• Không có kết quả nào được tìm thấy

RIÊNG NÂNG CAO

Trong tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập Hóa ôn thi ĐH (Trang 69-77)

69

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN HÓA HỌC LỚP 12

Câu 5: Cho Fe vào dung dịch AgNO3 loãng, dư thu được dung dịch (A) có chứa (chương 7/bài 40/riêng NC/mức 2)

A. Fe(NO3)3, AgNO3 B. Fe(NO3)2, AgNO3

C. Fe(NO3)3

D. Fe(NO3)2 Đápán: A

Câu 6: Lấy dung dịch có a mol NaOH hấp thụ hoàn toàn 2,64 gam khí CO2, thu được đúng 200ml dung dịch X. Trong dung dịch X không còn NaOH và nồng độ của ion CO3

là 0,2 M. a có giá trị là (chương 6/bài 25 /riêng NC/mức 3)

A. 0,10 B. 0,06 C. 0,08 D. 0,12 Đáp án: A

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 10,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào nước thu được dung dịch X. Để trung hòa 1/2 dung dịch X cần dùng 1,5 lít dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HNO3 có pH = 1. Hai kim loại đó là (chương 6 /bài 25/riêng NC/mức 2)

A. Li và Na B. Na và K C. K và Cs D. Cs và Rb Đáp án: B

Câu 8: Hòa tan 20 gam K2SO4 vào 150 gam H2O thu được dung dịch A. Tiến hành điện phân dung dịch A đến khi thu được dung dịch K2SO4 15% thì thu được V lít khí thoát ra ở đktc. V có giá trị là (chương 6/bài 25/riêng NC/mức 3)

A. 71,20 B. 44,80 C. 68,44 D. 4,48 Đáp án: C

Câu 9: Cho từ từ (cho đến hết) dung dịch chứa 0,15 mol HCl vào dung dịch chứa 0,10 mol Na2CO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là (chương 6/bài 25/riêng NC/mức 3)

A. 1,68 B. 2,24 C. 3,36 D. 1,12 Đáp án: D

Câu 10: Hòa tan 1,7 gam hỗn hợp kim loại X và Zn vào dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch B. Mặt khác để hòa tan 1,9 kim loại X thì cần không hết 200 ml dung dịch HCl 0,5 M. X thuộc nhóm IIA. Kim loại X là (chương 6/bài 26/riêng NC/mức 3)

A. Ca B. Ba C. Mg D. Sr Đáp án: A

71

Câu 11: Hỗn hợp X gồm hai muối clorua của hai kim loại hóa trị II. Điện phân nóng chảy hết 15,05 gam hỗn hợp X thu được 3,36 lít khí (đktc) ở anot và m gam kim loại ở catot. Khối lượng m là (chương 6/bài 26/riêng NC/mức 3)

A. 2,2 gam.

B. 4,4 gam.

C. 3,4 gam.

D. 6 gam.

Đáp án: B

Câu 12: Khi lấy 28,5 gam muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol như trên, thấy khác nhau 15,9 gam. Công thức của hai muối trên là (chương 6/bài 26/riêng NC/mức 3)

A. CaCl2; Ca(NO3)2. B. CuCl2; Cu(NO3)2. C. MgCl2; Mg(NO3)2. D. BaCl2; Ba(NO3)2. Đáp án: C

Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ hòa tan hoàn toàn trong nước thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch HCl 1M. Vậy thể tích dung dịch HCl cần dùng là (chương 6/bài 26/riêng NC/mức 3)

A. 50 ml.

B. 100 ml.

C. 150 ml.

D. 200 ml.

Đáp án: D

Câu 14: Nung m gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat trung tính của hai kim loại M và N đều có hóa trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu thêm được 3,36 lít CO2 (đktc). Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan. Khối lượng m của hỗn hợp X ban đầu là (chương 6/bài 26/riêng NC/

mức 3)

A. 22,9 gam.

B. 29,2 gam.

C. 35,8 gam.

D. 38,5 gam.

Đáp án: B

Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm 0,08 mol mỗi kim loại Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,07 mol một sản phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử đó là (chương 7/bài 32/riêng NC/mức3 )

A. SO2 B. S C. H2S D. H2

Đáp án: C

Câu 16: Cho 0,1 mol FeCl3 vào dung dịch Na2CO3 có dư, độ giảm khối lượng dung dịch là: (chương 7/ bài 32/riêng NC/mức 2)

A. 6,6 gam B. 14,6 gam C. 17,3 gam D. 10,7 gam

Đáp án: C

Câu 17: Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hòan tòan thu được 2,24 lít NO duy nhất ( đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là (chương 7/bài 32/riêng NC/mức 3)

A. 2,2 M B. 4,2 M C. 3,2 M D. 1,2 M Đáp án: C

Câu 18: Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3, thấy thoát ra khí NO (duy nhất). Khi phản ứng hoàn toàn lọc dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là (chương7/bài 32/riêng NC/mức 2)

A. 0,56 gam B. 5,6 gam C. 1,12 gam D. 11,2 gam Đáp án: A

Câu 19: Khi trộn lẫn các dung dịch FeCl3 và dung dịch Na2CO3 thì thấy có kết tủa (chương7/bài 32/riêng NC/mức 2)

A. trắng B. đỏ nâu

C. đỏ nâu và sủi bọt khí D. trắng và sủi bọt khí Đáp án: C

Câu 20: Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là: (tổng hợp /riêng NC/ mức2)

A. a = b B. a = 2b C. b = 5a D. a < b < 5a Đáp án: D

Câu 21: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO. Lượng CO2 sinh ra sau phản ứng hấp thu vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Thể tích dung dịch B chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M cần để hòa tan hết m gam hỗn hợp A là (giả sử H2SO4 điện li hoàn cà hai nấc) (tổng hợp / riêng NC/mức3)

A. 300 ml B. 250 ml C. 200 ml D. 150 ml Đáp án: C

Câu 22: Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS và S (trong đó số mol FeS bằng số mol S) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Thể tích SO2 (duy nhất, đktc) thu được là: (tổng hợp /riêng NC/mức3)

A. 0,784 lit B. 0,896 lit C. 3,36 lit D. 4,48 lit Đáp án: C

73

Câu 23: Hòa tan 1,28 gam CuSO4 vào nước rồi đem điện phân, sau một thời gian thu được 800ml dung dịch có pH= 2 (giả sử H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc). Hiệu suất phản ứng điện phân là ( tổng hợp/riêng NC/mức 2)

A. 62,5%

B. 50%

C. 75%

D. 80%

Đáp án: B

Câu 24: Cho a mol sắt vào dung dịch chứa b mol AgNO3, phản ứng xong, dung dịch còn lại chứa Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 . Tính thì tỷ số b

a ? (tổng hợp/riêng NC/mức 3) A. b

a = 3 B. b

a = 2 C. 1 < b

a < 2 D. 2 < b

a < 3 Đáp án: D

Câu 25: Để tác dụng vừa đủ với 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO , Fe2O3, Fe3O4 cần dùng 260ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với NaOH dư , kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là (chương 7/bài 32/

riêng NC/mức 3) A. 6 gam B. 7 gam C. 8 gam D. 9 gam Đáp án: C

Câu 26: Hòa tan 2,32 gam Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được dung dịch X. Khối lượng Cu tối đa có thể bị hòa tan trong X là (chương 7/bài 41/riêng NC/mức 3)

A. 0,32 gam.

B. 0,64 gam.

C. 0,48 gam.

D. 3,2 gam.

Đáp án: B

Câu 27: Cho bột Al dư trộn với 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được dung dịch có chứa m gam một muối duy nhất. Giá trị của m là (chương 7/bài 42/riêng NC/mức 3)

A. 20 B. 32 C. 40 D. 48 Đáp án: C

Câu 28: Cho các phản ứng:

M + 2HCl  MCl2 + H2

MCl2 + 2KOH  M(OH)2 + 2KCl 4M(OH)2 + O2 + 2H2O  4M(OH)3 M(OH)3 + NaOH  Na[M(OH)4]

Kim loại M là (chương 7/bài 34 /riêng NC/mức 2 ) A. Cr.

B. Al.

C. Fe.

D. Pb.

Đáp án: A

Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hoá:CrHCl X1Cl2 X2 NaOHX3 Công thức của X1 và X3 lần lượt là: (chương 7/bài 34/riêng NC/mức 2).

A. CrCl3, Cr(OH)2 B. CrCl2, Cr(OH)3

C. CrCl2, Na[Cr(OH)4] D. CrCl3, Na[Cr(OH)4] Đáp án: C

Câu 30: Có sơ đồ phản ứng: CrO3 + NH3  (X) + (Y) + H2O. X và Y lần lượt là (chương 7/

bài 34/riêng NC/mức 2).

A. CrO và N2. B. Cr2O3 và N2. C. Cr2O3 và NO.

D. Cr(OH)3 và N2.

Đáp án: B

Câu 31: Có sơ đồ phản ứng sau:

2 2 2 2 4

0

O H O KOH Br / KOH H SO

2 3 3 2 4 2 2 7

Crt Cr O  Cr(OH)  KCrO  KCrO  K Cr O Số phản ứng có thể xảy ra là (chương 7/bài 34 /riêng NC/mức 3)

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Đáp án: B

Câu 32: Cho dung dịch chứa 0,25 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì lượng kết tủa cuối cùng thu được là a gam. Giá trị a là (chương 7/bài 34/riêng NC/mức 3 )

A. 10,3 gam.

B. 5,15 gam.

C. 8,6 gam.

D. 12,875 gam.

Đáp án: B

Câu 33: Cho dung dịch chứa a mol bari aluminat tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện cần và đủ để không thu được kết tủa là (chương 6/ bài 33, 34, 35/riêng NC/mức 2)

A. b = 6a B. b = 4a C. b  8a D. b  a

75 Đáp án: C

Câu 34: Cho 24,3 gam bột nhôm vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M, khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại. Thể tich khí (đktc) thoát ra là (chương 6/bài 33, 34, 35/riêng NC/mức 3)

A. 5,04 lít B. 15,12 lít C. 20,16 lít D. 22,68 lít Đáp án: B

Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 140,4 gam nhôm vào dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra hỗn hợp ba khí là NO, N2, N2O có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2 (không tạo ra NH4NO3). Thể tích của hỗn hợp khí (đktc) là:(chương 6/bài 33, 34, 35/riêng NC/mức 3)

A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 44,8 lít D. 67,2 lít Đáp án: C

Câu 36: Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch nhôm sunfat 0,1M thu được kết tủa Y.

Lượng kết tủa Y cực đại khi giá trị của m bằng (chương 6/bài 33, 34, 35/riêng nâng cao/mức 3) A. 1,59

B. 1,17 C. 1,71 D. 1,95 Đáp án: B

Câu 37: Dung dịch X chứa ion H; 0,02 mol Al3+; 0,01 mol Mg2+ và 0,045 mol SO24. Thêm 0,04 mol NaOH và 0,03 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X rồi khuấy đều. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là (chương 6/ bài 33, 34, 35/riêng NC/mức 3)

A. 8,35 gam B. 1,36 gam C. 7,57 gam D. 9,13 gam Đáp án: A

Câu 38: Có các phát biểu sau: (chương 7/bài 35,36/riêng-nâng cao /mức 3)

(1) Au tan trong hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc tạo hỗn hợp khí H2 và NO.

(2) Zn(OH)2 tan trong dung dịch NH3 do tính có tính lưỡng tính.

(3) AgCl, CuO tan trong dung dịch NH3 do tạo phức.

(4) Có thể hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Zn, ZnO, Zn(OH)2 trong dung dịch kiềm.

(5) Sn tan trong dung dịch HNO3 loãng tạo hợp chất Sn(IV).

(6) Sn tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư tạo muối Sn(II).

Các phát biểu đúng là:

A. (3), (4), (6) B. (2), (4), (5) C. (1), (2).

D. (3), (4).

Đáp án: A

Câu 39: X là hỗn hợp Al(OH)3, Ag2O, Cu(OH)2 và Zn(OH)2. Để tách Al(OH)3 ra khỏi hỗn hợp X, người ta cho X vào dung dịch (chương 7/bài 35, 36/riêng-nâng cao /mức 2)

A. HCl dư, sau đó cho dung dịch NaOH dư vào thì Al(OH)3 tách ra.

B. NaOH dư, sau đó cho dung dịch NH3 vừa đủ vào thì Al(OH)3 tách ra C. NH3 dư, Al(OH)3 không tan tách ra

D. HCl dư, sau đó trung hòa axit dư băng dung dịch kiềm thì Al(OH)3 tách ra.

Đáp án: C

Câu 40: X là hỗn hợp gồn Cu và CuO. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dug dịch HCl 3M. Mặt khác, m gam X cũng tác dụng vừa đủ với 42,875 gam dung dịch H2SO4 80% thu được khí SO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của m là (chương /bài 35,36/riêng NC/mức 3)

A. 12,4 B. 24,8 C. 9,20 D. 18,4 Đáp án: D

Câu 41: Hòa tan hoàn toàn x gam gam Au trong nước cường toan (vương thủy) thu được NO (duy nhất). Cho toàn bộ lượng NO tiếp xúc với khí oxi vừa đủ được khí Y. Y tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 0,1M. Giá trị của x là (chương 7/bài 35/riêng NC/mức 3)

A. 0,1970 B. 0,3940 C. 0,5910 D. 0,2955 Đáp án: B

Câu 42: A là dung dịch gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol NaCl. Điện phân dung dịch A (điện cực trơ, màng ngăn xốp ) cho đến khi nước vừa bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng lại.

Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ x gam ZnO. Giá trị của x là (chương 7/bài 35/riêng NC/mức 3)

A. 4,05 B. 12,15 C. 16,2 D. 8,10 Đáp án: A

Câu 43: Trong cốc có 100 ml dung dịch H2SO4 0,05 M. Thêm vào cốc 1 ít quỳ tím: dung dịch có màu đỏ. Thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1 M vào cốc cho tới màu dung dịch trở thành tím. Thể tích dung dịch NaOH đã thêm vào là (chương 8/bài 51/riêng NC/mức 2)

A. 100 ml.

B. 50 ml.

C. 80 ml.

D. 60 ml.

Đáp án: A

Câu 44: Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường (chương 8/bài 51/riêng NC/mức 2)

A. axit.

B. trung tính.

C. bazơ.

D. không xác định được.

Đáp án: A

Trong tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập Hóa ôn thi ĐH (Trang 69-77)