• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trạm 3: Trạm 3: Xây dựng định luật Gay-Luyxac theo

5. Kết luận

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  55 Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

Câu hỏi 3

Mức đầy đủ:

Mã 2: Do độ ẩm của không khí lớn khiến cho nước bay hơi rất chậm nên mồ hôi thoát ra từ cơ thể cũng lâu khô làm ta cảm thấy oi bức.

Mức không đầy đủ:

Mã 1: Trả lời đúng nhưng không có giải thích.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

Câu hỏi 4

Mức đầy đủ:

Mã 1: C. Trong 1m3 không khí chứa 28g hơi nước ở 30oC.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

56  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

tra/thi là một hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục môn Vật lí.

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực khoa học.

5. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1995), Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông. Đề tài KHCN cấp Nhà nước KX-07-08, Hà Nội.

6. Phạm Hữu Tòng (Chủ nhiệm đề tài QS96.01) (1998), Xây dựng quy trình, nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của sinh viên Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. 2005 Wolters Kluwer Deutschland GmbH,Munchen, Neuwied Satz: Satz- und Verlags- GmbH, Darmstadt

Druck: Wilhelm & Adam, Heusenstamm Printed in Gemany, Yuni 2005



*Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

**Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, Nghiên cứu sinh Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  57 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HỖ TRỢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ PHÙ HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

TS. Lê Thị Quỳnh Hương*, ThS. Ngô Quang Thành*

TÓM TẮT

Bài viết trình bày những điểm khác biệt giữa đánh giá theo chương trình dạy học Vật lí THPT hiện hành và đánh giá theo chương trình mới. Từ đó, đề xuất ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ kiểm tra đánh giá để phù hợp với chương trình mới. Các công cụ này sẽ được giới thiệu chi tiết, ưu điểm của chúng là dễ sử dụng, dễ tương tác và miễn phí; nhược điểm là học sinh và giáo viên phải có các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính ở trường và ở nhà. Kết quả khảo sát ở một số trường THPT tại thành phố Nha Trang cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin giúp việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Vật lí theo chương trình mới trở nên nhanh chóng và toàn diện hơn rất nhiều so với các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống.

Từ khóa: Kiểm tra, đánh giá, năng lực, công nghệ thông tin, ứng dụng Kahoot 1. Mở đầu

Theo chương trình Vật lí phổ thông hiện hành, phần lớn việc đánh giá là đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung. Tuy nhiên, theo chương trình mới, việc kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh giá tiếp cận năng lực được trình bày trong bảng 1 [1].

Về bản chất, hai cách đánh giá này không mâu thuẫn với nhau, đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng [1]. Trong bài viết về “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh” [1], Tiến sĩ Đỗ Anh Dũng, Vụ Giáo dục Trung học, cũng đã đưa ra các định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Các định hướng đó là:

Thứ nhất, chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);

Thứ hai, chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là, chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;

58  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Thứ ba, chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học;

Thứ tư, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.

Như vậy, để thực hiện ba định hướng đầu tiên, khối lượng công việc của người giáo viên sẽ tăng lên rất nhiều. Định hướng thứ tư chính là một giải pháp giúp hiện thực hóa và giảm tải công việc cho giáo viên. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu một số công cụ công nghệ thông tin mà giáo viên có thể sử dụng nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.

Bảng 1. Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh giá tiếp cận năng lực [1]

STT Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung

Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực

1

Các bài kiểm tra trên giấy được thực hiện vào cuối một chủ đề, một chương, một học kỳ,…

Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm,….) trong suốt quá trình học tập 2 Nhấn mạnh sự cạnh tranh Nhấn mạnh sự hợp tác

3 Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc dạy học việc dạy học

Quan tâm đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh 4 Chú trọng vào điểm số

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét 5 Tập trung vào kiến thức hàn lâm Tập trung vào năng lực thực tế và sáng

tạo 6

Đánh giá được thực hiện bởi các cấp quản lý và do giáo viên là chủ yếu, còn tự đánh giá của học sinh không hoặc ít được công nhận

Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo học sinh

7

Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng đến việc chấp hành nội quy nhà trường, tham gia phong trào thi đua,…

Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân

2. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm tra đánh giá theo chương trình mới