• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của DNTN Xí

3.2.1 Ma trận SWOT

3.2.2.4 Chính sách về giá

Giải pháp này là sự kết hợp giữa điểm mạnh 1, 3 để hạn chế cả ba thách thức, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, hoạt động trong lĩnh vực nào của nền kinh tế thì giá cả sản phẩm là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, bởi vì giá là yếu tố trực tiếp tạo nên lợi nhuận thực tế cho doanh nghiệp. Việc thiết lập chính sách giá hợp lý là điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp không chỉ trong tiêu thụ sản phẩm mà còn có lợi thế trên thị trường cạnh trạnh khốc liệt như hiện nay. Do đó giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng tiêu thụ, sản lượng sản xuất, giá cả là yếu tố đưa khách hàng đến quyết định mua hay không?

Trường ĐH KInh tế Huế

DNTN Xí nghiệp Trường Phát cần thực hiện các biện pháp sau để hoàn thiện hơn chính sách về giá cả như:

- Mua nguyên liệu đầu vào với khối lượng lớn để được giá thấp hơn.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị để tránh việc hư hỏng, tốn kém chi phí sửa chữa cũng như ngưng trệ dây chuyền sản xuất.

- Thực hiện chính sách tiết kiệm, tránh lãng phí, tận dụng đến những cái cuối cùng.

- Thực hiện các biện pháp chăm sóc khách hàng như giảm giá, chiết khấu khi mua số lượng lớn, ngày lễ tết thì tặng quà cho các đại lý để tạo thiện cảm trong công việc.

Bên cạnh việc dựa vào chi phí để tính toán giá cả bán sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu về giá của đối thủ cạnh tranh trên mỗi thị trường như thế nào, đời sống nhu cầu của người dân khu vực đó cao, trung bình hay thấp để đưa ra mức giá cho phù hợp.

Đối với khách hàng là những cá nhân mua nhỏ lẻ thì họ sẽ ít quan tâm về giá vì họ ít dùng và thường được mua thông qua các cửa hàng. Đối với các xưởng gỗ sản xuất nội thất thì họ sẽ mua với số lượng lớn hơn, thông qua đại lý hoặc cửa hàng, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến đối tượng này hơn, lấy thông tin từ đại lý để cuối năm thực hiện chính sách quà tặng, tri ân khách hàng, nhằm tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và để khách hàng cảm nhận họ được quan tâm, để nhận được sự ủng hộ lâu dài của khách hàng, luôn luôn đặt uy tín của doanh nghiệp lên hàng đầu.

3.2.2.5 Nâng cao chất lƣợng đa dạng màu sắc và khối lƣợng

Giải pháp này là sự kết hợp giữa điểm mạnh 1, 4 để hạn chế thách thức 3 cũng như khắc phục điểm yếu 3 giúp hoàn thiện sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn.

Nâng cao chất lượng

Để nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần thực hiện ngay bước thiết kế sản phẩm cho đến lúc sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ở khâu thiết kế sản phẩm phải đáp ứng các thông số kỹ thuật đã quy định, tuy nhiên phải dựa vào các yếu tố như: đáp ứng được nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp có khả năng … để sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, cán bộ phải luôn theo dõi các khâu sản xuất để tránh tạo ra sản phẩm lỗi, nếu sản phẩm bị lỗi thì không được đóng gói, đồng thời quản lý

Trường ĐH KInh tế Huế

nguồn nguyên liệu để tránh lãng phí, thúc đẩy công nhân làm việc nghiêm túc tránh chậm trễ làm ảnh hưởng đến công việc giao hàng.

Ngoài ra doanh nghiệp cần đáp ứng kịp thời ở khâu vận chuyển, cung ứng hàng hóa đúng thời gian, địa điểm, khối lượng, chất lượng, màu sắc để đảm bảo quá trình tiêu thụ diễn ra liên tục nhằm tối ưu chi phí. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận chuyên về lái xe, vận chuyển, cung cấp hàng hóa. Đồng thời doanh nghiệp nên rõ ràng các điều khoản trong các bản hợp đồng để tránh bị gặp rắc rối sau này.

Đa dạng màu sắc, khối lượng

Nhìn chung DNTN Xí nghiệp Trường Phát chưa đa dạng sản phẩm vì vậy công tác này cần được thực hiện để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Việc tăng thêm chủng loại sản phẩm nhằm phù hợp hơn với một số nhóm khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường.

Hiện tại doanh nghiệp mới có bốn loại sản phẩm về khối lượng là 0.3kg, 0.7kg, 3kg, 10kg. Doanh nghiệp nên tạo ra các loại các khối lượng 5kg, 7kg, 15kg, 20kg để phục vụ các nhóm khách hàng riêng. Ví dụ khách hàng lẻ muốn mua một loại khối lượng 5kg để sơn lại các loại bàn ghế, cửa đã cũ nhưng không có loại đó, nên đành mua hai sản phẩm có khối lượng 3kg, điều này khách hàng sẽ không muốn vì cồng kềnh và thừa sơn không dùng đến gây lãng phí cho họ. Còn đối với các xưởng họ thích sản phẩm có khối lượng lớn để tránh việc mua khối lượng lớn về bỏ chiếm diện tích nhà xưởng của họ, ảnh hưởng diện tích làm việc của họ, chính vì điều này doanh nghiệp nên cân nhắc để tạo ra các mẫu sản phẩm có khối lượng khác để da dạng hơn.

Ngoài ra màu sắc của sơn cũng là một vấn đề cần quan tâm vì ngày càng đời sống phát triển nhu cầu về cái đẹp được đề cao, khách hàng thích sự mới lạ, độc đáo nên màu sắc tác động rất lớn đến sản phẩm gỗ đó. Ví dụ một số màu đang được ưa chuộng mà doanh nghiệp chưa có như màu tím, màu bạc hà, xanh dương … Việc tạo ra sản phẩm có nhiều màu sắc, có khối lượng khác nhau giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, nếu họ muốn mua màu nào mà sản phẩm đó doanh nghiệp không có thì họ sẽ mua của đối thủ, điều này làm doanh nghiệp mất đi một lượng khách hàng tương đối lớn. Chính sự cần thiết này doanh nghiệp nên đa dạng hóa màu sắc, khối lượng sản phẩm để nâng cao sản lượng tiêu thụ.

Trường ĐH KInh tế Huế

3.2.2.6 Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng

Giải pháp này là sự kết hợp giữa điểm mạnh 1 nhằm khắc phục các điểm yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải. Phòng kinh doanh có ít nhân viên nên khó đảm bảo tốt tất cả các công việc, doanh nghiệp cần lập ra một nhóm chuyên về marketing để nhanh chóng tiếp cận với thị trường, nhóm này gồm 3-4 người có năng lực và trình độ hiểu rõ về công việc. Hoạt động của nhóm là nắm bắt phản ứng của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp, nắm biết nhu cầu của thị trường từ đó có chính sách điều chỉnh linh hoạt, kịp thời. Để hoàn thiện hơn về hoạt động bán hàng thì doanh nghiệp cần:

- Thường xuyên liên hệ với các đại lý, cửa hàng để tăng sự mật thiết với nhau.

- Chủ động đàm phán về mức giá với bên cung cấp nguyên liệu để có giá tốt hơn.

- Mở rộng thêm khả năng mua bán chịu và phương thức thanh toán nếu đáp ứng tốt thỏa thuận với doanh nghiệp.

- Thường xuyên đào tạo thêm cho đội ngũ bán hàng vì đây là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, những người đại diện cho doanh nghiệp làm việc với khách hàng nên cần phải chuyên nghiệp về tác phong, thái độ.

3.2.2.7 Hạn ch chi phí

Giải pháp này là sự kết hợp giữa các điểm mạnh đang có để hạn chế các thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải, đây là giải pháp quan trọng cần phải thực hiện ngay và thường xuyên.

Đối với chi phí nguyên liệu: Doanh nghiệp cần phải đảm bảo các kho đựng nguyên liệu đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ tránh hư hại; Thực hiện chính sách tiết kiệm, tránh lãng phí; Kiểm soát chặt nguyên liệu nhập và xuất kho; nguyên liệu mua vào phải đảm bảo chất lượng đã đề ra.

Đối với chi phí Quản lý doanh nghiệp: Cán bộ công nhân viên phải được phân công công việc phù hợp, đúng số lượng, tránh việc thừa nhân viên, đảm bảo công việc theo đúng tiến độ, phải đi làm đúng giờ và nghiêm túc trong giờ làm.

Đối với chi phí cố định: Bộ phận sửa chữa cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc tránh bị hư hỏng nặng cũng như ngưng trệ quá trình sản xuất làm tốn kém chi phí của doanh nghiệp.

Trường ĐH KInh tế Huế