• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank chi nhánh

3.3.5 Đảm bảo tính cạnh tranh về giá

Thực hiện khảo sát chi phí lãi suất, chi phí giao dịch của các ngân hàng đối thủ, có chính sách điều chỉnh phù hợp với thị trường, thu hút KH.

Chú trọng mục tiêu KH sử dụng nằm tăng thị phần, không nên quá chú trọng đến vấn đề lợi nhuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Tóm lại, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì phát triển dịch vụ NHDT có thể nói là xu thế tất yếu. Tuy nhiên để dịch vụ NHĐT thực sự đi vào cuộc sống của người dân thì Agribank cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm khuyến khích, đào tạo nhân viên, giúp nhân hiểu rõ lợi ích của việc phát triển dịch vụ NHDT đối với bản thân mỗi nhân viên trước hết là giảm áp lực giao dịch tại quầy cho các đơn vị kinh doanh trực tiếp cũng như với khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí…, cần đầu tư mạnh mẽ vào truyền thông, quảng bá để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn, bên cạnh đó Agribank chi nhánh TTH cũng cần có kế hoạch đưa mục tiêu phát triển sản phẩm NHDT vào trong chỉ tiêu đánh giá hoàn thành kế hoạch kinh doanh của mỗi cán bộ nhằm tạo động lực thúc đẩy cho bản thân mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng. Ngoài ra để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử một cách đồng bộ và toàn diện thì không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn cần có sự ủng hộ, đầu tư của ngân hàng nhà nước, các tổ chức kinh tế và đặc biệt là của khách hàng. Vì vậy mỗi ngân hàng cần có những kế hoạch, chiến lược thích hợp để đưa dịch vụ NHĐT vào cuộc sống một cách hiệu quả và an toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong tương lai không xa, dịch vụ NHĐT sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các NHTM do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ NH truyền thống. Hiện đại hoá dịch vụ NH và ứng dụng những công nghệ mới, cung ứng những dịch vụ mới, tiêu biểu là phát triển dịch vụ NHĐT chính là chìa khoá dẫn đến thành công cho các NHTM.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Agribank chi Nhánh TTH luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời tối đa hóa lợi nhuận cho đơn vị. Trong những năm qua, Agribank chi nhánh TTH đã triển khai rộng rãi dịch vụ NHĐT tuy nhiên chỉ có 2 nhóm dịch vụ là Mobile Banking, Internet banking đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở 2 nhóm dịch vụ này. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT không ngừng tăng qua các năm, đồng thời các dịch vụ này cũng dần được bổ sung các loại hình, tiện ích mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ đó đem lại nguồn thu nhập đóng góp vào thu nhập của chi nhánh. Agribank chi nhánh TTH luôn xem công nghệ là điều kiện tất yếu để phát triển ngân hàng theo hướng hiện đại do đó đã tích cực đầu tư vào hạ tầng công nghệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như phát triển các dịch vụ NHĐT, Agriabank chi nhánh TTH đã mở rộng liên kết hợp tác với các ví điện tử phổ biến hiện nay như ví điện đử Momo, ví điện tử Moca, ví điện tử VnMart hay các dịch vụ APayPill với nhiều điểm ưu đãi gồm các trung tâm mua sắm, du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng cao cấp để mang tới những ưu đãi tốt nhất cho khách hàng khi thanh toán bằng dịch vụ NHDT (chiết khấu, giảm giá, tặng quà), và vẫn liên tục cải tiến, mở rộng hệ thống nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác phát triển dịch vụ NHĐT tại Agribank chi nhánh TTH: hoạt động dịch vụ NHĐT chưa được phát triển đúng như tiềm năng đang có, và các dịch vụ phát triển không đồng đều; công tác quảng cáo, tiếp thị dịch vụ đến khách hàng còn yếu kém, khách hàng biết đến cũng như sử dụng dịch vụ chủ yếu từ sự tiếp thị, hướng dẫn của nhân viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

NH, NH chưa có sự chủ động trong tìm kiếm KH mà chủ yếu là chờ khách hàng đến đăng ký sử dụng dịch vụ, các chính sách chăm sóc KH sử dụng dịch vụ NHĐT đang bị xem nhẹ, bỏ ngõ. Chất lượng dịch vụ cung cấp cho KH còn nhiều hạn chế như dịch vụ thường xuyên bị nghẽn mạng, nhân viên xử lý khiếu nại của khách hàng còn thiếu chuyên nghiệp... Những hạn chế đó xuất phát từ bản thân ngân hàng và cả từ các yếu tố bên ngoài. Trước những hạn chế nêu trên, để phát triển mạnh hơn nữa dịch vụ NHĐT trong thời gian tới, đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu đa dạng của KH, tăng khả năng cạnh tranh của NH, Agribank chi nhánh TTH cần hoàn thiện các dịch vụ NHĐT cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, Agribank chi nhánh TTH cần đẩy mạnh hoạt động tiếp thị quảng bá, mở rộng mạng lưới kênh phân phối dịch vụ để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT đồng thời chú trọng đầu tư thêm về hạ tầng công nghệ và phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hóa nhằm tạo được niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Với việc đề xuất các nhóm giải pháp giải quyết trực tiếp các mặt còn tồn tại, trong đó đưa ra những gợi ý cụ thể, khả thi phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển, hy vọng rằng Agribank chi nhánh TTH sẽ sớm cập nhật những kỹ thuật mới, hoàn thiện hệ thống dịch vụ NHĐT và ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường trong giai đoạn hiện nay.

2. Kiến nghị

Để dịch vụ NH điện tử thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắng của các nhà quản lý và bản thân NH. Đưa ra một số kiến nghị sau:

2.1 Đối với chính phủ

Cần xây dựng khung pháp lý về NHĐT với các điều khoản và quy định chặt chẽ để cho các NHTM áp dụng đúng quy định để tránh tình trạng cán bộ trong nội bộ NH vi phạm pháp luật.

2.2 Đối với cơ quan nhà nước

- Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử sau này.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng tư điện tử được nhanh chóng và chính xác. .

- Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin mà Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.

2.3. Đối với Agribank

- Chú trọng nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ công nghệ, nghiên cứu sản phẩm và cán bộ chiến lược. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, các cuộc hội thảo nhằm trao đổi những kinh nghiệm, sáng kiến trong hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Cần tiến hành nghiên cứu một cách bài bản về thị trường, nhu cầu thị trường;

điều tra và ghi nhận ý kiến phản hồi từ phía khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể trong dịch vụ ngân hàng điện tử, điều chỉnh một số quy định nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế những vướng mắc trong phục vụ khách hàng

- Cần chuẩn hóa thương hiệu, phong cách giao dịch và không gian giao dịch ở các điểm giao dịch. Tăng cường công tác quảng bá, nhận diện thương hiệu Agribank.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

[2]. Quốc Hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, Hà Nội.

[3]. Trương Đức Bảo (2003), Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử, Tạp chí tin học ngân hàng, Số 4,

[4]. Nguyễn Anh Thiện (2019), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Kinh tế Huế.

[5]. Nguyễn Hùng Cường (2015), Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội

[6]. Nguyễn Hữu Thắng, 2014, Giải pháp phát triển các sản phẩm “Ngân hàng điện tử” tại ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi Nhánh Việt Trì. Luận văn Thạc Sĩ.

Đại học Bách khoa Hà Nội.

[7]. The bank, dịch vụ ngân hàng điện tử có những ưu nhược điểm gì

[8]. Trương Thị Ái Linh, 2018, Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Thương Tín Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế.

[9]. Diễn đàn ngiên cứu về tài chính tiền tệ, số 16(457), tháng 8-2016

[10]. Trần Hoàng Ngân – Ngô Minh Hải ( 2004), Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí phát triển Kinh tế.

[11]. Lưu Thanh thảo 2008, Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

[12]. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2013, Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[13]. Trần Thị Thanh Thanh (2019), Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thăng Long, Trường đại học Thăng Long, Hà Nội

[14]. Nguyễn Lương, Vai trò của ngân hàng điện tử

[15]. Tạp chí tài chính, Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế