• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS

2.1. Nuôi trồng thủy sản

2.1.9. Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS

2.1.9.1.Hiện trạng hệ thống thủy lợi

Theo báo cáo rà soát, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tính đến năm 2011 toàn tỉnh có:

- Đê biển, đê cửa sông: Tổng chiều dài đê trên toàn tỉnh là 295 km, trong đó đê Nam Măng Thít là 138,07 km, đê biển là 87,06km và đê cửa sông là 69,96 km.

- Cống: bao gồm 155 cống, trong đó cống đầu mối là 48 cái và cống cấp II là 107 cái;

- Kênh chính đến kênh cấp II: Tổng chiều dài kênh là 1.452km trong đó kênh trục chính chiếm 116 km, kênh cấp I chiếm 254 km và kênh cấp II chiếm 1.082 km.

- Ngoài ra còn có hàng trăm km bờ bao, bờ vùng, hệ thống cầu giao thông nông thôn và hàng ngàn cống bọng có đường kính từ Ø60-Ø150.

Bảng 2.15:Các dự án đầu tư cho lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt trong giai đoạn 2005-2012:

STT Danh mục dự án Địa điểm

xây dựng

Quyết định đầu tư Số quyết định Vốn

(triệu đồng) 1 Cơ sở hạ tầng phục vụ Nuôi trồng

thủy sản 450 ha xã Mỹ Long Nam

H. Cầu Ngang

803/QĐ- UBND ngày 30/05/2007

5.488 2 Đê bao ngăn mặn cục bộ Cánh

Đồng Tây

H. Cầu Ngang

110/QĐ-SKHĐT-TĐ 826

3 Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS kết hợp trồng lúa La Ghi Rạch Cỏ

H. Duyên Hải

554/QĐ- UBND ngày 10/4/2007

1.770 4 Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS

kết hợp trồng lúa Sà Lôn - Lộ Sỏi H. Trà Cú 1094/QĐ-UBND ngày

15/06/2009 22.182

5 Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS kết hợp trồng lúa Cà Hom - Bến Bạ

H. Trà Cú 1320/QĐ-UBND ngày 06/09/2007

19.907 6 06 cống thoát nước phục vụ NTTS

trên địa bàn huyện Duyên Hải

H. Duyên Hải

1100/QĐ-UBND ngày 15/06/2009

4.402 7 Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS

kết hợp trồng cây ăn trái ấp Cồn Cò

H. Châu Thành

1826/QĐ-UBND ngày 04/12/2007

12.691 8 Cải tạo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng

vùng nuôi tôm Tầm Vu Lộ

H. Cầu Ngang

1028/QĐ-UBND ngày 20/07/2007

12.181 9 Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS H. Cầu 2726/QĐ-BNN-TL ngày 140.054

32

Tầm Vu Lộ Ngang 28/09/2009

10 Đường dây điện hạ thế cánh đồng Tầm Vu Lộ

H. Cầu Ngang

2401/QĐ-UBND ngày 28/12/2009

1.569 11 Thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản

xuất 350 ha

H. Cầu Ngang

1459/QĐ-UBND ngày 2/10/2008

43.609 12 Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS

Đồng Đon

H. Duyên Hải

2853/QĐ-BNN-XD 159.996

13 Dự án hệ thống thủy lợi phục vụ

NTTS cánh đồng Trà Côn (800 ha) H. Cầu

Ngang 2145/QĐ-UBND ngày

23/11/2009 40.568

14 Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản ấp Tân Thành Tây, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần

H. Tiểu Cần

1144/QĐ-UBND ngày 24/06/2010

32.684

15 Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS cánh đồng Lạc Hòa

H. Cầu Ngang

2204/QĐ-UBND ngày 2/12/2009

34.265 (Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu thu thập tại sở NN&PTNT, sở KHĐT)

Nhìn chung Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2005-2012 tuy có được đầu tư nhưng tiến độ thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ, một số dự án mặc dù đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện nên hệ thống thủy lợi hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu phục vụ sản xuất, hiệu quả thực hiện còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề trên là do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, phân bổ theo từng đợt, lực lượng khảo sát mỏng nên khâu chuẩn bị lập kế hoạch và trình phê duyệt còn chậm, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có liên quan còn hạn chế dẫn đến các địa phương thực hiện chưa đồng bộ.

Công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn gặp nhiều trở ngại, gây khó khăn cho việc thực hiện. Ngoài ra theo kết quả khảo sát, điều tra tại các huyện, thành phố hệ thống thủy lợi cho NTTS trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn chính như sau:

- Việc đóng cống ngăn mặn cho nông nghiệp dẫn đến việc thiếu nước cục bộ cho một số vùng nuôi trồng thủy sản trong khu vực chuyển đổi sản xuất (như cống Cần Chông, cống Cái Hóp, cống Láng Thé). Một số vùng còn thiếu cống điều tiết, cống ngăn mặn để đảm bảo yêu cầu cho NTTS.

- Hiện trạng một số trục kênh bị bồi lắng chưa đảm bảo được khả năng tiêu thoát và lấy nước một cách hiệu quả (như kênh Thống Nhất-Lương Hòa, sông Tân Lập, kênh Sa Rầy, các kênh cấp II thuộc khu vực Chà Và-Thâu Râu, kênh Trà Kha…) Bên cạnh đó hệ thống cấp và thoát nước không được tách biệt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước và dịch bệnh lây lan trong các vùng nuôi thủy sản.

- Việc triển khai xây dựng hệ thống kênh mương, các công trình lấy nước và tiêu nước nội đồng chưa phân định rõ vùng nào được quy hoạch nuôi tôm lâu dài, vùng nào sản xuất lúa nên công trình chưa đồng bộ dẫn đến nguồn nước không đảm bảo theo yêu cầu từng giai đoạn.

2.1.9.2. Hiện trạng hệ thống giao thông 1) Giao thông đường bộ:

Mạng lưới đường bộ khá phát triển với 03 tuyến Quốc lộ, 06 tuyến đường tỉnh (Tỉnh lộ), 42 tuyến đường huyện (Huyện lộ) và 151 km đường đô thị với tổng chiều dài 1.079,8 km trong đó có 851 km đường trải nhựa. Cụ thể như sau:

∗∗

Đường Quốc lộ:

Quốc lộ 53: Với chiều dài 129,11 km đi qua H. Càng Long, Tp. Trà Vinh, H.

33

Châu Thành, H. Cầu Ngang, H. Duyên Hải là tuyến đường huyết mạch hiện nay của Tỉnh nối với QL 1A.

Quốc lộ 54: Với chiều dài 67 km đi qua Tp. Trà Vinh, H. Châu Thành, H. Trà Cú, H. Tiểu Cần, H. Cầu Kè; là tuyến đường quan trọng thứ hai, có tác dụng phá thế độc đạo của QL53, hiện tại tuyến đang từng bước được đầu tư theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Quốc lộ 60: Có chiều dài 55 km, là tuyến đường ngang của Tỉnh nối QL53 với QL54 qua các huyện H. Càng Long, Tp. Trà Vinh, H. Châu Thành, H. Tiểu Cần. Khi thông các cầu nối Trà Vinh với Bến Tre – Tiền Giang thì tuyến này sẽ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của Trà Vinh cũng như các Tỉnh ven biển miền Tây.

∗∗

Đường tỉnh:

Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có các đường tỉnh lộ là TL911, TL912, TL913, TL914, TL915 và TL915B với bề rộng mặt đường từ 3,5 đến 6m. Đây là các tuyến đường nối các huyện, thành phố trong tỉnh với nhau có vai trò rất quan trọng trong đi lại, vận chuyển hàng hóa... Hiện một số tuyến đã được đầu tư hoàn chỉnh đạt chuẩn cấp IV đảm bảo khai thác đồng bộ, một số tuyến mới được thành lập nên chưa đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

∗∗

Đường huyện và giao thông nông thôn

Đường huyện có 42 tuyến, đại bộ phận là đường bê tông và đường đất với chiều rộng trung bình 3,5m.

Ngoài ra còn có hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 3.340 km trong đó có 1.716 km đã được đầu tư xây dựng với kết cấu chủ yếu là đan bê tông cốt thép với quy mô nhỏ (mặt đường rộng 1,5m), còn lại trên 1.624 km chưa được đầu tư (đường đất), 671 cầu tạm (tổng chiều dài 15.257m) gây trở ngại lớn cho việc đi lại của người dân nói chung và người dân trong khu nuôi trồng thủy sản nói riêng.

2) Giao thông thủy.

Mạng lưới đường thủy tỉnh Trà Vinh với mật độ sông kênh dày đặc, hình thành các tuyến trục dọc, các tuyến ngang rất thuận lợi cho giao thông thủy. Theo thống kê của sở GTVT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện có 126 sông, kênh có hoạt động đường thủy với tổng chiều dài 832,86 km. Tuy nhiên nhiều năm qua do chưa có điều kiện đầu tư cải tạo, nâng cấp, một số tuyến kênh bị bồi lắng, lại bị ảnh hưởng bởi các cống thủy lợi nên giao thông thủy không phát huy được hết tiềm năng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và giao thông đi lại. Hệ thống kênh rạch nội tỉnh đa số chỉ cho phép các phương tiện thủy trọng tải nhỏ hơn 50 tấn hoạt động.

Theo quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2010 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thủy tỉnh Trà Vinh tầm nhìn đến năm 2020 phân chia tuyến vận tải thủy thành 2 nhóm:

- Tuyến trục dọc với tổng chiều dài 60,470 km đi qua 4 huyện: Cầu Kè, Càng Long, Châu Thành và Trà Cú với các đoạn sông: Kênh Trà Ngoa- Trà Ếch- sông Ô Chát- kênh Ngang- kênh 3/2- kênh La Bang (đến sông Láng Sắc).

- Tuyến trục ngang có hướng tuyến nối sông Hậu với sông Cổ Chiên, phân bố đều trên lãnh thổ bao gồm: tuyến Cầu Kè- kênh Tổng Tồn, tuyến kênh An Trường- Cái Hóp, tuyến Mỹ Văn- kênh 19/5, tuyến Long Hội- Tiểu Cần, tuyến Ba Si- Láng Thé, tuyến Cần Chông- Trà Vinh, tuyến Trà Cú- Tân Hiệp, tuyến Láng Sắc- Rạch Hàm.

34

Ngoài ra hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai thi công kênh đào Quan Chánh Bố nối từ sông Hậu ra biển Đông, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 20.000 tấn, thông thương đến cảng Cái Cui – Tp. Cần Thơ. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng góp phần thúc đẩy khả năng vận tải hàng hóa, thông thương buôn bán.

2.1.9.3. Hiện trạng mạng lưới điện

Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Trà Vinh chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 90MVA, bao gồm:

a)Trạm biến áp (TBA) 110kV Trà Vinh:

Trạm biến áp 110/22kV Trà Vinh công suất (25+40)MVA đặt tại huyện Châu Thành, cấp điện cho thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành, huyện Càng Long, huyện Cầu Kè, Tiểu Cần và 1 phần huyện Cầu Ngang, 1 phần huyện Trà Cú.

b)Trạm biến áp (TBA) 110kV Duyên Hải:

Trạm biến áp 110/22kV Duyên Hải công suất 25MVA đặt tại huyện Duyên Hải, cấp điện cho các huyện Duyên Hải, 1 phần Cầu Ngang và Trà Cú.

Hiện nay lưới điện quốc gia đã tới tất cả các xã của tỉnh. Số hộ dân được sử dụng điện toàn tỉnh cũng tăng lên đáng kể. Mạng lưới điện khu vực nông thôn đến năm 2012 đã được phát triển thêm hệ thống các đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến thế, tỷ lệ số xã có điện đạt 100%, tỷ lệ hộ sử dụng điện là 97,5%. Tuy nhiên hiện nay mạng lưới điện chủ yếu mới đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, điện phục vụ sản xuất nhìn chung còn thiếu nhiều.

Đối với ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay mạng lưới điện chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, cụ thể là: Hệ thống điện 3 pha hầu như chỉ có ở các tuyến trục lộ chính, còn lại là điện 1 pha nên chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt, và điện sản xuất cho một số khu NTTS gần trung tâm, còn đối với các khu nuôi ở xa hầu như đường dây tải điện không tới đủ, hoặc đường tải dài công suất tải yếu, việc sử dụng máy dầu để sục khí cho các ao nuôi gây tốn kém, hiệu quả sản xuất không cao.

Trong những năm gần đây nhu cầu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, đặc biệt là nuôi tôm TC-BTC đòi hỏi hệ thống điện 3 pha cần được đầu tư mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất. Vì vậy việc đầu tư hệ thống điện cho NTTS phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao là vấn đề cần được quan tâm, giải quyết.

Hiện nay tập đoàn Điện lực Việt Nam đang triển khai xây dựng Trung tâm điện lực tại huyện Duyên Hải với công suất thiết kế 4.400 MW nhằm cung cấp thêm nguồn điện cho lưới điện quốc gia; xây dựng mới 60 km đường dây 220 KV, một trạm 220 KV có công suất 115 MVA. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Tỉnh Trà Vinh phát triển NTTS trong tương lai.

Nhận xét chung về cơ sở hạ tầng:

Thuận lợi:

Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản trong những năm qua tại tỉnh Trà Vinh đã nhận được sự quan tâm từ chính quyền địa phương các cấp và sự ủng hộ của bà con nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc cải tạo đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi.

Bên cạnh đó một số hộ nuôi, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn như VietGap, GlobalGap, ASC…

Khó khăn:

35

Việc thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng còn chậm trễ so với yêu cầu thực tiễn sản xuất và tiềm năng nuôi thủy sản của bà con nông dân. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản như hiện nay chứa đựng rủi ro rất cao, chẳng hạn nhiều vùng tôm, cá chết hàng loạt do dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước, môi trường do sản xuất và sử dụng nguồn nước... Hệ thống giao thông và điện còn thiếu nhiều, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào.

2.1.9.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất thủy sản tập trung tại các huyện/thành phố

a) Tiểu vùng ngọt:

Gồm toàn bộ các huyện Cầu Kè, Càng Long, Tp. Trà Vinh, một phần các huyện Tiểu Cần và Châu Thành. Tiểu vùng này nằm trong 07 hệ thống thủy lợi nội đồng: Cái Hóp, Láng Thé, Tầm Phương, Rùm Sóc- Mỹ Văn, Cần Chông, Bắc Trang Trẹm và Vàm Buôn đã được đầu tư nên hầu hết diện tích đã được ngọt hóa nhiều năm, thuận lợi cho nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.

∗∗

Thành phố Trà Vinh

Vùng nuôi thủy sản chủ yếu tập trung ở cù lao Cồn Bàng Long Trị và cù lao cồn Thủy Tiên thuộc ấp Long Trị, xã Long Đức, Tp. Trà Vinh.

Trục cấp và thoát nước chính cho nuôi thủy sản là sông Cổ Chiên và sông Láng Thé. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho NTTS đến nay chưa được đầu tư, chủ yếu do các công ty tự triển khai xây dựng hệ thống kênh lấy nước cho vùng nuôi cá tra ở ngoài cù lao.

Tuy nhiên hệ thống cấp thoát nước chưa được hoàn chỉnh, việc thải nước bẩn trực tiếp ra sông lâu dài sẽ gây ô nhiễm môi trường. Giao thông bộ chưa có, đi lại vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng ghe, thuyền. Mạng lưới điện còn thiếu.

Việc vận hành đóng cống ngăn mặn Láng Thé để đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp gây thiếu nước cục bộ cho vùng nuôi thủy sản trong nội đồng xã Long Đức.

∗∗∗

Huyện Càng Long

Năm 2012 tổng diện tích NTTS trên địa bàn huyện là 1.051 ha bao gồm nuôi cá tra, cá lóc, tôm càng xanh mương vườn…tập trung chủ yếu ở các xã Đức Mỹ, Đại Phước, Nhị Long, Nhị Long Phú.

Khu nuôi thuộc phạm vi cấp thoát nước của Hệ thống thủy lợi nội đồng Cái Hóp và một phần của hệ thống thủy lợi nội đồng Láng Thé.Trong những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành huyện đã tiến hành nạo vét, kiểm tra các kênh rạch nội đồng, xây dựng và sửa chữa các cống bọng đáp ứng khá tốt nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp và thủy sản. Hiện nay đã và đang tiến hành dự án thủy lợi phục vụ NTTS xã Đức Mỹ, tuy nhiên quá trình triển khai dự án cũng gặp một số khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng.

Hệ thống giao thông bộ khá khó khăn vào mùa mưa do một số tuyến đường chưa được nhựa hóa; giao thông thủy khá thuận lợi, tuyến sông Càng Long- S. An Trường có khả năng cho phép phương tiện vận tải <50 tấn ra vào được.

Ở Càng Long, phần lớn các trạm biến áp là 1 pha (chiếm 77% số trạm) nên chủ yếu phục vụ được nhu cầu ánh sáng sinh hoạt cho nhân dân, còn các nhu cầu điện cho sản xuất chưa được đáp ứng đầy đủ.

36

∗∗

Huyện Cầu Kè:

Diện tích nuôi cá tra thâm canh phân bố chủ yếu ở ven sông Hậu và các cồn thuộc xã An Phú Tân, Hòa Tân, Ninh Thới.

Hiện nay cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, cụ thể là: Hệ thống cấp và thoát nước cho cá tra chưa khép kín, nuôi cá ao hầm và nuôi cồn đa số đều chưa có ao lắng, ao xử lý nước thải. Nước được cấp trực tiếp vào ao nuôi và cũng thải trực tiếp ra hệ thống sông rạch, nếu nuôi nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường nước. Giao thông bộ chủ yếu là đường đất, bề rộng mặt đường nhỏ gây nhiều khó khăn cho việc đi lại, điện mới chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.

∗∗

Huyện Tiểu Cần

Khu NTTS cá da trơn 200 ha trên địa bàn xã Tân Hòa và nuôi dọc theo sông Cần Chông.

Trục cấp và thoát nước chính cho hoạt động NTTS là sông Cần Chông. Hiện nay đã hoàn thành chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS ấp Trẹm, ấp Tân Thành Tây, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần.

Việc vận hành đóng cống Cần Chông ngăn mặn để bảo vệ lúa trong vùng dự án Nam Măng Thít dẫn đến việc thiếu nước cục bộ cho cá tra. Bên cạnh đó tình hình xâm nhập mặn đang diễn biến theo chiều hướng xấu: Độ mặn ngày càng tăng và thời gian mặn kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới vùng nuôi cá tra trên địa bàn huyện trong tương lai.

Về giao thông, điện: Đường đal tới các vùng nuôi thủy sản với chiều rộng mặt đường nhỏ, các kênh rạch bị bồi lắng gây khó khăn cho việc đi lại. Mạng lưới điện mới chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt.

∗∗∗

Huyện Châu Thành

Vùng nuôi cá tra trơn dọc sông ngoài đê bao xã Hưng Mỹ và ở Cồn Cò.

Do vùng nuôi tập trung dọc sông nên việc cấp thoát nước rất thuận lợi, nguồn nước hầu như không bị nhiễm mặn hoặc nhiễm mặn ít trong thời gian ngắn phù hợp với nuôi cá tra. Tuy nhiên hệ thống cấp thoát nước chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, việc thải nước bẩn trực tiếp ra sông về lâu dài sẽ gây ô nhiễm tới môi trường. Hệ thống giao thông đường thủy tương đối thuận lợi, giao thông bộ còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống điện còn thiếu.

b) Tiểu vùng mặn-lợ:

Gồm toàn bộ các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và một phần huyện Châu Thành, Tiểu Cần. Tiểu vùng này đã được đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo các dự án khai hoang phục hóa vùng bãi bồi ven biển thuộc chương trình 773, hệ thống kênh đào và các rạch tự nhiên là khá nhiều nhưng so với yêu cầu nuôi tôm cần phải có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt thì vẫn còn thiếu.

∗∗

Huyện Châu Thành

Vùng nuôi thủy sản mặn, lợ TC-BTC chủ yếu tập trung ở 02 xã cù lao Long Hòa và Hòa Minh.

Hiện trạng hạ tầng thủy lợi: Hai xã Long Hòa, Hòa Minh nằm ngoài cù lao của huyện Châu Thành, được sông Cổ Chiên và Biển Đông bao quanh nên nguồn nước dồi