• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN

2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH vận tải Duy Anh Ngọc

2.2.2. Đánh giá hiệu quả tuyển dụng qua các chỉ số KPI tuyển dụng

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hòa

- Ý thức tập thể, thái độ làm việc.

- Tính tự giác, chủ động trong công việc.

- Tính nhạy bén trong công việc.

Như vậy, có thể thấy công tác thử việc đối với nhân viên mới rất được công ty chú trọng bởi qua quá trình này, năng lực thực sự của ứng viên được bộc lộ rõ ràng đồng thời cho thấy mức độ phù hợp giữa họ với công việc giúp công ty đánh giá được chính xác và đưa ra quyết định có tuyển dụng chính thức nhân viên đó hay không. Còn các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ do trình độ tay nghề kém, sức khỏe yếu, vi phạm nội quy,...thì công ty sẽ gửi thư cảm ơn và kèm theo lương thử việc.

Sở dĩ có trường hợp này là vì số hồ sơ được nộp vào công ty qua các năm sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên nghỉ việc và phụ thuộc vào số lượng xe mà công ty nhập vào. Trong 3 năm qua thì ta có thể thấy được tổng số hồ sơ năm 2015 là cao nhất bởi vì trong năm 2015 số lượng xe mà công ty nhập vào nhiều nên cần tuyển nhiều vị trí nhân viên lái xe, công ty vừa mới thành lập được 1 năm nên các chính sách quản lý còn non yếu và chưa đáp ứng được các chế độ đãi ngộ cho nhân viên nên số lượng nhân viên nghỉ việc cũng nhiều. Ngược lại, khi công ty đi vào ổn định thì số lượng nhân viên nghỉ việc sẽ giảm xuống và số lượng nhân viên mà công ty tuyển dụng của năm đó cũng giảm xuống.

Đối với năm 2016, trong năm này số lượng hồ sơ mà công ty nhận được đã giảm xuống còn 104 bộ hồ sơ. Đến năm 2017 số lượng hồ sơ tăng lên 132 bộ, cao hơn 28 bộ hồ sơ so với năm 2016. Trong năm 2017, công ty cũng có nhập thêm xe về nhưng không cao đột biến như năm 2015.

Do đặc thù người lao động của công ty đa số là nhân viên lái xe và họ đều là lao động phổ thông nên cách thức ký hợp đồng với họ thường là 3 tháng – 3 tháng – không thời hạn. Trong lần ký hợp đồng đầu tiên là 3 tháng xét thấy người lao động có biểu hiện tốt thì sẽ cân nhắc ký hợp đồng những lần tiếp theo. Còn nếu xét thấy người lao động không tốt, không đáp ứng được các yêu cầu mà công ty đặt ra thì sẽ chấm dứt hợp đồng với họ. Bởi vì thời hạn ký hợp đồng quá ngắn, cùng với suy nghĩ ngành nghề lái taxi là không ổn định cho nên số lượng nhân viên nghỉ việc qua các năm luôn cao dẫn đến số lượng hồ sơ ứng tuyển qua các năm cao.

Tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên

Bảng 2.5. Tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên từ năm 2015-2017 Năm Tổng hồ sơ mong

muốn ( Bộ )

Tổng số hồ sơ nhận được ( Bộ )

Tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên (%)

2015 140 163 116.43

2016 80 104 130

2017 106 132 124.53

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự

Đại học kinh tế Huế

Về cơ bản thì tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên là đạt yêu cầu. Tổng số hồ sơ nhận được qua 3 năm 2015-2017 đều cao hơn tổng số hồ sơ mong muốn cho nên tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên đều cao hơn 100%. Trong năm 2015, số hồ sơ mong muốn cao nhất trong 3 năm nhưng tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên lại ở mức thấp nhất (116.43%), tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên cũng vượt mức yêu cầu. Trong năm 2016, tuy tổng số hồ sơ mong muốn thấp nhất (80 bộ hồ sơ) nhưng tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên lại cao nhất (130%). Cuối cùng đến năm 2017 tổng số hồ sơ mong muốn là 106 bộ hồ sơ, thấp hơn nhiều so với năm 2015 nhưng tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên lại cao hơn năm 2015 (124.53%).

Tỷ lệ ứng cử viên đạt yêu cầu

Bảng 2.6. Tỷ lệ ứng cử viên đạt yêu cầu từ năm 2015-2017 Năm Tổng số hồ sơ nhận

được ( Bộ )

Số lượng ứng viên đạt yêu cầu( Bộ )

Tỷ lệ ứng cử viên đạt yêu cầu (%)

2015 163 140 85.89

2016 104 80 76.92

2017 132 106 80.30

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Bởi vì số lượng hồ sơ nhận được không quá cao so với số lượng hồ sơ mong muốn cho nên trong 3 năm qua, các cán bộ tuyển dụng luôn sàng lọc để tìm ra số hồ sơ đạt yêu cầu bằng với mức số hồ sơ mong muốn của công ty. Trong năm 2015, tỷ lệ ứng viên đạt mức 85.89% cao nhất so với 2 năm tiếp theo do trong năm này công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, cần nhiều lao động nên các hoạt động tuyển dụng chưa được thắt chặt, hơn nữa các cán bộ tuyển dụng lúc này chưa có nhiều kinh nghiệm tuyển dụng cho nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong công tác tuyển dụng.

Năm 2016, nhu cầu tuyển dụng của công ty giảm xuống, các cán bộ tuyển dụng đã có kinh nghiệm nhiều hơn và lượng hồ sơ nhận được nhiều hơn so với mức yêu cầu cho

Đại học kinh tế Huế

nên công tác tuyển dụng được thực thực hiện một cách chặt chẽ hơn làm cho tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu thấp xuống, đạt 76.92% thấp nhất trong ba năm.

Đến năm 2017, tổng số hồ sơ nhận được lúc này là 132 bộ, cao hơn năm 2016 và tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu cũng cao hơn năm 2016, đạt mức 80.30%.

Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng:

Bảng 2.7. Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng từ năm 2015-2017 Năm Thời gian tuyển

dụng thực tế (Ngày)

Thời gian tuyển dụng mong muốn(Ngày)

Chỉ số hoàn thành thời gian tuyểndụng

2015 36 20 0.56

2016 24 16 0.67

2017 28 20 0.71

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Các nhà tuyển dụng nào cũng luôn mong muốn rút ngắn thời gian tuyển dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng trong thực tế thì sẽ có những yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động làm cho thời gian bị kéo dài ra. Trong 3 năm qua, thời gian tuyển dụng thực tế luôn ở mức cao hơn so với thời gian tuyển dụng mong muốn cho nên chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng đều nhỏ hơn 1. Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng qua 3 năm có tăng lên, tuy tăng lên không nhiều nhưng qua đó cũng thể hiện được các nhà tuyển dụng đã biết cách rút ngắn được thời gian tuyển dụng. Trong năm 2015, thời gian tuyển dụng thực tế là 36 ngày trong khi đó thời gian tuyển dụng mong muốn là 20 ngày cho nên chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng ở mức 0.56. Trong năm 2016, do nhu cầu tuyển dụng thấp hơn năm 2015 nên thời gian tuyển dụng mong muốn và thực tế thấp hơn nhiều so với năm 2015, tuy nhiên chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng trong năm này ở mức 0.67 cao hơn so với năm 2015. Cuối cùng, trong năm 2017 có chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng cao nhất trong 3 năm do năm này các cán bộ tuyển dụng đã rút kinh nghiệm từ các năm trước cho nên thời gian tuyển dụng thực tế không quá cao so với mức mong muốn.

Đại học kinh tế Huế

Chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên:

Bảng 2.8. Chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên từ năm 2015-2017

Năm Ngân sách tuyển dụng (Triệu đồng)

Số nhân viên mới vào làm việc

(Người)

Chi phí tuyển dụng bình quân cho một nhân viên

mới (Triệu đồng/ Người)

2015 30 140 0.21

2016 14 80 0.18

2017 18 106 0.17

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Ngân sách tuyển dụng hay tổng chi phí tuyển dụng trong năm là tổng số tiền được dùng để phục vụ cho tất cả các đợt tuyển dụng trong năm. Ngân sách tuyển dụng bao gồm chi phí quảng cáo trên các kênh tuyển dụng, chi phí dùng cho hội đồng tuyển dụng, chi phí đi lại, điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí dành cho các hoạt động hội chợ việc làm...

Ngân sách dành cho hoạt động tuyển dụng mỗi năm tại công ty rất thấp một phần chi phí cho người tuyển dụng đã nằm trong quy định về bảng lương thưởng trước đó nên đã giảm đi lượng chi phí đáng kể, một phần cũng nhờ có các hoạch định chi tiết và kỹ lưỡng mà hiệu quả sử dụng ngân sách dành cho tuyển dụng mỗi năm đều có những thay đổi theo chiều hướng tốt.

Trong năm 2015, công ty sử dụng 30triệu đồng cho hoạt động tuyển dụng và tuyển được 140 nhân viên vào làm việc, chi phí trung bình để tuyển một nhân viên mới lúc này vào khoảng 0.21triệu đồng/người.

Đến năm 2016, ngân sách tuyển dụng giảm xuống mức 14triệu đồng, số nhân viên tuyển được là 80 người và đã giảm xuống 60 người so với thời điểm năm 2015, do đó, khi tính chi phí trung bình để tuyển một nhân viên lúc này 0.18 triệu đồng/người.

Đại học kinh tế Huế

Đến năm 2017, ngân sách tuyển dụng tăng lên mức 18 triệu đồng, số nhân viên tuyển được trong năm là 106 người và đã tăng lên 26người so với thời điểm năm 2016.

Chi phí trung bình tuyển một nhân viên lúc này là 0.17 triệu đồng/ người, thấp hơn so với hai năm trước.

Từ những con số trên, có thể thấy rằng, ngân sách tuyển dụng tại công ty đã được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Chi phí tuyển dụng bình quân cho một người đang có xu hướng giảm dần phần nào thể hiện rõ nét được việc chi phí tuyển dụng đã được hoạch định và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Những chi phí sử dụng cho tuyển dụng được xem xét và hạn chế những khoản không cần thiết để giảm chi phí bỏ ra cho quá trình tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng của công ty chi ra rất thấp và ít quan tâm đến các chi phí liên quan đến vấn đề tuyển dụng vì một số chi phí được nằm trong chế độ lương thưởng cũng như hạn chế trong khoản chi phí tuyển dụng.

Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng:

Bảng 2.9. Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng từ năm 2015-2017

Năm

Tổng số nhân viên ký hợp đồng chính

thức (Người)

Nhu cầu tuyển dụng (Người)

Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển (%)

2015 113 130 86.92

2016 59 70 84.29

2017 90 90 100

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Từ bảng kết quả có thể thấy được rằng, vào năm 2015, số nhân viên được chính thức ký hợp đồng là 113 người và vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng là 17 người. Lúc này, số lượng nhân viên được tuyển vào chính thức cũng đáp ứng được tới 86.92% nhu cầu tuyển dụng.

Đại học kinh tế Huế

Đến năm 2016, số nhân viên chính thức ký hợp đồng là 59 người và cũng chưa đảm bảo được nhu cầu tuyển dụng trong năm, thấp hơn 11 người so với nhu cầu tuyển dụng, đáp ứng được 84.29% nhu cầu tuyển dụng. Và đến năm 2017, số nhân viên chính thức ký hợp đồng là 90 người, bằng với nhu cầu tuyển dụng trong năm cho nên mức độ đáp ứng đạt 100% so với nhu cầu tuyển dụng. Việc đảm bảo được nhu cầu tuyển dụng này là do công ty tuyển trong giai đoạn cần lao động và công ty đang có xu hướng tuyển đủ nhân viên nhằm đạt được chỉ tiêu đề ra từ ban đầu không làm thiếu hụt nhân sự của công ty. Tuy nhiên, đối với công ty thì nhân viên chính thức ký hợp đồng là nhân viên mới được vào biên chế của công ty sau một tháng thử việc, sẽ hưởng lương cơ bản và thưởng như nhân viên cũ tại công ty. Công ty luôn nắm bắt nhu cầu, tâm lý của nhân viên, luôn tôn trọng quyết định nghỉ việc từ phía nhân viên và cố gắng giải quyết nhanh, dứt điểm cho nhân viên đó để được nghỉ việc mà không có sự ràng buộc pháp lý nào giữa hai bên. Và ngược lại, khi có quyết định cho thôi việc thì nhân viên buộc nghỉ việc trong 30 ngày kể từ ngày viết đơn xin thôi việc, giải quyết và thanh toán tiền lương trong thời điểm đó. Vì vậy, đó cũng là ưu điểm mà công ty áp dụng nhằm thu hút và giữ chân được nhân viên cho công ty.

Tỷ lệ nghỉ việc trong ứng viên mới tuyển :

Bảng 2.10. Tỷ lệ nghỉ việc trong ứng viên mới tuyển từ năm 2015-2017

Năm

Tổng số tuyển mới nghỉ việc

(Người)

Tổng số nhân viên mới tuyển

(Người)

Tỷ lệ nghỉ việc trong ứng viên mới tuyển (%)

2015 27 140 19.29

2016 21 80 26.25

2017 16 106 15.09

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nghỉ việc của những ứng viên mới tuyển là khác nhau vì những lý do khách qua và chủ quan khác nhau. Nhưng chủ yếu là do trong quá trình thử

Đại học kinh tế Huế

việc họ cảm thấy công việc có nhiều áp lực và họ không hợp với công việc cho nên đã bỏ việc để đi tìm công việc khác thích hợp hơn. Năm 2015 số ứng viên mới tuyển nghỉ việc là 27 người, chiếm 19.29% trong tổng số nhân viên mới tuyển. Năm 2016 số ứng viên mới tuyển nghỉ việc là 21 người, giảm 6 người so với năm 2015, tuy nhiên số nhân viên mới tuyển trong năm này là 80 người ít hơn nhiều so với năm 2015 nên tỷ lệ tăng lên là 26.25%. Năm 2017 số ứng viên mới tuyển nghỉ việc thấp hơn nhiều so với 2 năm qua, trong năm này số ứng viên mới tuyển nghỉ việc là 16 người chiếm 15.09% trong tổng số ứng viên mới tuyển.