• Không có kết quả nào được tìm thấy

NHẬN BIẾT CHẤT

Trong tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập Hóa ôn thi ĐH (Trang 48-54)

CROM VÀ HỢP CHẤT

CHƯƠNG 8: NHẬN BIẾT CHẤT

Câu 299: Có thể phân biệt 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là (chương 8/bài 40/chung/mức 2)

A. BaCO3. B. Zn.

C. Al.

D. giấy quỳ tím.

Đáp án: A

Câu 300: Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và Zn(NO3)2 đựng trong hai lọ riêng biệt ta có thể dùng dung dịch (chương 8 /bài 40/chung/ mức 1)

A. NaOH.

B. HCl.

C. NaCl.

D. MgCl2. Đáp án: A

Câu 301: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là (chương 8/bài 40/chung/mức 1) A. NaNO3.

B. NaOH.

C. NaCl.

D. Na2SO4.

Đáp án: B

Câu 302: Để nhận biết cation Na+ trong dung dịch muối người ta dùng dây platin nhúng vào dung dịch rồi đốt trên ngọn lửa không màu. Hiện tượng quan sát được là (chương 8/bài 40/chung/mức 1).

A. ngọn lửa có màu vàng tươi.

B. ngọn lửa cháy đỏ rực.

C. ngọn lửa bùng lên và kèm theo khối đen.

D. ngọn lửa có màu tím nhạt.

Đáp án: A

49

Câu 303: Có 3 bình đựng riêng biệt các khí: N2, O2, NH3, HCl. Làm thế nào để nhận ra bình chứa khí NH3 và HCl ?(chương 8/ bài 41/chung/mức 2)

A. Dùng giấy quỳ ẩm.

B. Dùng mẫu than đang cháy dở.

C. Dẫn vào nước vôi trong.

D. Dẫn vào dung dịch H2SO4. Đáp án: A

Câu 304: Chọn phát biểu sai (chương 8/bài 40/chung/ mức 2) A. CO32- không tồn tại trong dung dịch bazơ.

B. BaSO4 là kết tủa màu trắng.

C. Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ.

D. Thuốc thử đặc trưng của ion Cu2+ là dung dịch NH3. Đáp án: A

Câu 305: Cho hỗn hợp khí X gồm N2, NO, NH3, hơi nước đi qua bình chứa P2O5 dư , phản ứng hoàn toàn thì còn lại hỗn hợp khí Y chỉ gồm 2 khí , 2 khí đó là (chương 8/bài 41/chung/mức 2)

A. N2 và NO.

B. NO và NH3. C. NH3 và hơi nước.

D. N2 và NH3. Đáp án: A

Câu 306: Số gam SO2 cần sục vào 300 ml dung dịch Br2 2M để làm mất màu hoàn toàn dung dịch này là (chương 8/bài 41/chung/mức 2)

A. 38,4 gam.

B. 3,84 gam.

C. 7,68 gam.

D. 76,8 gam Đáp án: A

Câu 307: Trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,05M và HCl aM cần phải dùng hết 300 ml dung dịch NaOH 0,06 M. Giá trị của a là (chương 8/bài 51/chung/mức 2)

A. 0,08 M.

B. 0,18 M.

C. 0,09 M.

D. 0,15 M Đáp án: A

Câu 308: Để phân biệt: Fe, FeO, Fe2O3 bằng phương pháp hóa học có thể dùng (chương 8/bài 40/chung/mức 2)

A. H2SO4 đặc, nguội.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch CuSO4. D. HNO3 loãng.

Đáp án: A

Câu 309: Trong dung dịch X có chứa đồng thời các cation Na+, Ag+, Al3+, Ba2+ và chỉ chứa một loại anion. Anion đó là (chương 8/bài 40/chung/mức 1)

A. NO3

-B. PO4

3-. C. SO42-. D. OH-.

Đáp án: A

Câu 310: Có 3 dung dịch riêng biệt (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất dùng để phân biệt các dung dịch trên là(Chương 8/ bài 40/chung/mức2)

A. Ba(OH)2. B. KNO3. C. BaCl2. D. NaOH.

Đáp án: A

Câu 311: Cho 20 ml dung dịch muối trung hòa của Ca2+ tác dụng với dung dịch K2CO3 dư , kết tủa thu được nung tới khối lượng không đổi được 1,12 gam chất rắn. Nồng độ mol của Ca2+ trong dung dịch ban đầu là (chương 8/bài 40/chung/mức 2)

A. 1,0 M.

B. 0,5 M.

C. 0,8 M.

D. 1,2 M.

Đáp án: A

Câu 312: Để nhận biết 3 axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là (chương 8/bài 40/chung/mức 2)

A. Cu B. Al.

C. Fe2O3. D. Fe.

Đáp án: A

Câu 313: Nếu chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt các dung dịch đựng trong các bình riêng mất nhãn: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, FeCl2, FeCl3 và Al(NO3)3 thì nên dùng dung dịch (chương 8/

bài 40/chung/mức 2) A. Ba(OH)2. B. NH3. C. AgNO3. D. NaOH.

Đáp án: A

Câu 314: Có 5 bình mất nhãn chứa riêng biệt SO2, SO3, N2, CH3NH2 và NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm có thể nhận ra bình (chương 8/ bài 41/ chung/ mức2)

A. N2. B. NH3. C. CH3NH2. D. SO2. Đáp án: A

Câu 315: Cho m gam muối cacbonat của kim lọai M tác dụng với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp X gồm 2 khí. Biết tỉ khối của X so vơi H2 bằng 22,3. Hai khí trong X là (chương 8/ bài 40 / chung/ mức 3)

A. CO2, NO2. B. NO, NO2. C. CO2, NO.

D. CO2, N2O.

Đáp án: A

51

Câu 316: Có 3 khí không màu đựng trong ba bình kín là CO2, SO2, HCl. Để nhận biết ba khí trên ta có thể dùng các thuốc thử là (chương 8/bài 41/chung/mức 2)

A. nước Br2 và Ca(OH)2. B. dung dịch AgNO3. C. nước Br2.

D. Dung dịch Ca(OH)2. Đáp án: A

Câu 317: Ngâm một miếng Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl rồi tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch X vào thấy có một khí không màu, hóa nâu trong không khí bay ra và dung dịch có màu xanh. X là (chương 8/ bài 40 / chung/ mức 2)

A. NaNO3. B. NH4Cl C. NaCl D. NH4HSO4

Đáp án: A

Câu 318: Một dung dịch X chứa các ion Fe3+ (0,01 mol), Fe 2+ (a mol), Cu 2+ (0,02 mol), NO3

(0,1 mol). Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05 M. Sau phản ứng thu được V lít khí (đktc) không màu duy nhất hóa nâu trong không khí. Giá trị của V là (giả sử H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc) (chương 8/bài 40/chung /mức 3)

A. 0,056.

B. 0,336.

C. 0,112.

D. 0,224.

Đáp án: A

Câu 319: Trong số các khí N2, HCl, CH3NH2, O2 thì có bao nhiêu khí tạo “khói trắng” khi tiếp xúc với khí NH3? (chương 8/ bài 41/chung/ mức 2)

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Câu 320: Có các ống nghiệm chứa các dung dịch: FeCl2, FeCl3, CuCl2, AlCl3.Chỉ dùng dung dịch NH3 có thể nhận biết được những ống nghiệm nào trong số những ống nghiệm trên? (chương 8/bài 40/chung/mức 3)

A. Nhận biết được tất cả các dung dịch.

B. FeCl3, CuCl2, AlCl3. C. CuCl2, AlCl3. D. FeCl2, FeCl3,CuCl2. Đáp án: A

Câu 321: Để phân biệt các dung dịch Al(NO3)3 và Zn(NO3)2 tốt nhất nên dùng thuốc thử là (chương 8/bài 40/chung/mức 1)

A. dung dịch Ba(OH)2

B. dung dịch NH3. C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch HCl.

Đáp án: B

Câu 322: Thuốc thử dùng để nhận biết anion nitrat là (chương 8/bài 40/chung/mức1)

A. bột Cu và dung dịch H2SO4 loãng.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch H2O2. D. dung dịch BaCl2. Đáp án: A

Câu 323: Để phân biệt khí SO2 và khí H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây? (chương 8/

bài 41/chung/mức 1) A. dung dịch KMnO4. B. dung dịch CuCl2. C. dung dịch Br2. D. dung dịch NaOH.

Đáp án: B

Câu 324: Để nhận biết ion amoni trong dung dịch ta dùng thuốc thử đơn giản nhất là (chương 8/

bài 40/chung/mức 1) A. dung dịch H2S B. nước vôi trong. O4

C. dung dịch NH3 D. dung dịch HNO3 Đáp án: B

Câu 325: Cho lượng dư Cl2 và NaOH vào dung dịch chỉ chứa một loại cation. Dung dịch sau phản ứng có màu vàng, cation đó là (chương 8/bài 40/chung/mức 1)

A. Cr3+

B. Fe3+

C. Fe2+

D. Al3+

Đáp án: A

Câu 326: Cho 0,2 mol Na vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1M và H2SO4 2M (loãng). Hiện tượng quan sát được là: (chương 8/bài 40/chung/mức 3)

A. có khí bay lên.

B. có khí bay lên và có kết tủa màu xanh.

C. có kết tủa.

D. có kết tủa màu xanh sau đó kết tủa lại tan.

Đáp án: A

Câu 327: Trong một dung dịch có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là (chương 8/bài 40/chung /mức 2)

A. 2a+2b = c+d.

B. a+b = c+d.

C. 3a+3b = c+d.

D. 2a+c = b+d.

Đáp án: A

Câu 328: Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng làm thuốc thử để nhận biết các ion Cl, Br, I trong dung dịch ? (chương 8/bài 40/chung/mức 1)

A. NaOH.

B. AgNO3. C. Ba(OH)2. D. Ba(NO3)2 Đáp án: B

53

Câu 329: Trung hòa 30 ml dung dịch H2SO4 xM đã dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Giá trị của x là (chương 8/bài 51/chung/mức 2)

A. 0,05.

B. 0,04.

C. 0,02.

D. 0,03.

Đáp án: A

Câu 330: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+, Ca2+ và HCO3- thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm (chương 8/bài 40/chung/mức 2)

A. MgO và CaO.

B. MgCO3 và CaCO3 C. MgCO3 và CaO.

D. MgO và CaCO3. Đáp án: A

Câu 331: Ion CO3

tác dụng được với tất cả các ion trong nhóm nào dưới đây? (chương 8 /bài 40/chung/mức 2).

A. H+, Al3+, Ca2+, Fe2+. B. H+, Ca2+, K+, Mg 2+. C. H+, Al3+, Ba2+, K+. D. H+, Ca2+,Ba2+, K+. Đáp án: A

Câu 332: Để nhận ra ba chất ở dạng bột là Mg, Al, Al2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn chỉ cần một thuốc thử là (chương 8/ bài 40/ chung/ mức 3)

A. dung dịch NaOH.

B. H2O.

C. NaCl.

D. dung dịch HCl.

Đáp án: A

Câu 333: Trung hòa 50 ml dung dịch CH3COOH chưa biết nồng độ đã dùng hết 75 ml dung dịch NaOH 0,05M. Nồng độ mol của dung dịch CH3COOH là (chương 8/bài 51/chung/mức 2)

A. 0,075M.

B. 0.75M.

C. 0,025M.

D. 0,001M.

Đáp án: A

Câu 334: Khi cho Ba đến dư vào các dung dịch : NaHCO3 (dung dịch 1), CuSO4 (dung dịch 2), (NH4)2SO4 (dung dịch 3), Al(NO3)3 (dung dịch 4). Dung dịch tạo kết tủa sau phản ứng là (chương 8 /bài 40/chung/mức 3)

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (3), (2).

Đáp án: A

Câu 335: Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 được điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được CO2 gần như tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp

khí lần lượt qua hai bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây? (chương 8/bài 40 /chung/mức 3)

A. NaHCO3, H2SO4 đặc.

B. NaOH, H2SO4 đặc.

C. KOH, NaCl.

D. Ca(OH)2, Na2CO3. Đáp án: A

Trong tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập Hóa ôn thi ĐH (Trang 48-54)