• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG

2.3. Đánh giá sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Văn phòng Tổng Đại lý

2.3.3. Đánh giá sự hài lòng của nhân viên về cơ hội đào tạo thăng tiến

Thang đo về cơ hội thăng tiến bao gồm 4 biến quan sát như sau: Công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng và cụ thể cho nhân viên; Tôi có nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc đang làm; Cơ hội thăng tiến là công bằng với tất cả mọi người; Tôi được đào tạo huấn luyện các kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc. Các thống kê về mức độ cảm nhận của nhân viên về thành phần cơ hội thăng tiến được thể hiện cụ thể dưới bảng sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

Bảng 2.21: Thống kê mức độ cảm nhận thành phần thang đo cơ hội đào tạo thăng tiến

Biến quan sát

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Rất đồng ý

% % % % %

Công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng

và cụ thể cho nhân viên.. 5.0 4.2 26.7 25.0 39.2

Tôi có nhiều cơ hội để thăng tiến

trong công việc đang làm 3.3 7.5 25.8 36.7 26.7

Cơ hội thăng tiến là công bằng với

tất cả mọi người 4.2 11.7 21.7 27.5 35.0

Tôi được đào tạo huấn luyện các kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc

2.5 21.7 25.8 35.8 14.2

(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS 20.0) Dựa vào bảng trên, ta thấy nhận định “Công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng và cụ thể cho nhân viên” được đánh giá cao nhất với 25,0% đồng ý và 39,2% rất đồng ý.

Ngược lại, nhận định “Tôi được đào tạo huấn luyện các kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc” được đánh giá thấp nhất với tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý lần lượt là 35,8% và 14,2%. Sau khi thống kê mức độ cảm nhận thành phần thang đo cơ hội thăng tiến ta tiếp tục tiến hành đánh giá cảm nhận của nhân viên về nhóm nhân tố cơ hội thăng tiến dựa vào kiểm định One Sample T-test với giá trị kiểm định (Test Value) T = 4 như bảng dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

Bảng 2.22: Đánh giá cảm nhận của nhân viên về nhóm cơ hội đào tạo thăng tiến

Biến quan sát

Giá trị trung bình

(T=4)

Std.

Deviation

Sig.(2-Tailed)

Công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng và cụ thể

cho nhân viên.. 3,89 1,129 0,295

Tôi có nhiều cơ hội để thăng tiến trong công

việc đang làm 3,76 1,037 0,012

Cơ hội thăng tiến là công bằng với tất cả mọi

người 3,78 1,170 0,037

Tôi được đào tạo huấn luyện các kỹ năng cần

thiết để đảm nhận công việc 3,38 1,054 0,000

(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS 20.0)

Giả thiết:

+ Hₒ: µ = 4 ( Sig.(2-Tailed) > 0,05) + H₁: µ ≠ 4 (Sig.(2-Tailed) < 0,05)

Từ kết quả của bảng cho ta thấy có 3 nhận định có mức ý nghĩa Sig.(2-Tailed)

< 0,05 đó là “Cơ hội thăng tiến là công bằng với tất cả mọi người”, “Tôi có nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc đang làm” và “Tôi được đào tạo huấn luyện các kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc” (bác bỏ Hₒ, chấp nhận H₁). Do vậy, nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình của 3 nhận định này để đưa ra kết luận. Ngoài ra, kết quả từ bảng trên cũng cho ta 1 nhận định có mức ý nghĩa Sig.(2-Tailed) > 0,05 đó là

“Công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng và cụ thể cho nhân viên (bác bỏ H₁, chấp nhận Hₒ) nên nghiên cứu sẽ không dựa vào giá trị trung bình của 2 nhận định này để đưa ra kết luận hay nói cách khác thì nhân viên đã thật sự thỏa mãn và hoàn toàn đồng ý với 2 nhận định trên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

Nhận định “Cơ hội thăng tiến là công bằng với tất cả mọi người” được đánh giá 3,78 là nhận định được đánh giá cao nhất. Đây là một điểm tích cực của công ty khi nhận được số điểm khá cao tiệm cận mức đồng ý (T=4) của nhân viên của mình. Cơ hội thăng tiến rất rõ ràng và cụ thể đánh giá dựa trên năng lực và kỹ năng của mỗi người, những nhân viên hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao cũng như việc vượt qua targer công ty đề ra trong một khoảng thời gian nhất định sẽ được công ty chú ý và cân nhắc tiến cử lên một ví trí cao hơn trong công ty. Nó đến từ sự nỗ lực, cố gắng của mỗi người chứ không hề đến từ việc có “quan hệ” tốt với cấp trên. Nhưng, ở một vài nhân viên khó tính, nghiêm khắc thì họ vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhận định trên nên số điểm vẫn chưa thể ở mức 4 (múc đồng ý).

Nhận định “Tôi có nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc đang làm” được đánh giá 3,76 là một số điểm đánh giá khá cao xấp xỉ số điểm với nhận định trên. Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1 luôn tạo ra một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp. Bất kì một nhân viên nào có năng lực, có khả năng đều được cân nhắc thăng tiến trong công việc, cơ hội đến với những người biết nắm bắt và mọi cá nhân đều có tư cách đề bạt lên với cấp quản trị để được tự ứng cử, sau đó phía công ty sẽ ghi nhận và giao chỉ tiêu nếu vượt qua thì mọi cá nhân đều sẽ được cân nhắc thăng tiến vị trí. Nhưng với số điểm đánh giá là 3,76 vẫn đang tiệm cận ngưỡng 4 (mức đồng ý) nên công ty cần tìm giải pháp để nâng cao sự hài lòng cho nhân viên để họ được thoải mái cống hiến làm việc hết khả năng của mình.

Nhận định “Tôi được đào tạo huấn luyện các kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc” được đánh giá 3,38 là số điểm được nhân viên thấp nhất trong các nhận định. Như đã nói, loại hình công ty cũng như tính chất công việc chủ yếu tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm và phát triển thị phần bảo hiểm của công ty trên địa bàn thì việc đào tạo huấn luyện các kỹ năng chỉ là yếu tố cơ bản như việc hướng dẫn nhân viên để họ am hiểu sản phẩm, am hiểu thị trường còn quan trọng nhất đó vẫn là các kỹ năng “mềm” giao tiếp, tiếp xúc và thuyết phục khách hàng để “chốt sale”.

Vậy nên, nhân viên cảm thấy các khóa đạo tạo huấn luyện chỉ dừng lại ở mức cơ bản chưa làm họ cảm thấy thỏa mãn, hài lòng. Do đó, công ty cần thay đổi suy nghĩ về việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ một cách bài bản, chuyên sâu hơn để làm cho nhân viên cảm thấy thuyết phục.