• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG VÈ HOẠT ĐỘNG CHố VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THỰC TRẠNG VÈ HOẠT ĐỘNG CHố VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHố VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

• TRẦN THẾ HỆ

TÓM TẮT:

Bài viết nghiên cứu về thựctrạng về hoạt động chovay tiêu dùng (CVTD) tại cáccông ty tài chính (CTTC) ởViệtNam. Trêncơ sở đó, đềxuất các giải phápđể hoànthiện các quy định pháp luậtvề hoạt độngCVTD của các CTTC và thực hiệnpháp luật về hoạtđộng tín dụng CVTD tại các CTTC ơViệt Nam.

Từ khóa:chovay tiêu dùng,côngtytàichính, pháp luật.

1. Đặt vấnđề

Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam, hoạt động CVTD của CTTC đã góp phần quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt độngCVTD của các CTTC còn góp phần hạn chế, đẩy lùi vấn nạn "tín dụng đen"ở nước ta.

Hoạt động CVTD là lĩnh vực quan trọng nhất trongcác hoạt động kinh doanh mà các CTTC hướng đến và mong muốn phát triển nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt độngCVTD của các CTTC vẫnbộclộ nhiều hạn chế, bất cập, như:việc áp dụng lãi suất,phí trong cho vaytiêu dùng chưa phù hợp;

chưa minh bạchhóa trong hoạt động CVTD đối với khách hàng, nhiều lúc còn gian lận trong hoạt động;

hoạt động quảnlý nhà nước về CVTD chưa được quantâm nhiều dẫnđếnnhiềusaiphạm. Xuấtphát từ những bất cập trên, tác giả nghiên cứu: "Thực trạng về hoạtđộng cho vay tiêu dùngtại cáccông ty tài chính ở Việt Nam", trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện cácquyđịnh pháp luậtvề hoạt động CVTD của các CTTC và thực hiện pháp luật về hoạt độngtíndụngCVTD tại các CTTC ở Việt Nam.

2. Nộidung

2.1. Thực trạng về hoạt độngcho vaytiêu dùng tại các công ty tài chính ở Việt Nam

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh diễnbiến

phức tạp, thunhập của người dân chịu nhiều ảnh hưởng khiến nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm sút.

Tuy nhiên tại ViệtNam,nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP vẫnđạt 2,91%

và thuộc nhómcaohàngđầutrênthế giới. Kéotheo đó,thị trường tiêu dùng của Việt Nam tiếp tụctăng trưởng dương. Trong cơ cấu nền kinh tếViệt Nam hiện nay, ngành côngnghiệp vàdịch vụ (bao gồm nhucầutiêu dùng) tương đương nhau. Năm 2020, trongđà tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâmnghiệp vàthủy sản tăng 2,68%, đónggóp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nềnkinhtế; khu vực công nghiệp và xâydựngtăng 3,98%, đónggóp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Động lực chính của tăngtrưởngkinhtế năm naytiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chếtạo và các ngànhdịch vụ thị trường (bán buônvàbánlẻ, hoạt động tài chính, ngânhàngvà bảo hiểm,...).Như vậy, thị trường tài chính tiêudùng và dịch vụtiêudùng đã và sẽ chắc chắn đóng vaitrò quan trọng trong nền kinh tế.1

Hai nhóm chủ thể chính cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng gồm các ngân hàng thương mại và cácCTTC. Thông thường, cácngân hàng sê có mức lãi suất cho vay thấp,nhưng thủtục giấy tờ và thời gianphê duyệtkhoản vayphứctạp và lâu hơn CTTC. Trong khi đó, cácCTTC có thủ tục vay,bộ hồ sơ giấy tờ đơn giản,gọn nhẹ hơn, đikèmlà mức

(2)

LUẬT

lãi suấtcaohơn so với mức của các ngân hàng. Ví dụ, đối với mức lãi suất mua hàng trả góp, trong khi các ngân hàngthươngmạicó mứclãi suất trung bình dao động từ 10đến 25%/năm thìmứclãi suất củaCTTCtừ55%đến trên 84%/năm.2

Gần đây, các hành vi xâm phạm quyềnlợi của ngườivay tiêu dùngcó xu hướng tăngcả về quy mô vàmức độ phức tạp có khả năng gây ảnh hưởng, thậm chí lànghiêm trọng tới quyền lợi của người vaytiêudùng.3

Thông tưsố 18 ngày04 tháng 11 năm2019/TT- NHNN sửađổi, bổ sung một số điềucủa Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 củaThống đốc NgânhàngNhà nước Việt Nam quy định vềhoạt độngCVTD của CTTC đã khắc phục những hạn chế, bất cập về hoạt động CVTD của Thông tư 43/2016,tuy nhiên, thực trạng hoạt động CVTD của cácCTTC vẫn hiện nay còn một số bất cậpnhư:

Thứnhất, tranh chấp về cácnội dung tronghọp đồng CVTD như lãi suất, phí, thời hạn trả nợ,...

trong hoạt động CVTDtại các CTTC.

Nhiều khiếu nại của người vay tiêu dùng cho rằng, tại thờiđiểm ký kết họp đồng vay tiêu dùng, nhân viên của các CTTC thường viện các lý do về thời gian, sếpgọi có việc nên kýgấp, lợi dụng khung thời gian gần cuối ngày để tranh thủ giải ngân... để hối thúc người tiêu dùng nhanh chóng kýmàítđểngười vay tiêudùng đọc,nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồngnên các nội dungvềlãisuấtvay, các khoản phí và phạt trả nợ trướchạn không đúng vớitư vấncủa nhân viênkhi tư vấn cho kháchhàng.

Sau khi ký kết hợp đồng CVTD,nhân viên từ chối ịiao bản hợp đồng gốc để người tiêu dùng lưugiữ loặc không cho phép người vaytiêu dùng sao chụp rợpđồng. Trong những trường hợp này, nhân viên ưvấn thường lấy lý do phải chuyểnhợp đồng về công ty để lấy dấu, hẹn sẽ chuyển theo đường bưu diện cho người tiêu dùng sau.Khi người vaykhông có hợp đồngthì không có cơsở để thực hiện và buộc theoýcủa các CTTC.

Thứ hai, CTTC không ghi nhận, không giải quyết, kéo dài thời gian giải quyết yêu cầu của Ihách hàng vay tiêu dùng.

Khi cótranhchấp phát sinh, người vaytiêudùng gặp nhiều khó khăn ưong quá trình phảnánhvàlàm Ỉiệc với các CTTC. Ví dụ, việc gọi điệntới tổng đài iệnthoại của công ty thường tốn nhiều tiềncước, 'ảlời của nhânviên dài dòng, khó hiểu; nhânviên tổng đài không ghi nhận nội dungkhiếu nại,dẫn tới,

khi lần saugọi lại, người vay tiêu dùng mất thêm thời gianđể trình bày vụ việc,...Nhiều trường hợp người tiêu dùng không thể chứng minh được thời điểm gửi khiếu nại tới công tytài chínhdo hình thức liên lạc quađiện thoại không được ghi nhận đầy đủ.

Thứba, có những hành vi đedọa,quấyrối người tiêudùng khi nhắc, thu hồi nợ.

Tại thị trường tài chínhtiêudùng Việt Namtrong những năm gần đây cũng đang ghi nhận số lượng lớnkhiếu nạicủa người vaytiêudùngliên quan đến hànhvi thuhồinợ của các bên liên quan, phổ biến là việc người đi vay,bạn bè, người thâncủa người đi vay liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn có nội dungđe dọa,quấy rối, làm phiền đểbuộcngười vay tiêu dùngphải trả nợ. Các hành vi nêutrênđều được xemlà códấu hiệu viphạm pháp luật về bảo vệ quyền lợingườivay tiêu dùng.

Thứ tư, thông quacác gói lãi suất ưu đãi, thậm chí gói dịch vụ cho vay tiêu dùng 0% lãisuất.

Thời gian gần đây, cácđơnvị cho vaykếthợp với các đơnvịbán hàngtriểnkhai loại hình cho vay mới, trong đó, cónhiềuưu điểm CVTD, nhưng đồng thời cũngtiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như người tiêu dùngkhông được cảnh báo, cung cấp đầy đủ thông tin. Cụthể, khi có nhu cầu mua sắmhànghóa, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ được nhân viên giới thiệu gói tài chính hỗ trợ0% lãi suất, người tiêu dùng chỉ phải trảgóp tiềngốc hàngtháng. Trongtình huống đó, nếu người tiêu dùng không nhận định đầy đủ về tổng giá trị khoảnvay, về các điều kiện đi kèm khi vay và chỉtập trung vào mức tiềntrảgóphàng tháng (thường là không lớn) thìrất dễ đi đến quyết định vay tiền để mua sắm. Với những trường hợp này, thường chỉ khi xảy ratranh chấp, người tiêu dùng mới nhận thấy những bấtcập hoặc sự không phù hợp của khoản vay với năng lực tài chínhcủa bản thân. Thực tế cho thấy, giao dịch tài chính là mộthoạt động bao gồmnhiềunội dung phức tạp,có tính chuyên môn cao. Để giám sát và quản lý giao dịchnày, hợp đồng cho vaylàtàiliệuquan trọng để xác định trách nhiệm của các bên, cũng nhưlà bằng chứngđể bảo vệquyềnlợingườivay tiêu dùng.

2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại cáccông ty tài chính ViệtNam

Theo quy luật, khi kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng, hoạt động đi vay để phục vụ tiêu dùng của người dân cũng tăng, phù hợp với xu thế chuyển dịchtừ mô hình tăng trưởng dựa vào chi tiêuChính phủ và đầu tư sang dựa vào tiêu dùng tưnhân.Trong nhữngnămqua, hoạtđộng CVTD tạiViệt Nam phát SỐ 12-Tháng 5/2021 23

(3)

triểnkhá mạnh,với sựtham gia tích cựccủanhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là các CTTC. Để hoạt động CVTD tại các CTTC đạt hiệu quả cao hơn nữa, cầncó những giải phápsau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về CỈTD tại cácCTTC.

Với sự ra đời của Thông tưsố 43/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tưsố 18ngày 04 tháng 11 năm 2019/TT-NHNNvề hoạtđộng CVTD của các CTTChiện đã có mộtkhung pháp lýriêng, tạo môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường tàichính tiêu dùng ởViệt Nam. Tuynhiên, hành lang pháp lý ve CVTD vẫn chưađủ vì thịtrường vẫn đang tronggiai đoạn phát triển và có thể sẽ còntiếp tục phát sinh vấn đề mới, pháp luật Việt Nam cần bổ sung dần vàkhắc phục dần các tồn tại ấyđể thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vữnghon. Đặc biệt, về lâu về dài cần xem xét loại CTTC rakhỏi Luật Các tổ chức tín dụng, để khôngphải áp dụng các điều kiện, chế tài ngặt nghèonhư đốivới các tổ chức tín dụng. Từ đó, các CTTC có “đất” riêng để phát triển, đảm bảoquyền tự chủ trong kinh doanh.

Ngoài ra, sovớingân hàng thương mại,CTTCbị hạn chếmộtsốdịch vụ vàđiều kiện nênphải cạnh tranh vớingân hàngthương mại khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, trong cơ cấu huy động vốn củaCTTC có sự tồn tại của các nguồn vốn có kỳhạn khác nhau.

Quyđịnhnàytạo ra khe hở khi tiếnhành hoạt động cấp tín dụng CTTC cóthể sử dụngcác khoản vốn huy động ngắn hạnđể cho vay trung và dàihạn, dẫn tới sự thiếu an toàn vàvững bền tronghoạt động kinh doanh của CTTC, ảnhhưởng xấutới toànbộ hệ thống các tổ chức tín dụng. Pháp luật cần có những quyđịnh đồng bộ để khắc phục vướngmắc trên,tạo rasựthống nhấtcho các CTTC khi thực thi.

Thử hai, hoàn thiện quy định pháp luật về lãi suất tronghoạt động CVTD tại các CTTC.

Lãi suấttiêu dùng của chúng tađang ở mứckhá cao. Đặc biệt là lãi suấttiêu dùng củaCTTC đang ở mứckhá cao sovới ngânhàngthương mại. Theo thông lệ chung củatấtcả các nền kinh tế, cho vay tiêudùng bao giờ cũngcó nhiều rủiro hơn tất cả các lĩnh vực cho vay khác cho nên lãi suất cao hơnlà điềubình thường.

Theo quy địnhcủaLuật Các Tổ chức tín dụng và cácquy địnhcó liên quan củaNgân hàng Nhànước Việt Nam đã ban hànhquy định về hoạt động cho vay củatổ chức tín dụng,chi nhánhngân hàngnước

ngoài đối vớikhách hàng (Thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016)và quy định cho vaytiêu dùng của công ty tàichính (Thông tư số 43/2016/

TT-NHNN ngày 30/12/2016), trong đó có các quy định tại Khoản 1,Điều 13 Thông tưsố39/2016/TT- NHNNtổ chứctín dụngvàkháchhàng thỏathuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy địnhvềlãisuất. Lãi suất cho vaytiêu dùngcủa CTTC thực hiện theo quy địnhcủaNgân hàng Nhànước ViệtNam vềhoạt động chovaycủa tổ chức tíndụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài đối với khách hàng được quy định tạiKhoản1, Điều 9 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam nên quy địnhmức lãi suất tốiđa và phí trong hoạtđộng cho vay tiêudùng tại các CTTC, tránh việc CTTC tùy tiệnquy định lãi suất vàphí khi CVTD. Banhành quy địnhvề khung lãi suất CVTD áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống, trong từng thời kỳ, bao gồm mứclãisuất cho vay cao nhất, mức lãisuất cho vaythấp nhất đối với từng sản phẩm CVTD và được quyền thỏa thuậnlãi suất với từng đối tượngkháchhàng.

Thứ ba, cần có sự quản lý nhà nước chặtchẽ hơn nữađối với hoạt động CVTDcủacác CTTC.

Songsong vớiviệc hoànthiện các quy định pháp luật về hoạtđộng CVTD tại cácCTTC, cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước trong hoạt động CVTD nói chung và tại các CTTC nói riêng thông qua hoạt động cấp phép thành lập và hoạtđộng, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động của các công ty tài chính. Cùng với đó, cầncó cácquy địnhvềchếtài nghiêm khắc để xử lý đốivới các CTTC vi phạm về hoạt động CVTD nhằm bảo vệ hài hòa lợi ích các bên trong hoạt động CVTD.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật cần theo định hướng bảo đảm quyền lợi của các bên trongquan hệCVTD.

Đe nâng cao hiệu quả hoạt động vàbảo đảm an toàn minh bạch trong quá trình kinh doanh, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế thì pháp luật về hoạt động CVTD trong hoạt động cho vay của CTTC ởViệtNam cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo những tiêu chícơ bản sau:

Một là, pháp luậtcần đề caotính độc lập, tựchủ, tự do thỏa thuận và tựchịu trách nhiệm về các quyết

(4)

LUẬT

địnhcủamỗi chủ thể khitham gia giaokết hợp đồng tíndụng. Pháp luật về hoạt động CVTD trong hoạt động cho vaycủaCTTCphảiđảmbảotính đồng bộ với các vãn bản pháp luật khác liên quanvà phải được đặt trong tínhhệ thống hóacủahệ thống pháp luật trên nền tảng chung là Bộ luật Dân sự vàcác quy địnhpháp luật ngân hàng.

Hai là, pháp luật về hoạt độngCVTD cần sửa đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế về CVTD. Việc sửa đổi pháp luậtvềhoạt độngCVTD theo thông lệ quốc tế là yếu tố tất yếu để đảm bảo yêucầu hội nhập, cạnh tranh, tránh nguy cơtụt hậu.

Ba là, hoànthiện pháp luật về hợp đồng cho vay tiêudùng tại Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên vay và cả bên cho vay, nângcao ý thức của các bên chủ thể trong việc tôn trọng quyềnvàlợi íchhợp pháp của nhau và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Từ đó, thúc đẩy phát triển vữngchắc hoạt động CVTD,hạn chế những rủi ro không đángcó trong hoạtđộng CVTD.

3. Kết luận

Trong những năm qua, hoạt động CVTD tại ViệtNam phát triểnkhá mạnh,với sự tham giatích cực của nhiều tổchứctín dụng trong đó có sự tham gia của các CTTCngày càngnhiều. Dù cònở mức khiêm tốn, nhưng tổngdư nợ tín dụng tiêu dùng và tỷ trọng tín dụng CVTD so vớitổng tín dụngđối với nền kinh tế tăng mạnh trong những năm qua.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của các CTTC về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, làmtăng khả năng tiếpcận tài chính, góp phầnkíchthích tiêu dùng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. CVTD là một lĩnh vực đầy tiềm năngmà các ngânhàng,cũngnhư các CTTC đang hướng đến. Tuynhiên, do thời gian phát triển chưa đượclâu,hoạtđộngCVTD tạiViệt Namthờigianqua đã bộc lộ mộtsốvấnđề cần phải điều chỉnh, khắcphục. Vì vậy,pháp luật với vaitrò điều chỉnhcác quan hệxã hội và mang tính dự báo trước, cầncó những quy địnhtạo hành langpháplý antoàn cho thị trường CVTD ở ViệtNam«

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1 Môi trường đô thị (2021). Cho vay tiêu dùng - Xu hướng tất yếu trong năm 2021. <https://www.moitruongvadothi.

vn/kinh-te-moi-truong/tai-chinh-thi-truong/cho-vay-tieu-dung-xu-huong-tat-yeu-trong-nam-2021 -a81231 ,html>

2 Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, <https://vcca.gov.vn>

3 Bộ Công Thương (2017). Báo cáo từ Cục Cạnh ưanh và Bảo vệ người tiêu dùng.

TÀI LIỆUTHAMKHẢO:

1. Quốc hội (2010). Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Quốc hội (2010). Luật Các tổ chức tin dụng được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay cùa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng cùa Công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30/12/2016.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019). Thông tư so 18/2019/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 04/11/2019.

6. Môi trường đô thị (2021). Cho vay tiêu dùng - Xu hướng tất yếu trong năm 2021. . vn/kinh-te-moi-truong/tai-chinh-thi-truong/cho-vay-tieu-dung-xu-huong-tat-yeu-trong-nam-202l-a81231.html

https://www.moitruongvadothi

7. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (2021). https://vcca.gov.vn

8. Nguyễn Thị Phương Thảo (2020). Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh. Tạp chí Công Thương, số 10, tháng 5/2020.

9. Nhuệ Man (2017). Nguồn vốn của công ty tài chính tiêu dùng từ đâu? https://vietnamfinance.vn. 10. Bộ Công Thương (2017). Bảo cảo từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

SỐ 12-Tháng 5/2021 25

(5)

Ngày nhận bài: 8/3/2021

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 8/4/2021 Ngày chấp nhậnđăng bài: 20/4/2021

Thôngtin tác giả:

ThS. TRẦN THẾ HỆ

Trường Đại học Luật, Đại học Huế

THE CURRENT CONSUMER LENDING ACTIVITIES OF FINANCIAL COMPANIES IN VIETNAM

• Master. TRAN THE HE University of Law, Hue University

ABSTRACT:

This paper examines the current consumer lending activities of financial companies in Vietnam. Based on the paper’s findings, some solutions are proposed to enhance the effectiveness of legalregualtionson consumer lending activities offinancial companies andstrengthen the law complianceat financial companies in Vietnam.

Keywords: consumer loans, finance companies, law.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Siêu thị Quế Lâm vừa được thành lập vào đầu năm 2017, hiện nay thì siêu thị Quế Lâm là một trong những siêu thị có chất lượng thực phẩm hữu cơ rất tốt và những thực phẩm

Mặc dù, dư nợ không tăng cao, tốc độ tăng trưởng cũng 2017 tăng đáng kể so với năm 2015, số lượng khách hàng vẫn tăng lên điều này chứng tỏ sự thành công của VIB

Thang đo mô hình TRA sẽ được dùng để đo lường nhận thức của khách hàng đối với các thuộc tính của dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á Huế, đo lường vai trò

Các ngân hàng hiện nay đang chạy đua nâng cấp liên tục, với những động thái tích cực hướng vào các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh như: Gia tăng quy mô vốn,

Với vai trò này tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội - cơ sở khách quan để hình thành chức năng

Đầu tiên, sự sẵn sàng về công nghệ (bao gồm: sự lạc quan, sự đổi mới, sự khó chịu, sự bất an) được giả định là tiền đề của cả sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng

Các nhân viên làm việc trong ngân hàng được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong việc quản lý vốn tín dụng cũng như trong các hoạt động của tín

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định ảnh hưởng của thông tin minh bạch, kiến thức về thực phẩm hữu cơ đến thái độ, niềm tin của người tiêu dùng, từ đó