• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nợ công Việt Nam - những rủi ro tiềm ẩn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Nợ công Việt Nam - những rủi ro tiềm ẩn"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Nợ công Việt Nam - những rủi ro tiềm ẩn

Vấn đề - Sự kiện

NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN Đại học Tài chính - Kế toán

Hiện nay, tình hình nợ công đang là mối quan ngại của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là trong hoàn cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng trầm trọng và lan rộng. Với tỷ lệ nợ công khá cao và môi trường vĩ mô kém ổn định, Việt Nam phải thận trọng thực hiện những bước đi đúng đắn nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia. Bên cạnh những khó khăn bên ngoài, những rủi ro tiềm ẩn cần được nhìn nhận kịp thời nhằm quản lý nợ công một cách có hiệu quả trong thời gian dài. Bài viết phân tích thực trạng nợ công Việt Nam hiện nay, những rủi ro

tiềm ẩn đối với nợ công và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm đảm bảo an toàn nợ công Việt Nam

trong thời gian tới.

(2)

1. Thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay

uy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đến nay, xung quanh khái niệm và nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất.

Các tổ chức, quốc gia đưa ra những khái niệm khác nhau về nợ công tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như thực tiễn hoạt động quản lý nợ công của tổ chức, quốc gia đó.

Một cách đầy đủ và chi tiết nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa “nợ công” là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa vụ trả nợ của khu vực chính phủ và của khu vực các tổ chức công.

Khu vực chính phủ bao gồm chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương. Các tổ chức công bao gồm các tổ chức công phi tài chính, các tổ chức tài chính công, ngân hàng trung ương…và các tổ chức tài chính công khác. Theo quan điểm của IMF, phạm vi của nợ công không chỉ bao gồm nợ của chính phủ mà còn bao gồm các khoản nợ chính phủ kiểm soát hay các khoản nợ chính phủ chịu trách nhiệm liên đới.

Ở Việt Nam, Luật Quản lí nợ công số 29/2009/QH12 ban hành ngày 17/6/2009 quy định nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền

địa phương. Trong đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký

kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.

Theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist, cập nhật vào ngày 28/3/2015, nợ công của Việt Nam là hơn 88 tỷ USD, nghĩa là mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ khoảng 971 USD. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, nợ công ở mức 60,3% GDP và nằm ở mức an toàn (dưới giới hạn được chính phủ phê duyệt là 65% GDP). Tuy nhiên, nếu so với những năm trước, nợ công ngày càng tăng và càng gần với ngưỡng an toàn cũng là một vấn đề đáng lo ngại (năm 2011 là 50% GDP, 2012 là 50,8% GDP và 2013 là 54,2%

GDP). Theo tính toán, nợ công

Việt Nam năm 2015 là 64%

GDP và sẽ giảm dần xuống 60,2% GDP đến năm 2020 sau khi đạt đến đỉnh điểm 64,9%

GDP vào năm 2016. Như vậy, xét về mặt quy mô, nợ công Việt Nam đang ở mức khá cao.

Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý… thì tình hình nợ công ở Việt Nam vẫn được đánh giá là khá an toàn. Trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, nợ công của Hy Lạp và Ý đã thường xuyên ở mức trên 100% GDP.

Khi khủng hoảng bùng nổ vào tháng 9/2008, nợ công ở hai nước này có tăng vọt lên 115%

GDP, còn ở các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nợ công đều khoảng 100% GDP. Thâm hụt ngân sách các nước này đều gấp 3,4 lần mức cho phép.

Bên cạnh đó, cơ cấu nợ công của Việt Nam cũng có sự thay đổi theo xu hướng gia tăng nợ trong nước. Tỷ trọng dư nợ trong nước của chính phủ tăng từ 40,3% năm 2010 lên 54,5%

năm 2014, nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 59,7% năm 2010 còn 45,5% năm 2014. Một cách khái quát, việc giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trái Bảng 1.

Một số chỉ tiêu chính về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) % 56,3 54,9 50,8 54,2 Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP % 42,2 41,5 37,4 37,3 Dư nợ chính phủ so với thu ngân sách 157,9 162,0 172,0 184,4

Nguồn: Bản tin tài chính số 3, tháng 8/2014, Bộ Tài Chính

(3)

phiếu chính phủ trong nước. Hơn nữa, sự thay đổi cơ cấu nợ phù hợp với mục tiêu Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2010- 2020 tầm nhìn 2030, theo đó cơ cấu nợ nước ngoài giảm xuống dưới 50%.

Một điểm đáng lưu ý nữa là tốc độ tăng nhanh của nợ công trong những năm gần đây.

Nếu như giai đoạn trước đây nợ công chỉ tăng xấp xỉ 10%/

năm thì giai đoạn 2011- 2014 tăng mạnh, trung bình tăng khoảng 21%/năm, trong đó tốc độ tăng cao nhất vào năm 2011 là 24,8%. Tốc độ tăng này cao hơn nhiều nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn này là 5,67%.

Tốc độ tăng của nợ công ngày càng cao, trong khi đó, nguồn thu ngân sách hạn chế tác động làm nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách đang ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng. Tính đến năm 2014, tổng thu được duyệt theo dự toán là 782.700 tỷ đồng và kế hoạch trả nợ của Chính phủ là 208.883 tỷ đồng. Như vậy, nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách đã vượt mức 25% và dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ này có thể lên tới 31,87%, cao hơn nhiều so với ngưỡng an toàn đã đề ra.

Thực trạng nợ công ở Việt Nam thời gian qua cho thấy quy mô nợ công ngày càng tăng và

tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, cùng lúc đó sự thay đổi về cơ cấu nợ chuyển sang nợ trong nước được nhận định như một chuyển biến tích cực. Tỷ lệ nợ còn đang ở ngưỡng an toàn so với chỉ tiêu an toàn quốc gia và thực trạng khủng hoảng nợ của một số nước Châu Âu.

Tuy nhiên, những con số trên vẫn chưa nói lên được mức độ an toàn nợ công Việt Nam hiện đang nằm ở đâu. Thực tế cho thấy bản chất của nợ công còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong những tình huống cụ thể ở một số quốc gia, những yếu tố này lại là yếu tố quyết định ngưỡng khủng hoảng nợ. Những yếu tố này tác động làm gia tăng rủi ro khủng hoảng nợ công, vì vậy, việc nhận định những yếu tố rủi ro tìm ẩn này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.2. Những rủi ro tiềm ẩn của nợ công Việt Nam

Những rủi ro tiềm ẩn của nợ công Việt Nam có thể đến từ nhiều phía, nó bao gồm những rủi ro khách quan từ sự biến động của thị trường và phần

lớn là những rủi ro chủ quan đến từ nhận thức, cách đánh giá cũng như cách mà chính phủ sử dụng các khoản nợ. Dù đến từ đâu, nhận thức được rủi ro cũng là một trong những thành công bước đầu giúp chúng ta tránh khỏi những cú sốc kinh tế trong tương lai.

Rủi ro về cách đánh giá nợ côngTheo quy định của Việt Nam, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Như vậy, phạm vi của nợ công Việt Nam sẽ nhỏ hơn so với cách hiểu của IMF và WB. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến việc đánh giá quy mô và mức độ nợ công của Việt Nam. Dựa theo định nghĩa này, hầu hết nợ của doanh nghiệp nhà nước sẽ không được đưa vào trong nợ công quốc gia. Hiện nay, trong số nợ của doanh nghiệp nhà nước, chỉ có phần dư nợ được chính phủ bảo lãnh được tính vào nợ công quốc gia, trong khi nhóm nợ này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (4,2%- 6,9%). Tính đến cuối năm 2012, tổng nợ của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều Hình 1. Cơ cấu nợ công Việt Nam

Nguồn: Bản tin tài chính số 3, tháng 8/2014, Bộ Tài Chính

(4)

lệ là gần 1.550 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 52,5%

GDP. Loại trừ số nợ được chính phủ bảo lãnh, vẫn còn khoảng 40,9% GDP nợ của doanh nghiệp nhà nước không tính vào nợ công. Tuy không phải nợ phải trả nào của doanh nghiệp nhà nước cũng có nguy cơ chuyển thành nợ công nhưng tác động làm tăng tỷ lệ nợ công/GDP là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiều lần tuyên bố nợ doanh nghiệp nhà nước là tự vay tự trả nhưng trường hợp doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu, Nhà nước sẽ cho tái cơ cấu và làm tăng nợ công tại thời điểm đó. Như vậy có thể thấy rằng, mầm mống thật sự đe dọa đến tình trạng an toàn nợ công quốc gia đến từ các khoản nợ nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh, nợ từ ngân hàng phát triển, nợ từ các ngân hàng thương mại và nợ chéo lẫn nhau của các doanh nghiệp nhà nước. Trong tương lai, nếu duy trì tình trạng như hiện nay, các tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có khả năng mất cân đối thu chi dẫn đến phải đi vay nợ để chi trả; vì là tổ chức an sinh xã hội nên nợ của các tổ chức này cũng phải được tính vào nợ công. Nếu tính thêm tất cả những khoản nêu trên, nợ công Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều so với ngưỡng an toàn.

Như vậy, nếu chúng ta yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn mà không quan tâm đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào sẽ dễ dẫn đến những cú sốc kinh tế

không lường trước được.

Để đánh giá tình trạng nợ công, các quốc gia trên thế giới cũng như các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF đã thiết lập các chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn nợ công như: Nợ công/GDP, Nợ nước ngoài/GDP; Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; Nợ chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước; Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách Nhà nước; Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của chính phủ...Trong đó, chỉ tiêu được nhắc đến nhiều nhất là tỷ lệ Nợ công/GDP. Tuy nhiên, thực ra con số này không nói lên được nhiều điều. Trên thực tế, không có hạn mức an toàn chung cho tất cả các nền kinh tế, nghĩa là không phải tỷ lệ nợ công/GDP thấp là an toàn và ngược lại.

Chẳng hạn, Nhật Bản có số nợ tương đương 238% GDP tính đến cuối năm 2014 vẫn được coi là ở ngưỡng an toàn. Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợ trên GDP thấp hơn rất nhiều nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như Ireland 27% GDP năm 2007, Tây Ban Nha thường xuyên ở mức xấp xỉ 50%, Hy Lạp và Ý là 115%

năm 2009. Vì vậy, để đánh giá chính xác mức độ an toàn của nợ công cần phải xem xét toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn, mức tiết kiệm nội địa và đầu tư toàn xã hội…

Rủi ro về cơ cấu nợ

Nợ công Việt Nam bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài. Theo xu hướng những năm gần đây, nợ trong nước có chiều hướng tăng cao, đến năm 2014, tỷ trọng nợ trong nước là 54,5%. Sự biến chuyển này là phù hợp với Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, thật ra trang trải thâm hụt ngân sách bằng vay trong nước hay vay nước ngoài đều gây những ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế vĩ mô.

Nếu lạm dụng nguồn vốn vay nước ngoài sẽ có những tác động nguy hại đến nền kinh tế.

Thời gian đầu, dòng tiền vay nợ sẽ tạo nên một dòng ngoại tệ, làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ. Thế nhưng, về mặt trung và dài hạn, khi chính phủ cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, đồng ngoại tệ tăng giá sẽ tạo áp lực làm tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới nguy cơ lạm phát. Đồng thời, tỷ giá tăng cao làm tăng quy mô nợ, khi quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước có thể gây ra tình trạng vỡ nợ. Bên cạnh những rủi ro về mặt kinh tế, khi phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài, quốc gia sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy giảm chủ quyền trước áp lực của các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế. Đó là sức ép về thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội hay xa hơn nữa là những yêu cầu về

(5)

cải cách thể chế, nới lỏng luật pháp, thay đổi định hướng kinh tế hay cơ cấu lại bộ máy quản lý. Có thể thấy, vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các chủ nợ vì thế cũng có nguy cơ bị sụt giảm.

So với nợ nước ngoài, sử dụng nguồn vay trong nước sẽ làm giảm rủi ro về tỷ giá và sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù các khoản vay trong nước đã tăng lên nhưng cơ cấu nợ vẫn chưa thật sự bền vững. Vậy nguyên do bắt nguồn từ đâu? Về cơ bản, khi vay nợ trong nước, một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước thông qua kênh trái phiếu chính phủ. Sự chuyển dịch này sẽ tác động lên thị trường vốn, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất lên cao.

Lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu tư, nhu cầu đầu tư sẽ giảm, có thể dẫn đến “hiệu ứng thoái lui đầu tư” (crowding- out effect). Mặt khác, cho vay trong nước hiện nay chủ yếu là vay ngắn hạn với lãi suất cao tạo sức ép trả nợ lớn. Giai đoạn 2011- 2015, phải phát hành 335 nghìn tỷ đồng TPCP, gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006- 2010 (giai đoạn 2011- 2014 đã phát hành 250 nghìn tỷ đồng, năm 2015, kế hoạch phát hành thêm 85 nghìn tỷ đồng). Nhìn chung, các khoản nợ bằng trái phiếu trong nước của chính phủ cũng như các khoản vay thường có

kỳ hạn ngắn (kỳ hạn phát hành bình quân năm 2012 là 2,9 năm; năm 2013 là 3,4 năm và 10 tháng đầu năm 2014 là 4,84 năm) trong khi các dự án đầu tư có thể kéo dài đến 12 năm. Rủi ro mất cân bằng kỳ hạn giữa huy động và cho vay là rất lớn tạo áp lực cho chính phủ trong việc cân đối ngân sách để trả nợ. Như vậy, rõ ràng sự chuyển dịch cơ cấu nợ theo xu hướng chuyển từ nợ nước ngoài sang nợ trong nước không hẳn là một tín hiệu đáng mừng nếu nợ trong nước chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.

Rủi ro về hiệu quả sử dụng nợMục đích của vay nợ thực chất là lợi dụng đòn bẩy để tăng nguồn vốn đầu tư phát triển, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và đang trong giai đoạn hội nhập như Việt Nam. Như vậy, mấu chốt vấn đề không chỉ nằm ở việc vay bao nhiêu, vay từ nguồn nào mà còn ở hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ra sao.

Tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua rất cao, trong đó đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhưng dàn trải và kém hiệu quả. Hiện nay, hơn 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%). Việc huy động vốn vay chưa đặt trong mối quan hệ với khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ mà mới chỉ căn cứ vào nhu cầu, danh mục các

chương trình, dự án đề xuất.

Một số dự án sử dụng nguồn vốn vay được bảo lãnh nhưng hiệu quả chưa cao, kéo dài thời gian trả nợ hoặc không trả được nợ làm phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng, phải tái cơ cấu lại tài chính, chuyển sang cơ chế nhà nước đầu tư, tăng chi trả nợ trực tiếp của chính phủ. Một số trường hợp chính phủ phải phát hành trái phiếu để đảo nợ, cụ thể năm 2012 phát hành 20 nghìn tỷ trái phiếu chính phủ, năm 2013 là 40 nghìn tỷ, năm 2014 là 77 nghìn tỷ và dự toán năm 2015 là 130 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, nếu thu ngân sách vượt lên so với số báo cáo Quốc hội thì được trích để trả nợ, như vậy số đảo nợ sẽ giảm đi.Đồng thời, hiệu quả sử dụng ngân sách còn thấp, đánh giá thông qua hệ số ICOR. Hệ số ICOR càng cao thể hiện hiệu quả đầu tư càng thấp. Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới đối với các nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển bền vững. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy hệ số ICOR của Việt Nam những năm gần đây khá cao, cụ thể năm 2009 là 7,17; năm 2010, 2011 giảm xuống còn 5,73 và 5,87; năm 2012 lại tăng lên 6,66. Tuy hệ số ICOR của Việt Nam giảm từ 6,7% giai đoạn 2009- 2010 xuống còn 5,33%

giai đoạn 2011- 2013 nhưng vẫn còn cao so với mức khuyến cáo thể hiện sự kém hiệu quả trong đầu tư.

Hệ số ICOR khu vực kinh tế

(6)

nhà nước luôn cao hơn khu vực tư nhân và của toàn bộ nền kinh tế, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế nhà nước thấp hơn đối với các khu vực còn lại.

Bài học từ khủng hoảng nợ của các nước thuộc khu vực châu Âu cho thấy sử dụng vốn vay kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân cơ bản châm ngòi cho khủng hoảng. Ở Việt Nam, trước tình hình chi ngân sách luôn vượt dự toán trong thời gian dài, đặc biệt là trong khu vực tài chính công cho thấy kỷ luật tài khóa còn lỏng lẻo, cần có chủ trương cải cách kịp thời.

Rủi ro về nguồn trả nợ Theo tính toán, nghĩa vụ trả nợ của chính phủ trên tổng thu ngân sách đang ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng.

Năm 2013, áp lực trả nợ chiếm 22,3% tổng thu ngân sách. Tính đến năm 2014, tổng thu được duyệt theo dự toán là 782.700 tỷ đồng và kế hoạch trả nợ của chính phủ là 208.883 tỷ đồng.

Như vậy, nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách là 26,69%

và dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ này có thể lên tới 31,87%, cao hơn nhiều so với ngưỡng an toàn (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25% trên tổng thu ngân sách).

Với bài học kinh nghiệm từ Argentina, Hy Lạp và một số nước châu Á thời kỳ khủng hoảng 1997- 1998 cho thấy rủi ro chủ yếu của nợ công là do tốc độ nợ tăng nhanh trong khi không có nguồn thu để trả nợ.

Trên thực tế, các nguồn thu

trả nợ bị hạn chế vì nhiều lý do. Trước hết là nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm thu thuế, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu viện trợ. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 17%/năm, thu nội địa tăng 21%/năm tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Kết quả thu ngân sách ở khoản mục này chỉ đạt 57,9% so với dự toán, thấp hơn so với mức 70% cùng kỳ các năm trước. Nguồn thu từ thuế, phí có dấu hiệu suy giảm do các chính sách ưu đãi thuế nên biện pháp tăng thu thông qua thuế là không khả thi. Trong bối cảnh hiện tại, mặc dù thuế thu nhập doanh nghiệp đã được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2013, tuy nhiên số doanh nghiệp có lãi trong tổng số doanh nghiệp đã nộp báo cáo thuế vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Thu từ thuế xuất nhập khẩu hiện chiếm tới 20% ngân sách trong 5 năm gần đây cũng sẽ giảm khi thực hiện đầy đủ các cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thêm vào đó, tuy có giảm về mức độ nhưng thu ngân sách nhà nước vẫn phụ thuộc đáng kể vào các khoản thu không bền vững như thu từ dầu thô, điều này phản ánh những rủi ro tiềm ẩn đối với an toàn ngân sách khi nguồn tài nguyên thiên nhiên này là hữu hạn và đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thế giới đang giảm mạnh. Ngoài ra, những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới làm cho kinh tế trong nước suy giảm cũng làm

giảm nguồn thu ngân sách nhà nước (chỉ đạt khoảng 95% mục tiêu đề ra 2011- 2015). Đồng thời, chính phủ phải thực hiện các gói kích cầu từ năm 2009 nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh trong khi vẫn phải duy trì hàng loạt các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển. Đối với các khoản nợ nước ngoài, nguồn chi trả sẽ là nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Về ngắn hạn, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đảm bảo khá tốt cho các nhu cầu thanh toán nợ. Tuy nhiên, về lâu dài, để duy trì được khả năng thanh khoản là điều hết sức khó khăn với hiệu quả đầu tư kém như hiện nay.

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là những tổn thất phát sinh khi có sự biến động về giá cả hoặc các yếu tố trên thị trường, trong đó lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình đồng nghĩa với việc khó có khả năng tiếp cận với các gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi thấp với kỳ hạn dài. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phải chuyển sang các nguồn vốn vay thương mại với lãi suất cao hơn và các điều kiện vay khắt khe hơn, điều này làm gia tăng chi phí trả nợ hằng năm.

Không những thế, lãi suất thương mại thường biến động mạnh hơn lãi suất ưu đãi nên rủi ro lãi suất thực sự là một điều đáng lo ngại. Tính trung bình giai đoạn 2010- 2012, chi trả lãi chiếm 32% trong tổng chi trả nợ hằng năm và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng lên.

(7)

Như vậy, chưa nói đến nợ gốc, áp lực trả lãi đã là một con số rất lớn. Mặt khác, hầu hết các khoản vay đều bằng ngoại tệ, trong đó có những đồng tiền chủ chốt như USD, JPY, EUR (tỷ giá có chiều hướng nới rộng) cũng tạo thêm gánh nặng nợ, gây sức ép thâm hụt ngân sách.

3. Một số gợi ý chính sách nhằm đảm bảo an toàn bền vững nợ công Việt Nam

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà nợ công mang lại trong việc thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội. Đối với Việt Nam, nợ công vẫn là nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên, với việc gia tăng liên tục các khoản vay nợ trong và ngoài nước hiện nay cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn mang tính dài hạn nằm ở những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Sự biến động bất lợi của những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại rất cao, dự trữ ngoại hối thấp, lạm phát luôn rình rập, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm…cho thấy những rủi ro nợ công hiện nay là rất đáng lo ngại. Để kiểm soát chặt chẽ nợ công, nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, hạn chế rủi ro khủng hoảng nợ, bài viết đưa ra một số các gợi ý chính sách sau đây:

Thứ nhất, cần thay đổi cách tính nợ công. Việc tính toán nợ công cần được thực hiện nhất

quán theo thông lệ quốc tế, nghĩa là cần thiết phải xếp loại nợ doanh nghiệp nhà nước và bổ sung một phần số nợ đó vào nợ công, từ đó sẽ ngăn chặn những tác động tiêu cực từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đối với nợ công quốc gia. Dựa trên cách tính mới này chúng ta mới biết được chính xác con số nợ công Việt Nam và mức độ rủi ro mà nền kinh tế đang phải đối mặt.Thứ hai, kiểm soát các dự án đầu tư công và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Phân cấp đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải bằng vốn ngân sách trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề như hiện nay. Cụ thể, chính phủ cần xác định những lĩnh vực ưu tiên cho chi tiêu sử dụng nợ công như: kết cấu hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội, các doanh nghiệp nhà nước không vì mục đích thương mại. Tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc rà soát, đánh giá và loại bỏ những dự án không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí; tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đối với những dự án quan trọng, ưu tiên cao; đối với những dự án bổ sung mới, cần lựa chọn và có kế hoạch tài chính rõ ràng. Song song với việc phân bổ nguồn vốn, cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ thường xuyên các khoản vay nợ, bao gồm các khoản vay được chính phủ bảo lãnh và các khoản vay khác của doanh nghiệp nhà nước vì trong mọi trường hợp bất trắc, ngân sách nhà nước phải gánh chịu rủi ro

trong quá trình vay nợ; trong khi đó các chủ thể sử dụng trực tiếp vốn vay là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhà nước. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, việc vay nợ và sử dụng nợ phải được thực hiện theo nguyên tắc: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.

Thứ ba, cần tiếp tục tái cơ cấu nợ công. Tái cơ cấu nợ công ở đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước ngoài mà còn phải thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các khoản nợ dài hạn với lãi suất thấp nhằm giảm áp lực trả nợ, cân đối giữa kỳ hạn trả nợ và thời gian đầu tư. Thực hiện phương án tái cơ cấu đối với nợ gốc trái phiếu quốc tế, các khoản vay để cho vay lại, các khoản vay bảo lãnh đang gặp khó khăn. Tập trung cơ cấu lại nhà đầu tư theo hướng tăng nhà đầu tư có vốn dài hạn. Đối với trái phiếu chính phủ, cần phát triển những sản phẩm mới để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, xây dựng mức lãi suất hợp lý, chú trọng phát hành những trái phiếu có dài hạn nhằm giảm áp lực trả nợ và cân đối kỳ hạn trả nợ với thời gian đầu tư.

Thứ năm, chính phủ cần lập kế hoạch vay nợ cụ thể, rõ

(8)

ràng, gắn chặt với kế hoạch trả nợ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

Trước khi lập kế hoạch vay nợ cần xác định mục đích vay (vay để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại, tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), thời hạn vay, hình thức huy động và lãi suất thích hợp.

Kế hoạch vay nợ cần quy định rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, thời điểm vay, số vốn phân bổ từng giai đoạn để đảm bảo tiền vay được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, để đảm bảo năng lực trả nợ, kế hoạch vay nợ cần phải gắn liền với kế hoạch trả nợ, cần tính toán hợp lý cơ cấu kỳ hạn nợ và lãi suất. Hơn nữa, phải tính toán kỹ các trường hợp rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo an toàn tài chính của chính phủ.Thứ sáu, cần quản lý chi tiêu công hợp lý. Trong thời kỳ

khó khăn hiện nay, chính phủ cần phải cơ cấu lại các khoản chi tiêu công gồm chi thường xuyên và chi đầu tư theo hướng tiết kiệm đầu tư công. Đối với chi thường xuyên, cần giảm tối đa những khoản chi không cần thiết như: mua sắm tài sản cố định, chi hội nghị, hội thảo…

kết hợp với các biện pháp cắt giảm kinh phí. Đối với chi đầu tư, nhà nước nên đầu tư vào những dự án phát triển kinh tế xã hội trọng điểm, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào những dự án phù hợp nhằm huy động được nguồn vốn tích lũy, giảm áp lực vay nợ cho chính phủ, đồng thời tăng hiệu quả thông qua áp lực cạnh tranh.

Thứ bảy, cần ổn định và nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách, đảm bảo nguồn trả nợ. Dựa trên kế hoạch vay và trả nợ, chính phủ cần tính toán, thiết lập nguồn trả nợ ngay từ lúc đi vay. Đi đôi với việc thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp, việc thanh

tra, giám sát nhằm tránh thất thu thuế là yêu cầu thiết yếu.

Cần xây dựng căn cứ tính thuế chặt chẽ; theo dõi, quản lý các doanh nghiệp để tránh tình trạng đọng thuế; kiểm soát chặt chẽ nhằm phát hiện các trường hợp trốn thuế, buôn lậu, ghi hai giá trên hóa đơn tài chính.

Đồng thời, có thể xem xét tăng nguồn thu thông qua việc tăng thuế đối với các xa xỉ phẩm hay thuế ô nhiễm môi trường…

Cuối cùng, cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Hiện nay, với môi trường kinh tế vĩ mô kém bền vững theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng quốc tế, Việt Nam rất khó để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, từ đó gây khó khăn cho việc thu hút các nguồn vốn giá rẻ. Những diễn biến tiêu cực của nền kinh tế như sự gia tăng liên tục của nợ công, sự thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả của các tổng công ty nhà nước đã phần nào tác động làm lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn ở mức khá cao

SUMMARY

Vietnam's public debt - potential risks

Currently, public debt is a concern of all countries in the world, especially when the European debt crisis worsened and spread. With high public debt ratio and the unstable macro environment, Vietnam must step in the right direction in order to prevent risk of crisis, defend national debt safety. In addition to these external constraints, the potential risks should be recognized in time to manage debt effectively in a long time. The paper analyzes the current situation of Vietnam’s Public Debt today, the potential risks of public debt and give some policy recommendations to ensure the safety of the Vietnam’s Public Debt in the coming time.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Nguyễn Thị Lệ Huyền,

Đơn vị công tác: Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Tài chính - Kế toán Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính - Ngân hàng

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải:

Email: nguyenthilehuyen@tckt.edu.vn

xem tiếp trang 17

(9)

thống các giới hạn về rủi ro lãi suất và hướng dẫn về chấp nhận rủi ro là phương tiện để đạt được mục tiêu này. Do vậy để đánh giá chất lượng quản trị rủi ro lãi suất cần đánh giá trên những nội dung sau:

Thứ nhất, ngân hàng có hệ thống đo lường rủi ro lãi suất phù hợp với bản chất, phạm vi và mức độ phức tạp của ngân hàng và các hoạt động hay không.

Thứ hai, ngân hàng có thiết lập và kiểm soát được rủi ro lãi suất trong giới hạn cho phép hay không. Ví dụ, các giới hạn về rủi ro lãi suất có thể đặt ra với các chỉ tiêu như Bảng 1.

Nâng cao chất lượng ALM của NHTM là một trong những nội dung quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị kinh doanh của ngân hàng, giúp các ngân hàng đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận, tăng trưởng và mức độ rủi ro.

Trong đó không thể thiếu được việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM.

Bài viết đã tổng hợp các vấn đề chung về ALM của NHTM nhằm làm rõ các yếu tố cơ bản của quá trình ALM, mục tiêu và nội dung ALM của NHTM.

Từ đó, đưa ra quan điểm về chất lượng ALM cũng như xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM của NHTM.

Tác giả mong nhận được ý kiến trao đổi từ các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm về nội dung của bài viết. ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phan Thị Cúc, 2009,

Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông Vận tải.

2. Rudolf Duttweiler, Thanh Hằng (người dịch), 2010, Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, NXB Tổng hợp Thành phố HCM.

3. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2009, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, 2008, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

5. Peter Rose, 2011, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

6. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2010, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

7. Com Bkg, 2008, Commercial Banking,Asset Liability Management.

8. Anil Choudhary Amit Soni, 2009, Asset Liability Management.

với kỳ hạn ngắn. Vì vậy, việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết hiện nay để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong dài hạn.

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô phải được thực hiện đồng bộ giữa kiềm chế lạm phát, thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai và giảm thâm hụt ngân sách.

Nhìn chung, mặc dù các tỷ lệ về nợ công vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và cơ cấu nợ (bao gồm nợ nước ngoài và nợ trong nước) là khá tích cực nhưng những rủi ro tiềm ẩn vẫn tồn tại đe dọa đến tình trạng an toàn nợ công Việt Nam. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, những rủi ro này có thể đẩy Việt Nam vào vùng có nguy cơ khủng hoảng nợ. Do đó, việc tiếp theo trang 8

nhìn nhận chính xác những rủi ro từ nhiều khía cạnh để có những chính sách khắc phục và đối phó kịp thời là quan trọng và cần thiết. ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS.Tô Kim Ngọc (2012),

“Khủng hoảng nợ công tại một số nước liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cho Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2012

2. Nguyễn Đức Thành (2011), “Nợ công ở Việt Nam: Một số phân tích và thảo luận”, Hội thảo về Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015.

3. Bộ Tài chính, Bản tin nợ nước ngoài số 3, tháng 8/2014

4. Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011), “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Số 14.

5. Emanuele Baldacci , Manmohan Kumar (2010), “Fiscal Deficits, Public Debt, and Sovereign Bond Yields”, IMF Working Paper No.

10/184 .

6. Ugo Panizza (2008), “Domestic and external public debt in developing coutries”, United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việc quản lý của cơ quan quản lý vĩ mô đối với các NHTM thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, quy định, quy chế… và cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng giúp các

Nghị định 34/2018/NĐ- CP ra đời đã quy định chặt chẽ và có nhiều điểm mở về điều kiện doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ xem xét cấp bảo lãnh khi đáp ứng đủ các

Bên cạnh đó cần hoàn thiện quy định pháp luật về chứng khoán, trong đó xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ nhằm hỗ trợ

Bài viết này nhằm xây dựng danh mục các loại rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích mối quan hệ tác

Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định với khoản tiền lƣơng trên Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ

Khi phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất lương vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất phần lương phải trả Nợ TK 627: Phần

Song với việc sử dụng nghiệp vụ này của các NHTƯ cũng sẽ làm lạm phát trên toàn cầu diễn biến phức tạp hơn, bởi như đã đề cập ở trên, khi mà thị trường tài chính đã có sự hội nhập rất

Theo khoản 5 Điều 1 Quyết định số 618/QĐ-NHNN ngày 12/4/2016 của NHNN, bên cạnh vốn điều lệ được cấp, VAMC có thể sử dụng các nguồn sau đây: i Được xem xét, hợp tác với các tổ chức tài