• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trạm 3: Trạm 3: Xây dựng định luật Gay-Luyxac theo

1. Mở đầu

74  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

TS. Quách Nguyễn Bảo Nguyên*, Ngô Tấn Minh**, ThS. Đỗ Hùng Dũng***

TS. Phan Nhật Khánh****

TÓM TẮT

Hoạt động trải nghiệm là một nội dung mới trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động bắt buộc cho toàn bộ chương trình giáo dục. Bên cạnh việc tổ chức hoạt động theo kế hoạch riêng, hoạt động trải nghiệm còn được lồng ghép vào tất cả các môn học. Đây là một khó khăn không nhỏ cho đối tượng giáo viên hiện nay. Để góp phần giải quyết những khó khăn này, nội dung bài báo tiến hành phân tích một số vấn đề liên quan đến quan điểm, cấu trúc năng lực, nội dung để từ đấy đề xuất một số giải pháp trong việc tổ chức hoạt dộng trải nghiệm trong dạy học bộ môn Vật lí.

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  75 Hình 1. Chu trình tóm gọn hoạt động trải nghiệm của học sinh

Chương trình môn HĐTN đã xác định sẽ góp phần vào việc hình thành các năng lực chủ yếu sau ở đối tượng người học: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Chương trình cũng đã nêu các yêu cầu cơ bản cần đạt ở các đối tượng học sinh khác nhau. Để thực hiện việc rèn luyện các năng lực trên, HĐTN được xác định sẽ được tổ chức với nhiều nội dung và hình thức phong phú nhằm đáp ứng được nhu cầu và khả năng đa dạng của người học.

HĐTN phải tối đa hóa HĐTN của người học.

2.2. Đặc điểm nội dung và năng lực đặc thù của bộ môn Vật lí

Tiếp cận về quan điểm xây dựng chương trình theo định hướng phát triển năng lực của người học, chương trình môn Vật lí một mặt góp phần vào việc phát triển các phẩm chất và năng lực chung đã được xác định. Một mặt khác, nội dung chương trình phải góp phần vào việc hình thành các năng lực đặc thù của bộ môn: Năng lực nhận thức vật lí, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học. Như vậy, để đảm bảo thực hiện được mục tiêu trên, nội dung chương trình ngoài việc đảm bảo nội dung kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại thì đã xây dựng 09 chuyên đề học tập [1]. Đây là một nội dung khác biệt so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đấy, việc thực hiện kế hoạch giảng dạy không nhất thiết phải thực hiện theo một kế hoạch cụ thể như trước đây mà có thể tổ chức một cách linh hoạt, kết hợp nhiều nguồn tài liệu, miễn sao đảm bảo được logic hình thành kiến thức và mục tiêu chương trình.

2.3. Đối chiếu cấu trúc năng lực đặc thù của HĐTN và bộ môn Vật lí

Trên cơ sở những hiểu biết nhất định về HĐTN, để có thể tổ chức tốt HĐTN trong dạy học Vật lí, chúng ta cần thiết phải đối chiếu nét tương đồng trong cấu trúc mà HĐTN và môn Vật lí hướng đến.

Như vậy, nếu để rời từng nhóm năng lực đặc thù thì sẽ không nhận thấy được sự phù hợp giữa các năng lực đặc thù của HĐTN và năng lực đặc thù của môn Vật lí.

Nhưng khi để hai nhóm năng lực này ở bên cạnh nhau chúng ta có thể nhận thấy các nhóm năng lực của hai nội dung có nhiều điều kiện để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình rèn luyện năng lực ở đối tượng người học.

Kiến thức, kinh nghiệm

hiện có

Kiến thức, kinh nghiệm

mới Vấn đề mới, quan sát tích

cực, phản ánh, tư duy, hành động phù hợp

76  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Hình 2. Đối chiếu sơ lượt năng lực đặc thù của HĐTN và môn Vật lí

So sánh hai nhóm năng lực, chúng ta nhận thấy, nếu tiến hành bồi dưỡng được năng lực nhận thức vật lí, người học sẽ hiểu quy luật vận động của sự vật, hiện tượng, từ đấy góp phần vào việc bồi dưỡng năng lực thích ứng của học sinh. Nếu bồi dưỡng được năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thì sẽ góp phần bồi dưỡng được năng lực hướng nghiệp và thiết kế tổ chức hoạt động. Ở chiều ngược lại, nếu HĐTN bồi dưỡng được năng lực thích ứng sẽ giúp người học dễ dàng thay đổi, điều tiết bản thân, thay đổi kế hoạch linh hoạt để phù hợp với hoạt động nhận thức trong các điều kiện mới. Nếu năng lực hướng nghiệp được phát triển, định hướng người học vào các ngành khoa học kĩ thuật, khoa học cơ bản thì sẽ góp phần vào việc kích thích hứng thú học tập bộ môn Vật lí của học sinh. Từ đấy góp phần trong việc rèn luyện các năng lực đặc thù của bộ môn Vật lí.

Như vậy, cả hai nhóm năng lực này có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau, là nền tảng, tạo điều kiện cho nhau phát triển và hoàn thiện. Từ đây có thể kết luận, việc tổ chức HĐTN trong quá trình dạy học bộ môn Vật lí là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, người giáo viên cần phải tiến hành phân tích đặc trưng nội dung kiến thức trong chương trình Vật lí, cũng như trình độ năng lực hiện tại của đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất hiện có.

2.4. Một số quan điểm sai lầm trong việc tổ chức HĐTN

Để tổ chức HĐTN một cách hiệu quả, giáo viên phải hiểu rõ bản chất của HĐTN.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giáo viên còn có nhiều quan điểm sai lầm về hoạt động này. Trên cơ sở phỏng vấn một số giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí tại các trường phổ thông trên địa bàn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Đắk Lắk, chúng tôi nhận thấy có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Giáo viên cho rằng HĐTN là một tên gọi khác của hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Với quan điểm như vậy, HĐTN vô tình đã bị giảm ý nghĩa của hoạt động trong việc góp phần bồi dưỡng các năng lực rất quan trọng ở người học như: năng lực thích ứng, năng lực hướng nghiệp,…

- HĐTN đối với bộ môn Vật lí chỉ có thể tổ chức với các nội dung về ứng dụng khoa học kĩ thuật. Với quan điểm này, HĐTN vô hình chung được nhìn nhận như là mô hình dạy học STEM. Trong khi đó, HĐTN trong bộ môn Vật lí có thể tổ chức với nhiều nội dung khác như bảo vệ môi trường, hướng nghiệp, văn hóa nghệ thuật,… đi kèm với

H Đ T N

NL Thích ứng

NL hướng nghiệp

NL thiết kế và tổ chức

V ậ t l í

NL nhận thức

NL tìm hiểu TGTN

NL vận dụng

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  77 các nội dung trên là thời gian thực hiện và hình thức tổ chức rất phong phú như câu lạc bộ, hội thi, diễn đàn tương tác.

- Tổ chức HĐTN mất nhiều thời gian, kinh phí và giới hạn về đối tượng tham gia và không gian tổ chức. Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như cơ sở vật chất hiện nay thì HĐTN khó có thể thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất của HĐTN trong giáo dục là những trải nghiệm trực tiếp của người học mà qua đấy người học có thể hình thành nên những giá trị mới cho bản thân. Những trải nghiệm này có thể về thể chất, cũng có thể về tinh thần, các trải nghiệm ở mức độ thấp đến các trải nghiệm ở mức độ cao. Do đó, nếu tận dụng tối đa thời gian học tập, cơ sở vật chất hiện có và các nguồn lực khác thì HĐTN hoàn toàn có thể tổ chức và mang lại hiệu quả cao.

- Giáo viên cho rằng học sinh chỉ rập khuôn, máy móc và không có sáng tạo trong các hoạt động này. Giáo viên lo ngại học sinh sẽ làm hỏng, làm sai. Đúng như vậy, học sinh có thể rập khuôn, có thể bắt chước từ những hướng dẫn có sẵn, học sinh cũng có thể sai nhưng giáo viên phải chấp nhận những cái sai của học sinh, học sinh sẽ nhận học được nhiều điều từ những cái sai gặp phải từ đấy rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Những vấn đề có thể không mới lạ với nhiều người nhưng với học sinh nó mới lạ, như vậy vấn đề được nêu ra đã có ý nghĩa.

- Giáo viên chưa đánh giá đúng về HĐTN. Học sinh hầu như chỉ quan tâm đến sản phẩm của hoạt động và đại bộ phận giáo viên cũng chỉ đánh giá về sản phẩm của người học. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ là một phần nhỏ của hoạt động, là cơ sở để kích thích hứng thú của người học. Trong khi đấy, cốt lõi của HĐTN chính là hoạt động của học sinh, những vấn đề học sinh đã trải qua và những điều đã hình thành trong bản thân người học thông qua hoạt động đấy.

Trên đây là một số quan điểm mà giáo viên hiện nay thường gặp phải. Do đó, để có thể tổ chức tốt HĐTN trước tiên cần giúp đối tượng giáo viên hiểu rõ hơn về bản chất của HĐTN.

2.5. Định hướng một số HĐTN có thể tổ chức trong dạy học Vật lí

Trong khuôn khổ nội dung bài báo, chúng tôi chỉ tập trung vào việc phân tích nội dung kiến thức môn Vật lí thuộc chương trình Vật lí THPT hiện hành và một số nội dung thuộc chương trình mới nhằm hỗ trợ cho giáo viên những định hướng bước đầu để có thể làm quen và tiếp cận với việc tổ chức HĐTN trong dạy học bộ môn Vật lí.

a. Tổ chức HĐTN theo hướng hình thành kiến thức mới

HĐTN trong hình thành kiến thức mới là những trải nghiệm đơn giản, học sinh có thể tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả. Những trải nghiệm này cho học sinh quan sát, cảm nhận về các hiện tượng mới từ đấy kích thích hứng thú và nhu cầu của học sinh trong việc tìm kiếm kiến thức nhằm giải thích hiện tượng. Các trải nghiệm loại này, khi tổ chức, giáo viên phải xác định các nhiệm vụ sao cho có sự nỗ lực của học sinh nhưng vẫn phải đảm bảo sự thành công của kết quả trải nghiệm.

78  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Ví dụ: Giáo viên có thể cho học sinh những trải nghiệm về quan sát chuyển động của một vật được ném xiên. Từ những góc quan sát của các học sinh khác nhau, học sinh mô tả hình dáng chuyển động của vật từ đấy xây dựng khái niệm về tính tương đối của quỹ đạo. Như vậy, thông qua quan sát một chuyển động đơn giản mà học sinh có thể rèn luyện được năng lực về nhận thức vật lí.

b. Tổ chức HĐTN theo hướng ứng dụng các kiến thức vật lí vào thực tiễn

Các kiến thức vật lí có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, tuy nhiên kiến thức vật lí thường khó hiểu và không có nhiều ý nghĩa với người học. Lý do của vấn đề này là học sinh không nhận ra được mối liên hệ của các kiến thức này vào thực tiễn. Do đó, đối với các HĐTN dạng này, giáo viên phân tích các kiến thức đã học, từ đấy xây dựng các nhiệm vụ học tập cho người học mang tính chất thiết kế chế tạo cho học sinh nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn. Với nhiệm vụ như vây, học sinh có thể tận dụng rất nhiều vật dụng đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền để thực hiện nhiệm vụ. Những nhiệm vụ như vậy cần có thời gian thực hiện tương đối lớn. Vì thời gian thực hiện dài, giáo viên cần xác định các hoạt động và mục tiêu cụ thể của từng hoạt động để có thể kiểm soát đối tượng học sinh.

Ví dụ: Chế tạo máy phát điện mini có thể thắp sáng 1 đèn led. Với hoạt động này, học sinh hiểu được những kiến thức được học về từ tường, sự biến thiên từ trường qua một mạch kín được ứng dụng trong việc tạo ra dòng điện. Nhưng để có thể thắp sáng 1 đèn led, việc thiết kế và chế tạo bước đầu chưa đảm bảo thành công của nhiệm vụ. Để hoàn thành nhiệm vụ, học sinh còn phải phân tích và vận dụng rất nhiều kiến thức khác như: định luật Ohm cho toàn mạch, điện trở của dây dẫn,… thông qua hoạt động này, học sinh được rèn luyện về năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

c. Tổ chức HĐTN theo định hướng nghề nghiệp

Một trong những năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm là năng lực hướng nghiệp. Kiến thức vật lí gắn liền với thực tiễn, từ đấy các kiến thức vật lí cũng gắn kết với rất nhiều ngành nghề trong đời sống. Do đó, các HĐTN dạng này hướng đến việc gắn kết các ngành nghề trong đời sống và các kiến thức vật lí mà học sinh được học. HĐTN này thường được tổ chức ở hai dạng: Gắn kết với các ngành nghề nói chung và gắn kết với các ngành nghề ở địa phương nói riêng. Theo dạng thứ nhất, thông qua các kiến thức được học, giáo viên sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức cho học sinh xác định các ngành nghề đã biết có liên quan. Thông qua các hoạt động liên tục, học sinh có thể nhận thấy mối quan hệ, các ứng dụng sâu rộng của Vật lí trong các ngành nghề, công việc này không những giúp học sinh bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức đã học mà còn bồi dưỡng năng lực hướng nghiệp cho học sinh. Đối với dạng thứ hai, giáo viên có thể cho học sinh tự lực tìm hiểu các ngành nghề đang có ở địa phương, hoặc tổ chức cho học sinh tham quan, học tập trải nghiệm nghề nghiệp trực tiếp tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Sau quá trình tìm hiểu, học sinh sẽ viết báo cáo về các vấn đề như kiến thức vật lí

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  79 nền đã được sử dụng, các kiến thức vật lí liên quan và cảm nhận về nghề nghiệp đã được tìm hiểu.

Ví dụ:

- Dạng thứ nhất: Khi học xong nội dung kiến thức phần quang học, giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để xác định các ngành nghề mà các em đã biết có sử dụng các kiến thức quang học.

- Dạng thứ hai: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan cơ sở đúc đồng (một nghề truyền thống tại Huế). Sau buổi tham quan, giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo về hoạt động với một số nội dung đã nêu ở trên.

d. Tổ chức HĐTN theo định hướng bảo vệ môi trường

Môi trường là một vấn đề toàn cầu và đang được toàn thế giới quan tâm. Những ứng dụng của Vật lí một mặt giúp con người cải tạo thế giới, một mặt khác, những ứng dụng này cũng gây ra những vấn đề về môi trường nhất định. Do đó, trong dạy học Vật lí, việc kết hợp với hoạt động trải nghiệm là một hình thức tổ chức phù hợp để giáo dục học sinh trong việc tiết kiện năng lượng và bào vệ môi trường. Hình thức tổ chức HĐTN này thường được tổ chức dưới dạng một nhiệm vụ học tập yêu cầu học sinh tối ưu hiệu năng sử dụng, vận dụng các kiến thức vật lí được học để giải quyết một bài toán về môi trường trong đời sống.

Ví dụ:

- Cho học sinh một hộp kín, và một số bóng đèn nhất định, bài toán đặt ra là học sinh nghiên cứu lắp ráp các bòng đèn theo sơ đồ như thế nào để có thể sử dụng ít bóng đèn nhất hoặc sử dụng ít điện năng nhất nhưng vẫn đảm bảo cường độ sáng trong hộp kín theo qui định.

- Vấn đề thực tiễn được đưa ra là ô nhiễm nguồn nước ở nhiều thành phố lớn. Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức vật lí đã được học để có thể lọc nguồn nước bẩn thành nguồn nước sạch có thể sử dụng được.

Thông qua các hoạt động như vậy, học sinh được rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học, thông qua quá trình thực hiện kế hoạch, học sinh được rèn luyện năng lực thích ứng, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí.

e. Kiểm tra đánh giá theo hồ sơ học tập của học sinh

Với bốn định hướng nói trên, có thể đảm bảo hứng thú của học sinh trong quá trình học tập môn Vật lí. Nhưng điều đấy không đồng hành cùng thành công trong việc bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Việc bồi dưỡng năng lực chỉ thành công khi hình thức đánh giá có sự thay đổi, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện của người học chứ không chỉ chú trọng vào việc đánh giá kết quả sản phẩm cuối cùng. Hình thức đánh giá được đề xuất là đánh giá theo hồ sơ học tập của học sinh. Hồ sơ học tập được hiểu là toàn bộ thông tin về đối tượng người học trong quá trình học tập: đó là phiếu học tập đã thực