• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chế biến và tiêu thụ thủy sản

5.2. Quy hoạch các lĩnh vực phát triển của ngành theo phương án chọn

5.2.3. Chế biến và tiêu thụ thủy sản

96

Bảng 5.23: Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu tránh trú bão của tỉnh đến năm 2020

STT Danh mục Địa điểm

Quy mô (Số lượt/cỡ loại tàu

lớn nhất)

Công suất

(tấn/năm) Ghi chú 1 Cảng cá Định An H.Trà Cú 500ch/ 600 CV 50.000 Cấp vùng 2 Cảng cá Láng Chim H. Duyên Hải 300ch/ 600 CV 15.000 Cấp vùng 3 Bến cá Đông Hải H. Duyên Hải 50 ch/ 90 CV 5.000 Cấp tỉnh 4 Bến cá Vĩnh Bảo H. Châu Thành 50 ch/ 90 CV 5.000 Cấp tỉnh

97

Năm 2015 cơ cấu các sản phẩm như sau: tôm đạt 6.600 tấn, cá đạt 9.000 tấn và chả cá đạt 6.200 tấn. Mặt hàng tôm và cá cần duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, trong khi đó mặt hàng chả cá cần đẩy mạnh xuất khẩu vì đây là mặt hàng còn nhiều tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ trên các nước đặc biệt là ở Châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc,…).

Năm 2020 cơ cấu sản lượng xuất khẩu gồm: tôm đạt 12.000 tấn, cá đạt 15.800 tấn và chả cá đạt 10.200 tấn. Giai đoạn 2015-2020 giữ tốc độ tăng trưởng bình quân ở cả ba nhóm hàng, nâng cao tỉ trọng các mặt hàng chế biến tinh, tìm ra những sản phẩm mới phù hợp với từng thị trường.

Năm 2030 phấn đấu xuất khẩu đạt 21.800 tấn tôm, 27.700 tấn cá và 19.100 tấn chả cá. Để đạt được kết quả này thì trong giai đoạn 2020-2030 cần duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thiết bị chế biến hiện đại, tạo nguồn nguyên liệu ổn định,…nhằm tiến tới sản xuất ổn định vào năm 2030.

b) Cơ cấu kim ngạch và thị trường xuất khẩu.

Các mặt hàng thủy sản chế biến sâu chiếm tỉ trọng ngày càng cao do đó giá trị trên từng mặt hàng cũng tăng theo. Đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến là 125 triệu USD, năm 2020 là 230 triệu và năm 2030 là 415 triệu. Đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15,5%; 13,5% và 7,1% vào các giai đoạn 2013-2015; 2016-2020 và 2021-2030.

Mặc dù thời gian vừa qua thị trường Mỹ, Nhật, EU liên tục đưa ra những rào cản nhằm giảm bớt lượng hàng của các nước nhập khẩu trong đó có Việt Nam, nhưng trong thời gian tới đây vẫn là ba thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Ba thị trường này vẫn duy trì từ 60% đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Do đó các doanh nghiệp trong tỉnh cần hoàn thiện hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu tối đa của các nước nói trên.

Ngoài việc duy trì và phát triển những thị trường chính thì các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và phát triển các thị trường khác như: Châu Úc, ASEAN, Hàn quốc, Canada, Trung Quốc,…vì các thị trường này vẫn còn rất nhiều tiềm năng và ít rào cản hơn so với thị trường Mỹ, Nhật, EU.

Hình 5.1: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Triệu USD

98

2) Thị trường tiêu thụ nội địa các mặt hàng thủy sản chế biến.

Thị trường tiêu thụ nội địa trong thời gian tới cũng sôi động không kém với đầy đủ các mặt hàng như: nước mắm, các loại khô, mắm, tiêu thụ tươi sống. Nhu cầu các mặt hàng này trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao.

Bên cạnh các mặt hàng truyền thống còn có hàng chế biến công nghiệp như tôm, cá, chả cá: đến năm 2015 thị trường nội địa sẽ tiêu thụ hết 11.400 tấn, năm 2020 là 13.000 tấn và năm 2030 là 17.200 tấn.

Các mặt hàng này chủ yếu được tiêu thụ tại một số tỉnh, thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,…

5.2.3.3. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.

Nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu chế biến thì nguồn cung nguyên liệu là một khâu quan trọng. Căn cứ vào sản lượng chế biến thủy sản và định mức tiêu hao nguyên liệu, dự tính nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản đến năm 2015 đạt 72.930 tấn, năm 2020 là 108.528 tấn và 174.410 tấn vào năm 2030. Trong đó sản lượng khai thác và nuôi trồng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến vào các năm 2015, 2020, 2030 là khoảng 75% (chiếm 21,9% tổng sản lượng thủy sản); 80% (chiếm 26,7% tổng sản lượng thủy sản) và 85% (chiếm 41,1% tổng sản lượng thủy sản).

Bảng 5.25: Cơ cấu sử dụng nguồn nguyên liệu thủy sản đến năm 2015, 2020, 2030.

TT Danh mục ĐVT HT

2012 QH ĐH

2015 2020 2030 1 Tổng sản lượng TS Tấn 147.231 249.246 325.490 360.905

- Nuôi trồng nt 72.212 172.746 245.490 275.905

- Khai thác nt 75.019 76.500 80.000 85.000

* Bao gồm:

- nt 83.963 154.203 224.291 258.081

- Tôm nt 22.724 43.416 47.242 47.688

- Thủy sản khác nt 40.544 51.627 53.956 55.137

2 Cơ cấu sử dụng nguyên liệu

* Tiêu thụ tươi sống (trong&ngoài tỉnh) Tấn 106.507 194.549 238.667 212.657

* Cung cấp cho nhà máy chế biến Tấn 40.724 54.698 86.822 148.249

Tỷ trọng: % 100 100 100 100

* Tiêu thụ tươi sống (trong&ngoài tỉnh) nt 72,3 78,1 73,3 58,9

* Cung cấp cho nhà máy chế biến nt 27,7 21,9 26,7 41,1

Bảng 5.26: Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho chế biến đến năm 2015, 2020, 2030.

TT Danh mục ĐVT HT

2012 QH ĐH

2015 2020 2030 I Tổng nhu cầu nguyên liệu Tấn 55.483 72.930 108.528 174.410

1 Nguồn nguyên liệu:

- Trong tỉnh nt 40.724 54.698 86.822 148.249

- Ngoài tỉnh nt 14.758 18.233 21.706 26.162

2 Cơ cấu loại nguyên liệu Tấn

- Tôm nt 15.542 20.130 30.788 48.790

- nt 39.941 52.800 77.740 125.620

II Cơ cấu nguồn nguyên liệu 100 100 100 100

- Trong tỉnh % 73,4 75 80 85

- Ngoài tỉnh % 26,6 25 20 15

99 5.2.3.4. Quy hoạch các cơ sở CBTS.

Hiện nay toàn tỉnh có 06 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế khoảng 54.000 tấn thành phẩm/năm (hiệu suất sử dụng công suất thiết kế đạt 46%). Như vậy để đạt được sản lượng 33.000 tấn vào năm 2015; 51.000 tấn vào năm 2020 và 85.800 tấn vào năm 2030 (với hiệu xuất sử dụng công suất thiết kế lần lượt là 60%,70%

và 80%), thì công suất thiết kế sẽ được nâng lên khoảng 57.000 tấn thành phẩm chế biến/năm vào năm 2015; 73.000 tấn thành phẩm chế biến/năm vào năm 2020 và 105.000 tấn thành phẩm chế biến/năm vào năm 2030.

Theo đó, trong giai đoạn 2013-2015 các doanh nghiệp chỉ cần nâng cao hiệu suất sử dụng công suất thiết kế. Giai đoạn 2016-2020 ngoài việc cải thiện công suất và nâng cao hiệu suất thì tỉnh cần đầu tư xây dựng mới 01 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với công suất khoảng 8-10 tấn/năm. Giai đoạn 2021-2030 với việc công suất thiết kế tăng thêm 32.000 tấn/giai đoạn, thì tỉnh cần đầu tư xây dựng 02 nhà máy, trong đó 01 nhà máy chế biến chả cá và 01 nhà máy chế biến các sản phẩm cao cấp từ cá và tôm chuyên xuất khẩu. Các nhà máy mới này nên ưu tiên và khuyến khích xây dựng trong một số khu, cụm công nghiệp và xây dựng tại một số địa điểm thuận lợi về nguồn nguyên liệu như huyện Duyên Hải, Cầu Kè,…

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm phục vụ tốt cho việc sản xuất các mặt hàng truyền thống thì tỉnh cần tập trung duy trì và phát triển các làng nghề cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong thời gian tới tùy vào tình hình và thời điểm thuận lợi có thể tiến hành xây dựng nhà máy chuyên chế biến khô, nước mắm và nhà máy chế biến nghêu để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Bảng 5.27: Quy hoạch Số lượng và công suất thiết kế nhà máy chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, 2030

TT Danh mục ĐVT HT 2012 QH ĐH

2015 2020 2030

1 Số nhà máy chế biến 6 6 7 9

2 Số nhà máy tăng thêm Nhà máy 0 0 1 2

3 Công suất thiết kế Tấn sp/năm 54.000 57.000 73.000 105.000 4 Công suất tăng thêm Tấn sp/năm 6.671 3.000 16.000 32.000

5 Lao động chế biến Người 3.340 4.049 5.543 8.346

5.2.3.5. Quy hoạch khu chế biến thủy sản tập trung.

Theo năng lực chế biến của tỉnh thì trong thời gian quy hoạch không cần thành lập khu chế biến thủy sản tập trung mà chỉ khuyết khích di dời các nhà máy vào các khu-cụm công nghiệp đang có, nhằm tách biệt giữa khu dân cư với khu sản xuất đặc biệt là sản xuất các sản phẩm có mùi.

Theo đó đến năm 2020, ngoài các khu công nghiệp trong khu kinh tế Định An, tỉnh có 3 khu công nghiệp: Long Đức (216ha), Cầu Quan (120ha) và Cổ Chiên (200ha). Các khu công nghiệp này thu hút các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất sản phẩm nhựa và composite, chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng,...

Ngoài ra bên cạnh việc củng cố và phát triển các làng nghề thủy sản truyền thống tỉnh cần phát triển các cụm công nghiệp, bao gồm:

100

+ CCN và TTCN xã An Trường, huyện Càng Long, diện tích 23 ha.

+ CCN và TTCN Vàm Bến Cát, huyện Cầu Kè, diện tích 50 ha.

+ CCN ấp Tư, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, diện tích 10 ha.

+ CCN Rạch Lợp, xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần, diện tích 2 ha.

+ CCN và TTCN xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, diện tích 51 ha.

+ CCN Vàm Lầu, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, diện tích 48 ha.

+ CCN Ba Se, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, diện tích 50 ha.

+ CCN Long Toàn, Duyên Hải, diện tích 15 ha.

+ CCN Láng Thé, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, diện tích 02 ha.