• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những mâu thuẫn trong hôn nhân có thể dẫn đến ly hôn

NHỮNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN KHI CÓ CHA MẸ LY HÔN

3 Những mâu thuẫn trong hôn nhân có thể dẫn đến ly hôn

36 hơn hẳn bố mẹ về mặt trình độ học vấn. tấ cả những điều đó làm xuất hiện ở thiếu niên nguyện vọng muốn làm người lớn và được đổi xử như người lớn.

Nhưng thực tế, các em vẫn còn phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bố mẹ. Sự tiếp xúc xã hội rất hẹp, sự va chạm với cuộc sống còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn.

Từ đó có mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và các em trong giao tiếp, ứng xử. Người lớn vẫn giữ cách đối xử với các em như với trẻ con trong khi các em tự coi mình là người lớn, dẫn đến các em dễ có những phản ứng ngược, ngang bướng, muốn bứt phá ra khỏi sự kiểm soát của người lớn. Các em không muốn cha mẹ răn dạy mình từng ly từng tí như trẻ con, “con đã lớn, để con tự làm, cha mẹ đừng can thiệp vào kiểu tóc của con, màu nhuộm vàng hay màu nhuộm đỏ mặc con” “không cần nói về chuyện áo ngắn hở bụng hay váy ngắn hở đùi của con, đó là kiểu mốt nhất hiện nay, nó phô diễn vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể”… là những lời nói gắt gỏng lại những góc nhìn của các em về góc nhìn của cha mẹ, đôi khi rất khác biệt, nhiều tranh luận xảy ra xung quanh các vấn đề như làm bạn với ai, về các bạn cùng độ tuổi, kế hoạch của trường lớp, kiểu tóc, kiểu quần áo, các quan điểm của cá nhân….Qua các cuộc tranh luận, dường như thấy ở các em có một “góc nhìn riêng”, một ý thức mới trong biểu lộ tình cảm, cảm xúc trong quan hệ xã hội và thực hiện các vai trò xã hội cũng mới, khác với các thời kỳ trước.

37 dẫn đến mâu thuẫn để có thể ngăn chặn kịp thời. Quá trình đó sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm bản thân và người bạn đời của bạn, giúp cho nhau tránh được những yêu sách vô lý. Dưới đây là những mâu thuẫn có thể dẫn đến những mâu thuẩn trong hôn nhân:

Sự mâu thuẫn của những nhu cầu, ý kiến và các giá trị: Trong hôn nhân có một số trường hợp xuất hiện những loại vấn đề như có sự khác nhau trong các nhu cầu về cuộc sống cá nhân, khi các giá trị tinh thần và vật chất nằm trong sự xung đột đúng vào thời điểm ở họ đang có sự hiểu lầm nhau, trong khi họ và bạn đời lại có những hiểu biết khác nhau về hôn nhân.

Sự mâu thuẫn do vợ chồng có những nhu cầu khác nhau có thể rất bình thường. Kết quả của sự rắc rối này tùy thuộc vào thái độ phản ứng của hai vợ chồng đối với các xung đột này.

Chẳng hạn, trong một kỳ nghỉ, hai vợ chồng đã cãi nhau chỉ vì một người thì muốn ngủ còn người kia thì đi dạo chơi. Ngay ở những cặp vợ chồng hòa thuận, rất yêu thương nhau cũng khó tránh khỏi xung đột sau mỗi lần tranh cãi như vậy và rất có thể làm hỏng kỳ nghỉ nếu một trong hai người không tỏ ra thông minh hơn để chủ động thỏa hiệp trước. Những lúc có sự bất hòa nghiêm trọng, nhiều người tìm cách trì hoãn việc giải quyết chuyện đã xảy ra, tự hạ thấp các yêu cầu của mình khi thấy các quan hệ gia đình còn quan trọng hơn gấp nhiều lần việc thực hiện được điều mong muốn của mình.

Những quan niệm về hôn nhân của hai vợ chồng theo ngày tháng có thể thay đổi và biến hóa đi. Nếu một trong hai người thẳng thắn quan sát xung quanh mình trên quan điểm của người kia, nhìn bằng đôi mắt của người đó thì mọi quan niệm về nhiều vấn đề trong cuộc sống sớm muộn cũng thay đổi. Trong hôn nhân, mỗi người thường có những quan niệm riêng về người bạn đời và về nhiệm vụ mà mỗi người phải thực hiện. Những quan niệm ấy rất có thể trùng nhau hoặc ngược lại hoàn toàn bất đồng. [8]

38 Sự không hòa hợp trong quan hệ tình dục: Nhiều cặp vợ chồng chia tay vì không hòa hợp trong quan hệ tình dục. Đôi khi, mâu thuẫn này thường biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như giận cá chém thớt, đổ lỗi ở những việc khác, nặng nhẹ nhau trong hành động, lời nói.[4]

Các vấn đề tiền bạc: Những va chạm trong gia đình thường nảy sinh từ một số vấn đề như tiền bạc, về ngân sách gia đình và về giúp đỡ kinh tế với cha mẹ của cả hai bên. Những chuyện tranh cãi về những vấn đề như vậy làm cho hôn nhân dần dần tan vỡ. Đôi khi người ta cũng quen với những cuộc cãi cọ như thế và cho đó là những buồn phiền nhỏ mọn.

Nhưng những điều tưởng như vặt vãnh đó lại rất dễ biến thành những khủng hoảng nghiêm trọng.[8]

Vấn đề nuôi dạy con cái: Thực tế cho thấy những vấn đề có liên quan tới việc giáo dục và dạy dỗ con cái thường là nguyên nhân chủ yếu phá vỡ các quan hệ gắn bó của hai vợ chồng. Cũng giống với các khó khăn về tiền bạc, ở đây những mối quan tâm của các bậc cha mẹ thường biểu hiện ở chỗ người này phó mặc cho người kia. Một trong hai người sẵn sàng “nhường” việc quyết định các vấn đề giáo dục con cái cho người bạn đời của mình.

Tình hình đó kéo dài rất dễ dẫn tới sự xung đột trong gia đình. Trong khi đó cuộc sống của con cái luôn luôn cần đến những tiếng nói đồng tình, đồng ý của cả cha và mẹ trong những quyết định chung và những hành động thống nhất chứ tuyệt nhiên chúng không cần đến những bố mẹ chỉ biết chửi bới lẫn nhau và sống trong cảnh xung đột liên tục.

Một số gia đình luôn bắt con cái làm theo mệnh lệnh mà không quan tâm gì đến suy nghĩ và cảm giác của con cái. Có những mệnh lệnh thì được con cái tuân theo nhưng cũng có lúc thì lại chống đối hoặc thoái thác. Cũng có những gia đình người bố đang mắng nhiếc con cái khi chúng không nghe lời mình thì người mẹ lại ra sức bảo vệ con.

39 Cuộc sống thường xuyên đặt cho chúng ta nhiều vấn đề trong đó có những vấn đề gia đình, mà chúng ta chỉ giải quyết được chúng khi gia đình là một thể toàn vẹn thống nhất.

Trong các gia đình hạnh phúc, hai vợ chồng luôn luôn là những người có trách nhiệm cao trong việc giáo dục con cái. Điều quan trọng phải nhớ rằng, trong mọi tình huống thì cả vợ và chồng phải thống nhất về cách dạy con, như thế mới tránh được sự mâu thuẫn và con trẻ cũng sẽ được tiếp thu một nền giáo dục gia đình hài hòa nhất.

Những vấn đề khủng hoảng: Hầu như trong suốt chiều dài của mỗi cuộc hôn nhân đều chịu một trong những lần kiểm tra nghiêm túc – tình huống khủng hoảng. Khủng hoảng có thể đến một cách bất ngờ, đột ngột hay bi thảm, chẳng hạn như một tai nạn ôtô, một đám cháy hay một căn bệnh hiểm nghèo. Phản ứng trước những hiện tượng này ở mỗi người thường rất khác nhau (sốc, mất lòng tin, và sự kính trọng…)

Ở nhiều cuộc hôn nhân, những giai đoạn nặng nề thường là kết quả của những mối quan hệ hiểu biết cá nhân của hai vợ chồng đã bị phá hủy, chẳng hạn, cái chết của một người trong gia đình sau một trận ốm kéo dài, bị thải hồi hoặc sau những chuyện bực mình trong công việc, những khó khăn không thanh toán được tiền phải trả… Rất nhiều khủng hoảng tương tự cứ từng ngày, từng ngày một tấn công vào hôn nhân. [8]

Sự buồn chán: Một trong những nguyên nhân làm cho hôn nhân bị tan vỡ dễ nhận thấy nhất và thường hay gặp nhất là sự đơn điệu trong cuộc sống gia đình hàng ngày.Khi các vợ chồng mà lại cảm nhận cuộc sống là buồn tẻ, chính vì họ đã thường xuyên làm mất đi niềm hứng thú đối với nhau. Thời gian cùng chung sống của họ tựa như một con rùa đang bò.

Một trong hai người luôn muốn được sống ở một chỗ khác vào lúc đó. Sự buồn chán ở nhà có thể trở nên bao trùm tất cả đến nỗi con người sẽ bắt đầu tìm kiếm vào hy vọng những thú vui giải trí cho bản thân, có thể còn đi tìm một quan hệ ngoài hôn nhân.

40 Mặc dầu lúc mới thoạt nhìn chuyện gia đình như vậy tưởng chừng rất vặt vãnh chỉ là biểu hiện một trạng thái khó chịu trong chốc lát, song sự buồn chán đó lại chính là một hiện tượng nghiêm trọng. Nó có thể phát triển nhanh chóng, gây ra mọi sự xung đột. Nếu không giải quyết vấn đề này và hạn chế dần sự buồn chán của một trong hai người thì điều đó có nghĩa là hôn nhân đang lâm vào tình thế nguy hiểm, rất dễ dẫn đến ly hôn.[8]