• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 27

Trong tài liệu GA Địa lý 6 HK2 (Trang 93-98)

- Gv yêu cầu Hs trả lời. Gv chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới sự phân bố động thực vật - Hs thảo luận 4 nhóm – 2 phút theo câu hỏi sau:

Nhóm 1,3: Đối với thực vật

- Quan sát H67,68,69 sgk tìm sự khác nhau về thực vật của các miền.

- Giải thích vì sao có sự kkhác nhau này.

Nhóm 2,4: Đối với động vật - Quan sát H69, 70 sgk

- Kể tên các động vật mỗi tranh và nói về sự khác nhau giữa các tranh.

- Giải thích vì sao có sự khác nhau

- Gv kết luận: các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật, nhất là khí hậu, ứng với mỗi miền khí hậu có những loài thực, động vật tương ứng.

- Mối quan hệ giữa thực vật với động vật . Hoạt động 3: Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố động, thực vật

- Nêu những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của con người đối với sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

- Giải thích vì sao cần phải bảo vệ thực, động tự nhiên.

- Con người phải làm gì để bảo vệ động thực vật trên trái đất?(biện pháp bảo vệ, duy trì sinh vật quý hiếm: “ Sách đỏ”; “ Sách xanh” mỗi quốc gia).

nhiên tới sự phân bố động thực vật a.

Đối với thực vật

-Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật .

b.

Đối với động vật

-Các miền khí hậu khác nhau có những động vật khác nhau

- Nơi có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú

c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật

- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sau sắc tới sự phân bố các loài động vật

- Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.

3.

Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố động, thực vật

a.Tích cực

- Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố .

- Lai tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

b.Tiêu cực

- Phá rừng bừa bãi thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.

- Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số thu hẹp môi trường sống sinh vật .

4.Củng cố :

- Lớp vỏ sinh vật là gì ?

- Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật như thế nào ? 5. Hướng dẫn về nhà:

TIẾT 35 : ÔN TẬP A. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản từ bài 15 đến bài 27 2. Kĩ năng :

- Phân tích bản đồ, lược đồ, hình ảnh sgk - Phân tích, so sánh

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ :

- Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế B.Phương tiện – Phương pháp

1.Phương tiện: Sách giáo khoa điện tử; Bảng tương tác.

2.Phương pháp: Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thực hành.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra:

- Kết hợp ôn tập

3. Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: Nhắc lại các đơn vị kiến thức đã học từ đầu học kỳ II ?

(Các mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, thời tiết khí hậu, khí áp và gió trên trái đất, sông và hồ, biển và đại dương)

- Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhắc lại một nội dung kiến thức đã học.

1. Các đới khí hậu:

- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt là 5 đới khí hậu:

1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh.

a. Đới nóng (Nhiệt đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau ít.

+ Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

+ Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

+ Lượng mưa TB: 1000mm đến trên 2000mm b. Hai đới ôn hòa (Ôn đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc, Nam đến vòng cực Bắc, Nam.

- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được TB, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm.

+ Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

+ Lượng mưa TB: 500 đến trên 1000mm.

c. Hai đới lạnh (Hàn đới)

- Giới hạn: từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực Bắc, Nam.

- Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm.

+ Gió Đông cực thổi thường xuyên.

+ Lượng mưa TB dưới 500mm.

2. Sông và hồ

- Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau.

- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trên bề mặt lục địa.

3. Biển và đại dương

- Độ muối của nước biển từ 33 – 35‰

- Nước biển có 3 hình thức vận động a. Sóng:

- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió.

Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

b. Thủy triều:

- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. (hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì)

- Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và

- Các nhóm cử đại diện trình bày.

- Gv chuẩn kiến thức.

-Hoạt động 2 : Bài tập

Gv đưa ra một số bài tập y/c Hs thực hiện. Các dạng bài tập đã học về tính lượng mưa trong năm, nhiệt độ TB ngày, TB năm. Bài tập vẽ mô hình Trái Đất, thể hiện các nội dung về khí áp, đới khí hậu.

xuyên trên Trái Đất như Tín phong, Tây ôn đới,...

- Có hai loại dòng biển: nóng và lạnh.

+ Dòng biển nóng: chảy từ vùng vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao.

+ Dòng biển lạnh: chảy từ vùng vĩ độ cao về các vùng ví độ thấp.

- Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng đi qua: nơi có dòng biển nóng đi qua nhiệt độ cao và mưa niều hơn nơi có dòng biển lạnh đi qua.

II. Bài tập

Ở Sơn Tây, người ta đo nhiệt độ lúc 5h được 220C, lúc 13h được 320C, lúc 21h được 210C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu ? Hãy nêu cách tính

- Làm các dạng bài tập trong Sgk, SBT.

4. Củng cố:

- Giáo viên nhắc lại kiến thức của bài ôn tập. Nhấn mạnh những phần kiến thức trọng tâm.

5. Hướng dẫn về nhà

- Về nhà soạn đề cương ôn tập.

- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ 2.

Ngày dạy :

Tiết 36. KIỂM TRA HỌC KỲ II

Trong tài liệu GA Địa lý 6 HK2 (Trang 93-98)