• Không có kết quả nào được tìm thấy

HIỂU BIẾT XÃ HỘI HỌC VÀTHÁI ĐỘ, CHUẨN MỰC VÀ NIỀM TIN

Trong tài liệu PHỤ NỮ MANG THAI (Trang 86-90)

TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

BÀI 7: THÁI ĐỘ, QUAN ĐIỂM CỦA TƯ VẤN VIÊN

II. HIỂU BIẾT XÃ HỘI HỌC VÀTHÁI ĐỘ, CHUẨN MỰC VÀ NIỀM TIN

CHO PHỤ NỮ MANG THAI DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

2.2. Tư vấn viên tự ý thức trong mối liên hệ với HIV/AIDS

Hoàn cảnh xuất thân ảnh hưởng đến thái độ và niềm tin về HIV/AIDS. Tư vấn viên cần phải nhạy cảm với văn hoá và quan niệm của người được tư vấn về HIV/AIDS.

Những câu hỏi mà tư vấn viên nên tự hỏi bản thân:

- Cảm nhận như thế nào đối với những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm ? - Cảm nhận như thế nào đối với những người bị nhiễm HIV hoặc AIDS?

- Lo sợ, phê phán hay thất vọng hoàn toàn?

- Nếu có nhiễm HIV thì đối xử thế nào (mang tính nhân văn hay nhìn nhận là những người lầm lỗi và vô đạo đức)?

- Xét từ góc độ nhân văn và các quan niệm văn hoá thì thói quen tình dục nào là khó nói?

- Những ngôn từ, tiếng lóng sẽ dùng hoặc không dùng để giải thích các thói quen, hành vi nguy cơ cho các người được tư vấn không cùng chủng tộc, văn hoá, thói quen tình dục hoặc trẻ hơn, già hơn?

- Có thể duy trì được các chuẩn mực và phẩm giá của cá nhân đối với người được tư vấn không cùng hoàn cảnh văn hoá và lối sống không?

- Giải thích sự cần thiết phải thảo luận về hành vi được coi là xa lạ trong một xã hội hoặc nền văn hoá cụ thể như thế nào?

- Trong bối cảnh văn hoá cụ thể, khi nào thì có thể để cho người được tư vấn quyết định làm và tự chịu trách nhiệm?

- Khả năng lôi kéo người khác để thực hiện quyết định?

- Khả năng gây ảnh hưởng, kiểm soát hoặc chế ngự người khác như thế nào?

- Có thể có những người hoặc hành vi không thể tư vấn được không?...

3. Cơ sở và các bước cơ bản để thay đổi phản ứng cảm xúc và hành vi

3.1. Cơ sở khoa học

Những phản ứng cảm xúc và hành vi của con người đối với các tình huống được quyết định bởi suy nghĩ về các tình huống đó. Suy nghĩ của con người bắt nguồn từ điều kiện xã hội và hành vi. Suy nghĩ, niềm tin được quyết định trong cả một đời người và chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm, văn hoá, tôn giáo, nuôi dưỡng… (sơ đồ 8.1).

Trong sơ đồ 8.1, hai người cùng thấy một con chó và có hai chuỗi phản xạ về cảm xúc và hành vi khác nhau. Một người có phản xạ thân thiện và muốn vuốt ve con chó, như vậy người này đã có kinh nghiệm sống để tin rằng chó là người bạn tốt nhất của con người và chẳng có gì

CHO PHỤ NỮ MANG THAI DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

đáng sợ. Còn người kia thấy sợ hãi và lùi lại vì đã trải nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp những điều không tốt lành với chó. Như vậy, vẫn cùng một con chó, nhưng lại có những suy nghĩ cá nhân khác nhau về con chó đó?

Lý thuyết này bắt nguồn từ liệu pháp hành vi nhận thức. Theo lý thuyết này, có thể thay đổi phản xạ hành vi và cảm xúc đối với các tình huống, con người và sự kiện bằng cách thay đổi hoặc kích thích tư duy. Cần chú ý rằng đây không phải là thay đổi hệ thống chuẩn mực cơ bản mà là thay đổi cường độ phản xạ.

Sử dụng ví dụ trong sơ đồ 8.1: có thể thay đổi mức độ sợ hãi bằng cách cho cá thể nhìn thấy bằng chứng là không phải tất cả những con chó đều cắn người. Ngược lại, cũng có thể tạo ra một chút thận trọng ở người nghĩ rằng con chó nào cũng có thể vuốt ve được mà không nguy hiểm.

3.2. Các bước cơ bản để thay đổi phản xạ cảm xúc và hành vi

Trong quá trình tư vấn, có thể gặp những tình huống đối lập các chuẩn mực và ảnh hưởng tới phản xạ cảm xúc và hành vi của tư vấn viên. Do vậy, tư vấn viên phải kiểm soát được những phản ứng về cảm xúc và hành vi không tốt đối với người được tư vấn.

Sơ đồ 7.2. Lý thuyết hành vi, nhận thức.

Tư vấn viên không nên tìm cách thay đổi chuẩn mực mà thay đổi cường độ phản xạ cảm xúc và hành vi để cho người được tư vấn thay đổi suy nghĩ về tình huống đó.

Tư vấn viên có thể thực hiện theo các bước sau:

- Hãy hỏi chính mình: ”Mình đang cảm thấy điều gì vào đúng lúc này?”

- Hãy hỏi chính mình: “Mình đang nói với bản thân mình về người được tư vấn hay tình huống của họ?”

- Làm theo điều này bằng cách hỏi chính mình: “Cách nghĩ khác về điều này là gì?”

- Kích thích những suy nghĩ của bản thân bằng những câu hỏi như sau:

+ “Làm thế nào mình lại biết được điều này?”

+ “Có thể có những lý do gì mà người được tư vấn lại tham gia vào những hành vi hoặc rơi vào những tình cảnh này, chẳng hạn như đói nghèo, lạm dụng trẻ em, v.v…?”

+ “Có thể có những sự giải thích hoặc sự lựa chọn khác không?”

+ “Cách nhìn nhận khác đối với vấn đề này là gì?”

- Mình ở đây làm gì? (mục đích của tư vấn), làm cách nào để đạt được những mục tiêu này một cách tốt nhất?

- Sau đó phỏng vấn một đồng nghiệp và tiến hành tự chăm sóc một chút. Thảo luận tình huống, cảm nhận như thế nào về tình huống đó: đã làm gì và thấy như thế nào khi đã hoàn thành công việc?

CHO PHỤ NỮ MANG THAI DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Liệt kê các phẩm chất cần có của tư vấn viên?

2. Liệt kê các vấn đề nên tránh của tư vấn viên?

3. Bạn là một tư vấn viên. Một phụ nữ đã có chồng đến phòng khám của bạn. Chị kể đã có quan hệ tình dục với bạn tình. Chị phàn nàn về thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường.

Sau khi trao đổi, bạn nhận ra rằng người phụ nữ này là vợ của một đồng nghiệp rất thân của chồng bạn. Bạn cảm thấy nên nói chuyện này với chồng bạn và đề xuất chồng bạn cảnh báo với bạn đồng nghiệp về những hành vi của vợ anh ta. Là một người làm công tác tư vấn, bạn có nên nói với chồng bạn về chuyện này không?

Trong tài liệu PHỤ NỮ MANG THAI (Trang 86-90)