• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Bình luận các nghiên cứu liên quan

1.3.1. Nghiên cứu “Factors affecting the students’ decisions to study english at I-GENIUS English Institute, Central Ladprao branch” (PHANICHTHAWORN, 2011)

Tác giả người nước ngoài nghiên cứu đề tài: “Factors affecting the students’

decisions to study english at I-GENIUS English Institute, Central Ladprao branch” – Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học tiếng Anh của sinh viên tại học viện tiếng Anh I-GENIUS, chi nhánh trung tâm Ladprao.

Khách thể của nghiên cứu là 170 sinh viên tham gia một khóa học tại Học viện Anh ngữI-Genius, nhóm học viên này bao gồm học sinh trung học, sinh viên, những người đã tốt nghiệp, những người chuẩn bị ra nước ngoài. Bảng câu hỏi để áp dụng cho việc thu thập dữ liệu được thành lập chủ yếu dựa trên các thành phần của Marketing Mix (4Ps). Nghiên cứu cho thấy tất cảcác yếu tốbao gồm chương trình học (sản phẩm), học phí (giá), địa điểm và việc quảng bá ảnh hưởng đáng kể đến quyết định học tiếng Anh của học sinh tại Học viện Anh ngữI-Genius, Chi nhánh Trung tâm Ladprao. Trước tiên tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để có những nhận định khách quan về đề tài nghiên cứu. Kết quảnghiên cứu của tác giảchỉ ra rằng 4 yếu tố chương trình học, học phí, địa điểm, việc quảng bá đều là những nhân tốquan trọng có tác động đến sự ra quyết định của khách hàng. Tác giả thực hiện nghiên cứu các biến quan sát thì cho kết quả: Vềsản phẩm, sự hiếu khách của nhân viên và hiệu quả được coi là quan trọng nhất; Về giá cả, những người tham gia bị ảnh hưởng bởi việc nhà trường giảm giá đặc biệt cho các khóa tiếp theo; Về địa điểm, lớp học đóng vai trò quan trọng nhất trong quyết định học tập của học sinh tại I-Genius Học viện Anh, Chi nhánh Trung tâm Ladprao; và sự đảm bảo của trường về TOEIC và IELTS điểm số được coi là khía cạnh cóảnh hưởng nhất của chương trình khuyến mãi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hạn chếcủa đềtài:

- Số lượng tham gia nghiên này được giới hạn ở 170 người, vì vậy nó không thể được gọi là các sinh viên tại Học viện Anh ngữ I –Genius nói chung và chỉ trong một khóa học nên tính đại diện cho tổng thể chưa cao.

- Nghiên cứu chỉ sử dụng các câu hỏi đóng nên những người tham gia khảo sát không thể đưa raý kiến các nhân của họ.

1.3.2. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Quảng Ngãi” (Trần Văn Quý & Cao Hào Thi, 2009)

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Quảng Ngãi nhằm đánh giá tác động của 5 yếu tốbao gồm: yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai, yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học, yếu tố vềbản thân cá nhân học sinh, yếu tốvềcá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh, yếu tốvềthông tin có sẵn.

Kết quảnghiên cứu cho thấy 5 nhân tố đại diện theo mức độ ảnh hưởng từmạnh đến yếu là: Nhân tố cơ hội việc làm trong tương lai; Nhân tố về thông tin có sẵn về trường đại học; Nhân tố về bản thân cá nhân học sinh; Nhân tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh; Nhân tố về đặc điểm cố định của trường Đại học.

Tuy nhiên, mô hình này chỉ giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 21.5% khi nhân rộng ra tổng thểvì do chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.

Hạn chế: Mô hình chỉ đề cập đến quyết định chọn trường của học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, một bộ phận lớn học sinh chọn ngành trước khi chọn trường, nên quyết định chọn trường còn chịuảnh hưởng của quyết định chọn ngành.

1.3.3. “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn ngành marketing của sinh viên tại TP.HCM” (Công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ XVII, 2015)

Nhóm tác giảthuộc chuyên ngành: Thương mại – Quản trị kinh doanh và Du lịch – Marketing với đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn ngành marketing của sinh viên tại TP.HCM”.

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chọn ngành Marketing của sinh viên tại Tp.HCM được đánh giá bởi

Trường Đại học Kinh tế Huế

6 nhân tốgồm 24 biến quan sát: (1)Yếu tố gia đình (FF); (2) Các cá nhân ngoài gia đình (RG), (3)Quan điểm xã hội (coa), (4)Đặc điểm ngành (cob), (5)Yếu tố đặc điểm và nỗlực của trường ĐH (UC),(6)Yếu tốcá nhân (PF).

Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết mô hình mới, kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động của các yếu tố đến hành vi chọn ngành Marketing của sinh viện tại Tp.HCM với mức độ giảm dần: Yếu tố gia đình (FF) >Các cá nhân ngoài gia đình (RG) > Yếu tố cá nhân (PF) > Quan điểm xã hội (COa);

Ngoài các yếu tố trên thì các yếu tốnhân khẩu học là “Chi tiêu trung bình”

và “Địa chỉ thường trú” cũng có tác động đến “Hành vi chọn ngành Marketing”

của sinh viên tại Tp.HCM.

Hạn chếcủa đềtài:

- Mô hình nghiên cứu chỉ được thực hiện tại Tp.HCM nên chưa bao quát, chưa suy rộng được tổng thể.

- Mô hình chỉ sử dụng phương pháp kiểm định hồi quy tương quan đa biến giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc nên chưa kiểm định được mối liên hệ giữa các biến độc lập với nhau.

1.3.4. Nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tây Đô” (Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016)

Với đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tây Đô”, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu 325 sinh viên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nhóm tác giảsử dụng phương pháp phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sựhài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo. Kết quảnghiên cứu đã chỉ ra 5 nhóm nhân tốcóảnh hưởng đến sựhài lòng của sinh viên đó là: (1) Các chương trình hỗ trợ của nhà trường; (2) Chương trìnhđào tạo; (3) Đội ngũ giảng viên giảng viên; (4) Khả năng thực hiện cam kết; (5) Cơ sởvật chất của nhà trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhóm tác giả tiến hành kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính và kết quả thu được là các nhân tố CTHT, CTDT, DNGV, THCK, CSVC đều tương quan thuận với mức độhài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường Đại học Tây Đô, tức là mức độ hài lòng của sinh viên càng tăng nếu như 5 yếu tố được thỏa mãn càng cao. Trong đó, nhân tố CSVC có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Khả năng thực hiện cam kết của nhà trường, đội ngũ giảng viên và chương trình hỗtrợvới sinh viên cũng là nguyên nhânảnh hưởng đến sựhài lòng.

Hạn chếcủa đềtài: Sửdụng phương thức chọn mẫu thuận tiện trong khi tổng thể nghiên cứu khá lớn và có phân hóa về các đặc điểm cá nhân.

1.3.5. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Nha Trang” (Đoàn Thị Huế, 2016)

Tác giả đã nghiên cứu cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữcủa sinh viên trường Đại học Nha Trang”. Nghiên cứu của tác giả được thực hiện qua 2 bước chính:

+ Bước 1: Phỏng vấn thăm dò mang tính định hướng một số nhóm đối tượng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang.

+ Bước 2: Dùng kỹthuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu n = 340, tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng hệsốtin cậy Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm SPSS18.0

+ Cuối cùng là kiểm định mô hình, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tại trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang bằng kỹ thuật phân tích định tính.

Việc xác định độtin cậy và giá trị của thang đo bằng hệsố Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA đã khẳng định được 31 biến quan sát trong 7 yếu tố bao gồm:

(1)Cơ sở vật chất, (2) Học phí, (3) Chương trình đào tạo, (4) Chất lượng đào tạo, (5) Giáo viên ,(6)Thương hiệu, (7) Marketingcó độtin cậy và độgiá trị đảm bảo cho việc đo lường đến Quyết định. Trong đó các yếu tố đều tác động cùng chiều trừ nhân tố Marketing tác động ngược chiều. Sáu yếu tố có tác động cùng chiều được sinh viên đánh giá cao, thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện giá trị trung bình biến quan sát trên 3,15 thông qua phương pháp

thống kê mô tảvới giá trị trung bình (Mean) kết hợp với độlệch chuẩn (SD) trong việc sửdụng để đánh giá mức độquyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữcủa sinh viên.

Hạn chế đề tài: Kết quảnghiên cứu thu được trong phạm vi hẹp. Nghiên cứu mới chỉ tập trung trong phạm vi giới hạn là khảo sát sinh viên trong phạm vi Trường Đại học Nha Trang. Chưa bao phủ rộng quát cho sinh viên trong toàn Tỉnh, trong khi đó trên địa bàn Tỉnh có nhiều Trường Đại học, Cao đẳng, đây cũng là nguồn học viên dồi dào cho các trung tâm ngoại ngữ.

1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất