• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả khảo sát sử dụng công cụ công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá tại một số trường tại thành phố Nha Trang

Trạm 3: Trạm 3: Xây dựng định luật Gay-Luyxac theo

3. Kết quả khảo sát sử dụng công cụ công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá tại một số trường tại thành phố Nha Trang

62  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

trình chiếu powerpoint hay trang tính excel đã khá quen thuộc với học sinh, giáo viên.

Tuy nhiên khi làm việc nhóm, việc tương tác thường dựa trên thao tác cắt và dán nội dung rất mất thời gian và công sức. Với các ứng dụng trực tuyến của Google như Google Docs, Google Sheets, Google Slides, người dùng dễ dàng tạo và cộng tác với người khác, chia sẻ tài liệu và tệp, xây dựng bảng tính và tạo bản trình bày trong nháy mắt. Nhiều người có thể ngồi ở nhà và cùng thao tác trên một file, mọi thay đổi sẽ được lưu dấu trên hệ thống.

Hình 2. Các ứng dụng của Google được bố trí ở góc phải, phía trên của website [5]

Các ứng dụng này của Google có đầy đủ các tiện ích của các file thông thường mà tích hợp tính năng làm việc trực tuyến. Vì vậy, người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Hạn chế của các công cụ trực tuyến này là đòi hỏi học sinh và giáo viên phải có máy tính hay ipad và bắt buộc phải có kết nối internet khi làm việc.

3. Kết quả khảo sát sử dụng công cụ công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá tại

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  63 Hình 3. Học sinh trường liên cấp Quốc tế Việt Nam Singapore tại Nha Trang

đang sử dụng Kahoot trong giờ kiểm tra tại lớp học [6]

Đối với trường công lập Hoàng Văn Thụ, phần lớn các giáo viên dạy Vật lí ở trường đã sử dụng Zalo, Facebook tạo các nhóm học tập ở trường để tương tác với học sinh. Tuy nhiên, hiện chỉ có 01 giáo viên Vật lí mới bắt đầu sử dụng Kahoot và các ứng dụng của Google vào dạy học [7]. Thời gian đầu khi triển khai, giáo viên cho biết rất khó khăn do hệ thống wifi của trường rất yếu, mặc dù cơ sở vật chất của trường khá tốt như tất cả các phòng học đều có màn hình tivi hoặc máy chiếu, học sinh được phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học và giáo viên có máy tính xách tay cá nhân. Giáo viên đã khắc phục bằng cách sử dụng điện thoại cá nhân phát 3G cho cả lớp sử dụng. Kết quả sau 03 tháng sử dụng, giáo viên thấy rằng học sinh học cách sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin rất nhanh, các em rất thích thú và luôn háo hức trong giờ kiểm tra. Ứng dụng Kahoot với ưu điểm có gói câu hỏi soạn sẵn có thể sử dụng cho nhiều lớp, ứng dụng cũng chấm kết quả kiểm tra. Do đó giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian và tăng hứng thú cho người tham gia kiểm tra.

Hình 4. Học sinh trường THPT Hoàng Văn Thụ tại Nha Trang đang sử dụng Kahoot trong bài kiểm tra cuối giờ học ở lớp

Kết quả khảo sát ở hai trường đều cho thấy, áp dụng công nghệ thông tin giúp việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Vật lí theo hướng đổi mới thuận lợi và đánh giá toàn diện hơn rất nhiều so với các phương pháp kiểm tra đánh giá trên giấy truyền thống.

64  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY 4. Kết luận

Chương trình giáo dục mới theo định hướng tiếp cận năng lực của học sinh đòi hỏi phải đổi mới việc kiểm tra đánh giá học tập. Thay đổi hình thức và nội dung kiểm tra, sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá là những hướng đổi mới được đề xuất nhằm đảm bảo các yêu cầu của việc đánh giá theo chương trình mới. Nếu sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý thì sẽ giúp giảm tải công việc của giáo viên, tăng cường hứng thú đối với việc kiểm tra của học sinh và giúp đánh giá năng lực người học một cách toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Đỗ Anh Dũng (2019), Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh, ngày truy cập 22/11/2019, https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin- tong-hop.aspx?ItemID=6273

2. https://kahoot.com 3. https://zalo.me 4. https://facebook.com

5. https://www.google.com.vn/

6. http://nt.svis.edu.vn/ap-dung-dua-kahoot-vao-hoat-dong-giang-day-tai-svis-nt/

7. http://hvthu.khanhhoa.edu.vn/



*Trường Đại học Khánh Hòa

JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY  65 VẬN DỤNG CHU TRÌNH TRẢI NGHIỆM DAVID A. KOLB VÀO XÂY DỰNG

CHỦ ĐỀ “CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC” VẬT LÍ LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

PGS.TS Nguyễn Thị Nhị*, ThS. Bùi Ngọc Nhân**

TÓM TẮT

Để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới một cách có hiệu quả thì việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm vào môn học nhằm hướng đến phát triển năng lực cho học sinh (HS) trên cơ sở chương trình sách giáo khoa hiện hành là việc làm hết sức cần thiết. Bài viết nghiên cứu vận dụng mô hình trải nghiệm David A. Kolb cùng với những vấn đề về dạy học phát triển năng lực để thiết kế các nội dung hoạt động trải nghiệm vào chủ đề “Chuyển động cơ học” trong chương trình Vật lí lớp 10 THPT hiện hành. Thông qua kết quả đánh giá thử nghiệm trên lớp học về sự tiên bộ của học sinh, đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Vật lí nhằm phát triển năng lực sáng tạo đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Từ khóa: Chu trình David A. Kolb, chuyển động cơ học, phát triển năng lực 1. Đặt vấn đề

Dạy học hướng đến phát triển năng lực cho học sinh là mục tiêu cốt lõi trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Muốn phát triển năng lực thì phải đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, phải thực sự coi trọng vai trò người học là chủ thể chính trong quá trình hoạt động. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân” [1].

Mặc dầu nhiều năm qua chúng ta đã triển khai nhiều chương trình từ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đến ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí nhằm nhanh chóng đổi mới nền giáo dục nước nhà, song kết quả vẫn chưa được như mong đợi.

Hệ thống giáo dục mang nặng tính bao cấp và khép kín đã tạo nên một sức ì quá lớn trước những yêu cầu đòi hỏi của sự thay đổi. Từ nội dung chương trình, thời gian triển khai thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá và cơ chế vận hành hệ thống đều thiếu động lực cho sự đổi mới. Đặc biệt, khi hướng đến mục tiêu phát triển năng lực HS thì đội ngũ giáo viên thường rất lúng túng, không biết xây dựng, thiết kế các hoạt động dạy học, không biết cách tổ chức học tập cho HS và không biết làm thế nào để HS có điều kiện bộc lộ khả năng của mình.

Trên cơ sở nghiên cứu vận dụng mô hình trải nghiệm David A. Kolb kết hợp với việc dạy học nhằm phát triển năng lực vào thực tế môn học Vật lí, bài viết đưa ra các biện pháp xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm áp dụng vào tiến trình dạy học hướng

66  JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

đến phát triển năng lực sáng tạo (NLST) cho HS, cụ thể với chủ đề: “Chuyển động cơ học”, qua đó, làm cơ sở vận dụng vào các chủ đề dạy học khác, đồng thời, bài viết cũng góp phần nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong việc tổ chức dạy học phát triển NLST, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.