• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bỏ học sớm luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của Việt nam. Theo báo cáo của UNICEF (2016), chưa kể học sinh THPT, vào năm 2014, Việt nam có khoảng 715.400 trẻ từ 5-14 tuổi ngoài nhà trường. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu long có tỷ lệ trẻ em ngoài trường cao nhất nước, độ tuổi 5 tuổi là 14,7% và THCS là 14%. Hậu quả là ở ta chỉ có 28,3% người trong độ tuổi 18 -29 đi học đại học. Tỉ lệ này thuộc hạng thấp nhất thế giới, thua xa Thái lan với 49,3% và Mỹ 88% (Trần Huỳnh, 2019).

Các chuyên gia cho rằng các rào cản ngăn cản trẻ em Việt nam tới trường được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất liên quan đến phía cầu, bao gồm nghèo đói và trẻ phải lao động sớm, di cư, thiên tai, kết quả học tập kém, thiếu sự quan tâm của gia đình, tảo hôn.

Nhóm thứ hai thuộc phía cung: trường học thiếu và chưa chất lượng, môi trường khó tiếp cận và thiếu hỗ trợ, khoảng cách địa lý, không đủ phương tiện, giáo viên thiếu và yếu, chế

26 độ đãi ngộ không thỏa đáng, năng lực quản lý chưa tốt, chương trình học bất cập, bạo lực học đường và phân biệt đối xử, rào cản ngôn ngữ, ngân sách giáo dục hạn chế (UNICEF, 2016, p27-28). Như vậy, ngăn ngừa bỏ học ở Việt nam phải tập trung vào việc xóa bỏ rào cản để tạo ra những “đại lộ thênh thang” cho giáo dục. Công việc này đòi hỏi những chiến lược toàn diện, đồng bộ, thu hút mọi lực lượng thành phần xã hội tham gia.

Thứ nhất, liên quan đến những chiến lược nền tảng, việc đổi mới hệ thống giáo dục các cấp theo hướng mở là rất cần thiết để đảm bảo mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục dưới nhiều phương thức đào tạo và môi trường học tập khác nhau. Điều này đòi hỏi Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế vận hành, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như tăng năng lực và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ lãnh đạo giáo dục. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục cần được gắn kết chặt chẽ với các hệ thống khác như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội để đảm bảo một môi trường học tập an toàn, phá bỏ những rào cản gây trở ngại việc học tập của trẻ.

Thứ hai, để đất nước có được một lực lượng lao động có hiểu biết, kỹ năng và phẩm chất tốt trong tương lai, Việt nam cần có những chiến lược can thiệp sớm. Một mặt, từng gia được xem như cái nôi giáo dục đầu tiên. Mỗi gia đình tích cực và chủ động tham gia giáo dục con ngay từ khi bé mới được sinh ra bằng những làm hết sức cụ thể và trực tiếp như đọc sách, tập viết, học chung, hỗ trợ trẻ nhằm tạo sự hứng thú và động lực học tập nơi trẻ. Mặt khác, từng trẻ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đều nhận được nền giáo dục tốt nhất ngay từ thuở ấu thơ làm nền tảng vững chắc cho những bước tiến sau này.

Thứ ba, với chủ trương giáo dục cho mọi người, chúng ta phải nghĩ đến việc triển khai rộng rãi những chiến lược cốt lõi cơ bản. Theo đó, các trường phát động mạnh mẽ các chương trình cố vấn học tập theo sát trẻ để giải gỡ những khó khăn kịp thời. Đối với những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt với nguy cơ bỏ học cao, các mô hình giáo dục thay thế đa dạng là

27 những chọn lựa tốt để giữ chân trẻ trong môi trường giáo dục lâu nhất có thể. Các hình thức học tập qua phục vụ cộng đồng và các chương trình sau giờ học/khi nghỉ hè cũng cần được đầu tư để gắn trường học với nhu cầu thiết thực của cộng đồng và phát huy tiềm năng nơi mỗi cá nhân.

Sau cùng, quản lý tốt và cải tiến không ngừng phải được xem là điều kiện tiên quyết cho việc giảm tỉ lệ trẻ ngoài trường học. Các nhà quản lý giáo dục được trao quyền để có những sáng kiến trong những chương trình giảng dạy cá nhân, giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp. Giáo viên được tạo điều kiện để phát triển chuyên môn, áp dụng những phương pháp giáo dục chủ động và công nghệ trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bennett, F. (1999). Computers as tutors: Solving the crisis in education. Sarasota, FL:

Faben, Inc.

Boe, T. (1989). The next step for educators and the technology industry: Investing in teachers. Educational Technology, 29(3), 39-44.

Borman, G. D., Hewes, G.M., & Brown. S. (2002). Comprehensive school reform and student achievement: A meta- analysis. Baltimore: Johns Hopkins University.

Cartwright, K. B. (2012). Insights from cognitive neuroscience: The importance of executive function for early reading development and education. Early Education and Development, 23, 24–36

Cash, T. (2004). Alternative schooling. In Smink, J. & Schargel, F. P. (Eds), Helping Students Graduate: A Strategic Approach to Dropout Prevention. Larchmont, NY: Eye on Education.

Clark, D. (1999, April-May). What we have learned. NAIEC (National Association for Industry-Education Cooperation) Newsletter, 35, 1-2.

28 Clark, R. M. (1993). Homework-focused parenting practices that positively affect students’ achievement. In N. F. Chavkin (Ed.). Families and schools in a pluralistic society (pp. 85-105). Albany, NY: State University of New York.

Council for School Performance. (1998). Staff development and student achievement:

Making the connection in Georgia schools. Atlanta: School of Policy Studies, Georgia State University.

Darling-Hammond, L. (1998). Investing in quality teaching: State-level strategies, 1999.

Denver: Education Commission of the States.

Donley, J., Baenen, N., & Hundley, S. (1993). A study of the long-term effectiveness of the Reading Recovery Program (E&R Report No. 93.09A). Paper presented at the annual meeting of the American Education Research Association, Atlanta, GA.

Duttweiler, P. C. (2004). Systemic renewal: What works? In F. P. Schargel & J. Smink (Eds), Helping students graduate: A strategic approach to dropout prevention (pp. 55-63).

Larchmont, NY: Eye on Education.

Duttweiler, P. C., & Smink, J. (1997). Critical strategies for effective dropout prevention. School Safety Journal, 4-9.

Educational Development Center, Inc. (1996, May). Schools and violence. National Network of Violence Prevention Practitioners Fact Sheet, Vol. 1, No. 3. Washington, DC:

Author.

Fight Crime: Invest in Kids. (2014). Investing in Kids Will Prevent Crime and Violence.

Washington, DC: Author.

Flippo, R. (2001). About the expert study: Report and finding. In R. Flippo (Ed), Reading researcher in search of common ground (pp. 5-12). Newark, DE:

International Reading Association.

29 Francis, D., Diorio, J., Plotsky, P., & Meaney, M. (2002). Environmental enrichment reverses the effects of maternal separation on stress reactivity. The Journal of Neuroscience, 22, 7840–7843.

Henderson, A., & Mapp, K. (2002). A new wave of evidence: The impact of school, family, and community connections on student achievement. Austin, TX: Southwest Educational Development Laboratory.

Jimerson, S., Reschly, A., & Hess, R. (2008). Best practices in increasing the likelihood of high school completion. In A. Thomas & J. Grimes (Eds.), Best practices in school psychology (5th ed., Vol. 4, pp. 1085– 1097). Bethesda, MD: National Association of School Psychology.

Morgan W., & Streb, M. (2001, March). Building citizenship: How student voice in service-learning develops civic values. Social Science Quarterly, 82(1), 155-169.

National Board for Professional Teaching Standards. (2016). What teachers should know and be able to do. 2nd ed. VA: Authors.

National Mentoring Partnership. (2015). Elements of effective practice for mentoring: A checklist for mentoring programs, 4th edition. Alexandria, VA: Author.

Peterson, T. K. and Fox, B. (2004). After-school program experiences: A time and tool to reduce dropouts. In J. Smink & F. P. Schargel (Eds.), Helping Students Graduate: A Strategic Approach to Dropout Prevention (pp. 177-184). Larchmont, NY: Eye on Education.

Reynolds, A. J., Temple, J. A, Roberston, D. L., & Mann, E. A. (May 2001). Long-term effects of an early childhood intervention on educational achievement and juvenile arrest: A 15-year follow-up of low-income children in public schools. JAMA, 285:2339–2346.

(Erratum in 2001; 286:1026)

30 Schargel, F. P., & Smink, J. (2001). Strategies to Help Solve Our School Dropout Problem. Larchmont, NY: Eye on Education.

Shumer, R. & Duckenfield, M. (2004). Service-learning: Engaging students in community-based learning. NY: Eye on Education.

Smink, J., & Schargel, F. P. (2004). Helping Students Graduate: A Strategic Approach to Dropout Prevention. Larchmont, NY: Eye on Education

Stephens, R. D. (2004). Creating safe learning environments. In F. P. Schargel & J.

Smink (Eds), Helping students graduate: A strategic approach to dropout prevention.

Larchmont, NY: Eye on Education.

Stone, J. R. (2004). Career and technical education: Increasing school engagement. In J.

Smink, J. & F. P., Schargel. (Eds.), Helping Students Graduate: A Strategic Approach to Dropout Prevention (pp. 195-203.). Larchmont, NY: Eye on Education.

Switzer, D. (2004). Individualized instruction. NY: Eye on Education.

The National Assembly. (2000). 21st Century Community Learning Centers collaborative survey. Washington, DC: National Assembly National Collaboration for Youth.

Tierney, J. P. & Grossman, J. B. (with Resch, N. L.). (1995). Making a difference. An impact study of Big Brothers/Big Sisters (Executive Summary). Philadelphia, PA:

Public/Private Ventures.

Trần Huỳnh. (2019). Tỉ lệ người học đại học Việt nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Retrieved Feb. 14, 2020, from: Tuổi trẻ online https://tuoitre.vn/ti-le-nguoi-hoc-dai-hoc-vn-thuoc-loai-thap-nhat-the-gioi-20190617134102003.htm.

UNICEF. (2016). Báo cáo tóm tắt Trẻ em ngoài Nhà trường 2016 – Nghiên cứu của Việt nam.

31 Wesley, T. (2004). Educational technology: Why and how it counts for students at risk.

NY: Eye on Education.

32

NHỮNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN KHI CÓ