• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH VÀ THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

116

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH VÀ THỰC TẬP CÔNG

117 tác xã hội (trong đó có 5 trường đã tiến hành đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngành Công tác xã hội) với những hình thức đào tạo đa dạng và linh hoạt cùng hàng chục ngàn sinh viên ra trường mỗi năm. Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, các cơ sở xã hội hiện nay còn hoạt động thiếu chuyên nghiệp và chưa phát huy hết chức năng công tác xã hội (Nguyen Huong, 2018). Như vậy, bằng cách nào có thể cung cấp hiệu quả một môi trường thực hành/ thực tập tại hiện trường cho một số lượng lớn các cơ sở đào tạo và người học mỗi năm?

Một nghiên cứu mới nhất về thực hành/ thực tập được thực hiện trên 8 trường đại học từ Bắc chí Nam có đào tạo ngành công tác xã hội cho thấy các mô hình giáo dục thực địa của Việt nam còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này đến từ việc hợp tác lỏng lẽo giữa các trường đào tạo với cơ sở thực tập, số lượng giám sát viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thiếu và các phương pháp đánh giá chưa toàn diện (Nguyen HT, Cohen E, Văn Đỗ T, et al, 2020). Như vậy, vấn đề lớn đặt ra cho các cơ sở đào tạo là làm thế nào để gia tăng chất lượng thực hành/ thực tập công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay. Bài viết giúp khám phá các yếu tố quan trọng, góp phần rất lớn cho giáo dục thực địa của công tác xã hội. Ở đây có thể kể đến ba yếu tố cốt lõi: công tác chuẩn bị cho sinh viên trước khi đến hiện trường, quan hệ đối tác và trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế đánh giá kết quả thực tập/ thực hành.

2 Chuẩn bị sinh viên cho thực hành/ thực tập

Đào tạo thực hành đòi hỏi yêu cầu cao vì nó liên quan đến việc kết nối lý thuyết với thực hành trong quá trình làm việc với đối tượng con người thân chủ, các cơ sở xã hội và cộng đồng. Việc các cơ sở đào tạo chuẩn bị sinh viên kỹ lưỡng trước khi thực hành/ thực tập tốt thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với người học, nghề công tác xã hội, thân chủ và cộng đồng.

118 Đầu tiên, sinh viên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của lý thuyết trong chương trình đào tạo trước khi được phép thực hành/ thực tập. Sinh viên trải qua một số học kỳ nhất định để được trang bị tốt các môn học tiên quyết như Nhập môn công tác xã hội, an sinh xã hội, lý thuyết công tác xã hội và các môn phương pháp thực hành công tác xã hội. Những môn học này nhằm đặt nền tảng vững chắc cho thực địa. Những sinh viên không đạt được bất kỳ môn học tiên quyết cần được yêu cầu học lại trước khi thực hiện kỳ thực hành/ thực tập.

Việc học trên lớp không chỉ là lý thuyết suông nhưng bằng những phương pháp dạy và học đa dạng như thao tác gián tiếp/ trực tiếp, thực hành mô phỏng, phân tích trường hợp, tham quan thực tế…, các môn học này phải vừa đảm bảo sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn vừa rèn luyện thái độ và kỹ năng cần thiết của một nhân viên công tác xã hội tương lai. Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb (1984) là một đề xuất lý tưởng cho giai đoạn này. Theo đó, người học được phát triển toàn diện về: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kĩ năng và các mối quan hệ xã hội trong quá trình tham gia.

Kế đến những buổi định hướng thực hành/ thực tập là không thể thiếu trong công tác chuẩn bị. Chúng giúp sinh viên hiểu được đề cương các môn thực hành/ thực tập tốt nghiệp (mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực hiện….), các tiêu chuẩn pháp lý, quy định đạo đức thực hành nghề công tác xã hội trong bối cảnh Việt nam, cách học nơi thực địa, cách gắn kết giữa lý thuyết với thực hành để đáp ứng yêu cầu của từng đợt thực hành/ thực tập….

Những buổi định hướng cũng hướng dẫn sinh viên sử dụng các các thủ tục hành chánh và các biểu mẫu liên quan đến thực hành/ thực tập.

Trước khi chính thức thực hành/ thực tập tại cơ sở, sinh viên còn được chuẩn bị tinh thần qua buổi gặp gỡ, trao đổi với giảng viên hướng dẫn. Sinh viên có thể có được những thông tin sơ khởi về cơ sở thực tập và cùng giảng viên hướng dẫn xác định lịch họp kiểm huấn, phương thức thông tin, liên lạc giữa đôi bên và những quy định liên quan đến thực tập.

119 Thực tế cho thấy, cho dù được đặt trong môi trường chưa chuyên nghiệp đủ, sinh viên càng được chuẩn bị về mặt chuyên môn và tinh thần thì càng biết tận dụng lợi thế của chương trình đào tạo và những tương quan xã hội để giải quyết ổn thỏa những khó khăn, thách đố xảy ra trong quá trình thực hành/ thực tập (Nguyen HT, Cohen E, Văn Đỗ T, et al, 2020).

3 Xây dựng quan hệ đối tác và quy định trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hành/ thực tập công tác xã hội

Để việc thực hành/ thực tập của sinh viên đạt được kết quả tốt nhất, thông thường rất cần mối quan hệ đối tác bền chặt và tinh thần trách nhiệm của các bên liên quan (ASI – CFSI, 2011). Ở đây, ngoài vai trò của đơn vị đào tạo (cụ thể là khoa/ bộ môn công tác xã hội), còn có trách nhiệm của điều phối viên, kiểm huấn viên thực địa, giảng viên hướng dẫn và sinh viên thực tập.

Với tư cách là đơn vị đào tạo, trách nhiệm của khoa/ bộ môn công tác xã hội là tích cực tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và hiệu quả với các cơ sở xã hội và kiểm huấn viên thực địa để thu xếp nơi thực tập phù hợp nhu cầu của sinh viên. Việc chọn lựa các cơ sở thực tập phải dựa trên các tiêu chuẩn nhất định. Sự hợp tác lâu dài giữa đôi bên cần được hợp thức hóa bằng bản thỏa thuận ghi nhớ (MOU) trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của cả hai. Cùng với cơ sở xã hội, khoa còn cần xác định những người có thể hỗ trợ sinh viên thực tập tại hiện trường. Thường họ là những người có chuyên môn công tác xã hội, kinh nghiệm làm việc và kiểm huấn.

Ngoài ra, thông qua những khóa tập huấn ngắn hạn, khoa truyền đạt các đề cương môn học với các mục tiêu, yêu cầu và nội dung thực hành/ thực tập rõ ràng cho các bên liên quan, các biểu mẫu sử dụng cũng như chức năng và vai trò của kiểm huấn viên thực địa để nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ hỗ trợ thực tập sinh. Đồng thời khoa thiết

120 lập một cơ chế thông tin liên lạc và phản hồi phù hợp, thuận tiện cho việc trao đổi và giải quyết kịp thời những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sinh viên thực hành/ thực tập.

Trong lãnh vực thực hành/ thực tập, vị đại diện cho khoa được xem như là điều phối viên. Vị này chuẩn bị các thủ tục hành chánh và văn bản cần thiết, liên hệ các cơ sở thực tập để xin phép gởi sinh viên, trao đổi và thống nhất mục tiêu và công việc thực tập. Bên cạnh đó, vị này cần tổ chức định hướng trước khi sinh viên đi thực tập để ướng dẫn chi tiết qui trình thực tập các biểu mẫu, cách viết nhật ký, viết báo cáo, ghi chép trường hợp, đánh giá…. Trong suốt thời gian sinh viên thực tập, điều phối viên theo dõi sát sao tình hình để kịp thời giải quyết các sự việc phát sinh, tổ chức các cuộc họp với giảng viên hướng dẫn, thăm viếng thực địa hoặc dự các buổi lượng giá giữa kỳ giữa giảng viên hướng dẫn, kiểm huấn viên cơ sở và sinh viên thực tập. Cuối kỳ, điều phối viên cũng thường tổ chức buổi lượng giá thực tập với các bên liên quan, thu thập các thông tin phản hồi để cải thiện mô hình thực tập/ thực hành.

Đi sâu sát với thực tập sinh là trách nhiệm của những giảng viên hướng dẫn của khoa/

bộ môn công tác xã hội. Thông thường, mỗi giảng viên phụ trách tối đa 20 sinh viên/ học kỳ.

Họ luôn duy trì mối quan hệ tích cực với điều phối viên, sinh viên và cơ sở thực tập. Họ đồng hành cùng sinh viên trong quá trình thực tập, bảo đảm rằng sinh viên được hướng dẫn tốt và được tạo điều kiện để hoàn thành các mục tiêu của đợt thực tập và biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế công việc. Họ hỗ trợ sinh viên tìm kiếm những nguồn trợ giúp thích hợp khi cần, chuẩn bị và tổ chức định kỳ các cuộc họp kiểm huấn sinh viên thực tập. Ngoài ra, họ luôn làm việc chặt chẽ, thăm viếng và họp lượng giá với cơ sở thực tập để có thể đánh giá kết quả thực tập của sinh viên một cách khách quan nhất (ASI – CFSI, 2011).

Nếu cơ sở thực tập không có kiểm huấn viên, giảng viên hướng dẫn có thể kiêm luôn vai trò kiểm huấn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tốt hơn nên tách biệt hai vai trò này

121 để có thể quản lý, đào tạo và hỗ trợ sinh viên cách hiệu quả trong quá trình thực hành/ thực tập.

Đối tác không thể thiếu trong giáo dục thực địa là kiểm huấn viên cơ sở. Vị này cung cấp hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn chuyên môn cho sinh viên tại hiện trường; tạo ra và duy trì một tương quan trong đó sinh viên sẽ cảm thấy yên tâm vận dụng kiến thức và kỹ năng vào môi trường thực tế. Trong cụ thể, kiểm huấn viên cung cấp thông tin về triết lý, sứ mệnh và chức năng, cơ cấu tổ chức, các thủ tục, chính sách và các dịch vụ của cơ quan… (tổng quan cơ sở). Họ quan sát trực tiếp, đề xuất ca/ nhóm cho sinh viên can thiệp. Họ có thể bổ sung kiến thức và huấn luyện thêm kỹ năng cho sinh viên. Họ cũng giám sát các ca đã giao cho sinh viên và cho phản hồi, giữ liên lạc với cơ sở đào tạo và cho những nhận xét khách quan, công bằng, đáng tin cậy về năng lực của sinh viên trong quá trình thực hành/ thực tập.

Tuy được chuẩn bị kỹ lưỡng và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhiều phía nhưng sinh viên thực tập là người chịu trách nhiệm chính về việc học của mình và bảo đảm sử dụng hoàn toàn cơ hội học tập để đạt mục tiêu học hành. Sinh viên phải tuân theo các tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp và các quy định của cơ sở thực tập. Tùy theo yêu cầu của mỗi đợt thực tập, sinh viên lựa chọn phương pháp thực hành/ thực tập phù hợp, có trách nhiệm về những gì họ làm trong việc hỗ trợ và phục vụ thân chủ dưới sự giám sát của giảng viên hướng dẫn của trường và kiểm huấn viên thực địa. Sinh viên chủ động tìm kiếm cơ hội học tập và kinh nghiệm mới, đồng thời chủ động đưa ra các vấn đề để thảo luận với hướng dẫn viên thực địa. Họ cần chuẩn bị và tham gia đầy đủ các buổi họp kiểm huấn cũng như hoàn thành các bài tập và báo cáo thực tập đúng thời gian quy định.

4 Thiết kế phương thức đánh giá toàn diện

Việc đánh giá kết quả học tập cả sinh viên do giảng viên hướng dẫn, kiểm huấn viên cơ sở và chính thực tập sinh thực hiện dù rằng kết quả cuối cùng do giảng viên hướng dẫn

122 quyết định. Mục đích của đánh giá là để đo lường mức độ sinh viên đã đạt được các mục tiêu học tập. Trong thực tế, đánh giá là một quá trình liên tục, bắt đầu từ ngày đầu tiên sinh viên tham gia cho đến khi kết thúc thực hành/ thực tập. Tuy nhiên, có hai đợt đánh giá lớn:

đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ.

Thông thường, các lãnh vực đánh giá tập trung vào bốn khía cạnh: (1) vận dụng kiến thức vào thực hành, (2) sử dụng kỹ năng chuyên môn trong cung ứng dịch vụ, (3) thể hiện thái độ và tư cách của nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong cơ sở và (4) nỗ lực tự rèn luyện và phát triển nghề nghiệp. Mỗi khía cạnh đánh giá lại chia thành những tiêu chí và các cấp độ khác nhau để thể hiện đúng năng lực của sinh viên (Department of Applied Social Studies, 2010). Dữ liệu để đánh giá bao gồm kế hoạch phát triển cá nhân, nhật ký thực tập, bảng điểm danh, biên bản kiểm huấn, phản hồi của bạn cùng nhóm thực tập, phản hồi / đánh giá của cơ sở, bản tự đánh giá của sinh viên, báo cáo tiến độ, báo cáo thực tập, ghi chú từ quan sát trực tiếp / gián tiếp…

Một mặt, việc đánh giá phải giúp giảng viên hướng dẫn cho điểm, xếp hạng sinh viên thực tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Mặt khác, đánh giá còn đem lại cho sinh viên cơ hội biết rõ mình hơn với những ưu và khuyết điểm liên quan đến việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, đánh giá còn có thể cung cấp dữ liệu để đơn vị đào tạo và cơ sở xã hội dựa vào đó mà cải tiến chất lượng đào tạo cũng như các dịch vụ xã hội (ASI – CFSI, p108 - 2011).

5 Kết luận

Từ một thập kỷ nay, chương trình đào tạo công tác xã hội của Việt nam vừa cố gắng tích hợp những tiêu chuẩn quốc tế vừa gắn liền với thực tiễn thực hành tại địa phương. Để đất nước có những nhân viên công tác xã hội có chất lượng trong tương lai, ngoài những kiến thức, kỹ năng được trang bị trên lớp, sinh viên cần môi trường thực địa thuận lợi để