• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI

3 Nhóm thiện nguyện hành trang cuộc đời (HTCĐ)

Nhóm Hành Trang Cuộc Đời (HTCĐ) được thành lập vào 04/2014. Nhóm điều hành HTCĐ gồm bốn thành viên đang làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, thiết kế và xã hội.

Đối tượng nhận hỗ trợ là nhóm trẻ mồ côi, trẻ hoặc người chăm sóc có bệnh mãn tính, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sinh sống trên địa bàn quận Gò Vấp và Bình Thạnh.

62 Cơ duyên thành lập nhóm HTCĐ bắt đầu từ việc gặp nhau giữa một bên mong muốn làm điều gì đó cho người nghèo nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào và một bên biết những người nào cần được giúp đỡ. Đây là nhóm tự phát, các thành viên cũng không biết mình sẽ duy trì hoạt động trong bao lâu, cứ làm được đến đâu hay đến đó.

Với mục đích ban đầu giúp giảm nhẹ gánh nặng học phí nhằm khuyến khích trẻ và gia đình duy trì việc học cho trẻ. Hoạt động đầu tiên và cũng là hoạt động chủ đạo của nhóm cho đến nay là tặng học bổng cho nhóm trẻ theo từng học kỳ mỗi năm học; và nhóm cũng chỉ biết cho được học kỳ nào hay kỳ nấy, không có sự cam kết lâu dài với trẻ và gia đình.

Qua thời gian, trẻ và các gia đình tin tưởng thường tìm đến các thành viên tổ chức khi gặp các vấn đề liên quan đến trẻ, đến gia đình, và đặc biệt về sức khỏe khiến họ kiệt quệ về tinh thần và tài chính. Do đó mục đích của nhóm được mở rộng nhằm nâng đỡ trẻ em, các cá nhân, gia đình vượt qua giai đoạn ngặt nghèo trong cuộc sống. Và để duy trì việc giúp đỡ được xuyên suốt, nhóm điều hành quyết định số lượng trẻ nhận học bổng được duy trì ổn định trên dưới 20 trẻ (đây là nhóm trẻ chính) và mở rộng thêm khoảng 20 trẻ tham gia các hoạt động của nhóm như đi vui chơi, tham quan.

Về cách thức làm việc, các thành viên làm việc trên tinh thần tự nguyện, không tìm kiếm hoặc thu lợi từ các hoạt động thiện nguyện của nhóm, không sử dụng hình ảnh hay thông tin của người được giúp để công khai quảng bá vận động quyên góp. Chuẩn bị cho mỗi đợt phát học bổng, nhóm liên hệ với gia đình để nhận các phiếu thu hoặc biên lai đã đóng học phí, kết quả học tập của trẻ (minh chứng cho việc trẻ vẫn đang đi học). Đây cũng là dịp nhóm hiểu thêm về gia đình và tình hình học tập của trẻ. Trị giá học bổng thông thường bằng 1/2 hoặc 2/3 số tiền gia đình đã đóng cho nhà trường. Vì thế số tiền học bổng các trẻ được nhận sẽ không giống nhau ngay cả cùng bậc học nhưng khác trường. Bên cạnh hoạt động chính là phát học bổng, mỗi khi tổ chức các trẻ tập trung cũng được chơi các trò

63 chơi trong khi chờ đợi ban tổ chức chuẩn bị. Dần dần việc vui chơi này trở thành hoạt động không thể thiếu và được lồng ghép các nội dung cung cấp kiến thức hoặc kỹ năng sống cho các trẻ. Các hoạt động này được hỗ trợ bởi nhiều đợt tình nguyện viên, sinh viên tình nguyện, một số dì phước từ nhà thờ. Thỉnh thoảng có những buổi phát học bổng, các phụ huynh, người chăm sóc trẻ cũng được tập trung để trò chuyện, chia sẻ.

Từ một hoạt động chính là tặng học bổng, hiện nay, các hoạt động giúp đỡ bao gồm:

‐ Tặng học bổng kết hợp tổ chức hoạt động vui chơi, kỹ năng sống cho trẻ.

‐ Vận động hỗ trợ hoặc kết nối, chuyển gửi những trường hợp bệnh tật, hoặc hoàn cảnh trở nên khó khăn.

‐ Trò chuyện, lắng nghe những trường hợp trẻ hoặc gia đình tìm đến khi họ gặp vấn đề.

‐ Phát quà những dịp lễ tết, hàng năm tổ chức cho trẻ đi chơi một ngày (tùy theo khả năng của nhóm).

Những thuận lợi và thách thức

Các vận động quyên góp để thực hiện của hoạt động nào chỉ dùng cho hoạt động đó.

Nếu có sự thay đổi cách thức hoặc mục tiêu hỗ trợ, nhóm đều đưa ra thảo luận trong nhóm điều phối, với mạnh thường quân. Cách thức này giúp nhóm tránh được sự tranh cãi, bất hòa do những thay đổi hoặc phát sinh ngoài mong muốn, đồng thời củng cố được sự tin tưởng của những người đóng góp tài lực cho nhóm.

Giúp đỡ với quy mô nhỏ và ổn định về số lượng trẻ, gia đình, và cách thức tổ chức trong khả năng tài lực của nhóm. Điều này giúp nhóm duy trì hoạt động lâu dài do chủ động được trong việc vận động quyên góp, sắp xếp công việc và thời gian cá nhân. Đồng thời, sự hỗ trợ trong thời gian dài đem lại cảm giác nhóm và gia đình cùng đồng hành, giúp nhóm và các gia đình hiểu nhau hơn trong cách thức làm việc và có sự tin tưởng lẫn nhau. Gia đình

64 hiểu ý nghĩa các hoạt động của nhóm nên họ tham gia và hợp tác hơn trong việc quan tâm đến con em nhất là việc học tập, cảm xúc, tâm lý trẻ, chủ động trao đổi, chia sẻ với nhóm hỗ trợ.

Kết quả đạt được từ khi thành lập nhóm 04/2014 đến 04/2021:

- Tổng số 74 trẻ nhận ít nhất 1 trong các hỗ trợ: học bổng, quà dịp lễ tết, tham gia hoạt động vui chơi, tham quan hoặc kỹ năng sống.

- 39/74 trẻ với 255 lượt nhận học bổng. Trong đó có 1 trẻ học đã học xong cao đẳng và 1 em đang học đại học.

- 20/39 trẻ đã kết thúc nhận học bổng với các lý do như học xong trung học đi làm, nghỉ học vì sức khỏe, vì không tiếp thu nổi, kinh tế đã ổn định, thay đổi người chăm sóc v.v...

-13 gia đình quá khó khăn về sức khỏe, kinh tế hoặc các vấn đề trong gia đình được hỗ trợ hoặc chuyển gửi.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhóm cũng gặp những thách thức trong quá trình 07 năm thực hiện:

- Về phía các gia đình:

• Có sự nghi ngờ có sự thiên vị, thiếu công bằng vì trị giá học bổng có sự khác nhau giữa các trẻ nên họ so bì, đòi hỏi, kèo nài.

• Nghi ngờ nhóm thiện nguyện ắt phải có lợi lộc hằng tháng hoặc hưởng % trong số tiền quyên góp mới chịu khó giúp đỡ họ bao nhiêu năm qua.

• Trông chờ, ỷ lại vào học bổng nên có gia đình chờ nhận mà không chịu chuẩn bị trước để đóng tiền học cho con em, họ bức xúc nếu học bổng phát trễ khiến họ bị nhà trường nhắc nhở. Hoặc viện cớ than vãn hỏi xin giúp đỡ tiền bạc.

65

• Thiếu trung thực, lợi dụng sự thông cảm khi gửi các biên lai học phí, cố tình quên hoặc báo mất để che dấu việc con em họ dừng học mà vẫn muốn nhận tiền hỗ trợ học phí.

• Gia đình gặp khó khăn, sử dụng học bổng cho mục đích khác khiến trẻ phải nghỉ học vì thiếu học phí của trường.

- Về phía nhóm HTCĐ:

Để giải quyết những trở ngại nêu trên, nhóm cũng điều chỉnh cách làm khoa học hơn (Lợi thế của nhóm 2 trong 4 người làm việc trong mảng công tác xã hội):

• Giúp gia đình hiểu ý nghĩa và giới hạn của sự hỗ trợ, trách nhiệm của gia đình với con em họ, các thành viên nhóm trao đổi thường xuyên hơn với trẻ và gia đình trong những buổi trao học bổng, hoặc trao đổi riêng với gia đình, cũng có trường hợp nhóm từ chối, không giúp đỡ nữa. Linh động trong việc nới lỏng hay siết chặt các yêu cầu khi làm việc với gia đình để hỗ trợ đúng người, đúng việc.

• Đến thăm gia đình, xem xét chứng từ liên quan việc học của trẻ, hoặc trò chuyện với gia đình, xác minh hoàn cảnh để có thể giúp trình bày hoàn cảnh, kết nối và chuyển gửi những gia đình quá khó khăn vì bệnh tật, thất nghiệp, v.v...

Điều này có nghĩa là các thành viên trong nhóm phải dành thêm thời gian, công sức hơn cho hoạt động thiện nguyện của nhóm, khiến ảnh hưởng không ít đến công việc, quỹ thời gian cá nhân và tạo thêm áp lực cho bản thân. Đây cũng là thách thức lớn với nhóm làm từ thiện quy mô nhỏ muốn hướng đến việc giúp đỡ một cách hiệu quả tuy rằng nhóm có lợi thế là có thành viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội.

66 Như những nhóm từ thiện khác, nhóm HTCĐ cũng gặp những thách thức như nghi ngờ thiếu minh bạch, nghi ngờ vì lợi ích cá nhân, sự trông chờ, ỷ lại, sự lợi dụng, thiếu trung thực v.v... đã có những lúc khiến nhóm xuống sức lực và tinh thần. Tuy nhiên với quy mô nhỏ nên sự việc cũng không đi quá giới hạn, và đó cũng chỉ là trở ngại từ thiểu số. Công việc thiện nguyện trở nên phức tạp hơn so với ban đầu chỉ phát học bổng cho trẻ, sự việc dần dẫn dắt nhóm hướng đến chiều sâu, bởi giúp trẻ duy trì việc học không phải chỉ có học bổng là đủ mà còn liên quan đến các vấn đề phát sinh từ gia đình ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ (như sao nhãng việc học, cảm xúc tiêu cực, muốn nghỉ học đi làm). Điều này vô tình tạo áp lực và cần công sức của nhóm nhiều hơn làm ảnh hưởng đến đời sống riêng của các thành viên, do đó nhóm cũng cần nhìn lại phạm vi, giới hạn để tự cân bằng lại và đủ sức hoạt động lâu dài.