nhận xét

B. Bài mới:

1. GT+ viết tên bài(1’)

- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài tập.

2. Giới thiệu bài toán về nhiều hơn( 10’)

- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong SGK, chẳng hạn:

+ Hàng trên có 5 quả cam ( gài 5 quả cam vào bảng gài).

+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Giáo viên giải thích: tức là đã có như hàng trên (ứng 5 quả trên, trống

-2HS .

-Lớp nhận xét.

-1HS nhắc tên bài học.

- Học sinh nghe và thực hiện.

-Được cô giáo gọi đọc lại tên bài học trên bảng.

-Lên bảng chỉ và đếm số quả cam ở hàng trên.

(23)

hình), rồi thêm 2 quả nữa (gài tiếp 2 quả cam vào bên phải).

- Giáo viên nhắc và chỉ lại bài toán: hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?

(giáo viên viết dấu? vào bảng dưới).

- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu phép tính và câu trả lời rồi hướng dẫn học sinh trình bày bài giải.( GV viết lên bảng lớp)

+ Khi giải bài toán về nhiều hơn em làm tính gì

* Chú ý các bước.

+Đọc ,tìm hiểu và phân tích bài toán.

+ Tóm tắt BT

+ Trình bày bài giải( Câu trả lời; Phép tính; Đáp số)

3. Thực hành(22’) Bài tập 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh.

- Đọc bài toán, tìm hiểu &

phân tích BT.

- Tìm cách giải (làm tính cộng).

- Trình bày bài giải.

Bài tập 3

- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo 3 bước:

- Đọc bài toán, tập ghi tóm tắt (bài toán cho gì? Hỏi gì?) - Tìm cách giải (làm tính cộng).

- Trình bày bài giải.

C. Củng cố, dặn dò(2’) - Giáo viên chốt lại kiến thức.

- Nhận xét tiết học.

- Quan sát và nghe.

- Học sinh tự nêu phép tính.

Bài giải

Số quả cam ở hàng dưới là:

5 + 2 = 7 (quả)

Đáp số: 7 quả cam.

+ Trả lời:...làm tính cộng.

-2-4 HS nhắc lại.

- Học sinh đọc yêu cầu.

Bài giải:

Hòa có số bút chì màu là:

6 + 2 = 8 (bút chì)

Đáp số: 8 bút chì 3. Tóm tắt

Dũng : 95cm

Hồng : cao hơn Dũng 4cm.

Hồng : ... cm?

Bài giải Hồng cao số cm là:

95 + 4 = 99 (cm)

Đáp số: 99cm -Nhắc lại các bước khi giải toán về nhiều hơn.

-Được cô giáo gọi, nhìn lên bảng đọc lại bài giải trước lớp.

-Được quan sát tranh hoặc đồ dùng trực quan để xác định nhiều hơn.

-Lắng nghe.

(24)

- Nhắc HS về nhà ôn bài

_________________________________________

Kể chuyện CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp kế với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể và nhận xét bạn kể.

c)Thái độ: Có thái độ trân trọng việc làm tốt của bạn.

* MT riêng:

a)KT:Được nhìn vào tranh minh họa nghe, chỉ và nói đúng nhân vật trong tranh. Trả lời được nội dung tranh 1.

b)KN: Rèn kỹ năng quan sát và kể.

c) Thái độ: Trân trọng việc làm của bạn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK; que chỉ.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - 2 học sinh nối tiếp nhau kể chuyện "bím tóc đuôi sam".

- Nhận xét B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài( 1’)

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện

a. Kể từng đoạn theo tranh (15’)

- Giáo viên nêu yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát tranh và nói tóm tắt nội dung?

- Học sinh kể trong nhóm.

-2HS kể trước lớp.

-Lớp nhận xét.

-2HS nhắc tên bài.

- T1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô giáo lấy mực.

T2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.

T3: Mai đưa bút cho Lan mượn.

T4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai viết.

- Kể nối tiếp đến hết

-Được mở SGK đọc lại đoạn 1 và 2 của câu chuyện.

-Được quan sát tranh 1, nhìn tay cô giáo chỉ vào từng nhân vật trong tranh nghe và trả lời:

+Đây là ai?( Cô giáo;

Lan)

+ Trên bàn cô giáo có vật gì? ( Lọ mực) + Cô giáo gọi Lan lên bàn để làm gì?(...lấy mực).

-

(25)

- Kể trước lớp.

b. Kể toàn bộ câu chuyện (13’)

- Khuyến khích kể bằng lời của mình.

- GV theo dõi, nx.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.

nhóm.

- Học sinh xung phong kể. Sau mỗi em kể có nhận xét.

- 2 học sinh giỏi kể toàn bộ câu chuyện

-Lớp nhận xét.

-Lắng nghe.

Được cô giáo quan tâm và nhắc các bạn trong lớp giúp đỡ khi em gặp khó khăn trong học tập.

_____________________________________

Tập đọc MỤC LỤC SÁCH I. MỤC TIÊU

* Mt chung a)Kiến thức:

+ Đọc đúng 1 văn bản có tính liệt kê, biết ngắt nghỉ và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.

+ Nắm được nghĩa các từ ngữ mới.

+ Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Nhìn vào SGK đọc đúng tên bài và mục lục 1,2 b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng,

c)Thái độ: Có hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, tập 6 ( Trần Hoài Dương tuyển chọn).

- Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để hướng dẫn học sinh luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ (3’) - 3 học sinh đọc nối tiếp bài

"chiếc bút mực" và trả lời câu hỏi1, 2 SGK.

- GV và học sinh nhận xét.

B. Bài mới:

-2HS đọc nối tiếp. -Đọc đoạn 1 của bài.

(26)

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện đọc ( 12’)

2.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bộ mục lục: giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

a. Đọc từng mục:

- Chú ý: các từ dễ phát âm sai:

quả cọ, cỏ nội, Quang Dũng, Phùng Quán, vương quốc, nụ cười, cổ tích…

- Hướng dẫn học sinh đọc 1, 2 dòng trong mục lục (đã ghi sẵn trên bảng phụ), đọc theo thứ tự từ trái sang phải ( ngắt nghỉ hơi rõ ràng):

+ Một. // Quang Dũng.// Mùa quả cọ.// Trang 7.//

+ Hai.// Phạm Đức.// Hương đồng cỏ nội.// Trang 28.//

b. Đọc từng mục trong nhóm:

- Lần lượt học sinh trong nhóm đọc, các khác lắng nghe, góp ý.

Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

c. Thi đọc giữa các nhóm (từng mục, cả bài).

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10p 3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm từng mục, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.

Câu hỏi 1: Tuyển tập này có những truyện nào?

Câu hỏi 2: Truyện "người học trò cũ" ở trang nào?

Câu hỏi 3: Truyện "mùa quả cọ"

của nhà văn nào?

Câu hỏi 4: Mục lục sách dùng để làm gì?

*)TH: Trẻ em có quyền được đọc sách,

truyện

-2HS nhắc tên bài học.

- Học sinh nghe.

- Học sinh thực hiện.

-Đọc nối tiếp theo hàng ngang.

-3 nhóm đọc. Các nhóm khác nghe và nhận xét.

- Học sinh tìm trong bài và trả lời các câu hỏi.

-Lắng nghe.

-Nhìn, nghe cô giáo đọc.

-Được nghe cô giáo đọc mục 1 và đọc lại.

-Đọc to mục 1, 2 trước lớp.

-Mở SGK, quan sát mục lục và được

(27)

3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tập tra mục lục sách

"

TV2", tập một, tìm tuần 5 theo các bước sau:

- Học sinh mở mục lục tuần 5.

- Học sinh đọc mục lục tuần 5 theo hàng ngang.

- Học sinh thi hỏi đáp nhanh về nội dung trong mục lục.

4. Luyện đọc lại

- Học sinh thi đọc lại toàn văn bài mục lục sách.

- Bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch.

C. Củng cố, dặn dò(2’) - Giáo viên hệ thống bài.

- Nhận xét tiết học

-Làm việc cá nhân.

-Làm việc cặp đôi.

-3 HS đọc.

-Lớp nhận xét.

-Lắng nghe.

cô giáo hướng dẫn.

-Lắng nghe.

–––––––––––––––––––––––––––––––

Chiều:

Chính tả( Nghe- viết) CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I.MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Chép lại chính xác hai khổ thơ đầu bài Cái trống trường em, biết trình bày bài thơ 4 tiếng.

- Làm đúng các bài tập phân biệt l/n

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu l/n.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Nhìn SGK, được cô giáo h/dẫn viết được khổ đầu bài thơ. Làm được bài 1.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả c)Thái độ: Có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II.ĐỒ DÙNG

-GV: Băng giấy, bút dạ.

-HS: VBT, vở ô li, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. KTBC(3’)

- GV đọc : chia quà - đêm khuya – tia nắng

- GV NX đánh giá

- 2 HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con &

n/xét.

-Được lên bảng viết: tia nắng.

(28)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn nghe viết( 22’) a.Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài

- 2 HS đọc lại

? Hai khổ thơ này nói gì?

? Có những dấu câu gì?

? Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết nh thế nào?

- HS luyện viết bảng con: trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn

b. HS viêt bài vào vở - GV đọc – HS viết bài c. Chấm chữa bài

- GV đọc – HS nghe soát lỗi - HS tự soát, sửa lỗi bằng bút chì.

- GV chấm 6 bài.

-GV nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập (7’) Bài 1 . Điền l hay n

- Gọi HS đọc yêu cầu

- 2 Hs làm trên bảng- Lớp làm vở

- HS và GV nhận xét.

- Gọi đọc lại bài đã hoàn chỉnh.

GV: Lưu ý cách phát âm l/n Bài 2. Tìm và ghi vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n

- Hs nêu yêu cầu

- HS chơi trò chơi tìm từ tiếp sức

- Lớp và GV nhận xét.

C. Củng cố dặn dò(2’) - GV n/xét tiết học.

- GV NX giờ học

-2HS nhắc lại tên bài.

-Lắng nghe.

-2 HS đoc.

+Nói về cái trống trường lúc các bạn nghỉ hè

+dấu chấm và dấu chấm hỏi + Viết hoa chữ cái đầu -2 HS viết bảng lớp. Lớp viết bảng con.

-Nghe+ Viết bài -Thực hiện cá nhân.

6 HS nộp vở.

-2 HS.

Long lanh đáy nước in trời.

Thành xây khối biếc non phơi bóng vàng.

-2HS đọc to.

- l: linh, lan, lá, lề, lẹ, lạnh. . .

- n: no, nong , nòng, nóng, nu, na,. . .

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

-Mở SGK đọc thầm.

-Viết bảng con -Được cô giáo h/dẫn và nhìn vào SGK viết đúng khổ thơ đầu của bài.

-Nhìn vào sách để soát lỗi.

-Được cô và bạn giúp làm bài 1.

-Lắng nghe.

_________________________________

(29)

Ngày soạn: 4 /10/2019

Ngày giảng: Thứ sáu 11/10/ 2019

Tập làm văn

TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI.

LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Rèn kĩ năng nghe và nói: dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.

- Rèn kĩ năng viết: biết soạn một mục lục đơn giản.

b)Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nghe, nói và viết.

c)Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, đúng mực khi nói lời cảm ơn, xin lỗi.

*)TH: Hs biết trẻ em có quyền được trao đổi ý kiến giữa các bạn nam với các bạn nữ, có quyền được tham gia.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Nhìn vào các tranh được cô hướng dẫn và tham gia cùng các bạn trong nhóm trả lời được các câu hỏi.

b)Kỹ năng: Rèn KN nghe , quan sát và viết.

c)Thái độ:Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.

II/ CÁC KNSCB.

-HS có kĩ năng giao tiếp, hợp tác

-Biết tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ, và b iết tìm kiếm thông tin.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.

- HS: VBT.

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ( 3’)

Giáo viên mời từng cặp 2 học sinh lên bảng đống vai.

+ 2 em đóng vai Tuấn và Hà (truyện "bím tóc đuôi sam");

Tuấn nói một vài câu xin lỗi Hà.

+ 2 em đóng vai Lan và Mai (truyện "chiếc bút mực"); Lan nói một vài câu cảm ơn Mai.

- Giáo viên và học sinh nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài( 1’)

-2 cặp đôi HS làm bảng lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn.

-2 HS nhắc tên bài.

- Quan sát, nghe.

(30)

Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập(25’)

*Bài tập 1 ( miệng): Dựa vào các tranh sau, trả lời câu hỏi.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước yêu cầu của bài: Các em phải quan sát kĩ từng tranh, đọc lời nhân vật trong tranh. Sau đó, đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh, thầm trả lời từng câu hỏi.

Cuối cùng xem xét lại 4 tranh và 4 câu trả lời.

+ Bạn trai đang vẽ ở đâu?

+ Bạn trai nói gì với bạn gái?

+ Bạn gái nhận xét như thế nào?

+ Hai bạn đang làm gì?

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại ý đúng.

*)TH: Trẻ em có quyền được trao đổi ý kiến giữa các bạn nam với các bạn nữ, có quyền được tham gia.

*Bài tập 2 (miệng): Đặt tên cho câu chuyện ở bài tập 1.

- Nhiều học sinh nối tiếp nhau trả lời ý kiến.

- Giáo viên nhận xét, kết luận những tên hợp lí.

* Bài tập 3: (viết)

- Yêu cầu học sinh mở mục lục SGK TV tập một từ trang 155 tìm tuần 6.

-Gọi HS đọc toàn bộ nội dung ghi tuần 6 theo hàng ngang.

- Giáo viên kiểm tra bài viết của một số em và n/xét.

C. Củng cố, dặn dò(1’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Nhắc học sinh thực hành tra

*Làm việc nhóm ( KN chia sẻ thông tin)

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh phát biểu ý kiến:

+ Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.

+ Mình vẽ co đẹp không?/

Bạn xem mình vẽ có đẹp không?

+ Vẽ lên tường làm xấu trường lớp.

+ Hai bạn quét vôi lại bức tường cho sạch.

-Lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

( Không vẽ lên tường/ Bức vẽ/

Bức vẽ làm hỏng tường/ đẹp mà không đẹp/ Bảo vệ của công…)

-4 học sinh đọc

-Học sinh thực hiện theo lời dặn dò của giáo viên.

- HS nghe .

Nhìn vào các tranh được cô hướng dẫn và tham gia cùng các bạn trong nhóm trả lời được các câu hỏi.

-Lắng nghe .

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

(31)

mục lục sách khi đọc truyện, xem sách.

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải).

b)Kỹ năng: - Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có 1 phép tính).

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng:

a)Kiến thức: Được đọc, nhìn, nghe cô hướng dẫn trả lời được một số câu hỏi.

b)Kỹ năng: Rèn ký năng phân tích bài toán.

c)Thái độ:Có hứng thú học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Thước kẻ, phấn, tranh vẽ BT1.

- HS:VBT.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ( 4’)

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 24.

- Giáo viên nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện tập( 27’)

*Bài tập 1

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

*Bài tập 2

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

*Bài tập 4

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận

-3 Học sinh thực hiện.

- Lớp nhận xét.

-2 Học sinh nhắc tên bài.

1- Đọc yêu cầu bài tập.

Hộp của Bình có số bút chì màu là:

8 + 4 = 12 (bút chì màu) Đáp số: 12 bút chì màu

2- Đọc yêu cầu bài tập.

Bài giải Đội 2 có số người là:

18 + 2 = 20 (người)

-Nhìn lên bảng nhắc tên bài.

-Nghe cô giáo đọc bài toán dựa vào tóm tắt(3lần) và trả lời các câu hỏi:

+ BT cho biết gì?

+ Em thấy số bút chì màu của Bình như thế nào với số bút chì màu của Nam?

+ Bài toán hỏi gì?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Tìm ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời : - Người chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm vẫn tin vào thắng lợi của cách mạng, vui sống để tiếp tục chiến đấu ( như Bác Hồ

1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 ; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.. 2.Kĩ năng: Rèn cho HS viết phép tính thành thạo

Mai hồi hộp nhìn

Phim ho¹t

Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt.. Trẻ em có quyền được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó

Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ... Bác Hồ đi

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các