• Không có kết quả nào được tìm thấy

GA Địa lý 6 HK2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GA Địa lý 6 HK2"

Copied!
105
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 1:

BÀI MỞ ĐẦU A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.

B.

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C Phương tiện – Phương pháp 1/ Phương tiện

- SGK, SGV

- Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp

Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D

. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức : 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK và đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới:

- Giáo viên giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

*Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của môn địa lí 6:

GV: Các em bắt đầu làm quen với kiến thức môn địa lí từ cấp 1,bắt đầu từ lớp 6 đây là môn học riêng trong trường THCS.

- Môn địa lí 6 giúp các em hiểu về điều gì?

- Hãy kể ra 1 số hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà em thường gặp?

1. Nội dung của môn địa lí 6:

- Trái đất-môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.

- Còn đề cập đến các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất: Đất, đá, không hí, nước, sinh vật…

(2)

- Ngoài ra nội dung về bản đồ rất quan trọng.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu khi học môn địa lí như thế nào?

- Để học tốt môn địa lí thì phải học theo các cách nào?

-Nội dung về bản đồ là 1 phần của chương trình, giúp học sinh kiến thức ban đầu về bản đồ, phương pháp sử dụng, rèn kỹ năng về bản đồ, kỹ năng thu thập, phân tích, sở lý thông tin 2. Cần học môn địa lí như thế nào?

- Quan sát các hiện tượng xảy ra xung quanh

- Thông qua các phương tiện thông tin như đài, ti vi, sách báo để tìm hiểu - Khai thác cả kênh hình và kênh chữ.

- Liên hệ thực tế vào bài học.

- Tham khảo SGK, tài liệu.

4. Củng cố:

- Nội dung của môn địa lí 6?

- Cách học môn địa lí 6 thế nào cho tốt?

5. Hướng dẫn học bài

- Học sinh học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đọc trước bài 1. (Giờ sau học)

*******************************************************************

(3)

CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT Tiết 2- BÀI 1

VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT A Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm được tên các hành tinh trong hệ mặt tròi, biết 1 số đặc điểm của hành tinh trái đất như: Vị trí, hình dạng và kích thước.

- Hiểu 1 số khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, KT gốc, VT gốc.

- Xác định được đường xích đạo, KT tây, KT đông, VT bắc, VT nam.

2. Kỹ năng:

- Xác định được các inh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu nam trên quả địa cầu.

- Rèn cho Hs kĩ năng tự học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, khám phá tìm tòi cái mới B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C Phương tiện – Phương pháp 1/ Phương tiện

- Quả địa cầu.

- Máy chiếu; bảng tương tác 2/ Phương pháp

Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức : 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu 1 số phương pháp để học tốt môn địa lí ở lớp 6?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái

Đất trong hệ Mặt Trời.

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần 1 kết hợp cho HS xem tranh vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời, trả lời câu hỏi:

? Thế nào là Mặt Trời?

? Hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

(4)

Trời.

? Trái Đất nằm ở vị thứ mấy trong 8 hành tinh theo thừ tự xa dần.

* Lưu ý: kể từ tháng 8/2006 chỉ có 8 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.

( sao thuỷ, sao kim, trái đất, sao hoả, sao mộc, sao thổ, thiên vương, hải vương)

Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng và kích thước của Trái Đất

? Theo em Trái Đất có dạng hình gì?

- GV dùng quả địa cầu khẳng định rõ hình dạng của Trái Đất.

- HS dựa vào H2 trang 7: Hãy cho biết độ dài bán kính, đường xích đạo của Trái Đất?

- GV cho HS xem quả Địa cầu (mô hình thu nhỏ của Trái Đất) kết hợp hình chụp trang 5.

- GV cung cấp cho HS số liệu về diện tích Trái Đất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến.

- GV dùng quả Địa cầu minh họa cho lời giảng:

Trái Đất tự quay quanh 1 trục tưởng

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất.

- Hình dạng: Dạng hình cầu

- Kích thước rất lớn:

+ Bán kính: 6370 km + Xích đạo dài: 40076km + Diện tích: 510 triệu km2

- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.

3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến.

(5)

là những đường gì?

? Những vòng tròn trên quả Địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì?

( Ngoài thực tế trên bề mặt Trái Đất không có đường kinh, vĩ tuyến. Đường kinh, vĩ tuyến chỉ được thể hiện trên bản đồ và quả Địa Cầu phục vụ cho nhiều mục đích cuộc sống, sản xuất…

của con người.

? Hãy xác định trên quả Địa cầu đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc?

? Kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến bao nhiêu độ

- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? (kinh tuyến 1800)

? Việt Nam nằm trong nửa cầu nào?

Bán cầu Đông hay Tây?

- HS: tìm hiểu, trả lời.

- GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

- Vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên bề mặt Địa cầu vuông góc với kinh tuyến (181VT).

- Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).

- Vĩ tuyến gốc: Vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) - Kinh tuyến Đông: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.(179)

- Kinh tuyến Tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.(179)

- Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.(90)

- Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.(90)

- Nửa cầu Đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.

- Nửa cầu Tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.

- Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.

4. Củng cố

(6)

- Vẻ hình trái đất, điền cực Bắc, cực Nam, KT gốc, KT Đông, KT Tây, VT gốc, VT Bắc, VT Nam.

5. Hướng dẫn học bài

- Trả lời câu hỏA (SGK) - Đọc trước bài 2.

****************************************************************

(7)

Tiết 3- BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ A. Mục tiêu :

1. Kiến thức: HS hiểu tỉ lệ bản đồ là gì ?

- Nắm được ý nghĩa của 2 loại: Số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học B.

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện – Phương pháp 1/ Phương tiện

- Một số bản đồ có tỷ lệ khác nhau, H8 (SGK), GA.

- Máy chiếu; bảng tương tác 2/ Phương pháp

Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra

HS1: Nêu vị trí, hình dạng Trái Đất?

HS2: Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến nào?

HS3: Vĩ tuyến là gì? Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến nào?

3. Bài mới:

Mỗi bản đồ chúng ta học đều có 1 tỉ lệ nhất định. Vậy “tỉ lệ bản đồ là gì? Chúng ta sử dịng bản đồ như thế nào?”. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bản

đồ- GV: Nêu khái niệm “bản đồ”.

+ Bản đồ có vai trò như thế nào đối với môn học?

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ

- GV: YC quan sát H8 và H9 sgk/13 (cùng nội dung, tỷ lệ khác nhau) kết

*Khái niệm bản đồ: Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất.

1. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ:

- Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

(8)

hợp đọc mục 1sgk/12, cho biết:

? Tỉ lệ bản đồ được thể hiện mấy dạng?

Đó là dạng gì? (2 dạng)

? Thế nào là tỉ lệ số? Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2000000 bằng bao nhiêu km trên thực địa?

(1cm=20km)

? Thế nào là tỉ lệ thước?

QS H8 và H9cho biết Mỗi cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa? (H8 1cm=75m, H9 1cm=150m)

+ Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn? Bản đồ nào thể hiện đối tượng địa lý chi tiết hơn?(H8 tỉ lệ lớn hơn,chi tiết hơn)

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số.

- GV yêu cầu HS thực hành đo tính khoảng cách từ H8 sgk/13

+ Nhóm 1: đo tính khoảng cách từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn.

- Có 2 dạng tỷ lệ:

a. Tỷ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

VD: 1: 2.000.000, trên bản đồ là 1cm thì thực thế là 2.000.000cm hay 20km.

b. Tỷ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã được tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

Vd: 75km 0

1cm = 75km.

2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ.

a. Tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước:

- Lưu ý: Đo theo đường chim bay.

+ B1: Đánh dấu 2 địa điểm cần đo vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.

+ B2: Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số

(9)

4. Củng cố:

- Nhắc lại cách tính tỉ lệ bản đồ theo 2 dạng số và thước.

- Cho HS thực hành với một số VD cụ thể.

5. Hướng dẫn về nhà.

- Câu hỏi 3 SGK: KCBĐ x tỉ lệ = KCTT

KCTT: KCBĐ =tỉ lệ HN đi HP =105km=10500000cm:15= 700000.

Tỉ lệ :1:700000

- Đọc trước bài mới: bài 4 mục 1 và 2.

(10)

Ngày giảng: 30/9/2018

Tiết 4- BÀI 4

PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ, TOẠ ĐỘ, ĐỊA LÍ A. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- HS cần nắm được các quy định về phương hướng trên bản đồ.

- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ, trên quả địa cầu.

- Biết cách tìm kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích, xác định phương hướng trên bản đồ.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ : Yêu thích môn học B.

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Bản đồ VN, bản đồ ĐNA. Quả địa cầu.Máy chiếu; bảng tương tác 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D.Tiến trình lên lớp:

1.Tổ chức : 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ

? Tỉ lệ bản đồ dùng để làm gì? Cho VD?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

*Hoạt động 1: Xác định phương hướng trên bản đồ:

- GV cho HS qs quả địa cầu và bản đồ treo tường giới thiệu cách xác định phương hướng trên bđ( phần 1 SGK)

? Vậy, cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào yếu tố nào ?(KT,VT)

1. Phương hướng trên bản đồ:

- Muốn xác định phương hướng trên bđ người ta dựa vào các đường KT và đường VT

- Theo quy ước:

+ Đầu phía trên của đường KT là hướng Bắc.

(11)

(Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc )

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lítrên bđ

? Muốn tìm vị trí của một địa điển trên quả địa cầu hoặc trên bđ thì người ta phải làm thế nào?

Yêu cầu HS quan sát H11 (SGK) cho biết:

- Điểm C là chỗ gặp nhau của đường KT nào và VT nào ?(KT 200T và VT 100B) GV : Khoảng cách từ C đến KT gốc xác định kinh độ của điểm C.

Khoảng cách từ C đến VT gốc xác định vĩ độ của điểm C.

? Vậy, kinh độ, vĩ độ của một điểm là gì ? -GV Đưa thêm 1 vài điểm A, B cho HS xác định toạ độ địa lí.

? Yêu cầu HS dựa vào SGK nêu cách viết toạ độ địa lý của một điểm

Hoạt động 3: HD HS làm bài tập thực hành

GV: Yêu cầu HS đọc ND bài tập a, b, c, d cho biết:

HS: Chia thành 3 nhóm.

- Nhóm 1: a.

- Nhóm 2: b.

- Nhóm 3: c.

HS: Làm bài vào phiếu học tập.

Thu phiếu học tập.

- Đưa phiếu thông tin phản hồA GV: Chuẩn kiến thức.

hướng Bắc để xác định hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại

2. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí:

- Vị trí của một điểm trên bđ được xác định là chỗ cắt nhau của 2 đường KT và VT di qua điểm đó

- Kinh độ, vĩ độ của một địa điểm là số độ chỉ k/c từ KT và VT đi qua địa điểm đó đến KT gốc và VT gốc

- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là toạ độ địa lí của điểm đó.

- Khi viết toạ độ địa lý của một điểm người ta viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới

VD: C: 20o Tây 10o Bắc 3. Bài tập:

a) Hướng bay từ HN – Viêng Chăn:

TN.

- HN- Gia cácta: N.

- HN- Manila: ĐN.

- Cualalămpơ- Băng Cốc: B.

- Cualalămpơ- Manila: ĐB - Manila- Băng Cốc: T b) A: 130oĐ

10oB B: 110oĐ 10oB C: 130oĐ 0o

c) E: 140oĐ 0o D: 120oĐ 10ON

(12)

d) Từ 0 -> A: B 0-> B : Đ 0-> C : N 0 -> D : T 4. Củng cố:

- Xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí.

5. Hướng dẫn học bài

- Trả lời câu hỏi (SGK).

- Đọc trước bài 5. (Giờ sau học)

(13)

Tiết 5- Bài 5 KÍ HIỆU BẢN ĐỒ

CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được kí hiệu bản đồ là gì?

- Biết các đặc điểm và sự phân loại bản đồ, kí hiệu bản đồ.

- Biết cách dựa vào bảng chú giải để đọc các kí hiệu trên bản đồ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và đọc các kí hiệu trên bản đồ.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Bản đồ TNVN; Bản đồ KT VN, máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận .

D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ

Hãy xác định toạ độ địa lý các điểm A,B,C,D,G,H trên H12 3. Bài mới:

- Giáo viên giới thiệu bài mớA

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

*Hoạt động1:Tìm hiểu Các loại ký hiệu trên bản đồ:

- Yêu cầu HS quan sát 1 số kí hiệu ở bảng chú giải của 1 số bản đồ yêu cầu HS:

? Tại sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú giải ? (bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu )

? Cho biết các dạng kí hiệu được phân loại như thế nào?.

HS: Quan sát H15, H16 em cho biết:

? Có mấy dạng kí hiệu trên bản đồ?

1. Các loại ký hiệu bản đồ:

- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước

- Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu

- Thường phân ra 3 loại:

+ Điểm.

+ Đường.

+ Diện tích.

- Phân 3 dạng:

+ Ký hiệu hình học.

+ Ký hiệu chữ.

+ Ký hiệu tượng hình.

(14)

? Ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu ?

*Hoạt động 2: Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

GV: Yêu cầu HS quan sát H16 (SGK) cho biết:

?Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

? Nhận xét đường đồng mức ở hai sườn Tây- Đông?

-> Trên các bản đồ, các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

? Dựa vào đâu để ta biết được 2 sườn tây - đông sườn nào dốc hơn?

? Độ cao của địa hình được biểu hiện bằng yếu tố gì?

GV: giới thiệu quy ước dùng thang màu biểu hiện độ cao

- Ý nghĩa: Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ.

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.

a) Đường đồng mức.

- Là đường nối liền các điểm có cùng một độ cao

b) Đặc điểm.

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

- Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đồng mức.

- Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình việt nam

+Từ 0m-200mmàu xanh lá cây

+từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt.

+từ 500m-1000mmàu đỏ.

+từ 2000m trở lên màu nâu.

4.Củng cố :

- GV treo một số loại bản đồ có các loại kí hiệu khác nhau lên bảng. Yêu cầu HS lên bảng xác định tên từng loại kí hiệu

5. Hướng dẫn học bài - Học bài cũ

- Trả lời các câu hỏi cuối bài học

- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức từ bài 1, 3,4,5 chuẩn bị giờ sau ôn tập

(15)

Tiết 6. ÔN TẬP A Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học ở các bài 1, 3,4,5 2. Kĩ năng:

-Rèn kỹ năng củng cố kiến thức và các kỹ năng địa lý đã học - Rèn cho HS kĩ năng tự học.

B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Quả địa cầu; Một số bản đồ có kí hiệu và tỉ lệ khác nhau, máy chiếu, bảng thông minh

2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập 3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức về

vị trí, hình dạng, kích thước của trái đất

? QS tranh vẽ cho biết vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời?

? QS quả địa cầu và tranh vẽ cho biết hình dạng và kích thước của trái đất ra sao?

? Nêu các KN về hệ thống KT, VT

I. Lí thuyết

1/ Vị trí, hình dạng, kích thước của trái đất, kinh tuyến, vĩ tuyến

- Vị trí: thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời -Trái đất hình cầu, kích thước rất lớn

- Quả Địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất.

- Kinh tuyến: là đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu.

- Vĩ tuyến: là các vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến, các vĩ tuyến nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực.

- Vĩ tuyến gốc: là vĩ tuyến lớn nhất, vĩ tuyến 0o, vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo.

(16)

Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức về tỉ lệ bản đồ

? Nhắc lại khái niệm tỉ lệ bản đồ?

? Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?

? Cho biết tỷ lệ bản đồ được thể hiện dưới mấy dạng?

GV lấy một vài ví dụ cho HS ôn lại cách tính tỉ lệ bản đồ

Hoạt động 3: Ôn lại phương hướng trên bản đô, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa

? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ phải căn cứ vào đâu?

? Gọi HS lên bảng xác định phương hướng trên bản đồ treo tường theo quy ước?

địa lý trên bản đồ

Hoạt động 4: Ôn lại các kí hiệu trên bản đồ

? Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?

- Kinh tuyến gốc: kinh tuyến 0o, là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô Luân Đôn (nước Anh).

- Nửa cầu Bắc: là nửa bề mặt quả địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc.

- Nửa cầu Nam: là nửa bề mặt quả địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam.

2/ Tỉ lệ bản đồ

- Khái niệm: Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy về một vùng đất hay toàn bộ bề mặt trái đất

- Ý nghĩa tỉ lệ BĐ: Cho biết bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thật trên thực địa

- 2 dạng:

+ Tỉ lệ số + Tỉ lệ thước

3/ Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý

- Dựa vào các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến để XĐ phương hướng trên BĐ

- Kinh độ, vĩ độ của một địa điểm là số độ chỉ k/c từ KT và VT đi qua địa điểm đó đến KT gốc và VT gốc

- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là toạ độ địa lí của điểm đó.

- Khi viết toạ độ địa lý của một điểm người ta viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới

4/ Kí hiệu bản đồ

(17)

- Cho HS lên xác định kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý trên bản đồ

- Cho HS làm bài tập về xác định phương hướng và xác định tọa độ

đường đồng mức II. Thực hành

1. Xác định các hướng:

HS ôn tập bằng cách vẽ lại các hướng từ 4 hướng chính: Đông – Tây – Nam – Bắc.

2. Xác định tọa độ Địa lí:

Cách viết toạ độ Địa lí của một điểm A A { (KĐ trên, VĐ dưới)

Ví dụ: Toạ độ vị trí điểm A= {

có thể viết A (20okinh Đông; 10ovĩ Bắc)

3. Giải thích ý nghĩa tỉ lệ bản đồ:

Ví dụ: Giải thích tỉ lệ bản đồ 1: 2 000 000

Tỉ lệ bản đồ 1: 2 000 000 có nghĩa là: 1 cm trên bản đồ ứng với 2 000 000cm ngoài thực tế.

2 000 000cm = 20 km Vậy: 1 cm trên bản đồ ứng với 20 km ngoài thực tế.

4. Dựa vào tỉ lệ bản đồ, đo tính khoảng cách ngoài thực tế:

Câu hỏi 3 SGK: KCBĐ x tỉ lệ = KCTT

KCTT: KCBĐ =tỉ lệ HN đi HP

=105km=10500000cm:15= 700000.

Tỉ lệ :1:700000 4.Củng cố :

- Giúp HS khắc sâu lại các đơn vị kiến thức trọng tâm - Hướng dẫn làm đề cương ôn tập

5. Hướng dẫn học bài

- Làm đề cương ôn tập cụ thể

- Ôn tập kĩ chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra

(18)

Ngày giảng : 20/10/2018

Tiết 7. KIỂM TRA 1TIẾT A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Qua bài kiểm tra đánh giá được trình độ nhận thức của học sinh.về vị trí hình dạng trái đất cách vẽ bản đồ ,tỉ lệ bản đồ ,phương hướng trên bản đồ

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài độc lập B.

. Phương tiện – Phương pháp 1/ Phương tiện: Pho tô đề cho HS.

2/ Phương pháp: Làm bài cá nhân D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

GV phát đề cho HS

I/ Sơ đồ ma trận

Chủ đề Nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

TN TL TN TL

Hình dạng và kích thước của Trái đất

Biết vị trí và hình dạng của trái đất trong hệ mặt trời 10%TSĐ= 5đ 1.0 đ Tỉ lệ bản đồ, kí

hiệu bản đồ

Trình bày

được ý

nghĩa của tỉ lệ bản đồ và các dạng tỉ lệ BĐ

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế

(19)

60%TSĐ=2,5đ 0,5đ 1,5đ 2.0 đ 2,0đ

100%TSĐ=10đ 15%TSĐ=1,5đ 50%TSĐ=3,5đ 35%TSĐ=3,0đ

II. Đề bài A/ Trắc nghiệm(3.0điểm)

Hãy khoanh vào chỉ một chữ cái đứng trước ý em cho là đúng nhất Câu 1: Trái đất đứng ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời:

A- Hai B- Ba C- Tư D- Năm Câu 2: Trái đất hình

A- Hình vuông B- Hình tròn C- Hình chữ nhật D- Hình cầu Câu 3: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

A- Kí hiệu bản đồ B- Bảng chú giải

C- Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến D- Tọa độ của các địa đỉêm trên bản đồ Câu 4: Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên mặt địa cầu được gọi

A- Vĩ tuyến B- Vĩ tuyến gốc C- Kinh tuyến D- Kinh tuyến gốc

Câu 5: Các vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến trên bề mặt địa cầu gọi là A- Vĩ tuyến B- Vĩ tuyến 00

C- Vĩ tuyến gốc D- Xích đạo

Câu 6: Đường vĩ tuyến lớn nhất trên bề mặt địa cầu chia đôi Địa cầu thành nửa cầu bắc và nửa cầu nam gọi là đường

A- Đường vĩ tuyến B- Đường chí tuyến C- Vĩ tuyến gốc( Xích đạo) D- Đường vòng cực B/ Tự luận ( 7.0đ)

Câu 1: (1.5)

Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở mấy dạng ? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ của bản đồ ? Câu 2:(1,5đ)

Dựa vào số ghi tỉ lệ của các từ bản đồ sau đây. 1:200. 000 và 1: 6.000.000 cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa

Câu 3: ( 2đ): Hãy ghi đúng quy tắc tọa độ địa lí của các điểm sau A (200T, 100B); B (100N, 1200 Đ); C(1300Đ, 00); D (100B, 1100Đ) Câu 4( 2.0)

a/ Nêu quy ước về phương hướng trên bản đồ dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến (phía trên và phía dưới đường kinh tuyến, phía trái và phía phải đường vĩ tuyến)?

b/ Hãy vẽ sơ đồ các hướng chính được thể hiện trên bản đồ C Đáp án và thang điểm

A/ Trắc nghiêm (3.0)

Mỗi câu đúng được 0,5đ

Câu 1 2 3 4 5 6

(20)

Đáp án B D C C A C B/ Tự luận (7.0đ)

Câu 1: (1.5)

- Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ : Tỉ lệ số, tỉ lệ thước(0.5 đ)

-Tỉ lệ bản đồ giúp cho chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa ( 1,0đ)

Câu 2( 1,5đ)

- Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 10km trên thực địa (0,75đ)

- Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:6.000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 300km trên thực địa ( 0,75đ)

Câu 3: ( 2đ): HS ghi đúng quy tắc tọa độ địa lí của các điểm sau: Kinh độ ghi trên, Vĩ độ ghi dưới

Câu 4(2,0đ)

a/ Nêu quy ước về phương hướng trên bản đồ (1.0 đ) b. Sơ đồ các hướng chính trên bản đồ (1.0 đ)

Bắc

Tây bắc Đông Bắc

Tây Đông

Tây Nam Đông Nam Nam

4/ Củng cố

- GV thu bài - nhận xét giờ kiểm tra 5/ Hướng dẫn học bài

Xem trước bài 7

*********************************************************

(21)

Ngày giảng :27/10/2018

Tiết 8- Bài 7

SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS nắm được: Sự chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng của Trái đất.

Hướng chuyển động của nó từ Tây sang Đông.

- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái đất là 24 giờ hay 1 ngày đêm.

- Trình bày được hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh trục.

2. Kỹ năng:

- Quan sát và sử dụng quả Địa cầu.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học B.

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Quả địa cầu; đèn pin, Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

- Giáo viên giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu sự vận động của

Trái đất quanh trục.

GV thuyết trình: Quả Địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất.

? Quan sát quả Địa cầu em có nhận xét gì về vị trí của trục quả Địa cầu so với mặt bàn?

( Trục quả Địa cầu nghiêng so với mặt bàn thành 1 góc 66033’. Trục TĐ cũng vậy, nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’).

1. Sự vận động của Trái đất quanh trục.

- Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

(22)

- Yêu cầu HS Quan sát H 19 và kiến thức (SGK) cho biết:

- Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?

- Mô tả trên quả Địa cầu hướng quay đó?

- Vậy thời gian Trái đất tự quay quanh nó trong vòng 1 ngày đêm được qui ước là bao nhiêu?(24h)

-> Trong cùng một lúc, trên TĐ có cả ngày và đêm tức là có đủ 24h. Người ta chia bề mặt TĐ ra làm 24 khu vực giờ như

H22(SGK).

? Vậy, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến ? Chênh nhau mấy giờ ?

( Mỗi khu vực giờ rộng 15 KT (360 :24=15) chênh nhau 1h).

? Việc chia bề mặt Trái đất thành 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì ?

- GV: Trên TĐ, giờ ở mỗi KT khác nhau.

Nếu dựa vào giờ của từng KT mà tính giờ thì mọi sinh hoạt sẽ quá phức tạp do có nhiều giờ khác nhau. Để tiện tính giờ trên toàn thế giới, năm 1884 hội nghị quốc tế thống nhất lấy khu vực có KT gốc làm giờ gốc .Từ khu vực giờ gốc về phía Đông là khu vực có thứ tự giờ từ 1-12

Yêu cầu HS quan sát H 20 cho biết :

? Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy?

(múi giờ thứ 7).

? Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ?(19giờ )

-> Như vậy mỗi quốc gia có giờ quy định riêng.

Trái đất quay từ tây sang đông, đi về phía tây qua 15 kinh độ chậm đi 1giờ (phía đông

-Thời gian TĐ tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ( 1 ngày đêm)

- Để tiện cho việc tính giờ người ta chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ.

- Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực(Mỗi khu vực giờ rộng 15 kinh tuyến và chênh nhau 1 giờ(360:24=15)) - Khu vực có KT gốc đi qua được coi là khu vực giờ gốc và đánh số 0(còn gọi giờ quốc tế hay giờ GMT)

- Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7 - KT1800 là đường đổi ngày quốc tế + Đi từ bán cầu tây sang bán cầu đông( tức là đi từ phía đông sang phía tây cũng có nghĩa là đi từ bên phải sang bên trái đường đổi ngày ta phải tăng thêm 1 ngày)

+ Đi từ bán cầu đông sang bán cầu tây( tức là đi từ phía tây sang phía đông cũng có nghĩa là đi từ bên trái sang bên phải đường đổi ngày ta phải giảm đi 1 ngày)

=>Như vậy giờ phía đông sớm hơn giờ phía tây

(23)

hiện tượng ngày đêm.

Ngọn đèn tượng trưng cho Mặt trờA Quả ĐC tượng trưng cho TĐ.

Chiếu đèn vào quả ĐC.

CH : Trong cùng một lúc, ánh sáng Mặt trời có thể chiếu sáng toàn bộ TĐ không ? Vì sao ?

( Do TĐ hình cầu nên MT chỉ chiếu sáng một nữa đó là ngày, nữa không được chiếu sáng là đêm).

- Đẩy quả ĐC quay từ Tây sang Đông, hiện tượng ngày, đêm như thế nào? Tại sao lại như vậy ?( Khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày và đêm vì TĐ tự quay quanh trục).

GV: Yêu cầu HS quan sát H 22 và cho biết:

- Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động theo hướng từ P-N và O-S bị lệch về phía nào?

- Còn ở bán cầu Nam?

- Các vật thể chuyển động trên TĐ có hiện tượng gì?

- Khi nhìn theo hướng chuyển động, vật cđ lệch hướng nào ở nữa cầu Bắc?

- Ở nữa cầu Nam, vật cđ lệch hướng ntn?

CH: Cho biết ảnh hưởng của sự lệch hướng tới các đối tượng địa lí trên bề mặt TĐ?

( Hướng gió Tín phong, hướng chảy của các dòng sông).

trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa + Nửa được chiếu sáng là ngày + Nửa nằm trong bóng tối là đêm

- Nhờ có sự vận động tự quay của trái đất từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.

b. Sự lệch hướng của các vật khi chuyển động trên bề mặt TĐ

- Do vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt TĐ đều bị lệch hướng.

+ Bán cầu Bắc: vật cđ lệch về bên phải + Bán cầu Nam: vật cđ lệch về bên trái

4. Củng cố:

- Tính giờ của Nhật Bản, Pháp, Nga nếu giờ gốc là 7h, 20h.

- Nêu hệ quả của vận động tự quay của Trái đất.

5.Hướng dẫn học bài

- Làm BT 2, 3 (SGK).

- Đọc trước bài 8

(24)

Ngày giảng :3/11/2018 Tiết 9- Bài 8

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI A. Mục tiêu:

1 Kiến thức:

- Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - Thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động.

- Nhớ vị trí: Xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng Quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái đất.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học B.

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và hình vẽ về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả của nó.

- Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi làm việc nhóm.

C. Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Quả địa cầu; Tranh vẽ về sự chuyển động của T.đất quanh M. trời, máy chiếu, bảng thông minh

2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ :

- Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của TĐ? Sinh ra mấy hệ quả? đó là những hệ quả nào?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Sự chuyển động của Trái đất quanh

Mặt trời

GV: Treo tranh vẽ H 23 (SGK) cho HS quan sát Y/c hs quan sát hình 23 hoặc mô hình ở bảng cho

1. Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời

- TĐ chuyển động quanh mặt

(25)

trí: xuân phân , hạ chí , thu phân và đông chí như thế nào ?

(Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất không đổi)

- Sự chuyển động đó gọi là gì ?( Đó là sự chuyển động tịnh tiến.)

- Hs trình bày – nhận xét . - Gv chuẩn kiến thức .

* Hoạt động 2 : Hiện tượng các mùa.

GV: Yêu cầu HS quan sát H23 cho biết:

Hoạt động 2: Hiện tượng các mùa ( 20 phút )

Quan sát hình 23 cho biết:

- Trong ngày 22/06 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời ?( NCB )

- Trong ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? ( NCN )

- Khi ngã về phía Mặt Trời nửa cầu đó có đặc điểm gì ? Nửa cầu còn lại có đặc điểm gì ?

- Trái Đất hướng cả nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? ( 21/03;

23/09 )

- Khi đó ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất? ( Xích đạo )

- Đó là mùa gì ở hai bán cầu ?( Đó là lúc chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh trên Trái Đất ) - Đại diện trình bày nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét – chốt ý.

- Em có nhận xét gì về sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu? (trái ngược

trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi. Sự chuyển động đó gọi là sự chuyển động tịnh tiến.

2. Hiện tượng các mùa

- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa.

+ 22/6 NCB ngả về phía mặt trời

+ 22/12 NCN ngả về phía mặt trời

=>Nửa cầu nào ngả về phía mặt trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu ấy

=>Nửa cầu nào không ngả về hía mặt trời, thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu ấy

+ TĐ hướng cả 2 nửa cầu Bắc và Nam về phía mặt trời vào các ngày 21/3 và 23/9. Khí đó ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo.Đó là lúc chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh trên TĐ

- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa

(26)

nhau ở hai nửa cầu )

- Nơi thể hiện 4 mùa rõ nét nhất ở đới ôn hoà. Nước ta 4 mùa không thể hiện rõ vì nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng .

cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.

- Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

- Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, sự phân hóa ra 4 mùa không rõ rệt

4. Củng cố

- Vào những ngày nào trong năm, hai nữa cầu B và N đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau ?

5.Hướng dẫn học bài - Học bài cũ - Làm bài tập 1,2 - Đọc bài đọc thêm Nghiên cứu trước bài 9.

(27)

Tiết 10- Bài 9

HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA.

A. Mục tiêu : 1.Kiến thức:

- HS cần nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời

- Có khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.

2.Kĩ năng:

- Biết cách dùng Quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

B.

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C. Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Máy chiếu; bảng tương tác, Tranh hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D. Tiến trình lên lớp:

1.Tổ chức:6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng nào?

- Vì sao trên Trái đất có hiện tượng các mùa?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng + Hoạt động1: Hiện tượng ngày, đêm

dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

- Quan sát hình 24 :

- Phân biệt đường biểu hiện trục Trái Đất ( B-N )và đường phân chia sáng tối ( S – T )

- Tại sao trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau ? (Hs trả lời: Gv giải thích Vì đường phân chia sáng tối là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo còn đường biểu hiện trục Trái Đất nghiêng

1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

(28)

trên mặt phẳng quĩ đạo là 66o33’ nên hai đường này không trùng nhau mà hợp với nhau một góc 23027’)

- Thảo luận chung

Quan sát hình 24 cho biết:

?Vào ngày 22/6 và 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời . Hiện tượng chênh lệch ngày đêm diễn ra như thế nào ?

? Vào ngày 22/6 và 22/12 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

Quan sát hình hình 25 cho biết :

? Sự khác nhau về độ dài ngày, đêm của các địa điểm A,B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12?

? Nhận xét hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm nằm ở các vĩ độ khác nhau .Rút ra kết luận hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất

- Ngày 22/6 nửa cầu Bắc là mùa hạ có ngày dài đêm ngắn - nửa cầu Nam là mùa đông có ngày ngắn đêm dài ; ngày 22/12 hiện tượng ngược lại .

=> Kết luận : mùa hạ có ngày dài đêm ngắn , mùa đông ngày ngắn đem dài . - Càng xa Xích đạo về phía hai cực , hiện tượng ngày đêm dài ngắn càng biểu hiện rõ rệt.

- Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên Trái Đất có ngày đêm dài bằng nhau .

- Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm có ngày đêm dài bằng nhau.

- Vĩ tuyến 23027’ Bắc là chí tuyến Bắc và 23027’Nam là chí tuyến Nam , đây là những đường mà ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất trong ngày 22/6 và 22 /12.

4. Củng cố.

- Hs sử dụng Quả Địa cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhautrên Trái Đất .

- Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về hiện tượng ngày ngắn đêm dài , ngày dài đêm ngắn và vận dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng nêu .

5. Hướng dẫn học bài

- Dựa vào H24: Em hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong ngày 22/12?

- Nghiên cứu trước phần 2

(29)

Tiết 11- Bài 9

HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA(TT) AMục tiêu :

1.Kiến thức:

- HS cần nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời

- Có khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.

2.Kĩ năng:

- Biết cách dùng Quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

B Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Máy chiếu; bảng tương tác, Tranh hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

2/ Phương pháp

Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D. Tiến trình lên lớp:

1.Tổ chức:6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng nào?

- Vì sao trên Trái đất có hiện tượng các mùa?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng CH : Yêu cầu HS quan sát H25 và cho

biết :

? Vĩ tuyến 66033’B là đường gì?

? Vĩ tuyến 66033’N là đường gì?

GV chia HS làm 2 nhómthảo luận:

N1:Vào ngày 22/6 độ dài ngày đêm của các địa điểm D và D’ ở 2 nửa cầu sẽ như thế nào?

N2: Vào ngày 22/12 độ dài ngày đêm của các địa điểm D và D’ ở 2 nửa cầu sẽ như thế nào?

GV gọi từng nhóm lên trình bày

2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa.

- Vĩ tuyến 66033’ B và N là những đường vòng cực B và N

(30)

Sau đó tổng hợp kiến thức của 2 nhóm di đến kết luận.

GV tiếp tục cho HS quan sát H25 cho biết vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm cực ntnào ?

? Qua đó em có nhận xét gì về hiện tượng ngày, đêm ở hai miền cực ?

? Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất ?

- Vào ngày 22-6 và 22-12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ B và N có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24h.

- Từ 66033’ B và N đến 2 cực có số ngày có ngày, đêm dài 24h dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng.

- Các địa điểm nằm ở cực B và N có ngày, đêm dài 24giờ kéo dài trong 6 tháng ( từ 21/3 đến 23/9 và từ 23/9 đến 21/3)

=> Hiện tượng ngày đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng gián tiếp đến mọi sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người

4. Củng cố.

- Đọc phần ghi nhớ

- HS trình bày lại hiện tượng ngày đêm dài suốt 24 giờ ở 2 miền cực bằng hình vẽ 5. Hướng dẫn học bài

- Chuẩn bị bài 10 : Cấu tạo bên trong của Trái Đất .

+Nêu tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp +Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất

(31)

Tiết 12- Bài 10

CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT A Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm: 3 lớp ( Vỏ, trung gian, lõi - Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng thái, tính chất về nhiệt độ.

- Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 mảng lớn và nhỏ.

- Các địa mảng có thể di chuyển, tách xa nhau hoặc xô vào nhau, - Tạo nên các hiện tượng động đất, núi lửa.

2 .Kĩ năng:

- Sử dụng quả địa cầu. Phân tích lược đồ.

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Máy chiếu; bảng tương tác, Quả Địa cầu ;Tranh vẽ cấu tạo bên trong của trái đất

2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D Tiến trình lên lớp.

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Vào ngày nào thì hiện tượng ngày, đêm diễn ra suốt 24h ở 2 cực?

( vào ngày 22/6 và 22/12 ở các vĩ tuyến 66033’B và 66o33’N.)

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng + Hoạt động 1: Cấu tạo bên trong của

trái đất

- Nhắc lại chiều dài bán kính của Trái Đất là bao nhiêu ?(6370km).Với trình độ khoa học hiện đại con người chỉ mới trực tiếp quan sát được độ sâu 15 km. Để có những hiểu biết ở dưới sâu con người phải sử dụng phương pháp gián tiếp ( địa chấn )

? Quan sát hình 26 cho biết cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp ?

? Trình bày đặc điểm cấu tạo của từng lớp (Độ dày , trạng thái , nhiệt độ)

1. Cấu tạo bên trong của trái đất : Gồm 3 lớp : Vỏ Trái Đất , lớp trung gian và lớp lõi

* Đặc điểm lớp vỏ : - Độ dày : từ 5 đến 70 km - Trạng thái : rắn chắc

- Nhiệt độ : càng xuống sâu nhiệt độ càng cao , tối đa là 10000C

* Đặc điểm của lớp trung gian - Độ dày :gần 3000km

- Trạng thái :quánh dẻo đến lỏng - Nhiệt độ : từ 15000 - 47000C

(32)

Hoạt động 2: Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất

- Yêu cầu Hs nghiên cứu nội dung sgk cho biết:

? Lớp vỏ Trái Đất chiếm tỉ lệ bao nhiêu thể tích và khối lượng của Trái Đất .

? So sánh độ dày của lớp vỏ với lớp trung gian và lớp lõi ?

? Vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống hoạt động của con người ?

? Dựa vào h 27 SGK nêu số lượng các địa mảng chính ? Đó là những mảng nào ? ( Có 7 địa mảng chính : Bắc Mĩ , Nam Mĩ , Âu Á , Phi , Ấn độ , Nam cực , Thái Bình Dương và 4 mảng nhỏ.)

- Quan sát hình 27 chỉ ra các chỗ tiếp xúc của các mảng.

- Các mảng xô vào hoặc tách xa nhau .Kết quả hình các dãy núi ngầm dưới đại dương đã bị ép nhô lên thành núi , xuất hiện động đất , núi lửa .

- Gv kết luận

* Đặc điểm lớp lõi - Độ dày :trên 3000km

- Trạng thái : lớp ngoài lỏng lớp trong rắn

- Nhiệt độ: khoảng 50000C

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 15 % thể tích, 1% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác không khí, nước, sinh vật...và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc nằm ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau .

4. Củng cố :

- Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm mấy lớp? Đặc điểm mỗi lớp?

5. Hướng dẫn học bài - Học bài

- Hướng dẫn làm bài tập 3 trang 33 sgk

(33)

Tiết 13- Bài 11

THỰC HÀNH: SỰ PHÂN BỐ

CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TĐ A Mục tiêu

1. Kiến thức :

- Biết được tỉ lệ và sự phân bố lục địa, đại dượng trên bề mặt Trái Đất 2. Kĩ năng :

- Xác định đúng vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc tên bản đồ thế giới

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ :

- Hs có hứng thú học tập môn địa lí B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Máy chiếu; bảng tương tác; Quả địa cầu.bản đồ tự nhiên thế giới 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D Tiến trình lên lớp.

1.Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2.Kiểm tra bài cũ

- Trình bày cấu tạo của lớp Vỏ Trái Đất?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng + Hoạt động 1: Bài tập 1

- Dựa vào hình 28 và bản đồ tự nhiên Thế giới cho biết:

? Trên Trái đất có mấy Đại Dương, mấy lục địa?

? Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc?

? Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam?

? Em có nhận xét gì về diện tích và sự phân bố lục địa và đại dương ở 2 nửa cầu?

+ Hoạt động 2 : Bài tập 2

- Quan sát bảng thống kê trang 34 và bản đồ Thế giới cho biết

? Trên Trái Đất có những lục địa nào ?

Bài tập 1 :

- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương và 1/3 là lục địa.

- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam .

Bài tập 2 :

+ Có 6 lục địa trên Thế giới.

- Lục địa Á - Âu - Lục địa Phi

(34)

? Nêu tên và xác định vị trí các lục địa trên bản đồ ?

- Lục địa nào có diện tích lớn nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?

? Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?

? Các lục địa nào nằm ở nửa cầu Bắc ?

? Các lục địa nào nằm ở nửa cầu Nam ?

+ Hoạt động 3: Bài tập 4

- Dựa vào bảng trang 35 cho biết - Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt đại dương chiếm bao nhiêu % ?

- Tên 4 đại dương trên thế giới. Xác định vị trí trên bản đồ ?

- Đại dương nào có diện tích lớn nhất ? - Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất ?

- Lục địa Bắc Mĩ - Lục địa Nam Mĩ - Lục địa Nam Cực - Lục địa Ôxtrâylia.

+Lục địa có diện tích nhỏ nhất: Lục địa Ôxtrâylia (ở nửa cầu nam)

+Lục địa có diện tích lớn nhất: Á - Âu (ở nửa cầu Bắc).

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc: Á - Âu, Bắc Mĩ.

- Lục địa nằm cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam: Lục địa Phi.

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam: Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Nam Cực.

Bài tập 4 :

- Diện tích bề mặt các đại dương 361 triệu km2 , chiếm 71% diện tích bề mặt của trái đất

- Có 4 đại dương : Thái Bình Dương , Đại Tây Dương , Bắc Băng Dương , Ấn Độ Dương

- Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất 179,6 triệu km2

- Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất 13,1 triệu km2

4. Củng cố :

- Xác định trên bản đồ Thế giới 4 đại dương và 6 châu lục.

5. Hướng dẫn học bài - Đọc bài đọc thêm

- Nghiên cứu trước bài 12

(35)

CHƯƠNG II

CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Tiết 14- BÀI 12

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.

A Mục tiêu : 1. Kiến thức:

- HS hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực.

- Hai lực này luôn có tác động đối lập nhau.

2. Kĩ năng:

- Quan sát tranh ảnh nhận biết tác động của nội lực và ngoại lực - Rèn cho HS kĩ năng tự học.

B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và hình vẽ về những tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất . Phân tích , so sánh núi lửa và động đất về hiện tượng , nguyên nhân và tác hại của chúng .

- Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi làm việc nhóm.

C Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Máy chiếu; bảng tương tác; Bản đồ thế giới 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ.

? Chỉ trên địa cầu 6 lục địa trên Trái đất? Lục địanào lớn nhất, lục địa nào nhỏ nhất

3. Bài mới: Địa hình bề mặt Trái Đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của 2 lực đối nghịch nhau : nội lực và ngoại lực.

Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực thiên về san bằng,hạ thấp địa hình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng + Hoạt động 1: Tác động của nội lực và

ngoại lực ( 15 phút )

- Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và đọc các kí hiệu trong bảng chú giải.

Gv giới thiệu: Địa hình bề mặt TĐ rất đa dạng. Trên các lục địa hay đáy đại dương đều có nơi cao, nơi thấp, nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề

1.Tác dụng của nội lực và ngoại lực.

(36)

VD: * Nơi cao nhất trên thế giới gần 900m:

đó là đỉnh núi Everest thuộc dãy Hy ma lay a ở Châu Á (xét về độ cao so với mực nước biển)

Nhưng nếu xét về độ cao tuyệt đối, tức là độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, thì Mauna Kea ở đảo Hawaii mới là ngọn núi cao nhất thế giới.

Đỉnh Everest cao 8.848 m so với mực nước biển. Đỉnh Mauna Kea cao 4.205 m so với mực nước biển, nhưng phần chìm dưới Thái Bình Dương lên tới gần 5.995 m. Như vậy độ cao tuyệt đối của Mauna Kea là 10.200 m, cao hơn Everest gần 1.350 m.

Ngoài ra, nếu tính từ tâm Trái Đất đến đỉnh núi, núi Chimborazo ở Ecuador hoàn toàn đánh bại núi Everest. Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp xác nhận đỉnh núi Chimborazo vươn xa 6.384.268 m.

* Nơi sâu nhất ở đáy đại dương xuống tới hơn 11.000m

VD: Vực Mariana ở phía tấy TBD dài 2500km, sâu 10.994m

? Em hãy nhận xét địa hình trên Trái Đất ? ( không bằng phẳng )

? Nguyên nhân của sự khác nhau đó?

Đó là do tác động của 2 lực đối nghịch nhau:

nội lực và ngoại l

- Nội lực là gì?Tác động của chúng đến đến

địa hình. ví dụ? a/ Nội lực:

- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất - Tác động của nội lực: Làm cho bề mặt TĐ trở nên gồ ghề

(37)

? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?

- Mở rộng: Nội lực = ngoại lực địa hình không thay đổi. Nội lực > ngoại lực: địa hình càng gồ ghề. Núi cao hơn, thung lũng sâu hơn. Nội lực < ngoại lực: địa hình bị san bằng, hạ thấp hơn

+Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

+Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

=>Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.

4. Củng cố .

- Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?

5. Hướng dẫn học bài - Học bài

- Nghiên cứu trước phần 2.

(38)

Ngày giảng:15/12/2018

Tiết 15- BÀI 12

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT(TT) A Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa và động đất.

- Cấu tạo của ngọn núi lửa.

2. Kĩ năng:

- Quan sát tranh ảnh biết tác hại của động đất và núi lửa - Rèn cho HS kĩ năng tự học.

B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho H

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

cần phải lựa chọn giải pháp bằng cách đặt hàng loạt các câu hỏi để giải quyết về các vấn đề: cấp độ /đơn vị thống kê cần hiển thị, phân nhóm dữ liệu (số nhóm và

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi những địa mảng lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Âu- Á, mảng Ấn Độ, mảng Nam Cực, mảng Phi, mảng Nam Mĩ, mảng Bắc Mĩd. - Các dãy núi cao,

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit

+ Các tinh thể băng khá nặng, chúng sẽ rơi khỏi những đám mây, nếu nhiệt độ không khí phía dưới &lt;0 o C các tinh thể băn rơi xuống trở

Hỏi chiều rộng thật của cổng trường là

Muốn tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ ta lấy độ dài thật chia cho mẫu số của tỉ lệ bản

[r]

- Cụ thể: Xuất phát từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia nằm trên đường Phạm Hùng, rẽ trái vào đường Trần Duy Hưng, đi thẳng tới đường Nguyễn Chí Thanh, tiếp tục đi hết