• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dịch vụ ngành thủy sản

50

của dự án là 06 triệu USD, hiện tại xây dựng 4/14 ha và có khoảng 1.300 lao động.

- Cụm công nghiệp Phong phú Cầu Kè, có qui mô diện tích 10 ha, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 65 tỷ đồng, hiện tại xây dựng 6/10 ha và có khoảng 830 lao động.

Các Cụm công nghiệp đã lập quy hoạch chi tiết:

- Cụm phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp An Trường, huyện Càng Long, diện tích 23 ha.

- Cụm phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp huyện Trà Cú, diện tích 50,64 ha.

Các Cụm công nghiệp đang triển khai lập quy hoạch chi tiết: Cụm công nghiệp Cổ Chiên, xã Đại Phước, huyện Càng Long, diện tích 132,56 ha. Dự kiến sau này nâng thành Khu công nghiệp.

Các Cụm công nghiệp đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa lập quy hoạch chi tiết:

- Cụm công nghiệp Cầu Quan, diện tích 120 ha. Dự kiến nâng thành Khu công nghiệp.

- Cụm công nghiệp Vàm Bến Cát - Cầu Kè, diện tích 50 ha.

- Cụm công nghiệp Vàm Lầu, huyện Cầu Ngang, diện tích 48 ha.

- Cụm công nghiệp huyện Châu Thành, diện tích 50 ha.

2.3.5. Tổ chức sản xuất trong chế biến thủy sản.

Thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, ngành thủy sản Tỉnh cũng không ngừng phát triển các mô hình quản lý sản xuất trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân,... Hình thức tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp như sau: Trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ bao gồm nhiều khâu. Người cung cấp nguyên liệu có thể từ nông ngư dân hoặc các doanh nghiệp NTTS. Các doanh nghiệp chế biến thu mua nguyên liệu từ người nuôi và thông thường phải qua khâu trung gian là các đầu nậu và các cơ sở thu mua. Hệ thống này có mặt khắp nơi tạo điều kiện để doanh nghiệp chế biến thu mua nguyên liệu được dễ dàng và nhanh chóng.

51

Bảng 2.29: Cơ sở sản xuất giống và ương dưỡng giống tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2005-2012

STT Danh mục Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

* Tổng số cơ sở Cơ sở 270 257 244 233 190 180 169 145

- Tôm - 239 225 211 205 166 159 151 130

- - 30 31 31 26 22 20 17 15

- Thủy sản khác - 1 1 2 2 2 1 1 0

1 Cơ sở SX giống - 107 126 132 141 124 124 121 111

1.1 Tôm sú - 106 124 129 139 122 123 119 109

1.2 Cá giống - 0 1 1 0 0 0 1 2

1.3 Thủy sản khác - 1 1 2 2 2 1 1 0

2 Cơ sở ương dưỡng - 163 131 112 92 66 56 48 34

2.1 Tôm sú - 133 101 82 66 44 36 32 21

2.2 Cá giống - 30 30 30 26 22 20 16 13

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo năm chi cục Nuôi Trồng Thủy sản Trà Vinh 2005-2012)

- Tôm sú: số cơ sở ương dưỡng và kinh doanh tôm giống có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây. Đến nay toàn tỉnh Trà Vinh có 21 cơ sở, tập trung ở huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Thành Phố Trà Vinh. Hình thức của các cơ sở này là mua PL từ các trại sản xuất giống trong và ngoài tỉnh đem về ương bán và thuần hóa phù hợp về độ mặn theo yêu cầu của các hộ nuôi.

- Tôm thẻ chân trắng: theo số liệu thống kê đến năm 2012, toàn tỉnh không có cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và số lượng giống ương dưỡng trên toàn tỉnh chỉ là 15 triệu, đáp ứng 7,5% con giống trên địa bàn. Số lượng giống còn lại do người nuôi chủ yếu đặt mua con giống ở miền Trung thông qua các điểm giao dịch trên địa bàn.

- Đối với cua biển: năm 2012 thả 89 triệu con, tuy nhiên sản lượng giống tại địa phương chỉ cung cấp được 12 triệu con, chủ yếu sản xuất tại huyện Duyên Hải với 22 cơ sở, chiếm 13% số lượng giống thả nuôi trong tỉnh. Số lượng giống còn lại do người dân khai thác tự nhiên và thu mua từ các tỉnh lân cận.

- Đối với nghêu, năm 2012 thả nuôi 302 tấn con giống, nguồn cung cấp giống phụ thuộc nhiều vào các tỉnh bạn, nguồn giống đáp ứng trong tỉnh chủ yếu từ các trại giống thuộc Trung tâm Giống Thủy sản với sản lượng khoảng 50 – 70 triệu con.

- Với đối tượng cá nước ngọt chủ lực là cá tra, nhu cầu hằng năm của tỉnh từ 5 – 65 triệu con giống trong giai đoạn 2005 – 2012. Mặc dù sản lượng cá tra bột trong tỉnh khá cao (trên 100 triệu trong giai đoạn 2009 – 2012), nhưng số lượng con giống cung cấp trong tỉnh chỉ 16 triệu con, đáp ứng 25% nhu cầu sản xuất. Sản lượng cá tra bột cao chủ yếu từ các trại giống của trung tâm giống thủy sản, còn cá giống được cung cấp chủ yếu từ các doanh nghiệp. Do đó, việc điều tiết nguồn giống sản xuất của doanh nghiệp đã dẫn đến việc thất thoát nguồn giống sản xuất của người nuôi tại địa phương.

- Nhu cầu giống các đối tượng thủy sản nước ngọt khác như: tôm càng xanh (từ 10 – 41 triệu con giống), cá lóc (9 – 50 triệu con giống), cá hỗn hợp khác như cá rô phi, cá chép, cá mè,… (145 – 240 triệu con giống) được sản xuất 1 phần rất nhỏ trong tỉnh từ các cơ sở sản xuất, ương dưỡng trong tỉnh, hầu hết nguồn cung cấp con giống phụ thuộc vào các tỉnh bạn.

Bảng 2.30: Hiện trạng con giống thả nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2005-2012

STT Danh mục Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 * Tổng Triệu con 2.695 2.608 2.648 2.510 1.724 1.998 2.474 3.181 1 Tôm sú - 2.683 2.590 2.597 2.364 1.601 1.777 2.242 2.834

2 TCT - 0 0 0 50 49 18 104 194

52

STT Danh mục Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

3 Cua - 7 6 38 61 41 101 73 89

4 Cá tra - 5 13 13 35 32 101 54 64

5 Nghêu Tấn 247 215 569 401 235 174 385 302

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo năm chi cục Nuôi trồng Thủy sản Trà Vinh 2005-2012)

2.4.2. Sản xuất và cung ứng thức ăn, thuốc thú ý, hóa chất và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Nhìn chung hiện trạng sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất và các chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản ở tỉnh Trà Vinh còn nhiều hạn chế như thiếu về sản lượng, thương hiệu chưa được tốt, chất lượng chưa đảm bảo. Các sản phẩm sản xuất trong tỉnh đã cung ứng được một phần nhu cầu nuôi thủy sản của tỉnh, phần còn lại được nhập từ các tỉnh bạn như Long An, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai… Với mạng lưới các đại lý cùng các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y – thủy sản, chế phẩm sinh học và hóa chất xử lý môi trường ao nuôi phát triển rộng khắp địa bàn tỉnh (khoảng 138 cơ sở) đã cung ứng khá đầy đủ cho nhu cầu sản xuất thủy sản.

2.4.3. Dịch vụ cung ứng nước đá, ngư cụ, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác phục vụ khai thác thủy sản.

Các cơ sở sản xuất nước đá về cơ bản là đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng bảo quản sản phẩm khai thác, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, khi vào vụ chính, các cơ sở nước đá thường cung cấp không kịp thời.

Các dịch vụ khác như cung ứng nhiên liệu và vật tư Nghề cá đều có ở các huyện thị có nghề khai thác phát triển và cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng. Tuy nhiên, một số các trang thiết bị phục vụ khai thác hiện còn lạc hậu và chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa Nghề cá.

Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác trong tỉnh còn mỏng, chưa đủ năng lực và phương tiện để thu mua sản phẩm khai thác đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các dịch vụ cung cấp nước đá, nhiên liệu, ngư lưới cụ phát triển chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung tại cảng Định An.

2.4.4. Dịch vụ cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền.

Toàn tỉnh có một số cơ sở đóng tàu thuyền và điểm sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ Nghề cá. Khả năng đóng mới hàng năm khoảng 20-30 chiếc với tổng công suất 3.500 CV cho các loại tàu từ 20-600 CV. Có khả năng sửa chữa 60-80 chiếc với tổng công suất 6.000-8.000 CV cho các loại tàu thuyền máy từ 10-600 CV. Các huyện ven biển đều có những cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền nhỏ phục vụ cho thủy sản và giao thông nhưng tập trung và có quy mô lớn là ở huyện Trà Cú.

Nhìn chung năng lực cơ khí thủy sản chưa đủ khả năng đáp ứng cho tỉnh về tàu thuyền khai thác. Hiện nay do nhiều yếu tố, ngư dân địa phương vẫn đặt đóng tàu lớn ở các nơi ngoài tỉnh như Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,…

2.4.5. Dịch vụ tiêu thụ thủy sản.

a) Các cơ sở thu mua:

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến thì hệ thống các cơ sở thu mua, sơ chế và kinh doanh các mặt hàng thủy sản cũng phát triển mạnh, đây là cầu nối quan trọng gắn kết giữa ngư dân và các doanh nghiệp chế biến, góp phần tích cực vào việc giải quyết sản phẩm đầu ra cho nuôi trồng, khai thác trong vùng.

53

Hàng năm các cơ sở này cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh một lượng nguyên liệu khá lớn phục vụ cho việc chế biến và xuất khẩu, đồng thời cũng đáp ứng rất tốt cho nhu cầu tiêu thụ tươi sống trong các chợ.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 80 cở sở thu mua, sơ chế và kinh doanh thủy sản, trong đó có: 60 cơ sở thu mua; 03 cở sở sơ chế; còn lại là các cở sở sản xuất và kinh doanh thủy sản với quy mô nhỏ lẻ.

Hệ thống các cơ sở thu mua phân bố rộng khắp trong các huyện, thành phố như:

Thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành, Trà Cú, Càng Long, Cầu Ngang và Duyên Hải. Trong đó tập trung nhiều nhất là ở Duyên Hải với khoảng 40 cơ sở. Các cơ sở này luôn được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan ban ngành.

b) Hệ thống chợ

Tính đến nay, tỉnh có tổng cộng khoảng 115 chợ trong đó có khoảng 75% chợ có nhà lồng kiên cố và bán kiên cố. Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, tỉnh đã đầu tư hơn 100 tỉ đồng để xây dựng mới và cải tạo trên 23 chợ. Các chợ trong tỉnh ngày càng được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu buôn bán và trao đổi hàng hóa trong tỉnh.

Ngoài hệ thống chợ thì trên địa bàn tỉnh còn hàng ngàn cửa hàng, cửa hiệu bán lẻ trên các đường phố thị xã, thị trấn, khu dân cư đô thị.

Nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng của hệ thống chợ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân; tuy nhiên về lâu dài cần nâng cấp các chợ tạm để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho những người tham gia họp chợ.

2.5. Khoa học công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế