• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các bước giải quyết vấn đề

Trong tài liệu PHỤ NỮ MANG THAI (Trang 102-106)

VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG TƯ VẤN

2. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.4. Các bước giải quyết vấn đề

2.4.1. Mô tả vấn đề

Tư vấn viên trợ giúp phụ nữ mang thai xác định các vấn đề và định ra mục tiêu. Xác định mục tiêu để tập trung suy nghĩ và giảm thiểu khả năng chệch hướng sang các vấn đề khác.

Ví dụ: vấn đề thương thuyết sử dụng bao cao su với bạn tình như thế nào? Đó có phải là vấn đề làm nẩy sinh nhu cầu xét nghiệm HIV cùng với một bạn tình?

2.4.2. Khai thác thông tin

Cùng phụ nữ mang thai khai thác các thông tin chi tiết về nguyên nhân của vấn đề.

2.4.3. Suy nghĩ tìm các phương án

- Động não suy nghĩ là phương pháp mà nhờ đó phụ nữ mang thai đưa ra càng nhiều các giải pháp lựa chọn càng tốt.

- Thay vì cố nghĩ ra giải pháp tốt nhất hoặc lý tưởng, phụ nữ mang thai nên được khuyến khích liệt kê ra càng nhiều ý tưởng và phương án càng tốt.

- Tư vấn viên có thể trợ giúp bằng cách gợi ý các phương án khi phụ nữ mang thai không thể nghĩ ra.

- Không nên có sự ép buộc.

- Không nên loại bỏ một phương án nào ở giai đoạn này.

- Mục đích là để cho tư vấn viên khuyến khích phụ nữ mang thai tính đến tất cả mọi phương án.

Ví dụ, nếu một phụ nữ mang thai mới được chẩn đoán nhiễm HIV nêu ra vấn đề là một bạn tình của họ cần được xét nghiệm HIV, thì các phương án có thể sẽ bao gồm: phụ nữ mang thai tự nói với người bạn tình, tư vấn viên nói với người bạn tình đó, phụ nữ mang thai nói với người bạn tình đó trước mặt tư vấn viên, không nói với người bạn tình, v.v...

2.4.4. Đánh giá các phương án

Bước này nhằm rà soát lại có tính chất bình luận về việc “tự nói” hoặc niềm tin của phụ nữ mang thai về từng phương án. Tư vấn viên tạo điều kiện thuận lợi để thảo luận ngắn gọn về ưu điểm, nhược điểm của từng phương án và phản biện bất cứ niềm tin nào của phụ nữ mang thai về các phương án. Tư vấn viên cần ghi lại những thông tin này.

Ví dụ: trường hợp nói với bạn tình của phụ nữ mang thai về sự cần thiết phải xét nghiệm HIV, có thể xảy ra một số phương án.

Các

phương án Ưu điểm Vấn đề có thể nảy

sinh

Tư vấn viên phản biện

Tự phụ nữ mang thai nói với bạn tình của mình

Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy bạn tình sẽ trân trọng tính trung thực

Phụ nữ mang thai sợ bạn tình sẽ lăng mạ hoặc hành hung.

Tư vấn viên hỏi:

- Chị đã bao giờ bị bạn tình lăng mạ chưa?

- Chị cho rằng điều gì sẽ góp phần làm cho bạn tình của mình phản ứng theo cách này?

Phụ nữ mang thai nói với bạn tình của mình trước sự có mặt của một nhân viên y tế.

Phụ nữ mang thai được bảo vệ chừng mực nào đấy.

Tư vấn viên có thể hỏi và trả lời các câu hỏi của người bạn tình.

Phụ nữ mang thai sợ bạn tình của mình tức giận vì cuộc nói chuyện không đảm bảo tính riêng tư.

Tư vấn viên hỏi:

- Bạn tình của chị có bao giờ ám chỉ rằng họ cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện riêng tư trước mặt người khác?

- Bạn tình của chị cảm nhận thế nào về y tá và bác sĩ?

2.4.5. Phụ nữ mang thai lựa chọn

Tư vấn viên trợ giúp phụ nữ mang thai rà soát lại nội dung thông tin thu được ở các bước trước và đưa ra quyết định. Phụ nữ mang thai tự quyết định chứ không phải tư vấn viên.

2.4.6. Lập kế hoạch hành động

- Kế hoạch chi tiết sẽ làm tăng thêm khả năng giải quyết vấn đề.

- Giải pháp đã được cho là tuyệt vời, nhưng không thực hiện được thì cũng không có tác dụng.

CHO PHỤ NỮ MANG THAI DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

- Lý do phổ biến dẫn đến thất bại là thiếu kế hoạch.

- Tư vấn viên nên khẳng định với phụ nữ mang thai rằng họ được trợ giúp xây dựng kế hoạch hành động khả thi.

2.4.7. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các kỹ năng và biện pháp giải quyết.

- Tư vấn viên phải đảm bảo rằng phụ nữ mang thai đã có các kỹ năng cần thiết.

- Tư vấn viên có thể sử dụng cách “tập dượt các kỹ năng” để tăng cường niềm tin của phụ nữ mang thai trong việc thực hiện hành vi.

Ví dụ: tư vấn viên có thể yêu cầu phụ nữ mang thai tham gia đóng vai tiết lộ tình trạng HIV, còn mình đưa ra những phản ứng dự kiến của người bạn tình rồi sau đó phụ nữ mang thai xử trí.

- Một số nguyên nhân làm cho kế hoạch thất bại:

+ Những phản ứng tâm lý/hành vi của người khác.

+ Hoàn cảnh bất ngờ xảy ra.

“Chị có nhiều khả năng thành công hơn nếu mình có một kế hoạch tốt”.

Nếu mọi việc không tiến triển thì cũng sẽ nảy sinh ra nhiều phương án nữa và có một cơ hội cho mình để phân tích tại sao kế hoạch ban đầu lại không phát huy tác dụng.

- Các biện pháp giải quyết vấn đề trong tư vấn phòng ngừa HIV:

+ Tìm ra các trở ngại đối với phòng, chống HIV

+ Cùng phụ nữ mang thai khai thác thông tin chi tiết về các nguyên nhân của trở ngại.

+ Động não, suy nghĩ tìm các phương án.

+ Xem xét cân nhắc các hệ quả lôgic của từng phương án.

+ Lập kế hoạch hành động.

+ Tập dượt các kỹ năng chẳng hạn như về việc tiết lộ tình trạng HIV.

+ Đưa ra sự hỗ trợ “hành động”.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Kể tên các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong tư vấn?

2. Liệt kê các kỹ thuật thể hiện kỹ năng lắng nghe tốt trong tư vấn?

3. Liệt kê 3 việc làm chứng tỏ bạn đang lắng nghe phụ nữ mang thai trong quá trình tư vấn.

4. Liệt kê các kỹ thuật thể hiện sự đồng cảm trong tư vấn?

5. Nêu các yêu cầu cần thiết cho kỹ năng đặt câu hỏi?

6. Nêu tên 3 loại câu hỏi được sử dụng khi tư vấn và cho ví dụ với mỗi loại câu hỏi.

7. Nêu các kỹ thuật thể hiện sự im lặng trong tư vấn?

8. Liệt kê các hành vi ngôn ngữ cơ thể trong tư vấn?

9. Liệt kê các bước giải quyết vấn đề trong tư vấn phòng ngừa HIV/AIDS?

10. Thế nào là mô tả vấn đề trong tư vấn phòng ngừa HIV/AIDS?

11. Thế nào là suy nghĩ tìm các phương án trong tư vấn phòng ngừa HIV/AIDS?

12. Thế nào là đánh giá các phương án trong tư vấn phòng ngừa HIV/AIDS?

13. Trình bày các biện pháp giải quyết vấn đề trong tư vấn phòng ngừa HIV:

CHO PHỤ NỮ MANG THAI DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

Thực hành bài 8

Trong tài liệu PHỤ NỮ MANG THAI (Trang 102-106)