• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào

3.2.1. Chính sách sản phẩm 3.2.1.1. Cơ sở của giải pháp

Như đã phân tích ở chương 2 thì nhóm chiến lược sản phẩm là nhân tố tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng về chiến lược Marketing-mix của Công ty Anh Đào với hệ số beta bằng 0,514. Trước nhu cầu ngày càng tăng của ngành sản phẩm thiết bị vệsinh thì công ty nên tập trung hơn vào chiến lược sản phẩm của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung mức độ đánh giá của khách hàng vềcác tiêu chí thuộc chiến lược sản phẩm khá cao, cao hơn mức trung lập tuy nhiên cần có những giảphápđể có thểnâng cao sựhài lòng của khách hàng đối với chiến lược sản phẩm của công tyhơn nữa.

3.2.1.2. Giải pháp

- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Hiện nay công ty đang kinh doanh với sản phẩm của bốn thương hiệu nổi tiếng ToTo, Inax, American Standard và Caesar.

Ngoài những thương hiệu này thì thị trường ngành thiết bi vệ sinh nhà bếp, phòng tắm còn có các thương hiệu khác như Viglacera, Picenza, Kohler, Selta… Do đó công ty cần mở rộng phổsản phẩm của mình, để mang lại sự đa dạng trong lựa chọn cho khách hàng, hạn chế sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thếcũng như sựcạnh tranh của đối thủ.

- Nâng cao công tác quản lý nguồn hàng, có các công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi nhập và xuất, để tránh những tình trạng sản phẩm bị hỏng hóc, sứt mẻtrong quá trình vận chuyển gâyảnh hương đến hoạt động bán hàng của công ty.

- Nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm thích hợp và công ty cũng phải có quan hệ tốt với các nguồn hàng, đảm bảo cung cấp hàng thường xuyên, liên tục, kịp thời.

- Đầu tư chi phí hợp lý vào các hoạt động chăm sóc khách hàng như tặng quà, hoặc giảm giá sản phẩm cho khách hàng thân thiết nhân dịp đặc biệt như lễTết,

sinh nhật…

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2. Chính sách giá cả 3.2.2.1. Cơ sở giải pháp

Giá cả là yếu tố nhạy cảm đối với khách hàng, đặc biệt là mức độ chi trả cho tiêu dùng của khách hàng còn chưa đượccao như Thừa thiên Huế. Giá bán của công ty được được quy định bởi nhà cung cấp, do vậy công ty không chủ động được trong việc định giá cho sản phẩm. Tuy nhiên công ty có thể điều chỉnh giá linh hoạt phù hợp với mức sống củangười tiêu dùngđể thu hút được khách hàng.

3.2.2.2. Giải pháp

- Nâng cao chiết khấu, giảm giá cho khách hàng. Hiện nay công ty đang áp dụng mức chiết khấu từ 5% đến 7% cho khách hàng lần đâu mua sản phẩm tại công ty, 10-12% cho khách hàng trung thành và khách hàng mua số lượng lớn. Công ty nên nâng mức chiết khấu lên 7-10% cho khách hàng lần đầu sử dụng và 12-15% cho khách hàng mua số lượng lớn và khách hàng trung thành.

- Đối với những sản phẩm có giá thành cao công ty nên hỗ trợ tài chính cho khách hàng chưa có nhu cầu nhưng không có khả năng chi trảtrong 1 lần bằng cách cho khách hàng trả thành 2 lần trong một khoảng thời gian nhất định, để khách hàng có thểmua sản phẩm, công ty có doanh thu.

- Vận dụng nhiều hơn các phương thức thanh toán, công ty nên đưa phương thức thanh toán hiện đại hơn như thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng ví tiền điện tử bên cạnh những phương thức thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt vào đểtạo điều kiện thanh toán thuận tiện hơn cho khách hàng.

- Mỗi khu vực, mỗi thành phố có mức sống khác nhau, mức sống ở Thừa Thiên Huế nhìn chung vẫn chưa cao nhiều so với các tỉnh, thành phốcòn lại, nên khả năng chi tiêu của người dân vẫn còn hạn chế. Do đó, công ty cần đàm phán, thương lượng với nhà cung cấp để giảm giá nhập hàng hóa, từ đó có thể điều chỉnh giá phù hợp với khả năng chi tiêu của khách hàng hơn.

3.2.3. Chính sách xúc tiến 3.2.3.1. Cơ sở giải pháp

Các công cụ xúc tiến là yếu tố giúp khách hàng biết đến sản phẩm một cách nhanh nhất và tiện lợi nhất. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, đưa ra những chính sách quảng cáo, xúc tiến sản phẩm là hướng đi tiên phong mà mọi công ty cần hướng tới trong cuộc bùng nỗ thông tin như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.3.2. Giải pháp Qung cáo

- Quảng cáo qua truyền hình: Các kênh HVTV, TRT…, thời gian quảng cáo cũng cần lựa chọn vào những giờ “vàng”, không nên quảng cáo cùng chuyên mục thông báo, chia buồn, báo tin... mà hiện nay một sốdoanh nghiệp vẫn làm trên đài địa phương. Phương thức quảng cáo này sẽ tác động đến những khách hàng có thói quen xem truyền hình, thông qua đó gây ấn tượng thương hiệu của công ty đối với khách hàng.

- Quảng cáo ngoài trời: Đặt pano tại những đầu mối giao thông quan trọng như:

cầu Phú Xuân, ngã 6, cầu Trường Tiền, các tuyến đường lớn như Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng,… đểthu hút sựchú ý của khách hàng.

- Thường xuyên đăng tải hìnhảnh, thông tin vềsản phẩm lên trang Facebook của công ty để tăng sự tương tác với khách hàng, đồng thời chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội nhưFacebook, Instagram, Youtube…cũng đang là xu hướng Marketing của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ4.0.

- Thói quen mua sắm online đang dần được ưa chuộng bởi tính thuận tiện, công ty cần xây dựng một trang điện tử riêng của dịch vụ, tạo điều kiện cho khách hàng, đối tác tìm hiểu.

Marketing trc tiếp

- Không ngừng triển khai việc giới thiệu về công ty, về sản phẩm và các ưu đãi mà công ty dành cho khách hàng khi mua sản phẩm của công tythông qua thư ngõ. Bên cạnh đó, cần sửdụng thêm thư thông báo, hay giới thiệu, thăm hỏi với những khách hàng truyền thống, khách hàng cũ.

- Hình thức trình bày cần đẹp mắt, trang trọng, văn phong lịch sự nhưng phải thu hút được người đọc.

Hoạt động tài tr

- Tổchức các hoạt động từthiện tại thành phố Huế có sự tham gia của toàn thể cán bộnhân viên của công ty. Điều này sẽtạo điều kiện cho nhân viên tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao tinh thần tương thân tương ái trong mỗi cá nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tích cực tài trợ cho các chương trình xã hội trong tỉnh như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ người nghèo, trẻem mồcôi, trao học bổng cho học sinh nghèo... Những hoạt này phải được thực hiện dựa trên mục đích phi thương mại, xuất phát từ tấm lòng.

- Tài trợ các cuộc thi, đặc biệt là các hoạt động tại các trường Đại học nhằm quảng bá thương hiệu đối với những khách hàng tiềm năng.

3.2.4. Chính sách về con người 3.2.4.1. Cơ sở giải pháp

Nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là bộmặt của công ty. Thái độ và cách ứng xử của nhân viên sẽ gây ấn tượng trong tâm trí của khách hàng. Cách ứng xửtốt sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng và công ty sẽnâng cao uy tín của mình, duy trì sựtrung thành của khách hàng. Kết quảphân tíchở chương 2cho thấy đánh giá của khách về các yếu tố thành phần trong nhóm chiến lược con người là cao hơn so với những nhóm chiến lược còn lại. Tuy nhiên công ty cần hoàn thiện chiến lược này đểkhông ngừng nâng cao hoạt động Marketing của mình.

3.2.4.2. Giải pháp

- Nâng cao công tác chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo, tập huấn cho nhân viên vềchuyên môn, nghiệp vụ, thái độphục vụvới khách hàng.

- Chú trọng đến công tác tuyển dụng, phải chọn những người có năng lực, khả năng đàm phán với khách hàng. Đặc biệt chú trọng và lựa chọn những người nắm bắt được tâm lý khách hàng tốt, có đạo đức và cách cư xử chuẩn mực. Vì tính chất tiếp xúc với khách hàng nhiều nên phải chọn người có kỹ năng mềm tốt.

- Đánh giá nhân viên thông qua sự phản hồi của khách hàng, của các đồng nghiệp trong công ty.

- Xét sau cùng, nhân viên gắn kết với công ty lâu dài nếu có các chế độ đãi ngộ, phúc lợi thỏa đáng. Vì vậy, cần phải có các chính sách khuyến khích tinh thần của nhân viên bằng chế độ lương, thưởng. Hàng năm, nên lựa chọn ra nhân viên xuất sắc nhất đểkhen thưởng như khen thưởng bằng vật chất hay tinh thần như một chuyến du lịch, một món quà.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ