• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG

2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên công ty Dai-ichi Life tại Tp Huế: 34

2.2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên

2.2.2.3. Phân tích hồi quy

+ Hₒ: các biến độc lập không có sự tương quan với biến phụ thuộc.

+ H₁: các biến độc lập có sự tương quan với biến phụ thuộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

Bảng 2.12: Kết quả kiểm định Pearson’s về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

LT BC TT MT DNLD

SỰ HÀI LÒNG

Hệ số tương

quan 0,326 0,307 0,424 0,529 0,342

Sig.(2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

N 120 120 120 120 120

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS 20.0) Từ kết quả của kiểm định Pearson’s với giá trị Sig. (2-tailed) của các biến độc lập trên đều < 0,05. Do đó, đã có cơ sở để bác bỏ giả thiết Hₒ, chấp nhận H₁. Điều này cũng có nghĩa rằng sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1 hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố trên hay việc đưa ra các biến độc lập vào mô hình là đúng.

Mô hình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1”

được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến như sau:

HL = βₒ + β₁LT + β₂BC + β₃TT + β₄MT + β₅DNLD + e Trong đó:

+ HL: Sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1

+ LT: Chính sách lương, thưởng + BC: Bản chất công việc

+ TT: Cơ hội thăng tiến + MT: Môi trường làm việc

+ DNLD: Đồng nghiệp và lãnh đạo

+ βo: Hệ số hồi quy riêng từng phần tương ứng với các biến độc lập trên + e: Sai số của mô hình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

Hệ số xác định R² đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình. Tuy nhiên, mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R² thể hiện. Trong tình huống này thì R² điều chỉnh (Adjusted R Square) từ R² được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R².

Sau khi đã điều chỉnh độ phù hợp của mô hình hồi quy, ta tiếp tục tiến hành kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua ANOVA. Cụ thể:

Bảng 2.13: Kiểm định ANOVA độ phù hợp của mô hình

Model Sum of

Squares Df Mean

Square F Sig.

Hồi quy 19,791 5 3,958 39,913 0,000

Số dư 11,305 114 0,99

Tổng 31,096 119

(Nguồn: Phân tích số liệu bằng SPSS 20.0)

Để đảm bảo các biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc, ta tiến hành kiểm định với cặp giả thiết như sau:

+ Hₒ: Hệ số hồi quy của các biến độc lập R² = 0 + H₁: Hệ số hồi quy của các biến độc lập R² ≠ 0

Với độ tin cậy 95%, Sig. = 0,000 (<0,05) nên có thể kết luận rằng có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình trên.

Sau khi đã kiểm định ANOVA cho độ phù hợp của mô hình, thì ta tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy đa biến để xem các biến độc lập có ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc: “Sự hài lòng của nhân viên”. Cụ thể, được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Độ phù hợp của mô hình hồi quy của mô hình

R R² điều chỉnh Std. Error Durbin-Watson

0,798ª 0,636 0,620 0,315 1,644

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS 20.0)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

So sánh 2 giá trị R² và R² đã được điều chỉnh cho thấy R² điều chỉnh nhỏ hơn, dùng R² điều chỉnh đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Kết quả cho thấy độ phù hợp của mô hình là 0,620 tương ứng với 62,0%, nghĩa là mô hình hồi quy được sử dụng phù hợp với dữ liệu ở mức 62,0% hay nói cách khách thì 62,0% sự biến thiên của “sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1”.

Đại lượng Durbin – Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Giả thiết như sau:

Hₒ: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0.

H₁: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư khác 0.

Từ kết quả phân tích hồi quy đa biến cho ta kết quả về giá trị Durbin – Watson là 1,644. Theo điều kiện hồi quy thì giá trị Durbin – Watson nằm trong khoảng từ 1,6 đến 2,6 thì các biến sẽ không có hiện tượng tự tương quan với nhau. Như vậy, mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình được thể hiện dưới bảng sau đây:

Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy

Biến số Hệ số

B Std. E Hệ số Beta

Giá trị

t Sig. Chỉ số đa cộng tuyến Tolerance VIF Hằng số

(Constant)

0,289 0,255 1,129 0,261

LT 0,181 0,032 0,331 5,572 0,000 0,963 1,039

BC 0,144 0,038 0,219 3,774 0,000 0,948 1,054

TT 0,223 0,035 0,366 6,331 0,000 0,954 1,048

MT 0,225 0,032 0,414 7,028 0,000 0,919 1,088

DNLD 0,149 0,034 0,255 4,387 0,000 0,945 1,058

Biến phụ thuộc: sự hài lòng trong công việc

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS 20.0)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

Bảng 2.16: Kết quả kiểm định giả thuyết Giả

thuyết Nội dung Sig. Kết luận

H1 Nhân tố Chính sách lương thưởng có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1.

0,000 Chấp

nhận

H2 Nhân tố Môi trường làm việc có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1.

0,000 Chấp

nhận

H3 Nhân tố Cơ hội đào tạo thăng tiến có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1.

0,000 Chấp

nhận

H4 Nhân tố Đồng nghiệp và lãnh đạo có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1.

0,000 Chấp

nhận

H5 Nhân tố Bản chất công việc có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1.

0,000 Chấp

nhận

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS 20.0)

Hiện tượng đa cộng tuyến

Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến rất nhỏ đều dưới 2, do vậy mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi và chỉ khi các biến có hệ số phóng đại phương sai (VIF) lớn hơn hoặc bằng 10.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Dựa vào phân tích kết quả hồi quy đa biến, ta thấy giá trị Sig. của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 ngoại trừ hằng số (constant) có giá trị Sig. = 0,261 (>0,05) nên loại. Do đó, tất cả nhân tố trên đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự đánh giá của nhân viên và các hệ số hồi quy đều mang dấu dương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

Như vậy, từ kết quả phân tích hồi quy của bảng trên cho ta phương trình dự đoán “Sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1” như sau:

HL = 0,181 x LT + 0,144 x BC + 0,223 x TT + 0,225 x MT + 0,149 x DNLD + Phương trình hồi quy tuyến tính trích theo hệ số Beta chuẩn hóa có dạng:

HL = 0,331 x LT + 0,219 x BC + 0,366 x TT + 0,414 x MT + 0,255 x DNLD Thông qua các hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình thì ta có thể biết được mức độ quan trọng của các biến tham gia vào phương trình hồi quy. Cụ thể, nhóm nhân tố “Môi trường làm việc” (β = 0,414) có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1. Tiếp theo, lần lượt theo thứ tự giảm dần từ quan trọng đến ít quan trọng bao gồm các nhóm nhân tố “Cơ hội thăng tiến”

(β = 0,366), “Chính sách lương, thưởng” (β = 0,331), “Đồng nghiệp và lãnh đạo” (β = 0,255) và “Bản chất công việc” (β = 0,219) có tác động thấp nhất đến sự hài lòng của nhân viên. Nhìn chung thì tất cả 5 nhân tố trên đều có những ảnh hưởng nhất định đến biến phụ thuộc (sự hài lòng) và bất cứ một thay đổi nào của 1 trong 5 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với đánh giá chung của nhân viên.

+ Với β₁ = 0,331 hay 33,1% biến thiên sự hài lòng của nhân viên được giải thích bởi chính sách lương, thưởng của công ty còn lại là do tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình. Trong điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì sự hài lòng của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1 tăng lên 0,331% và ngược lại.

+ Với β₂ = 0,219 hay 21,9% biến thiên sự hài lòng của nhân viên tại công ty được giải thích bởibản chất công việccòn lại là do tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình. Trong điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì sự hài lòng của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1 tăng lên 0,219% và ngược lại.

+ Với β₃ = 0,366 hay 36,6% biến thiên sự hài lòng của nhân viên tại công ty được giải thích bởicơ hội đào tạo thăng tiếncủa công ty còn lại là do tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình. Trong điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì sự hài lòng của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1 tăng lên 0,366% và ngược lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

+ Với β₄ = 0,414 hay 41,4% biến thiên sự hài lòng của nhân viên tại công ty được giải thích bởi môi trường làm việccủa công ty còn lại là do tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình. Trong điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì sự hài lòng của nhân viên tại Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1 tăng lên 0,414% và ngược lại.

+ Với β₅ = 0,255 hay 25,5% biến thiên sự hài lòng của nhân viên tại công ty được giải thích bởiđồng nghiệp và lãnh đạocủa công ty còn lại là do tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình. Trong điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì sự hài lòng của nhân viên Văn phòng Tổng Đại lý Dai-Ichi Life Huế 1 tăng lên 0,255% và ngược lại.

Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu được mô tả qua hình sau:

Sơ đồ 2.3: Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu ĐỒNG NGHIỆP VÀ LÃNH

ĐẠO (0,255)

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC (0,414)

CƠ HỘI ĐÀO TẠO THĂNG TIẾN (0,366)

BẢN CHẤT CÔNG VIỆC (0,219)

SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI VĂN PHÒNG TỔNG ĐẠI

LÝ DAI-ICHI LIFE HUẾ 1

CHÍNH SÁCH LƯƠNG,THƯỞNG

(0,331)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

2.3. Đánh giá sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Văn phòng Tổng Đại