• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4 Thực trạng tiêu thụ sơn dầu Chuông Vàng của DNTN XN Trường Phát

2.4.5 Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường

Trình độ của cán bộ, nhân viên và lực lượng bán hàng của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, họ chỉ làm việc theo kinh nghiệm mà không áp dụng khoa học kỹ thuật vào kênh. Việc đánh giá các thành viên trong kênh chưa được thường xuyên, chưa cập nhật kịp thời các thông tin cho họ, bởi vì vậy chất lượng hoạt động của họ là không cao dẫn đến hoạt động của kênh không cao. Doanh nghiệp nên đào tạo cán bộ quản lý kênh để họ có thể đánh giá tốt các kênh thông qua sản lượng tiêu thụ.

SVTH: Dương Thị Mỹ Linh 58 Bảng 2.11: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sơn theo thị trường của DNTN Xí nghiệp Trường Phát n m 4-2016

ĐVT: Kg

Thị trường N m 4 N m 5 N m 6 2015/2014 2016/2015

Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % +/- % +/- %

Hà Nội 18.500 26.43 18.640 25.71 18.450 25.34 140 0.76 (190) (1.02) Thanh Hóa 7.500 10.71 7.400 10.21 7.530 10.34 (100) (1.33) 130 1.76

Bình Định 6.450 9.21 6.500 8.96 6.750 9.27 50 0.78 250 3.85

Gia Lai 10.500 15 11.360 15.67 11.270 15.48 860 8.19 (90) (0.79)

Đà Nẵng 20.350 29.07 21.100 29.10 21.250 29.19 750 3.68 150 0.71

Hu 6.700 9.58 7.500 10.35 7.550 10.38 800 11.94 50 0.67

Tổng 70.000 100 72.500 100 72.800 100 2.500 3.57 300 0.41

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)

Trường ĐH KInh tế Huế

Qua bảng 2.11 ta có thể thấy rõ ràng một điều rằng doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu ở các thị trường lân cận như: Quảng Bình, Quảng Trị … mà chỉ chú trọng vào những thị trường đã sẵn có. Ngay cả những thị trường có sẵn cũng không đầu tư mở rộng nên mức độ chênh lệch về sản lượng qua các năm không nhiều. Tuy nhiên nhìn vào số liệu trên ta thấy sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp ở các thị trường có xu hướng tăng, cụ thể năm 2015 sản lượng tiêu thụ tăng 2.500 kg so với năm 2014, còn năm 2016 sản lượng tăng 300 kg tương ứng 0.41% so với năm 2015. Thị trường được chú trọng nhiều nhất là thị trường Đà Nẵng, thị trường này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, năm 2015 sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp ở Đà Nẵng tăng 800 kg tương ứng 11.94% so với năm 2014, năm 2016 sản lượng tiêu thụ chiếm 21.250 kg tương ứng 29.19%. Tuy sản lượng tăng lên nhưng nhìn vào bảng ta có thể thấy tỷ trọng qua các năm của thị trường Đà Nẵng giảm.

Thị trường thứ hai là thị trường Hà Nội, nơi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người có nhu cầu làm đẹp cho cuộc sống ngôi nhà, cơ quan … nên thị trường này là một tiềm năng lớn cho doanh nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy năm 2015 sản lượng tiêu thụ tăng 140kg tương đương 0.76% so với năm 2014, tuy nhiên vào năm 2016 sản lượng giảm 190kg tương đương 1.02% so với năm 2015. Nguyên nhân giảm sản lượng tiêu thụ ở thị trường này là do Hà Nội khá xa nên việc vận chuyển gặp không ít khó khăn, từ đó khi các địa lý gọi đặt hàng mà doanh nghiệp chưa vận chuyển đến kịp thì họ sẽ bán sản phẩm của đối thủ khác.

Thị trường thứ ba là thị trường tỉnh Gia Lai, Gia Lai là một tỉnh thuộc Miền Trung-Tây Nguyên, nơi đây là vùng cao nên lượng gỗ rất lớn, chính vì thế sản lượng tiêu thụ sơn ở thị trường này rất tiềm năng. Năm 2015 sản lương tiêu thụ tăng 860kg tương đương 8.19% so với năm 2014. Tuy nhiên năm 2016 sản lượng lại giảm 90kg so với năm 2015, nguyên nhân là do thị trường này ở vùng núi nên việc vận chuyển gặp khó khăn, đồng thời thiên tai lũ lụt ở đây xảy ra lớn nên việc một lượng lớn gỗ mà trôi theo dòng nước cũng làm mất đi lượng lớn gỗ, dẫn đến sụt giảm lượng sơn tiêu thụ ở thị trường này.

Thị trường tiếp theo là Huế, đây là thị trường nơi mà doanh nghiệp đóng cơ sở

Trường ĐH KInh tế Huế

là do sự cạnh tranh gay gắt vơi sơn Hoàng Gia. Năm 2015 sản lượng tiêu thụ tăng 800kg tương đương 11.94% so với năm 2014, còn năm 2016 sản lượng tăng 50kg so với năm 2015. Nguyên nhân của việc sản lượng tăng là do các đại lý, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn thành phố ngày càng tăng nên lượng tiêu thụ tăng theo.

Các thị trường còn lại là Thanh Hóa và Bình Định. Sản lượng tiêu thụ ở hai thị trường này có tăng, có giảm nhưng ở mức thấp.

Qua phân tích ta nhận thấy rằng sản lượng tiêu thụ ở các thị trường có xu hướng tăng lên. Ở thị trường Huế thì việc vận chuyển dễ dàng, nhanh chóng nên sản lượng tiêu thụ cũng ngày càng tăng theo. Các thị trường của doanh nghiệp ở xa nên việc sản lượng tiêu thụ tăng cũng là sự cố gắng không nhỏ của cán bộ nhân viên.

Đồ thị 2.3: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của DNTN Xí nghiệp Trường Phát qua 3 n m 4-2016

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh) Theo đồ thị 2.3 ta thấy tỷ trọng giữa các thị trường khá cao, tuy nhiên tỷ trọng giữa các năm không có sự chênh lệch lớn.

Thị trường Hà Nội: Năm 2014 là 26.43%, năm 2015 là 25.71%, năm 2016 là 25.34%. chênh lệch giữa năm 2015 so với năm 2014 là 0.76%, năm 2016 so với năm

Trường ĐH KInh tế Huế

2015 là 1.02%. Tỷ trọng ở thị trường này có sự chênh lệch nhẹ giữa các năm, cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng chú trọng vào thị trường này.

Thị trường Thanh Hóa: Tỷ trọng của thị trường này có tăng, giảm theo từng năm, năm 2015 so với năm 2014 giảm 1.33%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.76%. Do sự biến động mức tiêu thụ, ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược nên doanh nghiệp cần chú trọng đến thị trường này hơn.

Thị trường Bình Định: Tỷ trọng của thị trường này tăng nhẹ qua các năm, năm 2015 tăng 0.78%, năm 2016 tăng 3.85%. Ta có thể thấy rằng thị trường này đang tăng chậm, cần có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh ở đây.

Thị trường Gia Lai: Tỷ trọng của thị trường này tăng giảm thất thường, năm 2015 tăng 8.19% so với năm 2014, tuy nhiên năm 2016 giảm 0.79% so với năm 2015. Thị trường này đang có xu hướng đi xuống do nhu cầu giảm.

Thị trường Đà Nẵng: Tỷ trọng ở thị trường này cao tuy nhiên tỷ trọng giữa các năm giảm, năm 2014 là 29.07%, năm 2015 là 29.10%, năm 2016 là 29.19%, chênh lệch giữa năm 2015 với 2014 là 3.68%, năm 2016 với năm 2015 là 0.71%. Từ đây ta có thể thấy rằng doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng thị trường mới, nhưng chưa có chiến lược tốt để ổn định thị trường cũ. Làm ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.

Thị trường Huế: Tỷ trọng của thị trường này tăng qua các năm, năm 2014 là 9.58%, năm 2015 là 10.35%, năm 2016 là 10.38%. Tình hình tiêu thụ ở thị trường này vẫn diễn ra chậm chạp.

Qua đồ thị 2.3 ta thấy rõ một điều tỷ trọng giữa các thị trường có sự khác nhau rõ rệt, tăng giảm thất thường. Thị trường Đà Nẵng chiếm tỷ trọng lớn nhất, thị trường Huế đang tăng dần qua các năm, chứng tỏ doanh nghiệp đang có hướng xâm nhập mạnh vào thị trường này, để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần có những chính sách đúng đắn để có thể nghiên cứu thật kỹ trước khi đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường này.

Trường ĐH KInh tế Huế