• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng yếu tố tên thương hiệu bằng cách:

+ Không ngừng quảng bá thương hiệu qua truyền hình, báo chí, băng rôn, appich, và các phương tiện chuyên chở, hội chợ triển lãm để quảng cáo tên thương hiệu.

+ Cần nhấn mạnh ý nghĩa của thương hiệu trong quảng cáo để in dấu trong tâm trí của khách hàng, giúp khách hàng dễ nhận biết. Kết hợp truyền thông cả logo, câu khẩu hiệu cùng với tên thương hiệu trong các quảng cáo để khách hàng dễ hình dung thương hiệu.

+ Tham gia các hoạt động xã hội như tài trợ Festival, bóng đá, và các chương trình từ thiện để khách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn.

3.2.2. Giải pháp cho nhân tố “Logo”

Có thể nói một trong những yếu tố kích thích thị giác của khách hàng chính là logo, logo nó chứa đựng ý nghĩa và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến cho khách hàng. Có nhiều logo tạo được cảm giác cho khách hàng liên tưởng đến thương hiệu và sản phẩm của công ty, nhất là trong quá trình nhận biết thương hiệu.

Qua khảo sát thì có 45,9% khách hàng biết đến thương hiệu Huetronics qua logo, đây là con số chưa cao nhưng nó cũng phản ánh phần nào tầm quan trọng của logo trong nhận biết thương hiệu.

Trong kiểm định về giá trị trung bình, logo được đánh giá khá cao 3,55. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp để nâng cao mức độ nhận biết logo của công ty như là:

+ Kết hợp quảng cáo tên thương hiệu và logo của công ty để giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu.

+ Tổ chức các cuộc thi nhỏ về tìm hiểu “câu khẩu hiệu”, logo của công ty và có những phần quà nhỏ in hình logo cua công ty nhằm tăng cường mức độ nhận biết của khách hàng.

+In hình logo công ty vào đồng phục nhân viên để logo dễ đi vào nhận thức của khách hàng.

3.2.3. Giải pháp cho nhân tố “câu khẩu hiệu”

Qua khảo sát cho thấy chỉ có 41 người (chiếm30,8%) biết thương hiệu qua câu khẩu hiệu (slogan) của công ty, đây là một tỷ lệ chưa cao, lý do là khách hàng vẫn còn nhầm lẫn câu khẩu hiệu của các thương hiệu với nhau hoặc không nhận biết được thương hiệu của Huetronic.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua phân tích giá trị trung bình thì mức độ nhận biết thương hiệu qua yếu tố câu khẩu hiệu là chưa cao chỉ cao 3,53 sau khi phân tích nhân tố thì yếu tố này không có ý nghĩa và bị loại khỏi mô hình. Như vậy, có thể nói mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng qua câu khẩu hiệu là không cao, để khách hàng có thể nhận biết thương hiệu qua slogan công ty cần phải:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa slogan của công ty, coi đó là mục tiêu cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng, cam kết thực hiện đúng như slogan của công ty.

+ Tăng cường quảng bá thương hiệu kết hợp giữa logo và câu khẩu hiệu giúp khách hàng dễ nhận biết. Đồng thời xúc tiến hoạt động bán hàng để tăng lượng tiêu thụ, khi khách hàng sử dụng sản phẩm thì họ mới chú ý đến câu khẩu hiệu của công ty.

3.2.4. Giải pháp cho nhân tố “đồng phục”

Đồng phục thể hiện sự đồng bộ và nét đặc trưng riêng của mỗi công ty, thông thường đồng phục sẽ có màu sắc gắn liền với màu sắc chủ đạo của công ty.

Qua phân tích giá trị trung bình của đồng phục ở mức thấp nhất trong các yếu tố với 3,25. Để nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu qua yếu tố đồng phục công ty cần:

+ Thống nhất trang phục trong giờ làm việc từ trên xuống dưới để tạo ra nét đặc trưng riêng để khi nhìn đồng phục của nhân viên khách hàng có thể biết đến thương hiệu.

+ Cung cấp đầy đủ trang phục để nhân viên có thể mặc trong suốt tuần làm việc.

+ Tạo ra nét đặc trưng riêng trong trang phục như khắc họa logo, câu khẩu hiệu của công ty…

3.2.5. Giải pháp cho nhân tố “quảng cáo”

Không có một thương hiệu nào phát triển và được nhiều người biết đến mà không tiến hành quảng cáo. Ngày nay, những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường rất chăm chỉ cho hoạt động quảng cáo, họ đầu tư mạnh mẽ vào truyền hình, báo chí làm tăng mức độ tin tưởng và thích thú đối với thương hiệu.Việc quảng cáo sẽ giúp khách hàng nhận biết nhiều về thương hiệu và quan tâm sử dụng sản phẩm hơn.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế hoạt động quảng cáo của công ty chưa được chú trọng lắm. Đa số khách hàng biết đến thương hiệu qua việc tìm hiểu trên internet chiếm 55,6%, biết thương hiệu qua báo chí truyền hình (26,3%) và thông qua hội chợ triển lãm là 33,1%, việc nhận biết thương hiệu thông qua hai tiêu chí này còn khá thấp,

Trường Đại học Kinh tế Huế

vì vậy doanh nghiệp cần phải chú trọng ở hai kênh truyền thông này. Để khách hàng có thể nhận biết thương hiệu qua các phương tiện truyền thông tốt doanh nghiệp cần:

+ Đối với quảng cáo truyền hình: cần tăng cường và chú trọng hơn nữa vào các kênh địa phương như VTV8, TRT Huế, công ty cần có những quảng cáo ấn tượng và sinh động để dễ tác động khách hàng trên diện rộng.

+ Đối với quảng cáo ngoài trời: tăng thêm số lượng băng rôn, bảng quảng cáo màu sắc nổi bật ở các con đường nhiều người qua lại nhằm tăng mức độ nhận biết của khách hàng.

+ Quảng cao qua mạng internet: cần phải phát triển website của công ty, và tạo ra một website hữu ích bằng cách cập nhập liên tục những nội dung, và thông tin cần thiết về sản phẩm, giá, công nghệ để thu hút sự ghé thăm của khách hàng. Bên canh đó cần phải khai thác công cụ thương mại điện tử trong kinh doanh.

+ Đối với tạp chí, báo chí: cần mời những cơ quan báo chí có uy tín viết bài cho công ty và các bài viết phải đảm bảo tính thống nhất thể hiện ý nghĩa và thông điệp rõ ràng về mức độ nhận biết thương hiệu.

Ngoài những phương tiện quảng cáo, công ty cần phải chú trọng hoạt động PR (quan hệ công chúng) với tổ chức, giới truyền thông như chương trình nối nhịp nghĩa tình, ủng hộ biển đảo…, Bên cạnh đó tham gia hội chợ triển lãm để quảng bá thương hiệu và học hỏi kinh nghiệm của các đối tác khác.

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày định hướng của công ty Cổ phần Huetronics trong hiện tại và tương lai sắp tới và các giải pháp đối với từng nhóm nhân tố là tên thương hiệu, logo, câu khẩu hiệu, đồng phục, quảng cáo nhằm giúp công ty có thể tăng mức độ nhận biết thương hiệu của mình đối với khách hàng cho từng nhóm nhân tố cụ thể.

Trường Đại học Kinh tế Huế