• Không có kết quả nào được tìm thấy

BẢO HIỂM CHĂM SÓC TẠI NHẬT BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2 Bảo hiểm chăm sóc

Bảo hiểm chăm sóc là một loại bảo hiểm bắt buộc của quốc gia, loại bảo hiểm này dùng tiền bảo hiểm thu được và thuế để chi trả cho người cao tuổi khi cần được chăm sóc. Cũng giống như các dạng bảo hiểm khác, để được chi trả chi phí trong chăm sóc, người cao tuổi cần thoả mãn những yêu cầu chung khi thẩm định hồ sơ. Về nguyên tắc, khi sử dụng bảo hiểm chăm sóc, cá nhân cần chi trả 10%, nhà nước và quỹ bảo hiểm chăm sóc sẽ chi trả 90% chi phí, tuy nhiên số tiền chi trả của cá nhân có thể lên 20% hay 30% tuỳ theo thu nhập của cá nhân đó có trước khi có yêu cầu sử dụng bảo hiểm (Komatsu, 2015).

96 2.1 Đối tượng của bảo hiểm chăm sóc

Theo quy định, người đủ 40 tuổi buộc phải tham gia và đóng bảo hiểm chăm sóc mỗi tháng cùng lúc với bảo hiểm y tế. Bảo hiểm chăm sóc buộc các đối tượng tham gia có nghĩa vụ đóng phí mỗi tháng cho đến cuối đời. Mức phí bảo hiểm chăm sóc được tính toán dựa trên mức thu nhập hàng năm, tài sản,… của người tham gia bảo hiểm, được người sử dụng lao động chi trả 50% (nếu có việc làm) và phí thấp nhất là 5.869 yên/tháng (Hiệp hội nghiên cứu An sinh, 2020). Đối với người về hưu, phí bảo hiểm sẽ được trừ trước khi nhận được lương hưu hàng tháng. Những gia đình có thu nhập thấp hoàn toàn có thể xin giảm mức phí bảo hiểm nhằm tránh tạo gánh nặng cho gia đình.

Đối tượng được sử dụng bảo hiểm chăm sóc được chia làm hai dạng a) Người từ 65 tuổi trở lên; b) Người từ 40 tuổi đến 64 tuổi. Về nguyên tắc, nhóm thứ nhất là nhóm đối tượng chính của bảo hiểm chăm sóc, nhóm đối tượng thứ hai nếu muốn sử dụng cần trải qua kỳ thẩm định xét duyệt gắt gao và chỉ chi trả cho người mắc phải tối thiểu một trong 16 loại bệnh được bảo hiểm quy định bao gồm ung thư thời kỳ cuối, viêm cơ khớp, các dạng suy giảm trí nhớ, Parkinson, tiểu đường có di chứng nặng,…

Thẻ bảo hiểm sẽ được cấp phát bởi bộ phận phụ trách bảo hiểm chăm sóc tại các cơ quan hành chính gần nhà. Người từ 65 tuổi trở lên (và những người thuộc đối tượng nhóm b) sẽ được phát thẻ bảo hiểm thông qua đường bưu điện nhằm giảm bớt những phiền toái cho người tham gia bảo hiểm.

2.2 Dịch vụ chăm sóc và thủ tục sử dụng bảo hiểm

Các dạng dịch vụ có thể sử dụng bảo hiểm chăm sóc bao gồm (Hiệp hội nghiên cứu An sinh, 2020):

a) Hỗ trợ thông tin trong việc chăm sóc và nâng cao sức khoẻ tại nhà như lập kế hoạch chăm sóc và tham vấn gia đình;

97 b) Dịch vụ chăm sóc tại nhà: Chi trả lương cho nhân viên chăm sóc thăm nhà theo giờ, hỗ trợ sinh hoạt (quét dọn, tắm giặt, mua sắm, nấu ăn,…), vệ sinh thân thể (tắm rửa, tiểu tiện), điều dưỡng gia đình, cung cấp dịch vụ bồn tắm di động, vật lý trị liệu, quản lý sức khoẻ (bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng,…), cấp cứu 24/24;

c) Dịch vụ chăm sóc ban ngày và ngắn ngày: Dịch vụ chăm sóc ban ngày (ăn uống, tắm rửa, duy trì chức năng,…) tại trung tâm hay tại bệnh viện (vật lý trị liệu); Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày (ngủ qua đêm, vật lý trí liệu) nhằm giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho gia đình;

d) Dịch vụ chăm sóc dài hạn: Nằm viện dài hạn hay ở trung tâm chăm sóc cho đến suốt đời;

e) Dịch vụ cung cấp dụng cụ hỗ trợ chăm sóc: Thuê xe lăn, giường bệnh, mua các dụng cụ tắm rửa, tiểu tiện (hạn mức tối đa 100.000 yên và người sử dụng bảo hiểm chi trả trong khoảng từ 10% - 30%)

f) Sửa chữa nhà: Trang bị tay nắm, toilet và các dụng cụ hỗ trợ di chuyển trong nhà (hạn mức tối đa 200.000 yên và người sử dụng bảo hiểm chi trả trong khoảng từ 10%

- 30%)

Quy trình xét duyệt sử dụng bảo hiểm được cụ thể hoá như sau:

Nhận hồ sơ Chấp nhận

1. Nộp đơn 4. Tìm nhân viên xã hội phụ trách

2. Đánh giá, duyệt xét 5. Thống nhất kế hoạch 3. Thông báo kết quả

Bắt đầu sử dụng dịch vụ

98 Để sử dụng được bảo hiểm chăm sóc, người cao tuổi cần nộp đơn yêu cầu được sử dụng bảo hiểm tại địa phương. Sau khi tiếp nhận, chính quyền thành phố nơi người cao tuổi cư trú sẽ cử nhân viên phụ trách bảo hiểm, nhân viên xã hội, bộ phận y tế đến nhà người cao tuổi để thực hiện đánh giá. Nội dung đánh giá bao gồm tình hình sinh hoạt, tình hình gia đình, các chức năng cơ thể và nhu cầu của người cao tuổi. Kết quả đánh giá được thông báo cho người cao tuổi và gia đình chậm nhất sau một tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu kết quả đánh giá thuộc dạng chỉ cần hỗ trợ thì người cao tuổi sẽ liên lạc với trung tâm hỗ trợ thông tin gần nhà để cùng nhân viên xã hội lập kế hoạch, tham vấn, nếu kết quả đánh giá thuộc dạng cần chăm sóc thì người cao tuổi và gia đình sẽ đến các trung tâm mình thích để làm việc với nhân viên xã hội tại trung tâm. Ngoài ra, người cao tuổi vẫn có thể tự lựa chọn cho mình một nhân viên xã hội phù hợp với nhu cầu bản thân (gần nhà, qua giới thiệu,…) từ danh sách các nhân viên xã hội mà địa phương cung cấp. Người cao tuổi và gia đình có thể yêu cầu thay đổi nhân viên xã hội phụ trách nếu cảm thấy không phù hợp. Nhân viên xã hội phụ trách chăm sóc có nhiệm vụ lắng nghe, cùng với người cao tuổi và gia đình lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính. Do số tiền được bảo hiểm chi trả sẽ được căn cứ vào thu nhập, tài sản,… của người cao tuổi nên về nguyên tắc, dịch vụ chăm sóc của các cá nhân sẽ có giá khác nhau, được thực hiện đúng theo kế hoạch chăm sóc mà người cao tuổi, gia đình và nhân viên xã hội thống nhất dựa trên khả năng tài chính.

Mức độ cần chăm sóc càng lớn, số tiền được bảo hiểm chi trả sẽ càng cao và số tiền bảo hiểm chi trả cho công tác chăm sóc được quy định hạn mức nhất định theo từng tháng. Vì thế, nhân viên xã hội cần căn cứ vào hạn mức mà thân chủ mình được nhận cùng với khả năng tài chính của thân chủ và gia đình để thiết kế kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Mức độ cần chăm sóc và hạn mức chi trả

Tiêu chí đánh giá chung Ghi chú

Mức 1 (cần hỗ trợ) Hoàn toàn có thể thực hiện được các công việc Có thể tự chăm sóc

99 Hạn mức: 50.320 yên chăm sóc bản thân tại nhà (ăn uống, vệ sinh,

tắm rửa, dọn dẹp). Một trong các hoạt động như mua sắm, quản lý tiền bạc, quản lý thuốc men, sử dụng điện thoại cần có người hỗ trợ à Hỗ trợ tự lập, tham vấn, tư vấn tại nhà, cung cấp thông tin về sức khoẻ, dinh dưỡng, thăm nhà định kỳ 

bản thân sau khi được hỗ trợ

Mức 2 (cần hỗ trợ) Hạn mức: 105.310 yên

Như mức 1 (cần hỗ trợ) nhưng là người có nguy cơ té ngã do già yếu và cần chăm sóc trong tương lai à Dịch vụ chăm sóc ban ngày; Mua sắm, thuê dụng cụ hỗ trợ và sửa chữa nhà cửa

Cá nhân chi trả từ 10% đến 30%

Mức 1 (cần chăm sóc) Hạn mức: 167.650 yên

Như mức 2 (cần hỗ trợ) nhưng việc di chuyển trong nhà và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày gặp khó khăn do sức mạnh cơ bắp, xương khớp và có nguy cơ té ngã cao. Cần người hỗ trợ một phần để hoàn thành công việc sinh hoạt à chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban ngày, ngắn ngày

Cá nhân chi trả từ 10% đến 30%

Mức 2 (cần chăm sóc) Hạn mức: 197.050 yên

Cần người hỗ trợ hằng ngày để hoàn thành các công việc liên quan đến sinh hoạt hay có biểu hiện về suy giảm trí nhớ à chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban ngày, ngắn ngày

Cá nhân chi trả từ 10% đến 30%

Mức 3 (cần chăm sóc) Hạn mức: 270.480 yên

Sử dụng gậy, dụng cụ hỗ trợ hay xe lăn để di chuyển và cần hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày à chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban ngày, ngắn ngày

Cá nhân chi trả từ 10% đến 30%

Mức 4 (cần chăm sóc) Hạn mức: 309.380 yên

Sử dụng xe lăn và không thể sống nếu không có người hỗ trợ. Tuy nhiên vẫn có thể trao đổi

Cá nhân chi trả từ 10% đến 30%

100 bằng lời.

Có thể tự ăn uống, không cần chăm sóc hoàn toàn nhưng cần cung cấp thức ăn qua lỗ thông trực tiếp vào dạ dày hoặc truyền dịch liên tục à chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban ngày, ngắn ngày, dài hạn

Mức 5 (cần chăm sóc) Hạn mức: 362.170 yên

Nằm liệt giường, khó khăn trong trí nhớ, không thể tự ăn uống và không thể không có người chăm sócà chăm sóc tại nhà, dài hạn

Cá nhân chi trả từ 10% đến 30%

(Ghi chú: người cao tuổi có thu nhập chi trả 20% đến 30%)

Do bảo hiểm chăm sóc là một dạng bảo hiểm mới nên theo luật cứ mỗi 3 năm sẽ có một đợt chỉnh sửa để phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính chung. Điều này là hoàn toàn phù hợp do tốc độ già hoá dân số nhanh và tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Nhật Bản. Để giảm bớt gánh nặng trong tương lai, việc chi cho các hoạt động cần hỗ trợ sẽ được chú trọng (Hiệp hội nghiên cứu An sinh, 2020).

Để hạn chế việc người cao tuổi sử dụng quỹ bảo hiểm, việc chú ý thành lập mạng lưới hỗ trợ trước khi người cao tuổi cần đến bảo hiểm là điều hết sức quan trọng và nhân viên xã hội đóng vai trò quyết định. Việc mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động của các quán cà phê cộng đồng, trung tâm chăm sóc,… để người cao tuổi có thể tiếp cận, có thêm thông tin về dinh dưỡng, chế độ ăn uống, phòng bệnh,… là điều cần thiết để hạn chế số lượng người cao tuổi sử dụng quỹ bảo hiểm tăng.