• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐH-A-2008: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

ĐÁP ÁN CÔNG THỨC CẤU TẠO ESTE

Câu 21. ĐH-A-2008: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A.manhetit. B.hematit đỏ. C.xiđerit. D.hematit nâu.

Câu 22.ĐH-B-2008:Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2+ Br2→ 2FeBr3; 2NaBr + Cl2→ 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là:

A.Tính khử của Brmạnh hơn của Fe2+. B.Tính khử của Cl-mạnh hơn của Br. C.Tính oxi hóa của Cl2mạnh hơn của Fe3+. D.Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.

Câu 23.CĐ-A-2007:Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chấtkhôngphản ứng với nhau là

A.Fe và dd CuCl2. B.Fe và dd FeCl3. C.dd FeCl2và dd CuCl2. D.Cu và dd FeCl3.

Câu 24. ĐH-A-2007: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

A.Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. B.Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. C.Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. D.Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+. Câu 25.ĐH-A-2007:Mệnh đềkhôngđúng là:

A.Fe khử được Cu2+trong dung dịch.

B.Fe3+có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. C.Fe2+oxi hoá được Cu.

D.Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 26.ĐH-B-2007:Cho các phản ứng xảy ra sau đây: (1) AgNO3+ Fe(NO3)2→ Fe(NO3)3+ Ag↓; (2) Mn + 2HCl → MnCl2+ H2↑. Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

A.Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. B.Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. C.Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. D.Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.

Câu 27:Cho phản ứng sau: Fe + CuCl2FeCl2+ Cu. Điều khẳng định nào sau đây làđúng?

A.sự khử Fe2+và sự khử Cu2+. B.sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. C.sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu D.sự khử Fe2+và sự oxi hóa Cu.

Câu 28:Trong các ion sau: Cu2+, Fe2+, Ag+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa yếu nhất?

A.Au3+. B.Ag+. C.Cu2+. D.Fe2+.

Câu 29:Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải là

A.Fe, Cu, Al, Ag. B.Ag, Cu, Al, Fe.

C.Cu, Fe, Al, Ag. D.Fe, Al, Cu, Ag.

Câu 30:Chọn nhận xétsai:

A.Trong 4 kim loại: Fe, Ag, Au, Al. Độ dẫn điện của Al là kém nhất.

B.Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện.

C.Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.

D.Hỗn hợp rắn X gồm KNO3và Cu (1:1) hòa tan trong dung dịch HCl dư.

Câu 31:Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?

A.Saccarozơ. B.Fructozơ. C.Glucozơ. D.Amilopectin.

Câu 32:So sánh tính chất của fructozơ, saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước do có nhiều nhóm OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại fructozơ, glucozơ, saccarozơ đều có thể phản ứng tráng gương.

(3) Cả 4 chất đều có thể phản ứng với Na vì có nhiều nhóm OH.

(4) Khi đốt cháy cả 4 chất trên thì đều thu được số mol CO2và H2O bằng nhau.

So sánhsailà :

A.4. B.1. C.3. D.2.

Câu 33:Trong các chất sau, chất nào có lực bazơ mạnh nhất:

A.Anilin. B.Etylamin. C.Metylamin. D.Đimetylamin.

Câu 34:Phát biểu nào sau đâysai:

A.Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt.

B.Nhôm bị thụ động trong H2SO4đặc nguội.

C.Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

D.Nhôm được điều chế từ quặng boxit.

Câu 35:Dãy các chất được xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các caction:

A.Cu2+< Fe3+< Ag+ B.Fe2+< Cu2+< Zn2+. C.Cu2+< Ag+< Fe3+. D.Na+< Fe3+< Cu2+. Câu 36:Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là

A.Ca. B.Fe. C.K. D.Ag.

Câu 37:Cho phản ứng: Cu + Fe3+ Cu2++ Fe2+, phản ứng cho thấy phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đồng có tính khử mạnh hơn ion sắt (II).

B.Tính oxi hóa của ion sắt (II) lớn hơn tính oxi hóa của ion đồng (II).

C. Kim loại đồng đẩy được sắt ra khỏi muối.

D.Tính oxi hóa của ion đồng (II) lớn hơn tính oxi hóa của ion sắt (III).

Câu 38: Cho các dung dịch sau: phenylamoni clorua, axit aminoaxetic, natri etylat, phenol, anilin, etylamin, natri axetat, metylamin, alanin, axit glutamic, natri phenolat, lysin. Số chất trong dung dịch có khả năng làm đổi màu quì tím là:

A.6. B.7. C.5. D.8.

Câu 39:Este X có các đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2và H2O có số mol bằng nhau.

- Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểukhôngđúng là

A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.

B.Chất Y tan vô hạn trong nước.

C. Phân tử X có 2 nhóm CH3.

D.Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2và 2 mol H2O.

Câu 40:Phát biểu nào sau đây làđúng?

A.Các este đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH đều theo thỉ lệ mol 1 : 1.

B.Thủy phân các este trong môi trường axit, luôn thu được axit và ancol tương ứng.

C.Đun nóng este (C3H4O2) với dung dịch NaOH, luôn thu được axetanđehit.

D.Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.

Người soạn đã cố gắng kiểm soát. Nếu có phát hiện sai sót, xin được phản hồi lại. Chân thành cảm ơn!

NHẮC LẠI HỮU CƠ

Những chất phản ứng với Na (K) giải phóng H2 có H linh độngAncol, phenol, axit , H2O.

Những chất phản ứng dung dịch NaOH (KOH) là: phenol, axit , muối amoni, aminoaxit.

Những chất phản ứng với dung dịch NaOH (KOH) khi đun nóng: là este; dẫn xuất.

Những chất phản ứng với CaCO3, NaHCO3giải phóng CO2là: axit RCOOH.

Những chất phản ứng với dung dịch axit HCl, HBr là : ancol, amin, anilin, aminoaxit, muối amoni RCOONH4, muối của amin RNH3Cl.

Những chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/ dd NH3khi đun nóng có kết tủa Ag (phản ứng tráng bạc ): các chất có nhóm –CHO: RCHO, HCOOH , HCOOR , HCOONH4, glucozơ, fructozơ.

Những chất có phản ứng với Cu(OH)2tạo thành dung dịch có màu xanh lam: các chất có nhiều nhóm OH kế cận: như etilen glycol ; glixerol , glucozơ; Fructozơ ; Saccarozơ.

Những chất có phản ứng dung dịch nước brom: Làm mất màu dung dịch nước brom: các chất không no có liên kết pi ( = ; ≡ ); anđehit RCHO; HCOOR’ bị oxi hóa bởi dd Br2. Tạo kết tủatrắng: phenol; anilin.

Những chất có phản ứng cộng H2(Ni): các chất có liên kết pi: ( =; ≡ ); benzen; nhóm chức anđehit RCHO; nhóm chức Xeton RCOR; tạp chức: glucozơ, fructozơ.

Các chất có phản ứng thủy phân: Tinh bột; xenlulozơ; saccarozơ, peptit; protein, este, chất béo.

Các chất có phản ứng trùng hợp: những chất có liên kết đôi (C=C) hay vòng không bền.

Những chất có phản ứng trùng ngưng là: Các chất có nhiều nhóm chức.

Polime thiên nhiên: cao su thiên nhiên, tơ tằm, bông, xenlulozơ, tinh bột.

Polime nhân tạo ( bán tổng hợp ): tơ Visco, tơ axetat, xenlulozơ trinitrat.

Polime tổng hợp ( điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng): các polime còn lại : PE, PVC….

Polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: Nilon-6 , Nilon-7, Nilon-6,6, tơ lapsan, nhựa PPF

Polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: (còn lại): PE, PVC , PVA, PMM, Caosubuna, Caosu buna-S, tơnitron ….

Tơ có nguồn gốc xenlulozơ: sợi bông, tơ Visco, tơ axetat

Tơ poliamit : Nilon-6 , Nilon-7 , Nilon-6,6

Tripeptit….polipeptit, protein, lòng trắng trứng: có phản ứng màu biure (phản ứng Cu(OH)2có màu tím).Đipeptittuy không có phản ứng màu Biure với Cu(OH)2nhưng hòa tan được Cu(OH)2.

Trong phân tử peptit, protein luôn chứa nguyên tử nitơ.

NHẮC LẠI VÔ CƠ

Nhớ dãy điện hóa của kim loại và áp dụng: ( kiến thức trọng tâm) đặc biệt chú ý cặp Fe3+/Fe2+

- Kim loại trước cặp Fe3+/Fe2+phản ứng được với Fe3+.Ví dụ:Cu + 2FeCl3  CuCl2+ 2FeCl2.

Fe, Cu mà dư thì dung dịch sau không chứa Fe3+.

Ag+mà dư thì dung dịch sau không chứa Fe2+.

Tính chất hóa học chung của kim loại : Tính khử: ( dễ bị oxi hóa) - Kim loại phản ứng với oxi : (trừ Ag , Pt , Au).

- Kim loại phản ứng với HCl và H2SO4loãng : (trừ Pb , Cu , Ag , Hg, Pt , Au ).

- Kim loại phản ứng với HNO3và H2SO4đặc : (trừ Pt , Au ).

- Kim loại phản ứng với HNO3đặc nguội và H2SO4đặc nguội : (trừ Al, Fe , Cr, Pt , Au ).

- Kim loại phản ứng với nước ở đk thường : (có : nhóm IA , Ca, Sr , Ba ).

- Kim loại phản ứng dung dịch kiềm (NaOH , KOH , Ba(OH)2) nhớ nhất : Al , Zn.

Điều chế kim loại

- Nguyên tắc : khử ion kim loại trong các hợp chất thành kim loại tự do: Mn++ neM - Phương pháp điện phân nóng chảy : dùng điều chế kim loại nhóm IA , IIA , Al.

- Phương pháp điện phân dung dịch muối : dùng điều chế kim loại sau nhôm.

- Nhiệt luyện : dùng điều chế các kim loại : (Zn , Cr , Fe …).

- Thủy luyện : thường nhất dùng điều chế các kim loại : (Cu , Ag …).

Nội dung 2: Tổng hợp kiến thức rèn luyện câu hỏi đếm, phát biểu đúng/sai

Sự ăn mòn kim loại:Cần phân biệt giữa 2 loại ăn mòn - Ăn mòn hóa học ( không làm phát sinh dòng điện )

- Ăn mòn điện hóa ( chú ý gợi ý của đề : có 2 kim loại, hợp kim gang, thép để trong dung dịch chất điện li HCl, dd muối, không khí ẩm …).

- Chú ýkim loại có tính khử mạnh hơn thì đóng vai trò cực âm (anot) bị ăn mòn. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa. Dòng electron di chuyển từ cực âm sang cực dương tạo nên dòng điện ).

- Ví dụ hợp kim Zn- Cu để trong dd HCl loãng bị ăn mòn điện hóa (Zn: cực âm và bị ăn mòn).

Nước cứng nước mềm và các phương pháp làm mềm nước cứng - Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+hay Mg2+

- Nước mềm là nước chứarất íthoặckhôngchứa ion Ca2+, Mg2+

- Nguyên tắc làm mềm nước : Làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+trong nước cứng bằng cách chuyển các ion này thành các chất không tan.

- Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng : đun sôi, dd NaOH, Ca(OH)2vừa đủ, Na2CO3, Na3PO4. - Để làm mềm nước cứng vỉnh cữu hay toàn phần dùng : Na2CO3, hay Na3PO4.

Phản ứng đặt trưng nhất bài Al là phản ứng với dung dịch kiềm

 2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2+ 3H2

 Al2O3, Al(OH)3tan trong dung dịch kiềm và dung dịch axit mạnh.

- Cần nhớ phản ứng nhiệt nhôm : ví dụ : 2Al + Fe2O3 t0

 Al2O3+ 2Fe (ứng dụng để hàn kim loại)

 2Al + Cr2O3 t0

Al2O3+ 2Cr (ứng dụng để sản xuất crom).

- Chú ý hiện tượng khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch muối AlCl3(có kết tủa trắng, dư NaOH kết tủa tan dần).

Nhôm: sau pư dư H+hoặc OH- Al đi về hết Al3+hoặc AlO2-(rắn không có: Al, Al2O3, Al(OH)3).

Sắt

- Các trường hợp Sắt phản ứng tạo hợp chất sắt (II): sắt phản ứng với HCl; H2SO4loãng; S; dung dịch muối.

- Các trường hợp Sắt phản ứng tạo hợp chất sắt (III): sắt phản ứng với HNO3dư, H2SO4đặc nóng dư, Cl2, Br2, dung dịch AgNO3dư.

- Tính chất hóa học của hợp chất Sắt (III) Fe2O3, FeCl3….: là tính oxi hóa - Hợp chất Sắt (II) FeO, FeCl2: có thể là chất khử hay oxi hóa (tùy phản ứng).

- Các oxit sắt , hidroxit sắt là bazơ.

Crom

- Các trường hợp Crom phản ứng tạo hợp chất crom (II) : crom phản ứng với HCl, H2SO4loãng

- Các trường hợp Crom phản ứng tạo hợp chất crom (III) : crom phản ứng với HNO3dư, H2SO4đặc nóng dư, Cl2, Br2, O2, S.

- Tính chất hóa học của hợp chất crom (IV) CrO3, K2Cr2O7….: là tính oxi hóa.

- Hợp chất Crom (III) Cr2O3, CrCl3: có thể là chất khử hay oxi hóa (tùy phản ứng).

- Các oxit CrO, hidroxit Cr(OH)2là bazơ.

- Các oxit Cr2O3, hidroxit Cr(OH)3lưỡng tính.

- CrO3, H2CrO4, H2Cr2O7: là axit. Xem lại kĩ SGK sự biến đổi màu của muối Cr(VI).

Các chất lưỡng tính cần nhớ

+) Loại 1: oxit lưỡng tínhAl2O3, Cr2O3, BeO, ZnO, PbO, SnO.

+) Loại 2: Hiđroxit lưỡng tínhAl(OH)3, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Be(OH)2. +) Loại 3: Các muối axit của axit yếuví dụ: HSO3-, HS-, HCO3-, HPO4-, H2PO3-...

+) Loại 4: Các muối tạo bởi axit yếu và bazơ yếuví dụ: (NH4)2CO3; RCOONH4...

+) Loại 5: Các aminoaxit, H2O.

Chú ý:este RCOOR' không phải là chất lưỡng tính.

Người soạn đã cố gắng kiểm soát. Nếu có phát hiện sai sót, xin được phản hồi lại. Chân thành cảm ơn!

7/6/2017 -NGÀY THỨ 5- ĐỀ ÔN LUYỆN 2(7 điểm) Câu 1:Cho các phát biểu sau :

(1) quỳ tím đổi màu trong dung dịch phenol; (2) este là chất béo; (3) các peptit có phản ứng màu biure; (4) chỉ có một axit đơn chức tráng bạc; (5) điều chế nilon-6 có thể thực hiện phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng; (6) có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng vị giác. Phát biểuđúng

A.(4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (5). C.(2), (3), (6). D.(1), (4), (5), (6).

Câu 2:Trong dung dịch glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng:

A.Mạch vòng 6 cạnh. B.Mạch vòng 5 cạnh.

C.Mạch vòng 4 cạnh. D.Mạch hở.

Câu 3:Cho các phát biểu sau:

1) Độ ngọt của saccarozơ cao hơn fructozơ;

2) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng phản ứng tráng gương;

3) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh;

4) Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo;

5) Thuốc súng không khói có công thức là: [C6H7O2(ONO2)3]n; 6) Xenlulozơ tan được trong [Cu(NH3)4](OH)2.

Số nhận xétđúng

A.3. B. 4. C.5. D.6.

Câu 4:Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo thành CO2, N2và hơi nước. X có thể là chất nào sau đây?

A.Tinh bột. B.Xenlulozơ. C.Chất béo. D.Protein.

Câu 5:Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3bằng gốc hidrocacbon, thu được ?

A.amino axit. B. amin. C.lipit. D.este.

Câu 6:Amin nào sau đây có lực bazơ mạnh nhất?

A.Amoniac. B.Benzenamin. C.Etanamin. D.Metanamin.

Câu 7:Cho các phát biểu sau:

(a) Độ tan trong nước của các ankylamin giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

(b) Dùng dung dịch phenolphtalein để nhận biết hai dung dịch metylamin và đimetylamin.

(c) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.

(d) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm azo.

Các phát biểu đúng là

A.(a),(b),(c). B.(b),(c),(d). C.(a),(c),(d). D.(a),(b),(d).

Câu 8:Amin X có tỉ khối so với H2bằng 22,5. Số đồng phân cấu tạo của amin X là

A.1. B.2. C.3. D.4.

Câu 9:Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên?

A.Tơ tằm. B. Tơ nitron. C.Tơ vinilon. D.Tơ lapsan.

Câu 10:Trong các polime có cùng số mắt xích sau đây, polime nào có khối lượng phân tử lớn nhất?

A.Poli(vinyl axetat). B.Tơ capron. C.Thủy tinh hữu cơ. D.Polistiren.

Câu 11:Nhận xét nào sau đâykhôngđúng?

A. Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy có màu xanh, đem đun nóng thấy mất màu, để nguội lại thấy xuất hiện màu xanh.

B.Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.

C. Nhỏ dung dịch iot vào một lát chuối xanh thấy màu miếng chuối chuyển từ trắng sang xanh nhưng nếu nhỏ vào lát chuối chín thì không có hiện tượng gì.

D. Cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng và đun nóng thấy xuất hiện màu vàng, còn cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thì không có hiện tượng gì.

Câu 12:Cho các phát biểu sau:

(1) Ở điều kiện thường, Cu(OH)2tan được trong dung dịch lòng trắng trứng (anbumin).

(2) Ở nhiệt độ thường, dung dịch fructozơ tác dụng được với dung dịch brom.

(3) Ở điều kiện thường, các polipeptit tan tốt trong nước.

(4) Poliacrilonitrin thuộc loại tơ vinylic.

(5) Đun nóng glucozơ tronng điều kiện thích hợp thu được xenlulozơ.

Trong các phát biểu trên, số phát biểuđúng

A.2. B.4. C.5. D.3.