• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dich vụ ngành thủy sản

5.2. Quy hoạch các lĩnh vực phát triển của ngành theo phương án chọn

5.2.4. Dich vụ ngành thủy sản

100

+ CCN và TTCN xã An Trường, huyện Càng Long, diện tích 23 ha.

+ CCN và TTCN Vàm Bến Cát, huyện Cầu Kè, diện tích 50 ha.

+ CCN ấp Tư, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, diện tích 10 ha.

+ CCN Rạch Lợp, xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần, diện tích 2 ha.

+ CCN và TTCN xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, diện tích 51 ha.

+ CCN Vàm Lầu, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, diện tích 48 ha.

+ CCN Ba Se, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, diện tích 50 ha.

+ CCN Long Toàn, Duyên Hải, diện tích 15 ha.

+ CCN Láng Thé, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, diện tích 02 ha.

101

III Nhu cầu con giống Triệu con 4.311 6.202 6.954 7.226

- Thủy sản mặn-lợ - 4.022 5.690 6.361 6.456

- Thủy sản ngọt - 289 512 593 770

IV Đáp ứng nhu cầu % 38,24 53,1 96,4 118,2

- Thủy sản mặn-lợ 38,84 52,2 95,2 118,0

- Thủy sản ngọt 5,54 63,2 108,8 120,5

Ghi chú: * sản lượng ương dưỡng có nguồn gốc con giống từ các trại sản xuất trong tỉnh không tính vào tổng sản lượng giống của tỉnh

5.2.4.2. Dịch vụ sản xuất và cung ứng thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Căn cứ vào quy hoạch sản lượng nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi, đối tượng nuôi cho các năm 2015, 2020, định hướng 2030 để tính nhu cầu thức ăn. Theo đó đến năm 2015 cần 213.491 tấn thức ăn, tăng lên 331.766 tấn năm 2020 và định hướng đến 2030 là 376.720 tấn. Nhu cầu thức ăn cho nuôi thủy sản nước ngọt chiếm 83-86% tổng nhu cầu thức ăn NTTS của tỉnh.

Với nhu cầu thức ăn khá lớn như trên, tỉnh cần kêu gọi đầu tư xây dựng 1-2 nhà máy thức ăn và xây dựng hệ thống phân phối đến các vùng nuôi tập trung trong tỉnh, nhất là tại các huyện: Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang.

Bảng 5.29: Nhu cầu thức ăn phục vụ NTTS của tỉnh đến năm 2020 và định hướng 2030

STT Hạng mục ĐVT QH ĐH

2015 2020 2030

Nhu cầu Tấn 213.491 331.766 376.720

1 Nuôi nước ngọt Tấn 172.330 287.938 331.681

1.1 Tấn 171.845 287.245 330.872

1.2 Tôm Tấn 177 231 270

1.3 Thủy sản khác Tấn 308 462 539

2 Nuôi nước mặn, lợ Tấn 41.161 43.828 45.038

2.1 Tôm Tấn 37.327 40.074 40.709

2.2 Tấn 1.784 1.794 2.290

2.3 Thủy sản khác Tấn 2.050 1.960 2.040

Ghi chú: Thức ăn được tính toán trong Quy hoạh là thức ăn công nghiệp dạng viên, hệ số chuyển đổi (FCR) tùy thuộc vào loại hình và đối tượng nuôi. Đối với nuôi cá TC, BTC hệ số này dao động từ 1,6 - 2; đối với nuôi tôm TC và BTC FCR dao động từ 1,2-1,4.

5.2.4.3. Quy hoạch dịch vụ hậu cần thủy sản.

1) Sản xuất nước đá

Theo phương án quy hoạch, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt 76.500 tấn (năm 2015), 80.000 tấn (năm 2020) và 85.000 tấn (năm 2030). Dự kiến 70% sản lượng khai thác cần được bảo quản bằng nước đá, tương đương khoảng 53.550 tấn (năm 2015), 56.000 tấn (năm 2020) và 59.500 tấn (năm 2030). Nếu sử dụng nước đá để ướp cá với tỷ lệ 2 kg đá/1 kg cá thì nhu cầu nước đá là 107.000 - 119.000 tấn/năm.

Mặt khác, dự báo số tàu cá từ các tỉnh khác sẽ thường xuyên cất bến ở các cảng, bến cá của tỉnh với nhu cầu sử dụng nước đá từ 30.000 - 40.000 tấn/năm. Như vậy, tổng nhu cầu nước đá cung cấp cho đội tàu thuyền Nghề cá neo đậu, bốc dỡ sản phẩm trên địa bàn tỉnh là 137.000 - 159.000 tấn.

Để đảm bảo nhu cầu nước đá cho hoạt động Nghề cá, cần đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất nước đá hiện có. Đầu tư thêm 1 nhà máy nước đá gần khu vực cảng cá Định An với công suất thiết kế 40-50 ngàn tấn/năm.

102 2) Vật tư, thiết bị phục vụ khai thác

Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vật liệu ngư cụ, lưới sợi phục vụ hoạt động sản xuất trong quá trình phát triển khai thác, đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ. Ngoài việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất, gia công lưới sợi hiện có, cần đầu tư phát triển thêm 1 cơ sở sản xuất, gia công lưới sợi có quy mô lớn để đưa năng lực sản xuất đạt khoảng 1.000 tấn/năm vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 2.000 tấn/năm.

Hệ thống cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu cá phân bố ở các cảng, bến cá về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của các tàu thuyền tham gia khai thác trong và ngoài tỉnh.

Trang thiết bị phục vụ khai thác là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả khai thác. Với việc phát triển mạnh khai thác hải sản, đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ thì nhu cầu về máy móc trang thiết bị khai thác sẽ rất được ngư dân chú trọng đầu tư trong thời gian tới. Để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu hoạt động sản xuất, cần duy trì và phát triển hệ thống cơ sở cung cấp các loại máy móc, thiết bị khai thác, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển.

Duy trì và phát triển các dịch vụ khác phục vụ khai thác thủy sản như dịch vụ nước ngọt, lương thực thực phẩm, bốc dỡ sản phẩm,… tại các làng cá, cảng cá, bến cá trong tỉnh để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất khai thác.

5.2.4.4. Dịch vụ cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền.

Nhu cầu đóng mới tàu thuyền Nghề cá trong thời gian tới khoảng 10 - 20 chiếc/năm, sửa chữa khoảng 30 - 40% số tàu cá của tỉnh và 500 - 1.000 tàu thuyền của các tỉnh lân cận.

Giai đoạn 2013 - 2020, số tàu cá cần đóng mới, cải hoán hàng năm khoảng 300 chiếc và số tàu sửa chữa ước đạt 1.000 chiếc. Các tàu đóng mới hoặc sau khi cải hoán phải có công suất từ 90 CV trở lên (trung bình tàu sau khi cải hoán đạt 150 CV/chiếc, tàu đóng mới 250 - 400 CV/chiếc).

Để đảm bảo nhu cầu đóng mới, cải hoán và sửa chữa cho tàu cá trên địa bàn tỉnh cần duy trì và phát triển hệ thống cơ sở đóng sửa tàu thuyền Nghề cá hiện có ở các địa phương ven biển. Tập trung đầu tư, nâng cấp các cơ sở đóng sửa tàu cá quy mô lớn, đặc biệt tại 2 huyện Trà Cú và Duyên Hải.

5.2.4.5. Dịch vụ tiêu thụ thủy sản

Hệ thống các cơ sở thu mua: nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất ổn định trong các nhà máy thì tỉnh cần duy trì và phát triển mạng lưới các cơ sở thu mua rộng khắp xã, huyện, thành phố. Các cơ sở này cần phải nâng cao số lượng, công suất và đặc biệt phải chú ý đến khâu VSATTP vì đây là khâu quyết định trước khi đưa nguyên liệu vào các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ:

Phát triển mạng lưới chợ trên cơ sở cải tạo, nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ hiện có, đầu tư thêm các chợ mới ở những nơi có nhu cầu, kết hợp phát triển chợ với siêu thị và trung tâm thương mại hình thành một mạng lưới phân phối hợp lý nguồn hàng hóa; đồng thời gắn với việc đảm bảo các điều kiện về kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước và các dịch vụ hỗ trợ).

Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh sẽ có khoảng 134 chợ, các chợ này phân bố đều trên các xã, huyện và thành phố tạo nơi lưu thông, trao đổi hàng hóa

103 (trong đó có thủy sản) một cách ổn định.

5.3. SƠ BỘ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH