• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Mở đầu - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "1. Mở đầu - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

96

Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 96-104 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

GẮN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ VỚI THỰC TIỄN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG TÂY BẮC

Phan Trọng Ngọ1 và Lê Minh Nguyệt2

1Viện Nghiên cứu Sư phạm, 2Khoa Tâm lí – Giáo dục,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Bài báo đề cập tới thực trạng gắn kết đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế xã hội của các địa phương vùng Tây Bắc, thể hiện qua ba tiêu chí: thực trạng đào tạo nghề cho người lao động của các tỉnh vùng Tây Bắc; chất lượng đào tạo nghề gắn với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển các ngành nghề, các doanh nghiệp ở địa phương và sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vào hoạt động đào tạo nghề ở địa phương.

Từ khóa: Đào tạo nghề, đào tạo nghề gắn với thực tiễn kinh tế xã hội, doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh; sự tham gia hoạt động đào tạo nghề của các doanh nghiệp.

1. Mở đầu

Chất lượng đào tạo nghề được xét theo hai phương diện có quan hệ chặt chẽ với nhau: chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo theo mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo và sự gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn kinh tế- xã hội của địa phương, thông qua mức độ đáp ứng của lao động được đào tạo với nhu cầu thực tiễn [3]. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở địa phương có vai trò quyết định tới chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động [1-4].

Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh phía Tây Bắc của Tổ Quốc và 21 huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, với hơn 10 triệu dân của gần 30 dân tộc. Chiếm 1/3 diện tích cả nước; là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của nước ta.

Những năm gần đây, nhiều địa phương vùng Tây Bắc đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo hướng khai thác, phát huy thế mạnh của mình như phát triển kinh tế du lịch, mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hàng hoá; phát triển kinh tế giao thương qua các cửa khẩu v.v. Sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế đang đặt ra cho các tỉnh nhu cầu về lao động được đào tạo. Trong khi đó, hiện tại Tây Bắc vẫn là vùng khó khăn về giáo dục nói chung, đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Trong đào tạo nghề, sự phù hợp cao giữa các nghề và trình độ nghề được đào tạo với thực tiễn các ngành nghề của địa phương chưa cao; sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với cơ cơ sở sản xuất - kinh doanh và các tổ chức xã hội khác ở địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả v.v. Điều này đã dẫn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế đang diễn ra ở các địa phương.

Vấn đề đặt ra là sự gắn kết như thế nào giữa đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế xã hội hiện nay như thế nào? cần có giải pháp nào để sự gắn kết được chặt chẽ hơn, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lao động cho các địa phương, cũng như cho cả vùng.

Ngày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 1/8/2018. Ngày nhận đăng: 20/8/2018.

Tác giả liên hệ: Phan Trọng Ngọ. Địa chỉ e-mail: ngotamly@gmail.com

(2)

97

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 7 tỉnh vùng Tây Bắc: Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hoá. Mẫu khách thể là 1.347 người, bao gồm: Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên cấp tỉnh: 105 người; cấp huyện: 215 người; cấp xã: 350; cán bộ quản lí và giáo viên cơ sở đào tạo nghề: 537 người; quản lí các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp: 140.

Phương pháp nghiên cứu

Hai phương pháp được dùng chủ yếu trong nghiên cứu: phương pháp thống kê xã hội học, nhằm khai thác các tư liệu thống kê, đặc biệt là tư liệu trong niên giám thống kê về dân số - lao động và lao động được đào tạo do Tổng cục thống kê phát hành và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, dành cho các đối tượng được khảo sát. Ngoài ra các phương pháp phỏng vấn và trao đổi, toạ đàm cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

2.2. Kết quả nghiên cứu

Sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế - xã hội địa phương được thể hiện qua nhiều tham số, trong đó có ba tham số quan trọng: (i) Số lao động được đào tạo đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế- xã hội ở địa phương; (ii) Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề so với yêu cầu lao động nghề nghiệp của địa phương; (iii) Sự tham gia của cộng đồng nghề vào các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động. Dưới đây là kết quả khảo sát ba lĩnh vực trên.

2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực được đào tạo của các địa phương vùng Tây Bắc

Theo quy định được ghi trong luật lao động, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động [7]. Kết quả tính toán các tư liệu trong niên giám thống kê của Tổng cục thống kê về dân số, lao động và lao động được đào tạo của các địa phương được khảo sát thuộc vùng Tây Bắc trong 3 năm 2014-2016 được tập hợp trong bảng 1

Bảng 1. Dân số - lao động và lao động được đào tạo của các địa phương được khảo sát trong 3 năm 2014-2016

Địa bàn Năm Dân số - Lao động và Lao động được đào tạo (%) Tổng dân

số

Tỉ lệ lao động

 15 tuổi

Tỉ lệ trên 15 tuổi biết chữ

Tỉ lệ trên 15 tuổi được học nghề 6 tỉnh được

khảo sát*

2014 5.019.6 63,1 80,4 14,3

2015 5.369.4 63,2 82,9 15,3

2016 5.447.9 63,8 83,3 15,3

Các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc

2014 11.667.5 63,8 87,6 15,6

2015 11.803.7 63,7 89,0 17,0

2016 11.984.3 63,1 89,0 17,5

Cả nước 2014 90.728.9 59,2 89,0 17,5

2015 91.713.3 58,9 89,0 19,9

2016 92.659.1 58,7 89,0 20,6

Ghi chú: (*) Các tỉnh được khảo sát gồm: Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái.

Nguồn [6]

(3)

98

Các kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ lao động  15 tuổi của 6 tỉnh được khảo sát (Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái) trong 3 năm 2014-2016 dao động từ 63,1% đến 63,8%. Tỉ lệ này tương đương với toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nhưng cao hơn trung bình chung của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ người trên 15 tuổi biết chữ của 6 tỉnh thấp hơn đáng kể so với toàn vùng và cả nước.

Tỉ lệ lao động trên 15 tuổi được đào tạo nghề trong 3 năm 2014-2016 ở cả 6 tỉnh chỉ đạt khoảng 15%.

Giữa các tỉnh được khảo sát, tỉ lệ lao động được đào tạo cũng phân hoá. Trong đó Phú Thọ là địa phương có tỉ lệ được đào tạo cao hơn hẳn các tỉnh khác và đạt mức trung bình của cả nước. Các tỉnh còn lại có tỉ lệ đào tạo thấp, đặc biệt là Hà Giang và Sơn La, thuộc nhóm thấp nhất nước.

Các tư liệu về tỉ lệ lao động từ 15 tuổi được đào tạo nghề ở các tỉnh được khảo sát đã cho thấy, chất lượng lao động và lao động động được đào tạo các tỉnh vùng Tây Bắc khá thấp so với yêu cầu của thực tiễn và so với toàn vùng cũng như cả nước. Đây là một khía cạnh chứng tỏ đào tạo nghề của các địa phương được khảo sát chưa thực sự bám vào thực tiễn yêu cầu của lao động và nghề nghiệp ở các địa phương đó.

2.2.2. Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề so với yêu cầu lao động nghề nghiệp của địa phương

2.2.2.1. Đánh giá về chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động vùng Tây Bắc

Kết quả khảo sát đánh giá của các đối tượng về chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động các tỉnh vùng Tây Bắc được tập hợp trong bảng 2

Bảng 2. Đánh giá của các nghiệm thể về chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động vùng Tây Bắc

Các mức độ đánh giá Đánh giá của các đối tượng khảo sát (%) Cán bộ

Tỉnh (n= 105)

Cán bộ huyện (n= 215)

Cán bộ xã (n=350)

Doanh nghiệp (n=140)

Cán bộ quản lí và giáo viên cơ sở đào tạo (n=537)

Chất lượng và hiệu quả

thấp 52,3 17,0 16,6 14,8 18,1

Chất lượng và hiệu quả

trung bình 46,2 64,1 60,6 68,9 60,4

Chất lượng và hiệu quả cao 1,5 19,0 22,8 16,3 21,5

Ghi chú: ĐTB= Điểm trung bình; ĐLC = Độ lệch chuẩn Điểm chung là đa số cán bộ, chuyên viên cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ quản lí và giáo viên cơ sở dạy nghề được khảo sát đều cho rằng chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề theo yêu cầu lao động nghề nghiệp của địa phương hiện nay mới đạt mức trung bình và thấp, nhất là ý kiến đánh giá của cán bộ và chuyên viên tỉnh. Số người đánh giá chất lượng và hiệu quả cao chiến tỉ lệ nhỏ. Điều này cho thấy chất lượng đào tạo nghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về lao động nghề nghiệp của địa phương. Việc phân tích ý kiến đánh giá của các đối tượng về từng biểu hiện chất lượng đào tạo nghề hiện nay cho thấy rõ điều này.

2.2.2.2. Biểu hiện chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động vùng Tây Bắc hiện nay Việc đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề qua việc đáp ứng yêu cầu đối với lao động nghề nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, theo thang điểm với 3 mức: Đáp ứng yêu cầu ở mức cao: 3 điểm; đáp ứng ở mức trung bình: 2 điểm và đáp ứng ở mức thấp: 1 điểm.

Kết quả khảo sát đánh giá của các đối tượng được tập hợp ở Bảng 3.

Có sự khác biệt khá rõ giữa ý kiến đánh giá của các cán bộ, chuyên viên tỉnh, huyện và xã với ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên cơ sở dạy nghề về biểu hiện chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động vùng Tây Bắc hiện nay. Nhìn chung, các biểu hiện về mức độ đáp

(4)

99 Bảng 3. Chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động vùng Tây Bắc hiện nay Các biểu hiện chất lượng

đào tạo

Đánh giá của các đối tượng Cán bộ

Tỉnh (n= 105)

Cán bộ huyện (n= 215)

Cán bộ xã (n= 350)

Cơ sở Đào tạo (n=537) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Đáp ứng nhu cầu học nghề

cho thanh niên địa phương 1,71 0,48 1,92 0,72 1,88 0,56 2,23 0,64 2. Đáp ứng về kĩ năng và

năng lực nghề so yêu cầu của lao động trong thực tiễn

1,56 0,52 1,88 0,70 1,79 0,58 2,22 0,64 3.Số học viên được dạy nghề

xong có việc làm đúng nghề/

số học viên được đào tạo

1,69 0,72 1,76 0,74 1,48 0,59 2,06 0,66 4. Sự phù hợp giữa các nghề

được đào tạo với thực tiễn các ngành nghề của địa phương

1,68 0.,61 1,90 0,71 1,64 0,64 2,14 0,69 5. Sự phù hợp về trình độ

được đào tạo với yêu cầu trình độ nhân lực của địa phương

1,62 0,51 2,11 0,53 1,70 0,66 2,18 0,67 6. Quy mô đào tạo của các cơ

sở đào tạo so với năng lực đào tạo hiện có của mình

1,72 0,73 2,04 0,60 1,65 0,64 2,23 0,66 7. Hiệu quả đào tạo 01 sinh

viên/ xuất đầu tư tại cơ sở cơ sở đào tạo

1,62 0,57 1,92 0,69 1,52 0,62 2,15 0,70 8.Liên kết giữa cơ sở đào tạo

với cơ cơ sở sản xuất - kinh doanh và các tổ chức xã hội khác

1,51 0,68 1,96 0,67 1,52 0,63 2,12 0,66 9.Tác động của cơ sở đào tạo

đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương

1,65 054 2,13 0,61 1,66 0,70 2,11 0,70 10. Thúc đẩy nghiên cứu

khoa học và phát triển nhân lực khoa học của các cơ sở đào tạo cho địa phương

1,78 0,62 2,00 0,64 1,64 0,61 2,01 0,70

Chung 1,65 0,59 1,96 0,66 1,60 0,62 2,14 0,67

Ghi chú: ĐTB= Điểm trung bình; ĐLC = Độ lệch chuẩn ứng chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động và cho địa phương được cán bộ, chuyên viên tỉnh, huyện và xã đánh giá thấp hơn khá nhiều so với đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên

(5)

100

cơ sở dạy nghề, đặc biệt là đánh giá của cán bộ lãnh đạo và chuyên viên tỉnh và xã. Mặt khác, các ý kiến đánh giá của cán bộ tỉnh, và xã tập trung hơn so với các đánh giá của cán bộ huyện và cơ sở đào tạo. Điều này cho thấy, có sự thống nhất trong đánh giá của cán bộ, chuyên viên tỉnh và xã về biểu hiện chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động, trong khi đó, các cán bộ, chuyên viên huyện và cán bộ quản lí, giáo viên cơ sở đào tạo nghề có sự phân tán hơn khi đánh giá. Nói cách khác, trong hai nhóm mẫu này, có nhiều người đánh giá cao sự đáp ứng về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề hiện nay, nhưng cũng không ít người có đánh giá khác (thậm chí ngược lại).

Như vậy, nhìn toàn cục, qua đánh giá của các đối tượng được khảo sát về biểu hiện sự đáp ứng về chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động và cho phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc hiện nay cho thấy còn ở mức thấp, chưa đạt trung bình.

Theo hướng khác, trong số 10 biểu hiện về sự đáp ứng của công tác đào tạo nghề, cho thấy, có 3 lĩnh vực được đánh giá cao hơn các lĩnh vực khác là đáp ứng nhu cầu học nghề cho cá nhân thanh niên địa phương; quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo so với năng lực đào tạo hiện có của mình và sự phù hợp về trình độ được đào tạo với yêu cầu trình độ nhân lực của địa phương. Một số lĩnh vực khác như sự đáp ứng về kĩ năng và năng lực nghề so yêu cầu của người lao động trong thực tiễn, tác động của cơ sở đào tạo đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương và thúc đẩy nghiên cứu khoa học và phát triển nhân lực khoa học của các cơ sở đào tạo cho địa phương cũng được các đối tượng đánh giá ở mức trung bình. Các lĩnh vực việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp, sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc các tổ chức xã hội và hiệu quả đào tạo 1 sinh viên/ xuất đầu tư tại các cơ sở đào tạo, là những lĩnh vực được đánh giá ở mức thấp nhất, đặc biệt là việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp, sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc các tổ chức xã hội. Đây là hai lĩnh vực đều được cả cán bộ, chuyên viên tỉnh, huyện, xã và cơ sở đào tạo đánh giá thấp nhất. Nói cách khác, dưới góc nhìn của các đối tượng được khảo sát, đây là hai lĩnh vực có chất lượng và hiệu quả còn hạn chế trong đào tạo nghề hiện nay.

2.2.3. Mức độ tham gia vào hoạt động đào tạo nghề của của các cơ sở kinh tế- sản xuất- kinh doanh ở địa phương

Một trong những tiêu chí quan trọng để xác định mức độ gắn kết đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế xã hội của các địa phương là sự tham gia của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiêp, hợp tác xã ở địa phương vào hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo. (câu cụt) Vấn đề đặt ra là ở các tỉnh vùng Tây Bắc, các cơ sở kinh tế- sản xuất- kinh doanh ở địa phương đã tham gia như thế nào vào hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề? Sử dụng thang đánh giá 3 mức độ tham gia của doanh nghiệp vào công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, mức tham gia thường xuyên : 3 điểm; tham gia ở mức trung bình: 2 điểm và tham gia ở mức mức ít: 1 điểm. Các kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên cơ sở đào tạo nghề và đánh giá của các doanh nghiệp được tập trong Bảng 4.

Có sự thống nhất khá cao trong đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp về mức độ tham gia vào hoạt động đào tạo nghề của các doanh nghiệp. Cả cán bộ quản lí, giáo viên cơ sở đào tạo nghề và quản lí các doanh nghiệp đều đánh giá mức độ tham gia vào công tác đào tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn địa phương còn ở mức thấp, mức trung bình dưới.

Qua đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên cơ sở đào tạo nghề và quản lí các doanh nghiệp cho thấy có một số lĩnh vực trong đào tạo nghề cho người lao động, các doanh nghiệp đã tham gia tương đối tốt và một số lĩnh vực tham gia còn hạn chế.

Các lĩnh vực tham gia tích cực đều là thế mạnh của các doanh nghiệp như các doanh nghiệp sẵn sàng cho các học viên sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo như thực hành, thực tập nghề nghiệp; sẵn sàng tuyển dụng học viên sau tốt nghiệp nếu cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và có nhu cầu tuyển lao động. Tiếp đến là những lĩnh vực khác như cử các chuyên gia, chuyên viên kĩ thuật, các cán bộ, công nhân lành nghề trực tiếp tham gia công tác đào tạo của cơ sở đào tạo và tham gia

(6)

101 khâu đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Ngoài ra, một vài lĩnh vực cũng được các doanh nghiệp tham gia ở mức nhất định như giúp cơ sở đào tạo trong việc dự báo nhu cầu lao động cần đào tạo và hỗ trợ một phần kinh phí cho đào tạo, mặc dù, sự hỗ trợ này, chưa thoả mãn kì vọng của cán bộ và giáo viên cơ sở đào tạo nghề.

Bảng 4. Mức độ tham gia vào hoạt động đào tạo nghề của cộng đồng nghề ở địa phương theo đánh giá của cán bộ quản lí , giáo viên cơ sở đào tạo và của các doanh nghiệp

Các nội dung tham gia Đánh giá của đối tượng được khảo sát Cán bộ quản lí, giáo viên

cơ sở đào tạo (n=537)

Doanh nghiệp (n= 140)

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Xây dựng mục tiêu đào tạo của sơ sở đào tạo nghề 1,65 0,58 1,66 0,86 Tuyển dụng học viên sau tốt nghiệp 2,10 0,96 2,22 0,44 Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo 1,45 0,51 1,44 0,72 Các hình thức, phương pháp đào tạo nghề 1,66 0,70 1,44 0,52 Sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo 2,44 0,52 2,44 0,88

Cung cấp giáo viên dạy nghề 2,05 0,75 2,11 0,60

Dự báo nhu cầu lao động 1,90 0,71 1,77 0,66

Đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo 2,05 0,68 2,00 0,50

Hỗ trợ kinh phí đào tạo 1,75 0,91 1,92 0,92

Chung 1,89 0,70 1,88 0,67

Ghi chú: ĐTB= Điểm trung bình; ĐLC = Độ lệch chuẩn Một số lĩnh vực cả cán bộ quản lí và giáo viên cơ sở đào tạo nghề cũng như doanh nghiệp xác nhận sự tham gia của danh nghiệp chưa nhiều, chưa thường xuyên và chưa hiệu quả là tham gia cùng cơ sở đào tạo nghề xây dựng mục tiêu đào tạo của sơ sở đào tạo nghề, xây dựng chương trình, kế hoạch và các hình thức, phương pháp đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề, trong khi đó, những lĩnh vực này rất cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, chúng phản ánh chiều sâu của sự gắn kết giữa đào tạo nghề với sự phát triển kinh tế- xã hội, lao động nghề nghiệp của địa phương. Điều đó cho thấy, sự tham gia vào hoạt động đào tạo nghề của cộng đồng nghề ở địa phương chủ yếu ở mức sự hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ sở đào tạo nghề với cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương, chưa thực sự gắn kết giữa các cơ sở này ở mức hữu cơ.

Tóm lại, các kết quả điều tra và khảo sát về sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế- xã hội địa phương của các tỉnh vùng Tây Bắc hiện nay, được thể hiện qua ba khía cạnh:

Số lao động được đào tạo đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế- xã hội ở địa phương; chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề so với yêu cầu lao động nghề nghiệp của địa phương; sự tham gia của cộng đồng nghề vào các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động đều cho các tư liệu phản ánh mức độ đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề hiện nay còn hạn chế, tỉ lệ thành niên trong độ tuổi lao động được học nghề còn thấp so với yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo của các tỉnh và so với toàn vùng Trung du, miền núi phía Bắc cũng như cả nước. Chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu của sự phát triển các ngành nghề kinh tế của địa phương còn ở mức trung bình và thấp. Các doanh nghiệp đã tham gia vào công tác đào tạo nghề trong các lĩnh vực có điều kiện và thế mạnh của mình, nhưng sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thực sự là sự gắn kết có mật thiết hữu cơ. Điều này đặt ra vấn đề cần có các biện pháp có tính tổng thể nhằm nâng

(7)

102

cao chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo nghề, gắn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

2.2.4. Các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương

Với thực trạng về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề hiện nay của các tỉnh vùng Tây Bắc, cần phải triển khai nhiều nhóm biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế- xã hội của các địa phương trong vùng (xem các nhóm biện pháp được đề xuất trong bảng 5). Sử dụng thang đánh giá 3 mức độ về sự cần thiết của các nhóm biện pháp: rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm và chưa cần:1 điểm. Các kết quả khảo sát đánh giá của các đối tượng về các nhóm biện pháp được đề xuất đã cho theo thấy mức độ cần thiết của chúng.

Bảng 5. Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với thực tiễn địa phương vùng Tây Bắc

Các nhóm biện pháp Điểm đánh giá mức độ cần thiết của các đối tượng được khảo sát

Cấp Tỉnh (n= 105)

Cấp huyện (215)

Cấp xã (n=350)

Cơ sở đào tạo (n= 537) ĐTB TB ĐTB TB ĐTB TB ĐTB TB 1. Nhóm biện pháp đổi mới đào tạo của

cơ sở đào tạo nghề 2,85 4 2,66 2 2,63 3 2,41 2

2. Nhóm biện pháp sắp xếp lại mạng lưới ĐTN, giải quyết việc làm của địa phương theo hệ thống

2,84 5 2,41 9 2,48 8 2,33 7 3. Nhóm biện pháp điều chỉnh chính sách

Nhà nước và quản lí của địa phương đối với đào tạo nghề, giải quyết việc làm

2,82 8 2,50 7 2,61 5 2,35 6 4. Nâng cao hiệu quả các chương trình,

dự án đào tạo nghề ở địa phương 2,76 9 2,62 4 2,47 9 2,37 4 5. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề và

việc làm; huy động các tổ chức kinh tế tham gia hoạt động đào tạo nghề

2,88 1 2,65 3 2,67 2 2,36 5 6.Tuyên truyền thay đổi tâm lí, tập quán,

nhận thức của người dân về dạy nghề và việc làm

2,83 6 2,59 6 2,59 7 2,39 3 7. Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; nhu cầu

học nghề, làm việc trong lĩnh vực, địa bàn khó khăn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề

2,87 2 2,61 5 2,72 1 2,43 1 8. Nâng cao chất lượng hướng nghiệp và

phân luồng sau THCS, THPT, gắn giáo dục phổ thông với Dạy nghề

2,86 3 2,75 1 2,60 6 2,27 9 9. Thiết lập hệ thống thông tin từ xã,

huyện, tỉnh về lao động, dạy nghề và việc làm

2,84 5

2,49 8

2,62 4

2,32 8

(8)

103 Điều dễ nhận thấy là tất cả các nhóm biện pháp đều có điểm số trong khoảng từ cần thiết đến rất cần. Điều này có nghĩa, theo các đối tượng được khảo sát, các nhóm biện pháp đều cần thiết phải được triển khai trong điều kiện hiện nay.

Phân tích sâu cho thấy, có 3 nhóm biện pháp có sự thống nhất khá cao của đa số đối tượng đánh giá là cần thiết: Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề và việc làm, thu hút, huy động các tổ chức kinh tế, các HTX, các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh và các tổ chức xã hội, các nghệ nhân v.v tham gia hoạt động đào tạo nghề; nhóm biện pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; nhu cầu học nghề, làm việc trong các lĩnh vực, địa bàn khó khăn, biện pháp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động sau khi tốt nghiệp và làm việc trong thực tiễn và nhóm biện pháp đổi mới đào tạo của cơ sở đào tạo nghề. Cần khẳng định đây là những biện pháp không chỉ cần thiết mà còn là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Trong nhóm biện pháp đổi mới đào tạo của cơ sở đào tạo nghề, các biện pháp được ưu tiên là các biện pháp mang tính chuyên môn sâu như chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình đào tạo nghề gắn với thực tiễn, đặc thù địa phương; đổi mới tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm của các cơ sở dạy nghề; chuẩn hóa và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí các cơ sở đào tạo nghề và tăng cường nguồn tài chính, vật chất, thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề , giải quyết việc làm.

Tiếp sau các nhóm nêu trên là một số biện pháp cũng có sự thống nhất giữa các đối tượng đánh giá ở mức cần thiết như biện pháp tuyên truyền thay đổi tâm lí, tập quán, nhận thức của người dân về dạy nghề, việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng hướng nghiệp và phân luồng sau THCS, THPT, gắn giáo dục phổ thông với dạy nghề và thiết lập hệ thống thông tin từ xã, huyện, tỉnh về lao động, dạy nghề và việc làm. Đây là những biện pháp, mà nếu được thực hiện tốt sẽ tạo ra cơ sở vững chắc, giúp cho việc đào tạo nghề gắn với thực tiễn được thuận lợi hơn.

Ngoài ra các biện pháp khác như sắp xếp lại mạng lưới đào tạo nghề, giải quyết việc làm của địa phương theo hệ thống; điều chỉnh chính sách Nhà nước và quản lí của địa phương đối với đào tạo nghề, giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án đào tạo nghề ở địa phương là những nhóm biện pháp tuy được đánh giá là cần thiết nhưng sự thống nhất giữa các đối tượng không cao như những biện pháp được phân tích ở trên.

3. Kết luận

Sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế - xã hội của địa phương không chỉ là chỉ số đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động mà còn là xu thế tất yếu của đào tạo nghề theo chuỗi giá trị gia tăng. Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế thì sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh ở địa phương có vai trò quyết định tới chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động.

Tây Bắc là vùng đất có nhiều tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nhưng hiện tại là vùng khó khăn về giáo dục nói chung, đào tạo nguồn nhân lực lao động. Tỉ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo còn thấp so với yêu cầu nguồn nhân lực của vùng và so với cả nước. Hợp tác giữa cơ sở đào tào tạo với thực tiễn kinh tế- xã hội địa phương, với các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh chưa thực sự gắn kết hữu cơ theo nguyên lí cam kết hợp tác hai bên cùng có lợi. Đồng thời vai trò trung gian, cầu nối giữa người lao động với cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp chưa rõ ràng và chưa triệt để. Vì vậy, cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để sự gắn kết được chặt chẽ hơn, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lao động cho các địa phương, cũng như cho cả vùng.

Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Chương trình Khoa hoc và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước gia đoạn 2013-2018: Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững Vùng Tây Bắc, trong đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề phục vụ phát triển kính tế- xã hội vùng Tây Bắc: Mã số KHCN – TB. 24X/13 – 18, PGS.TS Lê Minh Nguyệt làm chủ nhiệm.

(9)

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Hằng - TS. Bùi Văn Hưng, 2014. Liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dạy nghề. Tạp chí Khoa học dạy nghề. Số 11, tháng 8/2014. Tr 13-16 [2] Nguyễn Tiến Hưng, 2016. Đổi mới hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh

nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Tạp chí Khoa học dạy nghề. Số 34, tháng 7/2016. Tr 6-9.

[3] Phạm Xuân Khánh - Ths Tống Hữu lực, 2016.Tác động của mối quan hệ dạy nghề- Doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay.Tạp chí Khoa học dạy nghề. Số 39, tháng 12/2016. Tr 1-3

[4] Nguyễn Hồng Minh, 2016. Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực khu công nghiệp. Tạp chí Khoa học dạy nghề. Số 34, tháng 7/2016. Tr 1-5.

[5] Đào Văn Tiến, 2015. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần thực hiện nghị Quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tạp chí Khoa học dạy nghề. Số 27, tháng 12/2015.

Tr 2-5.

[6] Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê dân số- lao động và lao động qua đào tạo, các năm 2014- 2016.https://www.gso.gov.vn/SLTK/Menu.aspx?rxid=8f161760-9ba0-4c6d-

&px_language=vi&px_db=02.+Dân+số+và+lao+động&px_type=PX. Truy cập ngày 25/1/2018 [7] Quốc Hội (2012): Luật lao động, 2012. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-

luong/Bo-Luat-lao-dong-2012-142187.aspx. Truy cập ngày 25/ 1/2018.

ABSTRACT

Linking vocational training and the socio-economic practice of the Northwest Phan Trong Ngo1 and Le Minh Nguyet2

1Institute of Educational Research, Hanoi National University of Education

2Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education The article mentions the status of linking vocational training and the socio-economic practice of the Northwest, reflected in three criteria: the status of vocational training for labourers in the Northwestern provinces; the quality of vocational training links to the practice and satisfies the development of the local trades and businesses; the participation of production-business enterprises in local vocational training activities.

Keywords: Vocational training, vocational training links to socio-economic reality, production-business enterprises, participation of enterprises in local vocational training activities.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực của tổ chức, cá nhân lập quy hoạch đô thị còn hạn chế Đối với một ngành nghề nhất định nào đó sẽ có các tiêu chí về điều kiện nhất định khi thực hiện công việc theo quy định

Mô-đun đàn hồi, ứng suất đàn hồi và ứng suất dẻo tăng khi áp suất nén mẫu tăng, và có sự tương quang giữa các đại lượng này với sự thay đổi của thể tích quả cầu lỗ hổng và tỉ phần các

Mô hình lí thuyết của nghiên cứu SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHOA KHXH&NV ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐHCT TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC - Nhà trường cung cấp

Với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục: - Theo định kì từng giai đoạn, cần điều chỉnh các tiêu chuẩn thành lập trường phổ thông NCL cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế;

Những biểu hiện về ý thức, hành vi tích cực trong kĩ năng sống có liên quan đến ứng phó với BĐKH ở trẻ thông qua quan sát của giáo viên Trong và sau quá trình tham gia các hoạt động,

Đánh giá đất đai cung cấp thông tin cơ bản về mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai cho các phương án quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất.Trong đánh giá đất đai, công nghệ GIS hỗ

Từ kết quả thực nghiệm thông qua chủ đề “Điều chế thuốc trừ sâu thảo mộc từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên” đã khẳng định tính hiệu quả của việc dạy học theo trạm kết hợp với kĩ

Nội dung điều tra - Điều tra thực trạng việc phát triển NLTHHC trong dạy học Hóa học hữu cơ DHHC của GV, tập trung vào các vấn đề sau: + Tầm quan trọng của việc phát triển NLTHHC cho