• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trạm 3: Trạm 3: Xây dựng định luật Gay-Luyxac theo

C. Nhóm NL tổ chức đánh giá NL của HS

2. Dạy học trạm 1. Khái niệm

Dạy học trạm bắt nguồn từ cách tổ chức dạy học môn thể dục: Ở đó người học sẽ được luyện tập ở những sân (trạm) khác nhau.

Khi chuyển từ sân (trạm) này sang sân khác người học có một thời gian nghỉ (giải lao). Thời gian này dùng cho thư giãn và để chuyển sân (trạm).

Đã có những định nghĩa khác nhau về dạy học trạm, tuy nhiên các định nghĩa đó đều có cùng một nội hàm, theo Bauer thì: “Dạy học trạm (Lernen am Station) là nhiều nhiệm vụ học

tập khác nhau được thiết kế giao cho HS và người học có nhiệm vụ nghiên cứu và cùng nhau giải quyết lần lượt các nhiệm vụ này trong những tình huống cụ thể (tại các trạm khác nhau)”. Các nhiệm vụ cụ thể đó được trao cho người học ở mỗi trạm, người học phải phấn đấu hoàn thành trước khi chuyển trạm [1].

Trên phương diện sư phạm thì giữa giờ học Vật lí và giờ học mở có mối liên hệ chặt chẽ: trung tâm của giờ học và kế hoạch dạy học là sự hoạt động của HS với năng lực và hứng thú, với phẩm chất và nhu cầu về trí tuệ và tình cảm của bản thân. Dạy học trạm thường được thiết kế theo vòng: mỗi tiết học có thể một vòng gồm nhiều trạm, cũng có thể gồm 2 vòng tùy vào nội dung và đặc điểm của mỗi tiết học. Vì thể day học theo trạm còn được gọi dạy học là dạy học theo vòng (Lernzirkel) (Hình 1) [2], [5].

2.2. Các nguyên tắc trong dạy học theo trạm a. Học sinh được tự do quyết định:

- Tự lựa chọn trật tự và số trạm.

- Tự quyết định làm việc một mình, cặp đôi hay theo nhóm.

- Tự phân chia thời gian và thời lượng làm việc tại mỗi trạm.

Hình 1. (Nguồn từ tủ sách khoa học)

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  139 - Có thể đặt câu hỏi cho thầy giáo mọi nơi (bất kỳ ở trạm nào) và mọi lúc.

- Tự ghi tên mình vào danh sách treo trên bảng.

- Có thể tự kiểm tra kết quả học tập của mình.

- Có thể đưa ra ý kiến và những đề nghị riêng của mình để có thể đạt được kết quả tốt nhất khi làm việc tại mỗi trạm.

b. Học sinh có nghĩa vu:

- Tìm hiểu nhiệm vụ được giao và tự tìm cách giải quyết nó.

- Sử dụng và bảo quản thiết bị, dụng cụ máy móc một cách cẩn thận.

- Đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm.

- Tạo không khí thoải mái trong phòng và chỉ nói đủ nhỏ với các bạn cùng nhóm.

- Ghi kết quả vào bảng và tự kiểm tra kết quả của mình.

- Không copy kết quả của nhóm khác.

- Sắp xếp lại các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm như ban đầu trước khi chuyển trạm [2],[3].

2.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học trạm

Do tính chất mở của của dạy học theo trạm, nên nó có những ưu điểm nổi trội sau:

- Các trạm riêng lẻ đã được định hướng đối với một đề tài cụ thể, nên HS làm việc luôn hướng vào mục tiêu dạy học, mặc dù lúc đó họ đang quan tâm đến những nhiệm vụ khác nhau ở những trạm khác nhau.

- Dạy học trạm tạo khả năng làm việc độc lập không chỉ với HS làm việc riêng lẻ mà cả trong trường hợp làm việc theo nhóm. Nó luôn khuyến khích sự giúp đỡ nhiều mặt và sự hợp tác trao đổi những vấn đề quan trọng trong giờ học. Điều đó sẽ giúp HS yếu học tập để đạt kết quả. Trong trường hợp những HS yếu học không hoàn thành hết nhiệm vụ thì họ phải hoàn thành chúng như là những bài tập ở nhà.

- Trong dạy học trạm thầy giáo dễ nhận ra sự thay đổi vai trò của mình: Đó là người tổ chức cho HS học tập, khuyến khích và giúp đỡ từng cá nhân HS trong mỗi trạm.

- Dạy học trạm là dạy học định hướng hành động.

- Với khả năng phong phú đặc biệt là về thí nghiệm, dạy học trạm tạo khả năng thảo luận tích cực của HS về các vấn đề được nêu ra.

- Trong dạy học trạm yếu tố thành công liên quan đến từng cá nhân và niềm vui sẽ đến với người học khi chưa cần đến sự hỗ trợ của thầy giáo hay bạn bè, mà họ đã giải quyết đúng các nhiệm vụ học tập.

Bên cạnh những ưu điểm dạy học trạm cũng có những mặt hạn chế, đó là: Để dạy học trạm giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức cho việc chế biến tài liệu, chuẩn kế hoạch dạy học (thiết kế trạm, chuẩn bị nội dung và nhiệm vụ của mỗi trạm). Nhất là

140  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

đối với bộ môn Vật lí cần phải chuẩn bị nhiều thí nghiệm khác nhau. Trong giờ học trạm có thể xuất hiện những biểu hiện không đúng mức, tùy tiện của HS, vì kiểu dạy học này đòi hỏi tính tự giác cao của người học. Ngoài ra, nếu HS không thực sự tích cực, không thực hiện được những nhiệm vụ theo yêu cầu, để thời gian trôi đi một cách lảng phí, thì phương pháp dạy học này dễ bị phá sản.

2.4. Các kiểu trạm

Trạm học tập được tổ chức dưới các dạng khác nhau, nhằm phù hợp nội dung từng bài học và phong cách học khác nhau của học sinh. Có nhiều cách tổ chức trạm khác nhau, tuy nhiên theo [3], [6], [7]… các kiểu trạm sau đây thường được áp dụng trong dạy học theo trạm hiện nay.

2.4.1. Kiểu trạm đóng

Kiểu trạm này bao gồm chuỗi các trạm học tập định trước. Thứ tự hoạt động tại các trạm đã được sắp xếp cố định. Học sinh có thể chọn bắt đầu từ một trạm và kết thúc tại một trạm định trước theo một tuần tự (Hình 2). Tuy nhiên không bắt buộc tất cả đều phải từ trạm đầu tiên và kết thúc ở trạm cuối cùng.

2.4.2. Kiểu trạm mở

Người học được tự do lựa chọn thứ tự hoạt động tại các trạm. Có thể bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó, với điều kiện phải thực hiện đủ số trạm theo yêu cầu (Hình 3). Kiểu trạm này tạo ra sự linh hoạt cho học sinh, đồng thời hạn chế sự nghẽn trạm. Bởi học sinh có thể quan sát để không chọn lên các trạm đang có đông học sinh ở đó.

2.4.3. Kiểu trạm mở có trạm phụ

Kiểu trạm mà là trạm mở, bên cạnh một số trạm chính, người ta xây dựng thêm các trạm phụ. Các trạm phụ nhằm chống sự nghẽn trạm. Khi tại một trạm nào đó có thể bị nghẽn, thì một số học sinh sẽ làm việc tại các trạm phụ trong chờ đợi. Trạm phụ là những trạm không bắt buộc, chỉ sử dụng trong trường hợp trạm đó bị nghẽn (Hình 4).

2.4.4. Kiểu trạm vòng kép

Kiểu trạm này được thiết kế gồm hai vòng tròn học tập được bố trí song song với nhau:

- Vòng ngoài bao gồm các trạm bắt buộc.

Hình 2

Hình 3

Hình 4

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  141 - Vòng trong bố trí các trạm bổ sung cho

trạm bắt buộc (Hình 5).

3. Xây dựng trạm trong dạy học Vật lí