• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Trong tài liệu PHỤ NỮ MANG THAI (Trang 74-78)

TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

BÀI 6: TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

4. CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

có liên quan trực tiếp đến phụ nữ mang thai như: chồng/bạn tình, người nhà/người chăm sóc trực tiếp…của người phụ nữ mang thai.

4. CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

4.1. Tư vấn nhóm

Tư vấn sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu thực hiện một cách riêng tư giữa tư vấn viên và một phụ nữ mang thai (tư vấn một đối một). Tuy nhiên, ở các cơ sở y tế có quá đông phụ nữ mang thai mà số lượng nhân viên làm công tác tư vấn không đáp ứng đủ như tại các bệnh viện phụ sản hay trong các ngày khám thai tại các trạm y tế thì việc tư vấn cá nhân là rất khó thực hiện, trong trường hợp này hình thức tư vấn nhóm là lựa chọn thích hợp.

Mặc dù tư vấn nhóm không thể thảo luận hay tư vấn sâu về những vấn đề cụ thể như tư vấn cá nhân nhưng tư vấn nhóm có các ưu điểm sau:

- Cho phép nhân viên y tế có thể làm việc với số lượng lớn phụ nữ mang thai về các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong ngày khám thai.

- Đảm bảo lồng ghép dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện vào dịch vụ khám thai định kỳ của các thai phụ.

- Tiết kiệm thời gian chờ đợi của phụ nữ mang thai cũng như không làm gián đoạn các dịch vụ khác.

Các bước chính trong tư vấn nhóm:

1. Giới thiệu bản thân và nêu mục đích của buổi thảo luận.

2. Giới thiệu về HIV/AIDS, các đường lây truyền HIV. Giải thích sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS.

3. Giải thích đường lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhấn mạnh rằng không phải tất cả những trẻ sinh ra từ những phụ nữ mang thai nhiễm HIV đều bị nhiễm HIV. Cung cấp thêm số liệu thực tế về tỷ lệ lây truyền mẹ con ước tính khi có và không có các biện pháp can thiệp phòng ngừa.

4. Sử dụng các thiết bị, tài liệu truyền thông như băng đĩa, tờ rơi, tranh lật… của chương trình phòng lây truyền mẹ con trong quá trình thảo luận.

5. Giải thích cho phụ nữ mang thai hiểu rằng việc tham gia xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế sẽ là một cơ hội để được can thiệp kịp thời, làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

6. Khi thảo luận, khuyến khích phụ nữ mang thai nêu ý kiến và đặt câu hỏi. Tập trung vào những câu hỏi liên quan đến các lợi ích của dịch vụ phòng lây truyền HIV mẹ con, lợi ích của việc xét nghiệm cũng như vận động chồng/bạn tình của họ đến tư vấn, xét nghiệm và việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV, đặc biệt là trong trường hợp có kết quả dương tính cho chồng/bạn tình.

7. Nhấn mạnh rằng xét nghiệm HIV cho phụ nữ tại cơ sở y tế hiện nay là miễn phí, bí mật.

Các thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con và sữa thay thế cho con đến 6 tháng tuổi cũng được cung cấp miễn phí trong trường hợp mẹ nhiễm HIV...

8. Thông báo cho phụ nữ mang thai biết rằng họ có thể được tư vấn cá nhân, một mình với tư vấn viên một cách riêng tư, nhấn mạnh rằng họ có quyền tự quyết định có làm xét nghiệm HIV hay không và kết quả xét nghiệm sẽ được đảm bảo bí mật.

9. Hướng dẫn cho phụ nữ mang thai những địa chỉ có thể đến để được tư vấn cá nhân với các tư vấn viên.

4.2. Tư vấn cá nhân

Tư vấn cá nhân là cuộc đối thoại kín giữa một nhân viên tư vấn và một phụ nữ mang thai. Tư vấn cá nhân cũng cung cấp cho phụ nữ mang thai những thông tin giống như trong tư vấn nhóm, ngoài ra tư vấn cá nhân còn tiến hành đánh giá sâu về các nguy cơ cá nhân của phụ nữ mang thai.

Ưu điểm của tư vấn cá nhân là phụ nữ mang thai có nhiều cơ hội để thảo luận với tư vấn viên, làm rõ hơn về các hiểu biết sai lệch của cá nhân cũng như thảo luận về tình huống cụ thể. Đây là hình thức tư vấn ưu việt và hiệu quả nhất, nhưng cần nhiều thời gian và đòi hỏi nhân viên y tế có kỹ năng tư vấn. Tư vấn cá nhân rất khó thực hiện ở những phòng khám quá đông bệnh nhân.

Các bước chính trong tư vấn cá nhân:

1. Giới thiệu, làm quen và cam đoan về tính bí mật của các thông tin sẽ thảo luận cũng như kết quả xét nghiệm.

- Giới thiệu tên, vị trí, vai trò

Ví dụ: “Tên tôi là………Hôm nay, tôi muốn nói chuyện với bạn về những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS và chia sẻ bất cứ lo lắng nào của bạn”

CHO PHỤ NỮ MANG THAI DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

- Tính bí mật

Ví dụ: “Bất cứ điều gì mà chúng ta thảo luận hôm nay sẽ được bảo đảm hoàn toàn bí mật, vì bạn sẽ được cấp một mã tên và một mã số, sẽ không ai biết tên thật của bạn. Chúng ta sẽ thảo luận những vấn đề nhạy cảm nhưng bạn có thể không trả lời bất cứ câu hỏi nào nếu như bạn cảm thấy không thoải mái”

- Giới thiệu quy trình xét nghiệm: các bước, các thủ tục xét nghiệm và thời gian chờ kết quả.

Ví dụ: “việc tham gia dịch vụ của chúng tôi là hoàn toàn tự nguyện, chúng ta sẽ thảo luận trong vòng từ 30 đến 45 phút. Nếu bạn quyết định làm xét nghiệm, bạn phải đợi… ngày để lấy kết quả xét nghiệm, sau đó chúng ta sẽ có 30-40 phút để trao đổi về kết quả của xét nghiệm”

2. Kiểm tra sự hiểu biết về HIV/AIDS, các đường lây truyền HIV bao gồm lây truyền HIV từ mẹ sang con và trả lời những băn khoăn của thai phụ, đồng thời cung cấp thông tin cơ bản về HIV và phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

3. Đánh giá hành vi nguy cơ cá nhân:

- Tiền sử về bạn tình trong một năm qua và thời gian trước đó.

- Tiền sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Tiền sử truyền máu.

- Tiền sử tiếp xúc với các dịch cơ thể của những người khác, đặc biệt là máu mà không sử dụng các phương tiện bảo hộ như găng tay?

- Tiền sử tiêm truyền, sử dụng ma túy hay tiêm chích.

- Nguy cơ từ chồng mình hay bạn tình (chồng, bạn tình có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV).

- Đã từng dùng các biện pháp gì để tránh thai hay bảo vệ mình khỏi nhiễm HIV?

4. Kết hợp giáo dục và giảm thiểu nguy cơ (nếu có)

- Đánh giá những trở ngại ngăn cản sự thành công của việc giảm thiểu nguy cơ.

Ví dụ: “Điều gì là khó khăn nhất để giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV của bạn”.

- Đánh giá lại các yếu tố nguy cơ đối với hành vi nguy cơ cao..

- Đánh giá kỹ năng sử dụng bao cao su và hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách.

- Xây dựng kế hoạch cũng như biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ.

5. Khuyến khích phụ nữ mang thai làm xét nghiệm HIV, nêu lợi ích của việc xét nghiệm HIV đối với thai nhi và giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

- Nếu phụ nữ mang thai không sẵn sàng làm xét nghiệm HIV, cần nhấn mạnh rằng việc xét nghiệm hoàn toàn không bắt buộc mà do họ quyết định.

- Thảo luận về những lợi ích và bất lợi của việc làm xét nghiệm HIV cũng như các kết quả xét nghiệm đối với bản thân và gia đình, đặc biệt là đối với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Giải thích về xét nghiệm và các kết quả có thể xảy ra, thảo luận về giai đoạn cửa sổ và sự cần thiết của việc xét nghiệm lại với những người có hành vi nguy cơ hoặc có chồng/bạn tình có hành vi nguy cơ.

6. Để phụ nữ mang thai tự quyết định làm xét nghiệm HIV hay khộng.

7. Tư vấn hỗ trợ

- Giải thích cụ thể các bước làm xét nghiệm HIV.

- Chuẩn bị cho sự đối mặt với kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

- Thảo luận các giải pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Tư vấn hỗ trợ và khuyến khích xét nghiệm HIV cho chồng/bạn tình.

Nếu phụ nữ mang thai chấp nhận làm xét nghiệm HIV:

- Thông báo cho phụ nữ mang thai thời gian nhận kết quả xét nghiệm.

- Đánh giá các hệ thống hỗ trợ:

+ Ai là người biết về việc phụ nữ mang thai đến với dịch vụ tư vấn, xét nghiệm tự nguyện?

+ Phụ nữ mang thai thường trao đổi các vấn đề cá nhân với ai? Ai là người mà họ có thể kể về kết quả xét nghiệm (họ hàng, chồng, bạn bè…).

+ Phản ứng dự kiến sẽ xảy ra và việc kiểm soát những phản ứng này.

+ Những hỗ trợ có thể có từ những người mà phụ nữ mang thai sẽ tiết lộ.

- Chỉ cho phụ nữ mang thai đến phòng lấy máu làm xét nghiệm Nếu phụ nữ mang thai không chấp nhận làm xét nghiệm HIV:

- Tìm hiểu tại sao phụ nữ mang thai từ chối xét nghiệm. Những nguyên nhân cản trở phụ nữ mang thai xét nghiệm:

+ Cần thảo luận thêm với chồng và gia đình, hay cần sự cho phép của người chồng.

+ Phụ nữ mang thai tự thấy mình ít có nguy cơ.

+ Sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử nếu phát hiện nhiễm HIV.

CHO PHỤ NỮ MANG THAI DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

+ Sợ biết kết quả xét nghiệm do lo sợ mình bị nhiễm.

- Giúp phụ nữ mang thai nhận thức đúng về các nguy cơ của bản thân cũng như làm thế nào để giảm thiểu các hành vi nguy cơ đó.

- Khuyến khích phụ nữ mang thai làm xét nghiệm ở lần khám sau, thông báo những nơi họ có thể được tư vấn và làm xét nghiệm HIV ở địa phương.

5. TỔ CHỨC TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN CHO PHỤ NỮ

Trong tài liệu PHỤ NỮ MANG THAI (Trang 74-78)