• Không có kết quả nào được tìm thấy

PDF Một Hướng Tiếp Cận Khác Vè Phương Pháp Phân Tích Câu Trong Tiếng Việt

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "PDF Một Hướng Tiếp Cận Khác Vè Phương Pháp Phân Tích Câu Trong Tiếng Việt"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

12 NGÔN NGỮ & ĐỜI SÓNG Số 9(316)-2021

ngônngữhọcvàviệtngữhọc

|

MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN KHÁC VÈ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TRONG TIẾNG VIỆT

NGUYỄN THỊ MINH TRANG * - PHAN VĂN HốA **

* TS; Trường Đại học Ngoạingữ, Đại học Đà Nang;Email: nminhtrang79@gmail.com

**PGS. TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học ĐàNang; Email: pvhoa@ufl.udn.vn

TÓM TÃT: Có thể nói việcxác định thành phần câu, phântíchcâu tiếng Việt là một trong những vấn đề quan trọng nhất, cấp thiết nhấthiện nay. Làm thế nào để chúng ta có thể xây dựngmộthệ thống ngữ pháp toàndiện,nhấtquán?Điều này chỉcóthểnếuchúngtabiét vận dụng sự kếthợp giữa lí luận của ngôn ngữ học nước ngoài với đặc điểm riêng của tiếngViệt. Trêncơsở đó,chúng tôi thử tiếp cận lí luận ngôn ngữ học hiệnđạikết hợp ngôn ngữ học truyền thống cùng với đặc điểm riêng của tiếngViệt tiến hành phântíchcấu trúc câu; đặc biệtthử vận dụng sự kếthợp từ 3 bình diện (kết học,nghĩa học vàdụng học) vào việcphântích một sốmẫu câu đã từng gây không ít tranhcãi trong tiếng Việt. Bài viết, với mong muốnthông quađó có thể cung cấp cho chúng tathêm một gócnhìn, giúpcho việcnghiêncứungữ pháp tiếng Việt được toàn diện hơn, đầy đủ hơn.

TỪ KHÓA: Líluận 3bình diện; phân tíchcấu trúc câu; phântíchthànhphần; phân tích tầng bậc.

NHẬN BÀI: 7/4/2021. BIÊN TẬP-CHỈNHSỬA-DUYỆT ĐĂNG: 6/9/2021 1. Đặt vấnđề

Hiện tại giới Việt ngữ học thường nghiên cứucâu từ3 bình diện: kếthọc, nghĩa học và dụnghọc.

Tuynhiên, trong Việtngữ học hiện đang tồn tại khá nhiềuquan điểm bất đồng vềviệc phân tích câu tiếng Việt: Phântíchtheocấu trúc chủ-vị(Ngữ pháp truyền thống;kết học), theo cấu trúc vị từ - tham thể (nghĩa học), theo cấutrúc đề-thuyết(dụng học) và theo cấutrúc cái cho sẵn - cái mới (dụnghọc).

Các khuynh hướng trênđãđược nhiềunhànghiên cứu đề cập đến (Đào Thanh Lan, 2004; Nguyễn Hồng cổn, 2001; Nguyễn Hồng cổn, 2009; Nguyễn Văn Hiệp, 2009),...và cũng đã phân tích rõ những ưu nhược điểm của các phương pháp trên [Trần Kim Phượng, 2010], Chính vìtồn tại nhiều quan điểm bất đồngtrong cách phân tích câunên đã kéotheo không ít hệ lụy nhất định và gây nhiều khó khăn trong việc dạy và học tiếngViệt.

Bài viết này với mong muốn thử tiếp cận một hướng đi khác cũngnhư thử vận dụng cả ba bình diệnkếthọc,nghĩa học, dụng học cùngvới việckếthợp phương pháp phân tích truyềnthống (phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị), phương pháp phân tích thành tố trựctiếp (phân tích tầng bậc) vào việc phân tích câutiếng Việt nhằm tìm ra một hướngđi thỏa đáng, cóthểứng dụng vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt.

2. Hướng tiếp cận dựa trên ba bìnhdiện

Có giải pháptối ưu nào cho việcphântíchcâu trong tiếng Việt không?Cólẽ đã đến lúc cầnnhìn nhận rõ cácbình diện khác nhau trongviệc nghiên cứu ngữpháp. Lâu nay, dường như ngườinghiên cứu vẫn chưa phânbiệt 3 bình diện (kết học, nghĩahọcvà dụnghọc)này với nhautrong việc phân tích câutiếng Việt như: Chủngữthuộc bình diện nào?Đồngữ, khởi ngữ... thuộc bìnhdiệnnào? Mối quanhệ giữa chủ ngữvà cái gọilà đề ngữ, khởingừlà gì?, v.v.

2.1. Tìm đến một sở líluận

Nhậnsự ảnhhưởng trực tiếp từ lí luận kí hiệu học (Semiotics) của nhà triết họcCharles Morris Mỹ,Huyushu, Fanxiao (1985)đã đưa ralí luận 3 bình diện phân tích ngữ pháp (cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng), cho rằng cần chú ý phân biệt 3 bình diện khác nhau trong việc nghiêncứu ngữ pháp.

Làm thế nào cóthể vừa đemviệc phân tíchcúpháp, phân tíchngữ nghĩa và phân tích ngữ dụng phân biệt một cách rõ ràng, vừa chúý kết hợp lại với nhau.Đây là vấn đề mới, đặtra trước mắt những ngườilàm công tác nghiên cứu ngữpháp. Bình diện cú pháp làchỉ mối quan hệ giữa từngữ này với

(2)

số 9(316)-2021 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 13

từngữ khác trongcâu (haygiữakí hiệuvà kí hiệu); bìnhdiệnngữ nghĩa làmối quan hệ giữa sự vật khách quan và từ ngữtrong câu (haygiữakí hiệu và nội dung); bình diệnngữ dụng làmối quanhệ giữa từngữvà ngườisử dụng (hay giữakí hiệu và ngườisử dụng).

Nội dung nghiên cứu bình diệncúpháp chi tiến hành phân tích cú phápđối với câu,chủyếubao gômxác địnhthành phân câu hayxác địnhthành phần cú pháp và quan hệ tầng bậc trong nội bộ cấu trúc cú pháp, xác định hình thức câu, v.v. Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngữ pháp truyên thông. Nghiên cứu ngữ phápdưới bình diệnngữnghĩalàchỉtiếnmộtbướctìm hiểucác quan hệ ngữ nghĩa trong câu như: chủ thể/ tác thể (người/ vật thựchiện hànhvi động tác), thụ thể/ bị thể (người/vậtchịu ảnh hưởngcủahànhvi động tác), động tác,công cụ, thờigian,v.v. nghĩa làtìm hiểu ýnghĩa cáctừ ngữtrong câu đạtđượctrongcâutrúc cúpháp, loại ngữ nghĩa này sẽkhông tồn tạinếu thoát li câu trúc cúpháp. Nghiên cứu ngữ pháp dưới bình diện ngữ dụng làchỉ phân tích trạng thái

“động” của câu, nghiên cứu vềcấutrúc thông báo, tiêu điểm thôngbáo, thông tin cũ, thông tin mới của câu, chú trọngvào vấn đề con người lựa chọn phươngthứcnào để biểu đạt trong giao tiếp, v.v.

Cùng một cấu trúc ngữnghĩacóthể dùng nhiềuhìnhthứccấutrúc cú pháp khác nhau đebiểu đạt. Ví dụ:

(1) Võ Tòng đảnh chếtcon Hổ rồi.

(2) ConHổbị VõTòng đánh chếtrồi.

(3) ConHổ, Võ Tòng đảnh chết rồi.

(4) Võ Tòng đem conHổ đánh chết rồi.

Đứng ở góc độcúpháp cho thấy,trong bốn câu trênkiểucâulàkhácnhau, mặc dù chúng cóvô số thayđôi vê mặt cú pháp nhưng ý nghĩa cơ bản của cả bốn câu vẫnkhông thay đổi, đều biểu thị ý nghĩa cấu trúc ngữ nghĩa: Võ Tòng (chủ thể) ---đánh (động tác) ---con Hổ (thụ thể). Điều đo cho thày quan hệ cú pháp ở bê mặt và quan hệ ngữnghĩa ở tầng sâu có liên hệ với nhau,ràng buộc lẫn nhau. Đồngthời từ góc độ ngữ dụng có thể thấy do nhu cầungữ dụng khácnhau màđưa ra sự lựa chọn.

Phân tíchở gócđộ ngữdụng thìcâu thường cóhai phầnlà phần -chủ đề và phần thuyết. Chủ đề làkhái niệmquan frọngtrong phântíchngữ dụng, nó và chủ ngữ, thực thể thuộc cácbình diện khác nhau: Chủ ngữlàthuộc về khái niệmquan hệ cú pháp, nó tươngứng vớivịngữ, là một loại thành phân cú pháp; thựcthê là thuộcvê khái niệmquan hệ ngữ nghĩa, nó là người/ vật phát sinh hành vi động tác, khi liênquan với động từ mang tân ngữ, nó tương ứng với thụ thể, là mộtthành phần ngữ nghĩa. Chủ đê là khái niệm về chức năng giao tiếp, là chủ đề giao tiếp chung củahai bên, là khởi diêm tường thuật củacâu, thườngđại diện cho thông tin cũ, thông tin đã biết, tươngứng với thuyết (bộ phận truyền tải thông tin mới), làmột thành phần ngữdụng. Bìnhdiện ngừ dụngngoaiđề-thuỹết ra,cònbao gôm biêu đạt trọng tâm, tiêu điểm,loại hànhvi, ngữ khí, tăngthêm, biến hóa,v.v.

2005, tr.7]. Cáctácgiả cho rằng trong3 bình diện (cú pháp, ngữ nghĩa vàngữ dụng)thìcú pháp là cơ bản, vì ngữnghĩavàngữ dụng đều cần biểu hiện thông qua cấutrúc cú pháp, màmuốntìmhiểu ngữnghĩavàngữ dụng thì thường cũngkhôngtách khỏi cấu trúccúpháp. Vì vậy,phântích câu phải lâycú pháp làmcơsở, đông thời cũngcần chú ý đến việc phântíchngữnghĩa và phântíchngữdụng, cố gắng làm cho 3 binhdiện này vừa khu biệt ra,vừa kếthợp lại; nhưng khi tiến hành phân tíchđoi với câucụ thê, cóthê đông thời tiênhành phân tích từ 3 bìnhdiện hoặc 3 góc độ khác nhau

2.2. Vận dụng sự kết hợp của ba bình diện

Từ những điều phân tích ở trênvềmối quanhệ giữa 3bình diện(cúpháp, ngữnghĩavàngữdụng) trong cậu cho thây,việc phân tích câu không đông nghĩa với phân tíchcúpháp, những nhân tốliên quan đên ngữ pháp ngoài cú pháp racòn có ngữ nghĩa vàngữdụng. Nếu chỉ vận dụng một trong 3 bìnhdiệnđê phân tíchthì chưa đủ vàviệc phân tíchcâusẽ còn nhiềubấtcập.

(3)

14 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 9(316)-2021

Một câucụ thể trong giao tiếp thường làthểkếthợp củacú pháp, ngữ nghĩavàngữdụng. Ba bình diện này ảnh hưởng với nhau, ràngbuộc lẫn nhau nên khitiên hànhphân tíchđôi với câu cụ thê, có thểđồngthời tiến hành phân tíchtừ3 bình diện khác nhau. Ví dụ:

“Truyện Kiều, tôithuộclòngtừ hồi cấp một ”

Phân tíchở bình diện cú pháp, chủ ngữ là “tôĩ\ vịngữlà “thuộc lòng từ hôi câp một”, “Truyện Kiều" làđề ngữ; Phân tích từ bình diệnngữnghĩa, “tôi” là chủ thể của “thuộc”, “truyệnKiêu” là thụ thể/bị thể của “thuộc”; Phân tích từ bình diện ngữ dụng thì “Truyện Kiêu” là chủ đê,“tôi thuộc lòng từ hồi cấp một ” là phần thuyết, “thuộclòngtừ hồi cấp một ” là tiêudiêm.

Chúng tôi cho rằng chủ ngữlà đối tượng tườngthuật, vị ngữ làthành phân tường thuật. Chủ ngừ đasố là chủ thể,song thụ thể,khách thể,nơi chốn,thờigian,... cũngcóthê làmchủ ngữ. Chù ngữvà chủ đềthườngtrùng khớp nhau,vídụ:

(1) Mẹ khen Bé. (Chù ngữthựcthểlà chủ đề)

(2) Bẻ được Mẹ khen. (Chủngữ thụ thể/ bị thể là chủ đề)

(3) Nguyệt là công nhân giao thông. (Chủngữ khách thê là chủ đê) (4) Trướcnhàcómột dòng sông.(Chủngữ nơichốn là chủ đê) (5) Ngàymai là chủ nhật.(Chủngữ thời gian là chủ đề) (6) Condaonàydùngđê thái rau. (Chủ ngữ công cụ là chủ đê)

Tuy nhiên cũng có mộtsố trường hợp phức tạp, chủ đề (thuộc khái niệmngữ dụng) và chủngữ (thuộckhái niệm cú pháp) không trùng khớphoặc đối ứngnhau. Ví dụ:

(7) Quan, người ta sợcáiuy của quyền thế. (Nguyễn Công Hoan) (8) Nhà, bàấycóhàngdãy ở khắpcácphố. (nt)

(9) Hôm nay, trời rất đẹp.

(10) Vấn đề này,chúng tôi không cóý kiến.

(11) Cuộc hỏa hoạn ấy, cáclỉnh cứu hỏa đến sớm.

(12) Mấyđứa con chú tôi, đứanào cũngnghịch nhưquỷ sứ ấy.

Trong những câu trên đây chủ ngữlần lượt là “người ta, bàấy, trời, chúngtôi, các lính cứu hòa, đứanào ”, thành phầndanhtừ “quan, nhà, hôm nay, vân đê này, cuộc hỏa hoạn ây, mây đứa con chu tôi ” đứng đầu câu về mặt cúpháp có thể gọi làđề ngữ, ở góc độ ngữ dụngđều cóthể xem là chủ đề.

Điểm khác biệt giữa chủ ngữ và chủ đề chủ yếulà:(1) Chủngữcóquanhệngữ pháp với vị từvịngữ, còn chủ đề ngoại trừ kiêm làmchủ ngữ ra, lại không có loạiquan hệnày; (2)Vê vị trí cóthê thâỵ, chủ đề thường đứngở đầu câu, còn chủ ngữ lạikhông giới hạn vị trí đâu câu, nêu cả hai cùng xuât hiệnthì chủ đề thường đứng trướcchủ ngữ; (3) Trước chù đề có thề có quan hệtừ “về, đối với... , còn chủ ngữthì không thể.

Có thểthấy việc phân tích ngữ phápnếu chi đứngở một trong ba bình diệntrên để phân tích thì khó cóthể giải thích một cách toàn diện, đầy đủ được;vì thế khiphân tích câuchúng ta nên kêthợp phân tích cả ba bình diện trên, nghĩalà song song với việc phân tích cú pháp, phân tích ngữ nghĩa ta nêntiếnhànhphân tích cả ngữ dụng thìviệcphân tích câumớihoàn thiện. Bìnhdiện cúpháp và ngữ nghĩalàmột loại phân tích vàmiêu tảdạng tĩnh, ngữ dụng lại là một loại phân tích ở dạng động. Vì vậy, lí luận 3 bình diện cho chúng tathêm mộtgóc nhìn,giúp chúngta tiênhành nghiên cứunhững vấn đềngữ pháp một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn.

2.3. Phương phápphântích cấu trúc câu tiếngViệt

Chù trươngphân tíchcâu theo quy trình “cụm bảnvị”. Chúng tôi cho rằng câulà đơn vị sửdụng ngôn ngữdotừhoặc cụm từ mangngữ điệu kếtthúc cấutạonên,biêuđạt một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Có thể đứng từ nhữnggóc độ khácnhau tiến hành phân loại câu.Xét về mặtcấutrúc câu,có thế phâncâuthành câu đơn và câu ghép. Câu đom làcâu docụm từ hoặc từ câutạo nên. Câu chủ vị (xem ví dụ 1-2)vàcâu phichủ vị (vídụ 3-4) đều làcâuđơn.

(4)

So9(316)-2021 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỚNG 15

(1) Mùa xuân đã đến.

(2) Cô ấyvềchưa?

(3) Nghiêm cam hút thuốc.

(4) Lửa! (hoảng hốt la lớn)

Câu ghéplà câudohai hoặchai phâncâu (câu/ cúđom như mộtsốnhà Việt ngữ học thường gọi) trở lên cấu tạo nên (Cô ấy hôm nay bệnh,nên tôiphải thay cô ấy trực đêm). Có thể hiểu phân câulà bộ phận câu tạo củacâughép, giữa các phâncâu cóliên hệ mật thiết về ý nghĩa, không bao hàm nhau vêmặtcâutrúc. Cókhi nộibộ câuđom có thê bao hàm hình thức của câu ghép (ví dụ: Nó sẽ trốn một nơi mànócó thê nhìnthấy anh, nhưng anhkhông nhìn thấy nó).

Từ góc độngữ khí (hiểutheo nghĩa hẹp) cóthểchiacâuthành4 loại: Câu trần thuật, câu nghivấn, câucâu khiênvà câu cảm thán.Trongcác vídụ trên thì câu (1) là câu trần thuật, (2) làcâu nghi vấn, (3)là câu câukhiên, (4) làcâucảm thán. Vì phân tích cấu trúc câu ghép là lấy phân tíchcấu trúc câu đom làm cơsở nên chúngtôi sẽ tiến hành phân tíchcấutrúc câuđơn.

Bài viết thử vận dụng phương pháp phân tích thành phần và phương pháp phân tích tầng bậc (phân tích thành tố trực tiếp) tiếnhànhphântíchcấutrúc câu tiếngViệt.

Chúng tabiếtrằng để tiến hành phân tích cấutrúc câu, cần thiết lập cácloại thành phần cú pháp (thành phân câu nhưthường gọi). Thành phân cú pháp làđơn vị cấu tạocủa câu, mỗicâulàdo thành phần cúpháp dựa vào tầngbậcbiểuđạtvà quan hệcấutrúc nhất định cấu tạo nên. Tầngbậc biểu đạt của câu có thê phân làm 2 loại: Tầng cơ bản và tầng liên đới (thành phần phụ của câu như thường gọi). Tâng cơ bản do chủ ngữ, vị ngữ vàtân ngữ cấu tạonên, biểu đạt ýnghĩa cơbản của câu, nên chù ngữ, vị ngữ, tânngữlàthành phần chủ yếu(thành phần cơbản).Tầng liên đới dođịnhngữ, trạng ngữ và bô ngữ câu tạo nên, biêu đạt ý nghĩa liên đới, chúng lần lượt phụ thuộc ở trước hoặc sau những từ ngữkhác nhau, định ngữ phụ thuộc vào phía sau danh từ (ngoại trừ số lượng từlàm định ngữ, sô lượngtừ làm định ngữ thường đứng trước danh từtrung tâm: Baquyển sách, hai cái bàn), trạng ngữ phụ thuộc vào phía trước động từ hoặc tínhtừ (nhưng trạng ngữ mang dấu hiệu trạng ngữ

“một cách”hoặc trạng ngữ docụm giới từ đảmnhiệmthườngđứng cuối câu hoặc đứng sau động từ hoặc tính từ: Anh lâythuôc lá mời Khuê hút một cách hào phóng/Nó nói với tôi), bổ ngữ phụ thuộc ở phía sau động từhoặc tính từ.

Dựa vàonhững tiêu chí phân tích trên, chúngtôiđềxuất các bước phân tíchcâu nhưsau:

Bước 1, đem câuphânthành bộ phận chủ ngữvàbộ phận vịngữ.

Bước2,dùngcáckí hiệu tương ứng phân tích thành phần nội bộ củabộ phận chủ ngữvàbộphận vịngữ.

Bước 3, khi cần thiết, saukhiphântích xongcác thànhphần cú pháp, có thể phân tíchtiếp quan hệcâu trúc tâng bậc giữa các thànhphần. Có thểphân tích nhữngví dụcụthểsau:

(1) (Mộtđôi) mắt(đenlayláy)IInhìnĩtôil. (Nam Cao)

(2) Đường phố vàcácngõ hẻm II [dần dần]chứa<đầy> {bóngtối}. (ThạchLam)

(3) (Nhữngngười) học trò (khoác quân phục cùa Liên)II [đang]tràiqua{những thử tháchmới}.

(NguyễnMinh Châu) Chú thíchcáckí hiệu: “II ” biểu thị phíatrước là chủngữ (bộ phận), phía saulà vị ngữ(bộ phận);

“( )”biểuthị định ngữ;“[ ]” trạng ngữ; “o” bổngữ; “---” biểu thị vị từvị ngữ, “{}” biểu thịtân ngữ.

Trong ví dụ (1) bộ phận chủ ngữ là “một đôi mắt đen lay láy”, bộ phận vị ngữ là “nhìn tôi”.

Trong bộ phận chủ ngữ, “mộtđôi" “đen lay láy” làđịnh ngữ, “mắt” là trung tâm ngữ. Trong bộ phận vị ngữ, trung tâmvịngữlàđộngtừ “nhìn”, “tôi”làtânngữ.

(5)

16 NGÔN NGŨ & ĐỜI SÓNG Số 9(316)-2021

Ờ ví dụ (2) “đườngphố và các ngõ hẻm” là bộ phận chủ ngữ, “dầndần chứađầybóng tối” là bộ phận vị ngữ.Ở bộ phận chủ ngữ,chủ ngữdocụmliênhọp đảm nhiệm.Ở bộphậnvị ngữ, “chứa ” là từtrung tâm, “dần dần”là trạng ngữ, “đầy”là bô ngữ, “bóngtôi ”làtânngữ.

Ví dụ (3), bộ phận chù ngừlà “nhữngngười học trò khoác quân phục của Liên ", bộ phận vị ngừ là “đang trải qua những thử tháchmới ”. Trongbộ phận chủ ngữ, “những người ” “khoác quân phục cùaLiên”làđịnh ngữ, “học trò” là trung tâmngữ. Trong bộ phậnvị ngữ. trung tâmvị ngữ là động từ “trải qua”, “đang”là trạng ngữ, “những thử tháchmới" làtânngữ.

Từphân tíchtrên chothấy, cấutạo của câu là mang tính tầng bậc,các loại thànhphầnkhôngphải bằngphẳng xếpcùng nhau. Đẻ tầng bậchiểnthịcàng rô, cóthêdùngphương pháp phântích tâng bậc để phân tích các câutrên.

(1 ’) Mộtđôi mắt đen layláy nhìn tôi ---chù--- [““CÍ---1

rtjnh 11 trung . J tnuậtl tâiil Isốl lượng I Itrungl dịnh__ I

I thuậti |bổ I

(2’) Đường phốvàcácngõ hẻm dândân chứa đây bóngtôi

I chủ 11_________vị__________I

I liên I I họp 11 trạng 11 trung Ị I thuật I I tân I I thuậtI bổ I

(3 ’) Nhữngngười học trỏkhoác quân phục của Liênđangtrải qua những thử thách mới I_____________chủ_______________________I I______ vị____________________I I định I I___________trung__________I ỊtrạngỊ I_______trung__________ I Ịsô I Ịlượng I I trungỊ ị_______định________I I thuậtI I tân Ị

thuật tân định trung

I trung I Iđịnh I Itrungl Idinh I

Chú thích: chủ - vị: chủ ngữ- vị ngữ;thuật (động) - tân: thuật ngữ- tânngữ; thuật (động) - bổ:

thuật ngữ -bổngừ; trạng- trung: trạng ngừ -trungtâm ngừ; định - trung: định ngừ - trung tâm ngữ;

trung -định:trungtâmngừ-địnhngữ.

Trongnghiêncứungữ pháp, có lúc cần tiến hành phân tíchcâu trúc tâng bậc, dựa vào quanhệcâu trúc nội bộ có thể từng tầng từng tầng phân tích, phân tích đến từmới thôi.Đông thời nên nêu rõ quan hệngữpháp giữa các thànhphần trực tiếp.

Trướcđây, khiphântíchngữpháp, các nhàViệtngữ họcluôn chú trọngphântíchthànhphân câu, khitiếnhành phân tích ngữpháp cấutrúc câu,vẫn chưa chú ý đến tính tầng bậc, thườngđem các loạị thành phần câukhác tầng bậcđặt trên cùng một trục (một tầng), vì vậy phương pháp này không thể hoàn toàn phản ảnh tầng bậc của cấu trúc.Ví dụ: [DiệpQuangBan, 2006, tr. 189] đem “ra sân trong cụm “dắt ra sân” phântích thành bổ ngữkhông gian của động từ “dăt" là chưa thỏađáng. Trong cụm này chúng tôi phân tích như sau: “dắt” là độngtừ vị ngữ, “ra” là bô ngữ phương hướng của động từ “dắt”“sản ”làtânngữchỉ nơi chốn (không gian).Chúngtôi cho răng, khi tiên hànhphân tíchngừpháp, chúng ta nênđem phân tích thành phần vàphân tích tầng bậckêthợp với nhau, nghĩa làvừacầntiếnhànhphântíchthành phần, vừa tiênhànhphântíchtângbậc.

(6)

số 9(316)-2021 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 17

3. Kếtluận

Lịch sử nghiên cứu cấutrúctiếng Việt đã tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau: Khuynh hướng thiên vê ngữ pháp truyên thông,khuynh hướng thiênvề cấutrúc luận,khuynhhướng thiên về chức nặng luận, khuynh hướng muôn tônghợp ưuđiêm của các khuynh hướngtrên. Với định hướng vừa tiêp cận lí luận ngôn ngữ học hiệnđại vừa không bài xích các khái niệmngônngữ học truyền thống dùng để miêutà tiếng Việt trước đó, cùng với xuất pháttừ đặc điểm riêng của tiếng Việt; chúng tôi đã cô găng thử dung hòa các khuynhhướng trên và đề xuất, áp dụngmột cách nhất quán, chặt chẽ phương pháp phân tíchcâu theoquy trình “cụm bản vị”. Hi vọng với giải pháp này có thể giải quyết được phân nào nhữngbấtcập cũng như những vấn đềhiện nay còn tồn tại trong tiếngViệt.

TÀI LIỆUTHAM KHẢO Tiếng Việt

1. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháptiếng Việt.Tập hai. Nxb GiáodụcHà Nội.

2. ĐàoThanh Lan (2004), "Cách tiếpcận câu tiếng việt theo 3 bình diện kếthọc-nghĩa học-dụng học", Tạp chí Ngôn ngừ, số 4.

3. LưuVânLăng(2008),Nhữngvấnđề ngữ pháp tiếngviệthiện đại. NxbKhoa học Xã hội.

4. Nguyễn Hồng cổn (2001), "Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt", Tạp chí Ngônngữ, số 5.

5. NguyễnHồngcổn (2009), "Cấu trúccú pháp của câutiếngViệt: Chù-vị hay đề-thuyết", Tạp chíNgôn ngữ, số2.

6. Nguyễn Văn Hiệp (2009), "về một số giảipháp miêutả bình diện kết học của câu", Tạp chí Ngôn ngữ,so 11.

7. Nguyễn Văn Hiệp(2002), "Vài nét về lịch sử nghiêncứucúpháp tiếngViệt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.

8. Trần Kim Phượng (2010), Các phươngpháp phân tíchcâu tiếng Việt, TạpchíNgôn ngữ, số 3.

9. NguyễnThị Minh Trang-PhanVăn Hòa (2019), Từđặc điểm tiếng Việt nhìn lại thànhphần câu, In trong Kỉ yêuNgữ học toàn quốc 2019: Ngôn ngữ ViệtNam trong bổi cảnh giao lưu, hội nhập vàphát triển. HộiNgôn ngữ học Việt Nam- Trường Đại học Thủ Dầu Một, tập 1, tr.564-571.

Tiếng TrungQuốc 10. il^(2002), 11. ^^^(2005), 12. (2012)

13. (1985), Z^^/Ờ7[M]. 4b^:

A different approach to Vietnamese sentences analysis

Abstract: It can be said that sentence composition determination and Vietnamese sentences analysisareone of themostimportant and urgent issues today. How can we build a comprehensive andcoherent grammar system?Thisis only possibleif we know how to combine foreign linguistics theories with the specific characteristics of Vietnamese. On that basis, we try to approach modem linguistictheories combining traditional linguistics withthe uniquefeatures ofVietnamese to analyze sentence structures; especially attempt to applythe combination ofthree aspects (syntax, semantics and pragmatics) in analyzinga number of sentence patternsthathave causedloads ofcontroversy in Vietnamese. This study is desired to provide an additional perspectivewhich could help grammar studies tobe more comprehensive and complete.

Key words: Three factorstheories; sentence structureanalysis; compositionanalysis; hierarchical analysis.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xét ở góc độ loại hình học ngôn ngữ, tiếng Việt thuộc loại ngôn ngữ SVO, loại ngôn ngữ SVO trên thế giới có hàng trăm loại, tiếng Việt cũng thuộc một trong những số

Nhận xét: Việc sử dụng tích phân từng phần tạo ra lượng triệt tiêu hay biến đổi để xuất hiện dạng đạo hàm là tùy thuộc vào khả năng nhìn nhận của mỗi người, do đó hiểu

Áp dung định nghĩa về phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương, quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành, tính chất trung điểm, tính chất trọng tâm.. I là

Để giải quyết bài toán này, người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống như quy nạp toán học, sử dụng đạo hàm, tích phân, biến đổi đại số, sử dụng các

[G2.3]: Vận dụng ý nghĩa và mối quan hệ của các dạng tích phân hàm nhiều biến để giải quyết một số bài toán ứng dụng như: tính diện tích miền phăng, tính diện tích mặt

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG SỬ DỤNG SAI HOẶC HẠN CHẾ SỬ DỤNG QUÁN NGỮ TIẾNG TRUNG TRONG GIAO TIẾP AN ANALYSIS OF REASONS WHY CHINESE-MAJORED STUDENTS MAKE

PHÂN TÍCH TĨNH CỦA TẤM FGM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MESH-FREE VÀ LÝ THUYẾT ĐƠN GIẢN BIẾN DẠNG CẮT BẬC NHẤT NGUYỄN NGỌC HƯNG Trường Đại học Thủ Dầu Một - hungnn@tdmu.edu.vn, VŨ TÂN VĂN

Giải pháp “Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về phong trào đoàn thanh niên tại Phân hiệu