• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE CỦA CÔNG TY

2.3. Kết quả điều tra các khách hàng về hoạt động Marketing Online của Công ty Truyền

2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

phổbiến, chăm sóc và tri ân khách hàng, quảng bá các gói dịch vụ, nâng cao thương hiệu và thiện cảm trong lòng khách hàng.Địa chỉ Emai của công ty:congtyphilip@gmail.com

Để thực hiện Marketing Online qua kênh Email, công ty đã sử dụng Mailchimp – một công cụ Email Marketing, đây là công cụ gửi email hàng loạt, cho phép tạo tài khoản và sử dụng miễn phí, có gói trảphí nếu muốn nâng cấp sau đó. Tuy nhiên, hiện nay công ty đang sử dụng miễn phí và nhận thấy rằng khá đầy đủ chức năng cơ bản để thực hiện hoạt động Email Marketing mà chưa cần thiết phải nâng cấp. Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng phần mềm Microsoft Outlook để xem phản hồi từ khách hàng và thống kế những Email không gửi đi được.

Hình 2. 12 Công cụ Email Marketing – Mailchimp

(Nguồn: Phần mềm Mailchimp) 2.3. Kết quả điều tra các khách hàng về hoạt động Marketing Online của Công ty

Bảng 2. 7: Đặc điểm mẫu điều tra

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Về giới tính:Trong tổng sốmẫu là 130 khách hàng được khảo sát, số lượng khách hàng nữvà nam gần như nhau (49,2% nam và 50,8% nữ)

Về độ tuổi: Theo thống kê, khách hàng trong độ tuổi từ 26 – 34 chiếm tỉ lệ cao nhất với 43,8%; 3 nhóm tuổi còn lại chiếm tỉ lệ gần như nhau (18-25 tuổi chiếm 19,2%, 35-55 tuổi chiếm 18,5%, nhóm trên 55 tuổi chiếm 18,5%). Qua đó có thểthấy khách hàng của công ty chủ yếu tập trung vào nhóm 26-34 tuổi, đây là những khách hàng tự chủ về

Tiêu chí Tần số (người) Tỉ lệ (%) Giới tính

Nam Nữ

64 66

49,2 50,8 Độ tuổi

18-25 tuổi 26-34 tuổi 35-55 tuổi Trên 55 tuổi

25 57 24 24

19,2 43,8 18,5 18,5 Nghề nghiệp

Sinh viên Kinh doanh Laođộng phổthông

Cán bộ, nhân viên Khác

9 37

9 57 18

6,9 28,5

6,9 43,8 13,8 Thu nhập

Dưới 5 triệu/tháng Từ5-10 triệu/tháng Từ10-15 triệu/tháng Trên 15 triệu/tháng

12 46 53 19

9,2 35,4 40,8 14,6

Trường Đại học Kinh tế Huế

tài chính, đang ở độtuổi lập gia đình.

Về nghề nghiệp: từ khảo sát 130 mẫu, ta có thể thấy cán bộ nhân viên và người kinh doanh chiếm phần lớn (chiếm hơn 70%),những người này có thu nhậpổn định và có nhu cầu truyền thông, chụp hình lưu giữ kỉ niệm cao. Ngoài ra, sinh viên chiếm 6,9% với 9 người; lao động phổ thông cũng chiếm 6,9% với 9 người và nghề nghiệp khác có 18 người tương ứng 13,8%.

Về thu nhập: theo thống kê, phần lớn khách hàng của công ty có mức thu nhập cao. Hơn 70 % khách hàng được khảo sát có thu nhập từ 5 – 15 triệu và khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu chỉchiếm phần nhỏvới 9,2%.

2.3.1.1. Những kênh online được khách hàng sử dụng khi tìm kiếm thông tin Bảng 2. 8: Những kênh online được khách hàng sử dụng khi tìm kiếm thông tin

Kênh truyền thông Tần số (người) Tỷ lệ (%)

Google 72 55,4

Youtube 71 54,6

Mạng xã hội 93 71,5

Website, tin tức 456 35,4

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Qua khảo sát, cho thấy phần lớn khách hàng tìm kiếm thông tin qua mạng xã hội và ít khách hàng tìm kiếm thông tin qua website, tin tức. Cụ thể, tìm kiếm mạng xã hội chiếm 71,5% và qua website, tin tức chỉ chiếm 35,4%. Điều này khá chính xác vì khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ truyền thông, họ sẽ tìm kiếm những công ty truyền thông nổi bật và truy cập những kênh truyền thông của công ty đó (chủ yếu là mạng xã hội). Do vậy, công ty nên tính toán và đầu tư vào kênh thích hợp để khách hàng nhận thức và lựa chọn dịch vụcủa công ty.

2.3.1.2. Hành vi khách hàng tìm kiếm thông tin

Trước khi quyết định mua các gói dịch vụ, khách hàng thường tìm kiếm thông tin để biết thông tin về gói dịch vụ, giá cả,v.v Việc cung cấp đầy đủ thông tin và đúng thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

điểm trên các kênh truyền thông giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn với các đối thủcạnh tranh.

Bảng 2. 9: Hoạt động tìm kiếm thông tin truyền thông

Tiêu chí Tần số

(người)

Tỷ lệ (%) Khoảng thời gian tìm kiếm thông tin

nhiều nhất 6–8 giờ 10 –12 giờ 16 –18 giờ 20 –22 giờ

12 22 27 69

9,2 16,9 20,8 53,1 Thời điểm ra quyết định

<1 tuần 1-3 tuần 3-4 tuần

>4 tuần

9 47 48 26

6,9 36,2 36,9 20 Hoạt động tìm kiếm thông tin

Đọc thông tin dịch vụ

Đọc bình luận của khách hàng Tìm kiếm khuyến mãi

Tham gia bình luận Chia sẻbài viết Hoạt động khác

50 48 33 27 25 17

38,45 36,9 25,4 20,8 19,2 13,1

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Về khoảng thời gian tìm kiếm: Qua khảo sát cho thấy phần lớn khách hàng tìm kiếm thông tin truyền thông từ 20-22 giờ (chiếm 53,1%) đây cũng chính là giờ vàng cho các hoạt động truyền thông, doanh nghiệp nên chú ý để đăng bài vào khung giờ hay

Trường Đại học Kinh tế Huế

quảng cáoở những khung giờ này để đạt hiệu quảMarketing online cao nhất. Các khung giờ còn lại từ 6-8 giờ, 10-12 giờ, 16-18 giờ có tỉ lệ không cao tương ứng 9,2%;16,9% và 20,8% .

Về thời điểm ra quyết định:Qua khảo sát cho thấykhách hàng thường quyết định mua các gói dịch vụ sau 1-4 tuần (chiếm hơn 70%) và rất ít khách hàng quyết định mua trong thời gian <1 tuần (chỉ chiếm 6,9%). Nắm được điều này, nhà marketing nên có chính sách marketing cá nhân hóa phù hợp với khoảng thời gian chào mời khách nên trong khoảng thời gian 1–4 tuần.

Về hoạt động tìm kiếm thông tin: Qua khảo sát cho thấy phần lớn khách hàng đọc thông tin dịch vụ (chiếm 38,5%) và đọc bình luận của khách hàng khác (chiếm 36,9%) trước khi sử dụng dịch vụ truyền thông. Các hoạt động tìm kiếm khuyến mãi, tham gia bình luận cũng được khách hàng quan tâm khá lớn, lần lượt chiếm 25,4% và 20,8%. Điều này là dễ hiểu vì để đưa ra quyết định mua, khách hàng phải biết rõ dịch vụ ở đâu, sửdụng máy móc thế nào, giá cả ra sao,… Và khi ở thời kì 4.0, tiếng nói của khách hàng là quan trọng hơn bao giờ hết. Khách hàng căn cứ trải nghiệm của những khách hàng đi trước để đưa ra quyết định cho riêng mình. Vì vậy nhà marketing phải nói đúng, nói thật, không đượcđưa kỳvọng khách hàng quá cao trong khi sự cảm nhận của khách hàng thấp và thiết kế trải nghiệm khách hàng thật tốt đem lại tiếng WOW! cho khách hàng.

2.3.1.3. Những nguồn thông tinkhách hàng biết đến công ty Philip Entertainment Có nhiều nguồn cung cấp các thông tin về công ty Philip Entertainment: Google, Email, Youtube,v.v Tác giảthực hiện khảo sát để biết nguồn thông tin nào đang hiệu quả trong việc truyền tải thông tin về

Trường Đại học Kinh tế Huế

côngty đểcó chính sách marketing phù hợp.

Bảng 2. 10: Những nguồn thông tin khách hàng biết đến công ty Philip Entertainment Kênh Tần số (người) Tỷ lệ

(%)

Google 51 39,2

Email 34 29,2

Báo, tạp chí 35 26,9

Mạng xã hội 102 78,5

Bạn bè, người thân 37 28,5

Khác 21 16,2

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Qua khảo sát cho thấy phần lớn khách hàng biết đến công ty Philip Entertainment qua các trang mạng xã hội chiếm 78,5% vì công ty chú trọng đầu tư vào các kênh mạng xã hội. Tiếp theo biết đến qua Google và bạn bè người thân chiếm tỉ lệkhá cao lần lượt là 39,2%; 28,5%.

2.3.1.4. Loại hình dịch vụ khách hàng đã và đang sử dụng của công ty Philip Entertainment

Loại hình dịch vụ khách hàng đã vàđang sửdụng của công ty Philip Entertainment được thểhiện qua bảng 2.10:

Bảng 2. 11: Loại hình dịch vụ khách hàng đã và đang sử dụng của công ty Philip Entertainment

Loại hình dịch vụ

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Quản trị Fanpage 28 21,5

TVC 15 11,5

Phim ngắn–Viral 10 7,7

Quay phim–chụp hình 57 43,8

Trường Đại học Kinh tế Huế

Livestream 31 23,8

Hòa âm–phối khí–thu âm 31 23,8

Đào tạo quay phim 16 12,3

Đào tạo marketing online 14 10,8

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Qua kết quảkhảo sát, ta thấy sốkhách hàng sử dụng dịch vụquay phim–chụp hình chiếm tỉlệcao nhất chiếm 43,8%, tiếp theo là dịch vụlivestream và hòa âm–phối khí–thu âm chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 23,8%. Ba dịch vụ này chiếm phần trăm cao trong bảng khảo sát, bởi vìđây là loại hình dịch vụchủlực chiếm phần lớn số lượng khách hàng mang lại phần lớn lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, các dịch vụ TVC, đào tạo marketing online và phim ngắn viral chiếm tỉlệthấp với thứtựlần lượt là 7,4% ; 6,9% ; 5,0%.

2.3.1.5. Hoạt động theo dõi Fanpage “Philip Entertainment & Digital Marketing”

Hoạt động theo dõi Fanpage “Philip Entertainment & Digital Marketing” của khách hàng được thểhiện qua bảng 2.11:

Bảng 2. 12: Hoạt động theo dõi Fanpage “Philip Entertainment & Digital Marketing”

Chỉ tiêu Tần số

(người)

Tỉ lệ (%) Trạng thái theo dõi

Không theo dõi Tạmẩn trong 30 ngày

Mặc định Xem đầu tiên

9 3 72 46

6,9 2,3 55,4 35,4 Số bài viết nhận được trong tuần

<1 bài viết/tuần 1-3 bài viết/tuần 3-5 bài viết/tuần

>5 bài viết/tuần

9 33 51 37

6,9 25,4 39,2 28,5

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trạng thái theo dõi: phần lớn khách hàng đặt trạng thái theo dõi Fanpage “Philip Entertainment & Digital Marketing” là Mặc định chiếm 55,4%, tiếp theo là đặt trạng thái Xemđầu tiên chiếm 35,4% và Tạmẩn trong 30 ngày chiếm số lượng ít nhất chỉvới 2,3%.

Số bài viết nhận được trong tuần: phần lớn khách hàng nhận được hơn 3 bài viết/tuần (chiếm gần 70%) và chỉ có 6.9% khách hàng nhận được dưới 1 bài viết/tuần.

Điều này chứng tỏcác bài viết của Fanpage được tiếp cận khá tốt đến khách hàng.