• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của khách hàng về chính sách Marketing – mix của công ty thông

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MARKETING –MIX CHO SẢN PHẨM

2.4. Phân tích chính sách Marketing- mix của công ty

2.4.5. Đánh giá của khách hàng về chính sách Marketing – mix của công ty thông

2.4.5.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Để nghiên cứu rõ hơn các chính sách Marketing – mix của Công ty TNHH CCS MUKDAHAN đối với sản phẩm nước uống tinh khiết, tôi tiến hành điều tra ý kiến khách hàng. Trong 135 phiếu khảo sát được phát ra, có 124 phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích thông qua phần mềm SPSS 25.0

Khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty có đặc điểm như sau:

 Về giới tính:

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Biểu đồ 1: Phân loại đối tượng điều tra theo giới tính.

Theo kết quả điều tra: Trong tất cả các khách hàng tham gia khảo sát thì có 63 người tham gia khảo sát là khách hàng nam chiếm 50.81 % và 61 người tham gia khảo sát là nữ chiếm 49.19 %. Qua khảo sát thì cho thấy số lượng khách hàng nam và nữ sử dụng sản phẩm là không quá chênh lệch.

 Độ tuổi:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Biểu đồ 2 : Phân loại đối tượng điều tra theo độ tuổi.

Theo kết quả cho thấy, khách hàng có độ tuổi từ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 29,3%; khách hàng có tuổi từ 25-35 tuổi và từ 35-50 tuổi có tỷ lệ tham gia khảo sát bằng nhau là 28,23% và khách hàng chiếm tỷ lệ thấp nhất là độ tuổi từ 18- 25 tuổi chiếm 14.52%. Có thể cho thấy rằng tỷ lệ khách hàng có độ tuổi trên 50 tuổi và các khách hàng có độ tuổi từ 25 đến 50 là phần lớn.

 Nghề nghiệp:

( Nguồn: kết quả xử lí số liệu spss)

Biểu đồ 3 :Phân loại đối tượng điều tra theo nghề nghiệp.

Qua kết quả cho thấy, đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty phần lớn là công nhân viên chức với 37 người chiếm tỷ lệ 29.84%, đối tượng khách hàng là kinh doanh buôn bán chiếm tỷ lệ 26.61% và có 19.35% khách hàng là học sinh, sinh viên;

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghề nghiệp khác chiếm 24.19%. Vậy, khách hàng phần lớn của công ty là công nhân, viên chức.

 Thu nhập.

( Nguồn: kết quả xử lí số liệu spss)

Biểu đồ 4 : Phân loại đối tượng điều tra theo thu nhập.

Theo kết quả thì khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của công ty là các khách hàng có mức thu nhập cao hơn mức bình thường. Trong đó, có 38 người có mức thu nhập từ 5-10 triệu với tỷ lệ 30.65%; 34 người có mức thu nhập trên 10 chiếm 27.42%; 36 người có mức thu nhập từ 1-5 triệu chiếm 20.03%; và một số ít khách hàng là 16 người có mức thu nhập dưới 1 triệu chiếm 12.9%.

 Thời gian sử dụng sản phẩm.

(Nguồn: kết quả xử lí spss)

Biểu đồ 5 : Phân loại đối tượng điều tra theo thời gian sử dụng sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua biểu đồ cho thấy, đa số khách hàng sử dụng sản phẩm là từ 6 tháng đến 1 năm chiếm 36.29%(45 người) ; tỷ lệ khách hàng sử dụng trên 3 năm chỉ chiếm 14.52% và số còn lại là khách là thời gian sử dụng từ 1-2 năm chiếm 20.97%; từ 2-3 năm chiếm 28.23%. Điều này cũng dễ hiểu bởi công ty đi vào hoạt động chưa lâu như các đối thủ cạnh tranh khác nên việc khách hàng biết tới sản phẩm của công ty là chưa nhiều.

 Nguồn thông tin biết đến sản phẩm.

(Nguồn: kết quả xử lí spss)

Biểu đồ 6 : Nguồn thông tin khách hàng biết đến sản phẩm.

Với kết quả thống kê được cho thấy, tỷ lệ nhận biết qua nhân viên bán hàng là cao nhất với tỷ lệ là 29.03%. Truyền hình, báo chí là 14.52% mức độ nhận biết khá thấp, còn lại là qua Internet, qua các hoạt động xã hội, qua bạn bè người thân của khách hàng và qua đại lý phân phối đều có tỷ lệ khá thấp giao động từ 13 % đến 15 %. Điều này cho thấy rằng các chính sách Marketing của công ty chưa được chú trọng nhiều, số lượng khách hàng biết tới sản phẩm qua mạng xã hội và Internet là chưa cao. Với tình hình phát triển của xã hội như hiện nay thì khách hàng đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi có độ tuổi từ 18 đến 25 thường sử dụng mạng xã hội nhiều, vì thế công ty nên có chính sách phù hợp để lôi kéo lượng khách hàng này trong tương lai.

2.4.5.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo.

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng

& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Theo Nunnally & Bernstein thì hệ số Cronbach alpha ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy, biến có hệ số tương quan biến-tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu, phương pháp này nhằm loại bỏ các biến không phù hợp hoặc các biến rác nhằm tránh tạo ra yếu tố giả trong quá trình nghiên cứu.

Các thang đo trước hết sẽ được kiểm định bằng Cronbach’s alpha, các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlatione) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.

Bảng 7: kiểm định độ tin cậy thang đo HỆ SỐ TƯƠNG

QUAN BIẾN TỔNG Corrected Item-Total Correlation

CRONBACH’S ALPHA NẾU LOẠI

BIẾN

Cronbach's Alpha if Item Deleted Chính sách sản phẩm Hệ số Cronbach’s alpla Tổng = 0.790

Sản phẩm có chất lượng tốt. 0.572 0.753

Sản phẩm có mẫu mã, chai bình đẹp 0.568 0.754 Sản phẩm có màu sắc bao bì dễ nhận biết 0.394 0.787 Sản phẩm có nhãn mác bao bì rõ ràng,

đầy đủ thông tin

0.375 0.789

Sản phẩm có mẫu mã bao bì, bình đa dạng.

0.455 0.775

Sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng

0.574 0.752

Sản phẩm của công ty đảm bảo hợp vệ sinh.

0.701 0.727

Chính sách giá cả Hệ số Cronbach’s Alpha tổng =0.745 Giá phù hợp với chất lượng sản phẩm 0.603 0.649

Giá phù hợp với túi tiền khách 0.524 0.696

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giá ổn định, ít biến đổi 0.578 0.664 Giá rẻ hơn so với loại nước tinh khiết

khác.

0.458 0.730

Chính sách phân phối Hệ số Cronbach’s Alpha tổng =0.812 Địa điểm bán của công ty dễ nhận thấy 0.640 0.760

Nhân viên đáp ứng yêu cầu tại điểm bán tốt.

0.784 0.704

Có nhiều đại lí bán buôn, bán lẻ 0.596 0.782

Có dịch vụ vận chuyển tốt, thời gian giao hàng nhanh(nếu khách hàng cần)

0.536 0.805

Chính sách xúc tiến Hệ số Cronbach’s Alpha tổng =0.733 Có các chương trình quảng cáo hấp dẫn. 0.335 0.732

Nhân viên bán hàng nhiệt tình 0.540 0.675

Khuyến mãi hấp dẫn. 0.462 0.704

Trưng bày đẹp mắt, dễ dàng nhận thấy 0.562 0.676 Nhiều chương trình tài trợ,thiện nguyện. 0.455 0.700

Chính sách chiết khấu tốt. 0.503 0.687

( Nguồn : xử lí số liệu điều tra spss) Quan sát bảng 7 trên ta thấy, hệ số tương quan biến tổng của từng tiêu chí đều lớn hơn 0.3. Bên cạnh đó hệ số Cronbach’s Alpha tổng của các yếu tố trên đều lớn hơn 0,6 nằm trong khoảng 0,7-0,81. Vì thế thang đo tốt và sử dụng được.

2.4.5.3. Đánh giá của khách hàng về chính sách Marketing – mix của công ty TNHH CCS MUKDAHAN.

Về chính sách sản phẩm.

Bảng 8: Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách sản phẩm.

Tiêu chí đánh giá T

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig. (2-tailed)

Độ lệch chuẩn 1. Sản phẩm nước uống tinh khiết của

công ty TNHH CCS có chất lượng tốt.

-1.471 3.88

4 0.144 0.916

Trường Đại học Kinh tế Huế

2. Sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty có mẫu mã chai, bình đẹp

-1.240 3.90

4 0.217 0.869

3. Sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty có màu sắc bao bì dễ nhận biết.

-1.804 3.85

4 0.074 0.946

4. Sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty có nhãn mác bao bì rõ ràng, đầy đủ thông tin

-3.668 3.71

4

0.000 0.881

5. Sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty TNHH CCS có mẫu mã bao bì, bình đa dạng

-1.156 3.90

4

0.250 0.932

6. Sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty TNHH CCS tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

-1.202 3.90

4

0.232 0.896

7. Sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty đảm bảo hợp vệ sinh.

-3.832 3.69

4 0.000 0.914

( Nguồn : kết quả xử lí số liệu điều tra spss) Nhìn vào kết quả trên cho thấy, các tiêu chí về sản phẩm được đánh giá rất cao, nhưng không được mức tốt, giá trị được đánh giá thấp nhất là tiêu chí thứ 4 là tiêu chí sản phẩm của công ty có nhãn mác bao bì rõ ràng, đầy đủ thông tin với điểm trung bình là 3.71, giá trị cao nhất là tiêu chí thứ 5, 6 và 2 với điểm trung bình được đánh giá đều là 3.90. Còn lại là tiêu chí thứ nhất và 3 và 7 với điểm trung bình được đánh giá lần lượt là 3.85 đến 3.90. Cho thấy sản phẩm của công ty tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và có mẫu mã bao bì, chai bình đẹp.

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách sản phẩm

Ta có cặp giả thuyết:

H0: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách sản phẩm là ở mức độ tốt (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách sản phẩm là khác mức độ tốt (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 8,với giá trị Sig tại bảng này cho thấy chỉ có hai tiêu chí 4 và 7 có Sig < 0.05, đủ cơ sở để bác bỏ H0, có

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghĩa là hai biến này là khác 4. Các biến còn lại có Sig > 0.05, chưa đủ cơ sở bác bỏ H0, vậy nên các biến này xấp xỉ bằng 4. Có nghĩa là khách hàng hài lòng với sản phẩm công ty.

Về chính sách giá cả

Bảng 9: kiểm định giá trị trung bình vê mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách giá cả.

Tiêu chí đánh giá T

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig. (2-tailed)

Độ lệch chuẩn 1.Giá phù hợp với chất lượng sản phẩm -2.207 3.77 4 0.029 1.139 2.Mức giá phù hợp với túi tiền khách

hàng

-1.859 3.84

4 0.065 0.966

3. Giá cả ổn định, ít biến đổi -1.037 3.90 4 0.302 1.039 4.Giá cả rẻ hơn so với loại nước tinh

khiết khác.

-1.281 3.89

4 0.202 0.981

(Nguồn : kết quả xử lí số liệu điều tra spss) Nhìn vào kết quả trên cho thấy, các tiêu chí về giá cả được đánh giá rất cao, nhưng không được mức tốt, các tiêu chí về giá cả có 4 biến từ 1 đến 4 và lần lượt có điểm đánh giá trung bình là 3.77; 3.84; 3.90; 3.89. Trong đó, tiêu chí giá cả ổn định, ít biến đổi là cao nhất với mức đánh giá là 3.09/5. Điều đó chính tỏ giá cả đối với sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty là ổn định, không có sự thay đổi nhiều.

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách giá cả

H0: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách sản giá cả là ở mức độ tốt (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách giá cả là khác mức độ tốt (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 9, cho thấy các tiêu chí về chính sách sản phẩm chỉ có biến 1 có Sig < 0.05, đủ cơ sở để bác bỏ H0, có nghĩa là hai biến này là khác 4. Các biến còn lại có Sig > 0.05, chưa đủ cơ sở bác bỏ H0, vậy

Trường Đại học Kinh tế Huế

nên các biến này xấp xỉ bằng 4. Có nghĩa là khách hàng hài lòng với các chính sách giá cả của công ty.

Về chính sách phân phối

Bảng 10 : kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách phân phối.

Tiêu chí đánh giá T

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig. (2-tailed)

Độ lệch chuẩn 1. Địa điểm bán của công ty dễ nhận

thấy

-2.701 3.69

4 0.008 1.263

2.Nhân viên đáp ứng yêu cầu tại điểm bán tốt.

-3.421 3.69

4 0.001 0.997

3.Có nhiều đại lí bán buôn, bán lẻ -1.797 3.80 4 0.075 1.249 4. Dịch vụ vận chuyển tốt, thời gian

giao hàng nhanh.

-3.296 3.67

4 0.001 1.117

(Nguồn: kết quả xử lí số liệu spss) Nhìn vào kết quả trên cho thấy, các tiêu chí về giá cả được đánh giá rất cao, nhưng không được mức tốt, các tiêu chí về giá cả có 4 biến 1 đến 4 và lần lượt có điểm đánh giá trung bình là 3.69; 3.69; 3.80; 3.67.

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách phân phôi

Ta có cặp giả thuyết:

H0: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách sản phân phối là ở mức độ tốt (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách phân phối là khác mức độ tốt (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 10, cho thấy với giá trị Sig tại bảng này cho thấy các biến này đều có Sig < 0.05, đủ cơ sở để bác bỏ H0, có nghĩa là hai biến này là khác 4, mặt khác là các giá trị t của các biến đều nhỏ hơn 0 có nghĩa là khách hàng chưa hài lòng về chính sách phân phối của công ty.

Về chính sách xúc tiến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 11: kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách xúc tiến.

Tiêu chí đánh giá T

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig. (2-tailed)

Độ lệch chuẩn 1. Công ty có các chương trình quảng

cáo hấp dẫn

-2.260 3.81

4 0.026 0.914

2. Nhân viên bán hàng nhiệt tình -2.623 3.78 4 0.010 0.924

3. Khuyến mãi hấp dẫn -3.284 3.65 4 0.001 1.176

4. Trưng bày đẹp mắt, dễ dàng nhận thấy.

-6.150 3.56

4 0.000 0.789

5. Nhiều chương trình tài trợ, thiện nguyện

-1.506 3.87

4 0.135 0.954

6. Chính sách chiết khấu tốt. -1.107 3.91 4 0.271 0.893

(Nguồn: kết quả xử lí số liệu spss) Nhìn vào kết quả trên cho thấy, các tiêu chí về xúc tiến được đánh giá rất cao, nhưng không được mức tốt, các tiêu chí về được đánh giá cao nhất là tiêu chí 5 và 6, có giá trị đánh giá trung bình lần lượt là 3.87; 3.91. Còn lại là các tiêu chí 1 đến 4 có điểm đánh giá trung bình ở mức tương đối.

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách xúc tiến

Ta có cặp giả thuyết:

H0: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách xúc tiến là ở mức độ tốt (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với chính sách xúc tiến là khác mức độ tốt (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 11 với giá trị Sig tại bảng này cho thấy các biến 1 đến 4 có Sig < 0.05, đủ cơ sở để bác bỏ H0, có nghĩa là hai biến này là khác 4. Hai biến xúc tiến 5, xúc tiến 6 có Sig >0.05, chưa đủ cơ sở bác bỏ H0, có nghĩa là các biến này là xấp xỉ bằng 4. Có ý nghĩa là khách hàng hài lòng với các biến này thấp hơn so với hai yếu như sản phẩm và giá cả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12: Đánh giá về các yếu tố trong chính sách Marketing – mix

Sản phẩm Giá Xúc tiến Phân phối

N 124 124 124 124

MEAN 3.83 3.85 3.77 3.71

MEDIAN 3.86 4.00 3.83 3.75

MODE 4 4 4 3

(Nguồn: kết quả xử lí số liệu điều tra) Trong nhóm Marketing-mix thì yếu tố giá cả có giá trị trung bình đánh giá cao nhất với Mean là 3.85. Mức đánh giá cao thứ hai là về Sản phẩm với Mean là 3.83, Xúc tiến là 3.77. Cuối cùng là giá trị trung bình của Phân phối là 3.71. Hầu hết các yếu tố đều được đánh giá gần như là bình thường, chưa được tốt, vì vậy công ty phải đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing – mix cho sản phảm gạch men của công ty.

2.4.5.4. Sự khác biệt trong đánh giá chính sách Marketing – mix của sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty theo các đối tượng khách hàng.

Tác giả sử dụng kiểm định Independent - samples T - test để kiểm định xem là có sự khác biệt về đánh giá các yếu tố giữa giới tính nam và giới tính nữ hay không.

Giả thuyết kiểm định:

H0: Không có sự khác biệt về giới tính đối với việc đánh giá. (Sig>0,05) H1: Có sự khác biệt về giới tính đối với việc đánh giá. (Sig<0,05)

Bảng 13: Kiểm định sự khác biệt về giới tính đối với việc đánh giá các chính sách

Tiêu chí đánh giá

Kiểm định Levene Kiểm định T - Test

F Sig. T Sig.

(2-tailed) Sản phẩm

Phương sai đồng nhất 8.552 0.004 -1.077 0.284

Phương sai không đồng nhất -1.068 0.288

Giá cả

Phương sai đồng nhất 1.999 0.160 -0.426 0.671

Phương sai không đồng nhất -0.427 0.670

Xúc tiến Phương sai đồng nhất 1.320 0.253 -0.847 0.389

Phương sai không đồng nhất -0.846 0.399

Phân phối

Phương sai đồng nhất 14.873 0.000 -1.949 0.054

Phương sai không đồng nhất -1.958 0.053

(Nguồn : kết quả xử lí số liệu spss)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tại kết quả ở bảng trên có Sig ở kiểm định Levene của biến Sản Phẩm và Phân phối

< 0.05, phương sai của hai nhóm này không đồng nhất, vậy nên ta sử dụng Sig kiểm định T test ở dòng 2. Giá trị Sig kiểm định T-test của Sản phẩm là 0.288, của Phân phối là 0.053 đều lớn > 0.05, vậy nên kết luận rằng giữa Nam và Nữ có đánh giá cho hai biến này là không khác nhau.

Cũng tại kết quả ở bảng 13 có Sig ở kiểm định Levene của biến Xúc tiến và Giá cả

> 0.05, phương sai của hai nhóm này là đồng nhất, vậy nên ta sử dụng Sig kiểm định T test ở dòng 1. Giá trị Sig kiểm định T-test của Xúc tiến là 0.389, của Giá cả là 0.671 đều lớn > 0.05, Vậy nên kết luận rằng giữa Nam và Nữ có đánh giá cho hai biến này là không khác nhau.

Kiểm định One Way Anova cho nhóm khách hàng.

Điều kiện khi phân tích ANOVA:

– Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.

– Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.

– Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

Các điều kiện ở trên đều được thỏa mãn, vậy nên tác giả tiến hành phân tích ANOVA

Giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về đánh giá giữa nhóm khách hàng. (Sig>0,05) H1: Có sự khác biệt về đánh giá giữa nhóm khách hàng. (Sig<0,05)

Bảng 14 : Kiểm định One Way Anova cho các nhóm khách hàng Tiêu chí đánh giá Mức ý nghĩa (sig)

Độ tuổi Nghề nghiệp Thu nhập

Chính sách sản phẩm 0.00 0.00 0.00

Chính sách giá cả 0.00 0.00 0.842

Chính sách phân phối 0.00 0.00 0.00

Chính sách xúc tiến 0.052 0.206 0.00

(Nguồn: kết quả xử lí số liệu spss) Với kết quả ở bảng 14 cho thấy, phân tích sự khác biệt theo nhóm độ tuổi là có sự

Trường Đại học Kinh tế Huế